- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MƯA KỶ NIÊM

10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 9937)
hinh-anh-mua-buon-155-1
Mưa buồn- ảnh tác giả cung cấp

Thái Thanh

MƯA KỶ NIỆM

 

Tháng 6. Sài gòn buổi chiều thường mưa. Mưa to lắm, mây đen kịt kéo nhanh làm tối cả bầu trời, nhìn xa xa sau màn nước mưa mù trời những đoàn xe trên đường cao tốc xuôi ngược nối dài nhau trên con đường quốc lộ xa tắp mịt mù.

 

Nơi tôi ở bây giờ đất còn trống khá nhiều nên cây cỏ xung quanh xanh xanh như một thảo nguyên nhỏ. Đứng trên tầng cao nhìn mưa rơi rơi từ xa, mịt mờ trắng xóa. Những con đường vắng thưa thớt bóng người đi qua và dòng sông nước vẫn lặng lờ. Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...

 

Thế nhưng dẫu đã vào tuổi thu vàng tôi vẫn còn mơ mộng, vẫn yêu những cơn mưa chiều gợi nhớ ngày xưa. Mưa đối với tôi luôn lưu giữ lại trong tận đáy lòng ăm ắp kỷ niệm... Thời gian và tuổi chiều cũng đã làm tôi đánh rơi bớt dần mọi thứ, chỉ còn mù mờ trong trí những mùa mưa bên những người thương năm cũ.

 

Tôi thích lời bài hát "Một cõi đi về" của Trịnh " Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa. Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ...". Tôi nhớ mưa xa ở thành phố nhỏ thời thiếu nữ xa xôi ngày ấy mỗi chiều tan học. Tôi nhớ những cơn mưa phơ phất ngoài trời cái thuở ngu ngơ còn che nghiêng cây dù tím cho khỏi ướt vạt áo dài trắng tinh khôi. Tôi nhớ ánh mắt sâu thẳm đợi chờ của người xưa từng làm cuống quýt bước chân đi cô học trò nhỏ ngày thơ. Nhớ khung cửa sổ lớp học những ngày mưa nhìn ra hàng dương liễu sũng nước như reo trong gió và nhớ cả tiếng sóng biển ngoài xa từ khung cửa sổ ấy nghe vọng về.Tôi nhớ những cơn mưa buốt lạnh ở quê tôi mỗi chiều tôi vội vã trở về nhà với mẹ với các con của mình. Ngày ấy tôi thường nấu canh tôm với rau mồng tơi và làm cái món mắm cá thu chưng thịt ba chỉ với hột vịt rắc tiêu thơm cay nóng, cả nhà quây quần cùng ăn bên mâm cơm ấm cúng. Nhớ những ngày mưa lụt, Lịch huyết bị cay mắt trôi theo nước, chợ bán đầy Lịch mẹ tôi mua vê um với bắp chuối, chuối chát ngon ơi là ngon.

 

Thời ấy tôi ở chợ Đầm thành phố Qui nhơn, mùa mưa nước không rút kịp nên ngập lênh láng như một dòng sông mênh mông là nước. Buổi sáng thức dậy nghe tiếng rao " bánh mì nóng dòn đây !" tôi cùng con gái đứng ở ban công cột tiền thả xuống cho những người ngồi trên cái thúng tròn ấy để mua bánh mì ăn... Chờ khi nước rút, tôi lại ra chợ buôn bán kiếm tiền nuôi con. Có khi buổi chiều ở chợ về tôi phải gởi xe đạp vì không thể lội qua nước chảy xiết vì mưa. Tôi nhớ mẹ, nhớ day dứt hình ảnh mẹ tôi ngày ấy khi các con tôi vào Sài gòn học đại học chỉ còn mỗi mình mẹ ở nhà. Lội qua đầm nước mênh mông, mình tôi bê bết nước và bùn đất chưa kịp tắm gội tôi phải đỡ cho mẹ tới chỗ khô ráo. Nhà tôi ngày ấy, ở dưới thì nước lụt ngập ở trên thì dột, mẹ tôi đứng vịn chặt cái thành cầu thang tương đối khô ráo chớ không dám đi sợ té ngã, chỉ có mình mẹ ở nhà, mẹ phải tự bảo vệ mình để khỏi làm phiền cho con... Thương mẹ quá, thương đến đứt lòng cho mẹ mà tôi cứ mãi còn bôn ba ở giữa chợ đời không cận kề bên mẹ... Cuộc sống dần đỡ hơn khi tôi sửa được cái nhà, khi người ta làm cống rút nước... thì mẹ không còn nữa.

 

Mùa mưa ở Qui nhơn thường kéo dài lê thê liên tục đến mấy ngày với cái lạnh se da nhưng mưa Sài gòn hay đổ bất chợt... Cũng xuyến xao lòng tôi không ít. Ngày ấy, mẹ mất, tôi sống một mình buôn bán chắt chiu tiền gởi cho con đi học. Cho đến ngày tôi vào Sài gòn dự lễ tốt nghiệp của con. Tội nghiệp, nó là đứa con gái bé nhỏ chịu thương chịu khó cùng với mẹ trong những ngày mua bán tảo tần ở quê. Nó đậu Đại học Bách khoa Sài gòn một cái trường danh tiếng khó đậu mà suốt năm năm trời mẹ nó chưa hề vào thăm con cho biết được trường. Lần này có hai cái vé mời đặc biệt dành cho ba mẹ vì nó tốt nghiệp loại giỏi nên bà mẹ quê tôi phải đi vào thôi... Dự xong lễ chiều đó nó mượn chiếc xe máy của cậu đưa mẹ ra bến xe Miền đông để về. Không có dấu hiệu gì báo trước nhưng xe đi được một khúc thì mưa đổ xuống nhanh như trút. Đoạn đường còn dài đứng đụt mưa thì sẽ trễ xe, nó tắp vào mua hai cái áo mưa tiện lợi, lính quýnh thế nào mà mẹ nó là tôi đánh rơi cái áo xuống đất. Giữa dòng xe cộ chạy ngược xuôi hối hả, đường Sài gòn nước ngập chảy xiết trôi phăng cái áo đi mà bên đường không còn ai bán áo nữa. Con bé cởi phăng cái áo cho mẹ trùm, nó đi ướt dưới mưa, dưới cái lạnh của gió ngược chiều qua những con đường rộng rồi nó len lõi vào hẻm cho gần, trời vô tình vẫn cứ đổ mưa, mưa to như trút... Cuối cùng cũng đến được bến xe, tôi co ro ngồi trên xe nhìn qua ô cửa kính, xe chạy... bóng đứa con gái bé nhỏ vẫy vẫy tay xa dần mà đứt ruột. Hồi đó cả hai mẹ con đều chưa có điện thoại di động nên không gọi được cho con để biết nó đã về được nhà trọ an toàn chưa. Lòng mẹ se lại vì thương, thương con vô bờ bến trong đời...

 

Bây giờ tất cả đã là kỷ niệm. Tuổi đã về chiều tôi dần quên hết chỉ còn nhớ mơ hồ về những chuyện xa xưa còn lưu lại dành cho những ngày mưa rơi xuống đời tôi mênh mang thương nhớ vô vàn...

 

Sài gòn tháng 6/ 2021

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52753)
T háng 3 năm 75, cái hiền hòa thơ mộng của thành phố Nha Trang đã biến mất. Đà Nẵng đã thất thủ, dân và lính từ Kontum, Pleiku đang ào ạt đổ về thành phố biển. Thành phố bụi bặm và đông nghẹt người di tản với khuôn mặt ngơ ngác lo âu, những chiếc xe M-113 phủ lá cây ngụy trang từ Tây Nguyên ầm ì chạy vào thành phố và ngồi sau những khẩu đại liên là những người lính mệt mỏi đăm chiêu.
12 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 53417)
K hi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đọan có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà.
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 62059)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65169)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108098)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 104795)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106621)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87210)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90289)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 105662)
T ôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết. Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?