- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀ QUẢ PHỤ NĂM XƯA

25 Tháng Ba 202110:39 CH(Xem: 13340)

KHAN TANG
Khăn tang - ảnh Internet

Tôi nhớ ngày tôi còn nhỏ, tôi nghe đài Radio thường phát bài hát của Trần thiện Thanh "Anh không chết đâu anh ".Bản nhạc một thời vang bóng đi vào lòng người ai cũng biết...


Đêm nay cả nhà đi vắng hết chỉ mình tôi ở nhà. Đêm dài thăm thẳm vì tôi không ngủ được. Lang thang trên Google, tôi tình cờ xem được một clip về bà góa phụ vợ của Đại úy Đương năm xưa.


Tôi thật sự bất ngờ và cũng thật xúc động... Ngần ấy năm trôi qua " Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở đến những chiến công... " một hình ảnh đẹp của bà Đương xa mất rồi so với bà bây giờ, khác xưa nhiều quá. Cuộc sống quá khó khăn, bà đã già nua, khắc khổ. Bốn đứa con chỉ còn có hai và hơn 40 năm rồi mẹ con bà mới đến được đồi 31 Hạ Lào nơi đại úy Đương ngã xuống. để thắp một nén hương, hốt một chút đất đưa linh hồn của chồng, của cha về với đất mẹ VN. Nếu không nhờ có sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt bên nước ngoài, bà sẽ không thể nào đến được nơi này dù chỉ một lần trước khi nhắm mắt. Thật đáng thương biết ngần nào cho số phận của người phụ nữ trong thời chinh chiến.


Tôi nhỏ bé, tầm hiểu biết còn rất hạn hẹp, nên tôi không dám nói về chính trị ở đây, không phân biệt là chế độ nào ai đúng ai sai. Tôi chỉ nói ở đây cái tình con người với những con người khổ đau ấy còn hiện hữu trên quê hương tôi...


Tôi cũng có một người chị họ con cô tôi, cũng héo hắt cả một đời như thế. Trước năm 1975, chồng chị là một sỹ quan quân đội VNCH. Anh chị kết hôn bằng một tình yêu rất đẹp của một thuở xuân thì. Chị rời bỏ Quy nhơn vào Phan thiết để sống cùng gia đình chồng. Anh đi chinh chiến quanh năm, lâu lâu mới có một ngày về phép dành cho gia đình. Trong một lần xông pha ra chiến trường năm 1974 anh đã mất biệt, không có ngày về. Để lại cho chị hai đứa con thơ dại và một mẹ già. Đứa lớn chỉ mới ba tuổi, đứa bé còn trong bụng mẹ chưa chào đời và chị chỉ mới 26 tuổi đời. Ngày ấy anh đi, chị vẫn mong đợi và tin là anh sẽ trở về, dù chị đã mơ thấy anh về trong bộ quân phục đầy là máu và sau đó anh đi mãi chẳng về nữa dù cả trong mơ. Chồng chị người chiến sỹ năm xưa đã hy sinh cho tổ quốc, chị và anh cũng đậm nét trong bài hát ngày ấy "...Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con. Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết yêu đời lính... Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu. Ôi tiếng súng sau cùng đó anh còn nghe tầm đạn đi không anh... Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ. Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân. Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh ..."


Năm1975 thời cuộc đã đổi thay, ngày về của anh đã quá xa xăm chẳng còn hy vọng, chị quyết định lấy ngày anh đi làm ngày giỗ chồng. Chị vừa chăm sóc mẹ chồng vừa tần tảo nuôi con thơ dại, chị không có dư thời gian để nghĩ đến cảnh đời bất hạnh của mình. Nhưng đến năm 1983, cha của chị bị đau, chị đưa hai con về Quy nhơn thăm cha. Trên đường về, một tai nạn thảm khốc xảy ra đã cướp mất 2 đứa con của chị. Đứa con trai đầu và đứa bé con gái, cả hai cháu đều rất ngoan mặt mũi sáng sủa, xinh đẹp. Chị bị thương rất nặng, gãy chân và bể cả bánh chè. Sau cơn hôn mê tỉnh dậy chị còn đau cắt ruột gan khi biết hai đứa con mình đã mất. Chị thành một kẻ tật nguyền bất hạnh thêm hơn...


Mất chồng, mất cả con thơ và lại không một khoản tiền nào trợ cấp cho chị vì chị là vợ của sỹ quan chế độ cũ. Sau khi mẹ chồng chị qua đời, chị về Quy nhơn, phụng dưỡng cha mẹ đẻ của mình. Chị thức khuya dậy sớm làm thịt, làm chả để bán bánh mì. Gia đình nhà chị, ai cũng nghèo khổ bệnh tật, chị bương chải với đôi chân khập khễnh của mình góp phần công sức lo cho cha mẹ, em út cháu con trong nhà. Cứ như thế nhưng chị vẫn hiền hòa, chân chất cam chịu không than van, nụ cười luôn nở trên môi dù rất héo hắt. Có một lần nghe chị kể say sưa về ngày chị và anh gặp gỡ nhau hồi xưa ấy, tôi thấy mắt chị ngời sáng long lanh. Chị còn yêu anh nhiều lắm...


- Chị Bảy ơi... Bây giờ nhà ngoại cảm nhiều lắm, sao mình không tìm thử hài cốt anh đâu hả chị.


- Tiền đâu mà tìm em, ăn còn không đủ mà ăn có đâu mà tìm, mà chồng chị là người Quốc gia mà!


Mấy mươi năm trôi qua, cả cuộc đời chị chăm chút lo cho gia đình không phút nào nghĩ đến bản thân. Những người quả phụ năm xưa còn sót lại ở VN không có quyền lên tiếng và dòng đời trôi xa mãi chìm khuất mất họ rồi. Nhưng định mệnh khắc khiệt thì không hề quên chị. Một buổi chiều trời sẩm tối, chị đi bán về đang chuẩn bị băng qua đường Trần hưng Đạo để về nhà. Một con bé đi xe máy từ xa lao tới tông vào chị khiến chị té xuống. Nó hoảng hốt quỳ lạy chị.


- Cô ơi... con xin lỗi cô... con lỡ... Cô ơi... Con là sinh viên con không có tiền cô ơi !


-Trời ơi... Cô thấy con từ xa, cô đã sợ cô đứng nép sát lề rồi mà cũng không thoát được...


Con bé vừa khóc vừa lạy chị. Chị nghĩ nó như con gái mình, thấy cũng tội. Chị nghĩ chắc không đến nỗi nào nên chị cho nó đi... Nhưng khi chị đứng dậy, chị không gượng dậy nỗi, chị bị gãy chân lần nữa rồi. Anh Chín em trai chị ở nhà chờ không thấy chị về, anh đi tìm chị và đưa chị vào bệnh viện, tiền thuốc tựa vào cái bảo hiểm y tế sơ sài đó, chị em chị đều không có tiền. Lần đó, tôi chỉ kịp tất tả vào thăm chị giúi vào tay chị một ít tiền rồi đi liền vì đêm đó tôi phải đi Sài gòn thăm con. Một tuần sau về lại Qui nhơn, tôi đến thăm chị thì chị đã ra viện và chân băng kín bột. Tôi gởi thêm cho chị một ít tiền của tôi, của con gái tôi cho dì Bảy, của mấy đứa em dâu tôi và của chị tôi nữa. Con nhà nghèo không nằm lâu trên giường bệnh, chị lại khập khểnh đi nạn, rồi lại mò mẩm ra chợ bán bánh mì kiếm sống mỗi ngày.


Bẳng một thời gian sau, tôi ghé lại thăm chị trước khi tôi vào Sài gòn, tôi lại đau lòng khi chị lại bị tai nạn lần nữa. Lần này, trời mưa to đôi chân khập khểnh của chị làm chị trượt ngã trên đường. Đôi chân của chị lại bó bột và tệ hơn lần trước nữa, chị không thể đi lại được, không thể đi bán được nữa, chị đã già chị không còn sức nữa. Chợ thì mua bán ế ẩm, thuế cao, chị không còn đứa con nào để đỡ đần cho chị, con đường chị đi đã vào ngõ cụt mất rồi.


Tiền mà tôi cứ thỉnh thoảng giắm giúi cho chị, tựa hồ như muối bỏ biển mà thôi. Tôi bỏ, tôi không làm từ thiện ở đâu xa nữa, người mà tôi cần giúp nhất bây giờ là chị. Một người có thật, một người khổ đau trong đời mà tôi chứng kiến thật sự không hư dối. Một người chị hiền hòa mà luôn chịu nỗi bất hạnh trong đời...


Đã 43 năm trôi qua, sự khe khắt về lý lịch, về người của chế độ cũ dần rồi cũng nguôi ngoai. Nhờ đó mà tôi mới được viết lên những dòng này cho chị họ tôi. Chị Bảy Long, vợ một sỹ quan VNCH, người phụ nữ thầm lặng gánh chịu những đau thương mất mát của chiến tranh của nghiệp đời. Chị đã già, tuổi xuân đã qua đi, chị còn bất hạnh hơn cả bà quả phụ đại úy Đương vì không ai biết đến chị. Hết một đời đến khi nhắm mắt, chị sẽ vĩnh viễn không bao giờ được hốt một nắm đất nơi anh đã hy sinh để về chùa cúi lạy. Chị chẳng còn một đứa con nào để nương tựa tuổi già heo hắt bên song. Ôi đất mẹ Việt nam còn có bao người như thế... Thương biết bao!


Lạy Phật cho tai ương đừng đến với chị nữa, xin cho chị có được an lành cho đến ngày thanh thản mà đi. Lạy Phật con biết chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đâu xin chở che cho chị Bồ tát ơi...!

Thái Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 201710:53 CH(Xem: 28546)
Sau khi phần I, Én Liệng Truông Mây, được nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành năm 2014, tôi bắt tay viết tiếp phần II của trường thiên TÂY SƠN TAM KIỆT, tức Nhất Thống Sơn Hà. Cuối năm 2015, Nhất Thống Sơn Hà đã được đại công ty Amazon của Hoa Kỳ in và bán khắp thế giới qua hệ thống Internet. Thông qua một loạt các buổi ra mắt sách tại các tiểu bang Florida, Pennsylvania..
09 Tháng Tư 20173:24 CH(Xem: 27228)
"Đúng 50 năm kể từ số báo cuối cùng của Tình Thương, một tin vui đến từ Thư Quán Bản Thảo, trong một nỗ lực phải nói là phi thường, qua hệ thống interlibrary loan, anh Trần Hoài Thư đã hy sinh rất nhiều công sức và cả tốn kém tiền bạc để có thể sưu tập lại được gần trọn bộ báo Tình Thương, đồng thời cũng qua bộ Tình Thương, 11 chương sách tác phẩm Nuôi Sẹo của nhà văn Triều Sơn đã được phục hồi..." Ngô Thế Vinh
12 Tháng Hai 20172:13 SA(Xem: 27274)
Không thể có một Vũ Huy Quang thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay khi cầm bút. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy.
30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 25294)
Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?
09 Tháng Giêng 201712:12 SA(Xem: 26645)
Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.
18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30971)
Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.
19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32768)
Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương / Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba. / Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì? Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.
30 Tháng Tư 20161:32 SA(Xem: 36560)
"Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình." (NGUYÊN VŨ)
27 Tháng Tư 201611:25 CH(Xem: 32469)
Nổi buồn ngay cả không thể neo đậu vào những chiếc áo chemise trắng của ba tôi, vào hàng nút áo đã bị cắt rời khỏi khuy áo, mà mới đó chỉ hơn 60 ngày trước, và suốt trong 60 năm chính tay mẹ tôi đã cẩn thận và âu yếm cài từng chiếc nút áo vào khuy áo?
04 Tháng Tư 20161:35 CH(Xem: 29300)
Từ nhiều năm nay trước khi lên giường ngủ, tôi phải uống ba loại thuốc an thần một lúc. Ngày Đinh Cường còn, chúng tôi thường trao đổi nhau về tên vài loại thuốc trị chứng mất ngủ này. Anh có uống thử, nhưng rồi vẫn trở về với Ambien 5mg, dù thuốc chỉ giúp anh chợp mắt vài ba tiếng, không ngủ lại được.