- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TUỔI GIÀ HẠT LỆ NHƯ SƯƠNG

24 Tháng Mười 201912:51 SA(Xem: 16566)



TRAN TUAN KIET
Trần Tuấn Kiệt (1939-2019

Tuổi già hạt lệ như sương

        (Nnguyễn Khuyến)

 

 

 

Lúc đó vào khoảng 22giờ45 tối ngày 08-10-2019 tôi bỗng nghe chuông điện thoại reo.Sau đó là  giọng Ngô nguyên Nghiễm.Anh báo tin nhà thơ Trần tuấn Kiệt đã mất mất lúc 5 giờ sáng.

       Tháng 9-2018 gia đình chuyển từ Cao lãnh về Sai gon tôi có đến thăm . Anh gầy lắm lại ho nhiều., cứ mỗi lần nói vài tiếng lại ngừng để  và ho.gặp lại anh em cũ anh như khỏe hẳn lên, nói rất nhiều và cũng ho rất nhiều.Anh ở nhà thui thủi một mình. Suốt ngày ngồi trên cái ghế  đồng thờicũng là "giường ngủ"...Mùng hai tết Kỉ hợi tôi lại ghé thăm . Anh rất vui.  Dù sức khỏe suy giảm rất nhiều nhưng vẫn đem mấy bài  thơ (khoảng bảy bài thơ dài) anh mới sáng tác đọc cho tôi nghe, vừa đọc vừa ngừng đế thở và ho. Tôi nói anh nghỉ cho đỡ mệt, nhưng anh  vẫn đọc tiếp, đọc một hơi cho đến bài cuối cùng tưởng như không còn dịp để đọc nữa. Sợ anh quá mệt , tôi tìm cách giã từ anh ra về dù muốn ở lại nghe anh đọc nữa.Tôi dịnh bụng mai mốt sẽ tới thăm anh không ngờ...

         Sáng ngày 9-10 2019 tôi tới vĩnh biệt anh . nhìn tấm ảnh anh sau làn khói nhang mờ mờ như  sương mỏng tôi không  kìm được cảm xúc.

        Những giọt nước mắt bùng vỡ trong không gian lạnh buốt,những giọt nước mắt khóc cho tuổi già  nói chung đều bất hạnh theo những cách  riêng những cảnh ngộ riêng . Người nhà cho biết suốt một tuần naybệnh trở nặng anh không ăn uống gì được. Nhiều lần gia đình đưa anh      nhập viện nhưng anh nhất định không cho có lẽ vì sợ làm phiền con cháu. theo như người nhà cho biết trước khi mất anh bỗng tỉnh táo sáng  suốt lạ thường.Có lẽ đó là  cái tỉnh táo cuối cùng của người sắp vĩnh viễn ra đi. Người nhà cũng cho biết cách ra đi của anh cũng ngẫu nhiên         trùng hợp với  cách ra đi của Nguyễn Du. Cùng đến  chia buồn với gia đình anh lúc đó có vợ chồng anh Trươngvăn Dân- Elena vợ chồng anh

         Đặng châu Long, chị Hoàng kim Oanh...ất cả đều ngậm ngùi thương tiếc

          Sau 43 năm tôi về lại Sai gon cảnh vật đổi thay lòng người thay đổi."bạn bè lớp trước nay còn mấy"(Nguyễn Khuyến). con sói già cô độc  mỗi ngày ngồi ngắm chiều sắp tàn mà thương mà nhớ một thời"tôi không còn cô độc"(Thanh tâm Tuyền) một thời ra khỏi nhà đi đâu cũng        gặp bạn bè

            Rồi đây mỗi khi đọc những bài anh viết lại mường tượnganh vẫn còn đó vẫn đọc thơ cho tôinghe vẫn nở nụ cười  cảm thông với nỗi bất hạnh

          cho tuổi già của nhau:

                                                         Tôi già bác cũng già rồi

                                                     Biết thôi thôi thế thì thôi mới là

                                                                     (Nguyễn Khuyến) 

HẠC THÀNH HOA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 26506)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn.
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 26310)
Mỗi con người ngày nay mang trong mình một di vật. Với tôi là chiến tranh và tiểu thuyết. Chiến tranh của suốt tuổi hoa niên không bao giờ chấm dứt và tiểu thuyết của một thời đại đã biến mất. Không biết từ bao giờ tôi nghiệm ra tuổi thơ của mình vẫn chưa chấm dứt. Tiếng súng AK trong đêm tối Tết Mậu Thân còn hộc lên như nhát búa. Tiếng súng in sâu vào tâm trí mà tôi không hay.
17 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 34478)
LTS: Ký, một thể loại hiếm trong văn học di dân Việt Nam, càng hiếm ở những cây bút mới. « Puerto Princesa City » mang sự đặc biệt khi ghi lại tâm trạng của một thế hệ trẻ mà ngày vượt biên hãy còn niên thiếu.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 25850)
Đôi khi người ta nói niềm tin và ước mơ chỉ là một. Có những niềm tin không bao giờ tắt trong đời sống mà ước mơ lớn nhất của di dân vẫn là giấc mơ hồi hương. Trong số những người ấy có nhiều phụ nữ đã sống gần trọn một thế kỷ với cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Họ đã rời Hà nội ra đi khi Việt nam bị chia đôi hai bờ vỹ tuyến và phải bỏ quê hương thêm một lần nữa khi biến cố 1975 ập đến. Một trong những phụ nữ can đảm ấy là mẹ tôi.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 27216)
Sống giữa thời đại văn minh cơ khí, thời gian ngựa chạy, xe xua ồn ỉ, con người phóng dật... tự nhiên ở cái lứa tuổi thập lục nhàn tôi thèm nhớ về, thèm sống lại cái thời xa lơ xa lắc ở bên nhà.
10 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 93783)
Không biết những người dân ngồi chờ đã bao lâu. 7giờ 58 phút trưởng Công an xã mới lù mặt tới. Hắn bước vào bàn và kéo chiếc ghế nhích ra ngoài, hắn lấy tờ “nhật trình” để trên bàn phất vài cái vào mặt ghế, hắn ngồi xuống. Tay trưởng Công an xã liếc qua chồng chứng từ, hắn không cần phải ngẩng mặt lên nhìn ai (có thể là một thói quen?), sau khi nghiền ngẫm xong từng tờ đơn xin hay khiếu kiện gì đó. Hắn lấy cây viết cài trên túi áo rồi hắn ký chậm rãi dưới những tờ đơn.
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 23979)
Bao giờ cũng thế, mùa xuân cho tất cả chúng ta sự háo hức, thách thức, bận rộn, hy vọng. Quy luật thiên nhiên quen thuộc ấy trao niềm vui, những lo toan cho mọi người, có lẽ đó là phép chia/giao bình đẳng nhất, dù mỗi số phận khác nhau. Tết, từ ấy cất lên như điểm hẹn, lời thúc giục, tiếng reo, dấu mốc...
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 26935)
Sau 30 năm lạc nhau, ở nhiều nghĩa, tôi gặp lại bạn cũ - bây giờ là một người Việt Nam không buồn không vui. Một người Việt Nam mà từ đầu đến chân toát ra sự man mác ở mọi lĩnh vực.
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 25698)
Mỗi lần về quê ngoại, gia đình tôi thường dùng ga phụ nhỏ hơn là ga Đầu Cầu, tên gọi như vậy vì nhà ga nằm ngay đầu cầu Long biên băng qua sông Hồng đến cảng Hải phòng cách đó đúng 105 km
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 24599)
Dưới chân núi Tam-Đảo có xã Đạo-Trù, huyện Lập-Thạch, tỉnh Vĩnh-Yên. Nơi đây còn có trại giam Vĩnh-Quang, một trong hàng trăm trại ở Bắc Việt đã giam cầm những người, trước 30/4/1975, phục vụ trong chính quyền Việt-Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Trong số phạm nhân ấy có những người được gọi là "Sĩ Quan Ngụy đi tù cải tạo".