- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BA

13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23537)


ba nén nhang

Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở Việt Nam. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?". Nhưng giờ thì, Yến à, ngay cả một người cha tệ, tệ nhất trên trần đời này đi nữa... mày cũng không còn có được nữa rồi. Nói điện thoại xong với chị cũng là lúc tôi nhận được tin nhắn của mẹ. Bà nhắn "Ông T. đi rồi...". Bà không nhắn "Ba Yến đi rồi" hay "Ba mấy đứa đi rồi", bà gọi ba tôi bằng tên, xưng ông. Cái tin nhắn thông báo của mẹ làm tôi có cảm giác đó là sự ra đi của một ông nào đó, không phải ba tôi, không phải người sinh tôi ra đời...

 

Gần ba mươi bảy năm hiện diện trên đời, tôi gặp ba đúng hai lần! Tất cả hai lần đó, đều là tôi chủ động tìm ông tận Qui Nhơn. Lần đầu tiên là khi tôi hăm lăm tuổi, cái tuổi đủ trưởng thành để tự tìm cho mình câu trả lời "Ba mình là ai? Vì sao ông ấy rũ bỏ vợ con không chút tiếc thương, không một câu thăm hỏi? Vì sao ông chưa bao giờ cần biết con cái ông sống thế nào?". Và bởi vì những câu hỏi đó, tôi đã lặn lội đi tìm ông. Lặn lội thấy ông gầy nhom, nghèo khó, khóc như một đứa trẻ. Ông không có câu trả lời thích đáng nào dành cho tôi, chỉ có một câu ông lặp đi lặp lại: “Mẹ con là người đàn bà tuyệt vời!"

 

 

Sau lần gặp đó, tôi không còn buồn phiền hay trách ông nữa. Hay nói đúng hơn, mọi thứ cảm xúc trong tôi đã vỡ ra và để lại trên bãi biển chiều tôi ngồi với ông. Lần thứ hai gặp ông là lúc ông bị tai biến phải vào bệnh viện. Cũng chính lần ra chăm sóc ông, tôi được nghe những câu chuyện kể về thời ông làm ăn khấm khá, rồi ông có nhiều vợ, bạn gái... Lúc đó chính là thời điểm mẹ con tôi nghèo đói phải tự tìm đường sống. Tôi ngồi đó nhìn ông thoi thóp trên giường bệnh "Người này là ba mình đây sao? Sao ba mình lại có thể có trái tim tàn nhẫn đến vậy?" Vì sao sau khi tôi dẹp bỏ mọi uất ức để tìm ông, mua cho ông từng cái khăn lau mặt, cái quần đùi... thì ông cứ thế mà đòi hỏi và thản nhiên nói với tôi rằng “không có ba sao có con, con phải có trách nhiệm với ba...”... Kể từ lúc đó, tôi đã thề không bao giờ muốn nhìn thấy trái tim tàn nhẫn đó nữa...

 

Giờ thì trái tim đó đã vĩnh viễn ngừng đập! Cuộc hành trình trên thế gian này của ông đã khép lại. Vợ vợ con con thì giây phút cuối đời ông chỉ có một mình. Chị nói trước khi mất ông đã gọi cho chị để nói vài câu. Dĩ nhiên ông không nói lời xin lỗi nào. Chắc ông biết dù có xin lỗi thì cũng không thể xóa đi những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tôi không biết ông nghĩ gì lúc đó? Ông có nhớ cái ngày cũng trong tháng Chín, cách đây mười ba năm khi ông gặp tôi, cầm tay tôi, xoa đầu tôi rồi ông nói "Trời ơi, sao con giống ba dữ vậy Yến?!" Ừ, tôi có thể giống ông ở hình hài này vì tôi nợ ông một cuộc sống, cũng như nợ mẹ tôi vậy!

 

Giờ thì hãy ra đi ba nhé! Những nợ nần, thù hận kiếp này, hãy để lại đây thôi! Đừng mang theo gì ngoài trái tim bình an đã được tha thứ... Vĩnh biệt ba.

 

YK Đỗ

11.09.2018

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Chín 20187:36 SA
Khách
Hay & xúc động....... Mong có nhiều bài viết về BA
Cảm ơn bạn nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90706)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 105907)
T ôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết. Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120157)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
26 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 103486)
K hánh Ly từng viết: “... một dĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cà phê cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhàu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nẩy mầm từ đó. Quán Văn cái tên dễ nhớ và dễ thương...Mỗi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi-măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Đó là nơi gặp gỡ đẹp nhất của một thời tôi còn trẻ...” 
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100595)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106284)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103334)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116919)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118903)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101422)
... N hững người mang gia cảnh như cô, và ở nước Mỹ này thì đấy là gia cảnh bình thường, họ không hay có máy điện tóan, và không luôn địa chỉ liên mạng. Hộp thư mang đầy những tin buồn từ chủ nợ, từ nhà trừng giới, tù ngục, bệnh viện tâm thần, những đứa con hoang, tòa án ly dị.