- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Khó Quên Những Ngày Tạ Chí Đại Trường Ở Phan Thiết!

04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 29789)



Sach-TCDT-bw

Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đánh giá: “Tác giả đã giúp diễn biến của Việt từ thời tối cổ cho đến thời cận đại, qua đó mà hiểu thêm diễn biến của tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta, đi sâu vào cuộc sống tâm linh của dân tộc qua các thời đại”, khi đề cập đến tác phẩm “Thần, người và Đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường, tái bản tại Việt Nam năm 2006 nằm trong số hàng chục tác phẩm nghiên cứu qua 21 năm định cư ở nước ngoài.Tưởng chừng cuộc đời anh lặng lẽ nhưng khi mất có nhiều báo, tạp chí trong nước đưa tin với những bài viết về sự nghiệp nghiên cứu của anh đã đóng góp cho lĩnh vực văn hóa, lịch sử đất nước một cách khâm phục là điều rất đặc biệt. Như giáo sư  sử học Nguyễn Thế Anh, chủ biên tập san Sử địa- Sài Gòn trước 1975, đã nhận xét: ”Tạ Chí Đại Trường luôn sẵn sàng chấp nhận một sự chung thân với truyền thống xa xưa của các sử gia xứng với tên gọi này”. Tạ Chí Đại Trường có một bút pháp rất riêng, nhẹ nhàng giàu cảm xúc cùng với cái nhìn riêng biệt nhưng thật sự nghiêm túc, khoa học và chân xác. Thật hiếm có một nhà nghiên cứu sử học nào được các nhà sử học trong nước có những ghi nhận với lòng trân trọng như thế.

      Trở lại chuyện đời thường. Tôi có cơ may sống bên anh tại Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch từ khoảng đầu năm 1969 đến năm 1972. Đơn vị này đóng bên cạnh phi trường quân sự Phan Thiết (Bình Thuận) có tên Camp ESEPIC, xung quanh là bãi tha ma nối dài đến Bia đài- Cổng Chữ Y, cách trung tâm thị xã Phan Thiết khoảng 3 cây số. Khi Tạ Chí Đại Trường từ một đơn vị quân y của Thủy quân lục chiến về với cấp bậc Trung úy, là sĩ quan hành chánh quân y. Anh được giao chức vụ Trưởng phòng Tiếp liệu của Quân y viện. Dáng người anh cao lêu nghêu, lại đeo kính cận không có gì mang vẻ một người lính của binh chủng dữ dằn với bộ quân phục rằn ri như lúc mới trình diện. Lúc đầu, tôi có chiếc mobylette, muốn nổ máy phải bật chân chống lên đạp máy tua rồi mới chạy được. Tôi chở anh đi quanh khắp thị xã nhỏ này, nhưng anh thích nhất là đến dinh Vạn Thủy Tú, Chùa Ông, chùa Bà và đồi Phú Hài… Anh mê mẫn với từng câu đối, hoành phi chữ Hán nhưng không bao giờ ghi chép mà chỉ lẩm nhẩm trong miệng như người lẫn tính. Dưới mắt anh bao giờ cũng là câu hỏi và cuối cùng cũng chính anh tự trả lời. Những ngôi mộ cổ trên Lầu Ông Hoàng, anh phân ra nào là mộ của người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến… qua kiểu xây, họa tiết. Theo anh, các bài vị của người chết, tử nạn trên biển thờ cúng tại Chùa Ông, đền miếu của các bang Hoa kiều còn có ý nghĩa nhắc nhở người sống đừng xa rời tinh thần quê hương nữa. Chùa Ông uy nghi với với lễ hội nghinh Ông, múa rồng trong màu sắc rước đèn, chưng cộ rầm rộ trở thành tập tục từ sự thờ cúng vị anh hùng mặt đỏ đất Ba Thục. Qua đó người ta có thể tìm ra trong văn hóa Nam hà những yếu tố dị biệt với Bắc hà do bởi ảnh hưởng Trung Hoa nam Trường Giang và cận đại.

         Thực ra công việc hành chánh cũng khá nhàn nhã, trừ khi nghe tiếng trực thăng Shinook đáp xuống khoảnh đất cạnh Quân y viện với hàng chục chiếc băng ca chuyển lính trận bị thương về mới thấy chuyện bận rộn, kinh hoàng. Khi nghe Hồ Tà Dôn, một nhà thơ trẻ trong nhóm văn nghệ ở Phan Thiết, ở Phú Hài vừa san ủi đất công trình đã lộ ra một số chum sành có nhiều đồng tiền cổ,Tạ Chí Đại Trường vội đến ngay, không biết bằng cách nào anh xin được vài chục đồng tiền điếu, có xu đã mòn hết chữ nhưng cẩn thận xếp vào valy sưu tập cất ở đầu giường. Sau này, không hiểu sao valy tiền cổ bị mất cắp, anh như người mất cả hồn phách, rồi cạo trọc đầu và trông anh thất thểu.Trong quân đội cấm lính để râu, cạo trọc nhưng là đơn vị chuyên môn cho nên cấp trên cũng lờ đi. Khi làm tập san Quê Hương (1969) do Lê Văn Chính, Nguyễn Bắc Sơn đứng ra vận động, tôi và anh cùng dự họp các buổi ban đầu tại nhà của Sơn, số 1 đường Chu Văn An, đến số thứ 2 cũng là cuối cùng thì anh đã rời Phan Thiết. Với bài biên khảo “Phan Thiết, thành phố trong khuôn khổ” anh có một cái nhìn khá thú vị: “Phan Thiết, cái tên thông tục của danh từ Mân Thít từ sử sách nhà Nguyễn, chuyển âm của một làng chài xứ Chàm xưa, lúc này cũng vẫn còn là một làng chài, tuy có phức tạp hơn. Thành phố nằm trên lượn uốn khúc cuối cùng của sông Cà Ty. Trông ra một cửa biển nhiều cá, là nơi lý tưởng cho ngư dân sắc tộc địa phương tụ tập”. Anh thường đặt ra câu hỏi và chia sẻ mỗi lần đi điền dã với anh, khi đề cập đến ngọn đồi cao của làng biển Phú Hài, nơi có tháp Chăm cổ đã đổ nát và dấu tích Lầu Ông Hoàng với câu chuyện tình thơ mộng của Hàn Mặc tử. Theo anh dãy đồi cao đó là cư xứ của người Chăm ngày xưa, còn vùng đất Phan Thiết hàng trăm năm trước là vùng trũng ngập nước biển. Đúng cách gọi phải là Phố Hời, vì Hời, Chàm theo cách gọi thời đó nhưng sau bị coi là miệt thị. Như chúng ta thường nghe đến những phát hiện vàng làm thành nãi chuối, cau trầu tục thờ cúng chôn trong đất, người ta gọi là vàng Hời. Điều này phù hợp cách đọc của người dân bản địa bị trại âm từ ơ ra a. Đến năm 1970, Tạ Chí Đại Trường nhận được giải thưởng văn chương toàn quốc với tác phẩm “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802”, đây là luận văn cao học của anh từ năm 1964 nói về cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Đến năm 1971 với tên tuổi về tác phẩm này mà anh được điều về Ban Quân sử của Bộ TTM ở Sài Gòn. Đời lính từ nơi đối mặt với chiến trường, rồi về một bệnh viện quân y tưởng yên ổn nhưng lại phải thường xuyên ám ảnh cảnh chết chóc, những chiếc quan tài vội vàng bọc lớp tôle kẽm mỏng giao cho thân nhân hoặc đưa chôn ở nghĩa địa. Đêm đêm nghe tiếng rên rú của lính trận bị thương … mà nay được về Sài Gòn, ai cũng mong được vì đó là chỗ nương thân không gì bằng, nhất là đối với những người luôn sợ hãi chiến tranh. Có người nói do nội dung tác phẩm được giải này mang nội dung đề cao vai trò lịch sử của Gia Long, hạ thấp Quang Trung mà anh gặp nhiều rắc rối sau ngày giải phóng. Theo tôi, với cái lý lịch sĩ quan ngành quân y thì cũng được nhìn nhẹ nhàng thôi, nhưng đúng hơn có một phần chịu tiếng là một “sử quan” ngụy quân càng thêm nhiều nỗi thăng trầm, là thế!

            Lần gần nhất, anh về Việt Nam và ghé Phan Thiết vào cuối năm 2011, anh tặng tôi tập “Người lính thuộc địa Nam Kỳ 1861- 1945” vừa do nhà xuất bản Tri Thức(VN) ấn hành. Đây là bản thảo luận án Tiến sĩ sử học trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, đã có từ đầu 1975. Trông anh có vẻ già hơn tuổi 75, nhưng không nghe anh nói về bệnh tật của mình. Tôi có hỏi anh, thời gian ở Mỹ điều kiện nào để có tư liệu mà hình thành nhiều công trình nghiên cứu như vậy và nếu phát hành ở đất người sẽ có không nhiều người đọc, nhất là còn cuộc sống ở Mỹ phải cật lực kiếm sống nữa. Anh tâm sự và nhận ra ở anh có một phương pháp nghiên cứu riêng cho mình, thoát ra khỏi cái khuôn khổ quen thuộc và lặng lẽ viết… Cứ thế, anh không bao giờ nghĩ đến lúc sẽ in, sẽ được công bố, kể cả sẽ được xuất bản tại Việt Nam như ngày nay.

PHAN CHÍNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 1678)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202410:58 CH(Xem: 1899)
Từ California khi trở lại thăm Saigon trong một dịp tết, điều thú vị nhất là tôi được một mình rong ruổi trên những chuyến xe bus, tôi đi khắp Saigon, Chợ Lớn, Phú Lâm. Chẳng cần biết trạm sẽ dừng nơi đâu, tôi đi hết đường hết sá, ngắm nhìn mọi thứ xe lớn xe nhỏ, phố bé xíu hay đường rộng thênh thang. Và để tôi thấy hết mọi người, cùng nhìn luôn mọi thứ… Hôm nay tôi cũng bước đại xuống một trạm dừng, chẳng cần biết tên gọi. Loanh quanh rồi tôi định ngồi ăn trưa ở lề đường nào đó. Nắng và bụi sẽ là gia vị cho những dĩa cơm đường chợ, ly nước mía sẽ làm dịu bớt ồn ào của những tiếng còi xe không bao giờ dứt, khiến thiên hạ chỉ muốn điên đầu. Saigon, những ngày giáp tết, mọi sự vội vàng như đã được nhân lên qua đủ thứ màu trang trí nóng nảy, kiểu xanh vàng và tím đỏ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 2557)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 2858)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2974)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 3549)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4044)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4737)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3870)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3585)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.