- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lữ Quỳnh, Buồn Như Ly Rượu Cạn!

08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33448)


lu_quynh-_pho_to_by_ng_song_ba-content
Lữ Quỳnh photo by Nguyễn Sông Ba

Tôi gặp anh lần đầu ở tuổi ngoài bảy mươi. Anh từ Sài Gòn ra, tôi từ Ninh Hòa tới, trong căn nhà lộng gió của Nguyễn Lệ Uyên, ở Tuy Hòa.

Gặp nhau lần đầu nhưng không bỡ ngỡ. Vì trước đó, chúng tôi đã từng biết nhau qua những trang viết. Mà những trang viết của mỗi người, tuy không nói về mình, nhưng cái “hồn” của người viết vẫn cứ hiện ra: tôi, dữ dội, cay chua, anh thâm trầm, nhân ái.

Trong buổi gặp đó, tuy không uống rượu (vì bệnh), nhưng anh vẫn lấy từ trong túi xắc ra một chai whisky, có lẽ mang từ Mỹ về để mừng cho buổi gặp mặt.

Chúng tôi, uống ít thôi, nhưng nói khá nhiều. Nói đủ thứ chuyện, không đâu vào đâu.

Khoảng 2 giờ tôi xin xuống ga, về Ninh Hòa (vì đã lấy vé khứ hồi). Nhưng các anh bảo về chi vội, để tối cùng đi với Quỳnh và Minh, tôi thấy cũng được, nên ở lại.

Chiều, Nguyên Minh đi thăm sui gia, rồi chúng tôi cùng đến nhà Trần Huiền Ân, ăn Tết muộn.

Ga ngày Tết đông cứng người, tôi định nếu không mua được vé, thì cứ leo đại lên tàu, chịu phạt vậy. Nhưng không ngờ, anh lại lấy được vé cho tôi, mà là ghế ngồi có số đàng hoàng chứ không phải ghế súp như của anh và Nguyên Minh .

Lên tàu, rất may có các cô gái nhường chỗ. Tôi và Minh nói chuyện cùng với tiếng tàu chạy rì rầm. Anh chỉ yên lặng.

Xuống Nha Trang, anh rủ tôi và Minh lên ngồi uống nước trên Book-coffee ở gần ga, đợi tiễn tôi về lại Ninh Hòa.

Có thể nói, suốt một ngày dài, anh nói rất ít. Mà lại nói rất nhỏ nhẹ. Nhẹ đến nỗi có lúc tôi giật mình, tưởng cái bóng của anh nói chứ không phải anh.

Đêm đó tôi tưởng các anh ngủ ở một khách sạn ven biển, rồi sáng dậy sớm ra bãi ngắm mặt trời mọc. Ai ngờ, đi mỏi cẳng chẳng tìm ra khách sạn nào còn phòng. Đành lên ga, quay về Sài Gòn. Mà nghe đâu chỉ đứng chứ không có chỗ ngồi. Mấy ngày sau, lại nghe anh vào viện để giải phẫu gì đó.

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến các cụ ngày xưa, chống gậy đi tìm nhau chỉ để uống một chén rượu mùa thu. Anh từ Mỹ, ngồi trên máy bay hơn 20 giờ, rồi lại ngồi xe lưả ngày Tết chật cứng người, đến những mười mấy tiếng nữa, mang theo chai rượu chỉ để nhìn bạn uống. Cái tình của anh còn dài rộng hơn các cụ ngày xưa rất nhiều.

Không phải vì một cái vé tàu Tuy Hòa-Ninh Hòa, mà tôi quý anh. Mà vì cái lo kín đáo của anh, lo vì ở lại với anh, nên tôi có thể không lên được tàu. Một điều nữa, giá như xuống ga Nha Trang, anh và Nguyên Minh kêu taxi đi tìm khách sạn, thì thế nào cũng kiếm được một chỗ qua đêm. Đàng này, anh không nỡ bỏ tôi ở lại ga một mình để chờ chuyến tàu khuya. Cơ sự như thế nên mới ra cái nông nỗi, hai ông bạn già lang thang trong thành phố biển đã bắt đầu say ngủ!

Cái “buổi ban đầu ấy” đọng lại trong tôi rất nhiều. Đương nhiên, anh cao lớn hơn Minh, nhưng trông anh, tôi thấy sao giống Thạch Lam quá. Giống ở đôi mắt to, sâu và buồn. Và nhất là giống những trang viết. Giản dị, nhẹ nhàng nhưng buồn kín đáo.

Ở Thạch Lam, là nỗi buồn ga nhỏ, buồn của nhà mẹ Lê. Ở anh là buồn với “Những cơn mưa mùa đông” xứ Huế, buồn vì mất bạn cũng mồ côi*, vì quán hoa giấy chiều nay lãng đãng/uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không.

Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh.

Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.

Cái cảnh một ly mình và một ly không, tôi cho là buồn và thật đẹp. Đẹp vì cái tình bạn sóng sánh trong ly rượu. Đẹp vì chiếc ly không đựng chút nắng tàn.

Nhưng anh không phải là con người của trầm tư, hay làm ra vẻ trầm tư. Anh là con người của công việc, của gia đinh vợ con. Không ai dám phê phán anh điều gì.

Nhưng sao anh cứ buồn, không phải cái buồn vạn cổ, cũng không phải cái buồn thời đại, một cõi buồn riêng có vẻ bơ thờ lạc lõng, buồn của một điếu thuốc lá ngậm hoài thấy nhạt.

Giờ đây đã đến lúc chống gậy đi tới nơi phải tới, biết đâu , tôi hay anh, sẽ là người đựng chút nắng tàn trong chiếc ly không.

Dù, chỉ có vậy, cũng xin uống cạn.

Khuất Đẩu

22/7/2014

*thơ Đinh Cường

In nghiêng: thơ Lữ Quỳnh

Nguồn: Tạp chí Quán Văn 25/ 8-2014.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 20182:17 SA(Xem: 24415)
Thuở ấy, ông Nghè Tân (Bắc Kỳ Thanh Tra Đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân) nhân một hôm đi ngang cánh đồng Phủ Bình Giang thấy một người đàn bà đang mếu máo, nhớn nhác tìm kiếm một vật gì. Gặng hỏi thì được biết người đàn bà này góa chồng, có một con trâu mới chết, bà đã đóng 2 quan tiền cho lý trưởng làm đơn, đóng triện để lên trình quan phủ. Vội vàng làm sao bà đánh rơi mất tờ đơn. Nay đường về làng thì xa, trong cái ruột tượng xác xơ kia chỉ còn 6 quan tiền để lễ quan phủ và nha lại lấy đâu ra tiền để nhờ người viết đơn!
16 Tháng Năm 20181:22 SA(Xem: 28408)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.
07 Tháng Năm 20184:58 CH(Xem: 24972)
Một sợi dây dừa nối hai sinh linh tật nguyền để tạo thành một sinh thể thống nhất, mang tính bù đắp, tối ưu của thích nghi nhưng không thoát khỏi vẻ dị hình, sự mất định hướng đến vụng về của một phần cơ thể mù lòa được kéo lê phía sau. Nhìn họ di chuyển như hình ảnh một con sâu đo, bị chiếp dép quằn nát khúc giữa, ngúc ngắt vô vọng nhưng trong đó là cả hai thân phận con người và tự thân, chừng như họ cũng đang quằn quại với nỗi đau mưu sinh. _ Lại cho chú thương phế binh kia năm chục đi con! Là một người suốt đời sống với cái chợ, má tôi thường nói với tôi khi nhìn thấy hai con người thống khổ ấy. Tôi cầm tờ giấy bạc, chạy tới, bỏ vào cái cà mèn và đáp lại, luôn là một tiếng “Cám ơn” nhẹ nhàng, của những con người có tâm hồn thật tử tế. ... "
30 Tháng Tư 20189:14 CH(Xem: 25033)
Trung Quốc đang khống chế không chỉ Biển Đông mà còn trên toàn Lưu Vực Sông Mekong, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn, giới cầm quyền VN thì lệ thuộc về chính trị vào Trung Quốc và do đó hoàn toàn bị động. Cho dù Việt Nam thỉnh thoảng có lên tiếng phản đối yếu ớt nhưng thực tế không có chiến lược gì cụ thể và hầu như không làm được gì để bảo vệ sự sống còn của hơn 17 triệu cư dân ĐBSCL và cũng là vựa lúa của cả nước. Đó là một sự thật.
31 Tháng Ba 20181:21 SA(Xem: 26815)
Đúng 14G40, tàu chuyển bánh. Chúng tôi nô nức nhìn sang hai bên đường, quan sát cảnh vật. Sài Gòn vẫn đỏ rực màu cờ và biểu ngữ, dấu tích của những cuộc “diễu hành” và “diễu binh” mừng “đại thắng mùa Xuân 1975,” “giải phóng miền Nam” từ Bắc chí Nam suốt một tháng qua—với chi phí khá lớn, hẳn có thể sử dụng một cách tốt đẹp hơn cho các kế hoạch an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, với tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo 150,000 đồng mỗi tháng. Nhưng những chính quyền chuyên chính—hay, “dân chủ tập trung,” nếu muốn—thường dành cho ngành tuyên truyền ngân khoản lớn...
25 Tháng Ba 201812:47 SA(Xem: 26794)
Thời gian trôi nhanh, trên nửa thế kỷ qua đi, tôi vẫn không quên kỷ niệm cuộc “hành quân”đầu tiên trong đời binh nghiệp tại làng 13Bis. Hình ảnh những thi hài dù được thu lượm về hay còn nằm phơi mình dưới nắng mưa ngoài trận địa, hoặc được chôn vùi một cách đơn sơ trong rừng sâu khiến tôi tự hỏi tất cả những hy sinh của họ đã được đền bù xứng đáng chưa? Đem thể xác yếu như “cây sậy” của họ thách thức bom đạn, để phục vụ một lý tưởng nào quá xa xôi và mơ hồ, liệu có tàn nhẫn không? Những danh hiệu, những mỹ từ, những truy phong, truy tặng v.v có đủ để đánh đổi mạng sống của họ hay chăng? Dù gì đi nữa, một điều chắc chắn là thân xác những người đã hy sinh ấy nay đã thành “cát bụi”…Và không biết ba mươi năm chiến tranh Việt Nam 1945-1975 mà nhiều người gọi là cuộc chiến tranh “phúc đức”, có bao nhiêu triệu người dân Việt trở thành cát bụi ?
04 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 23917)
"Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." Ray Bradbury phát biểu câu trên cách đây mới có 24 năm khi trả lời phỏng vấn của Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993)
15 Tháng Hai 20182:18 SA(Xem: 26774)
Trong y khoa, khi khảo sát não trạng vô thức của đám đông, qua nghiên cứu hành vi/ behavior của loài cá, khoa học gia Đức đã làm một thử nghiệm: thả một con cá bị huỷ não bộ vào một hồ cá, không có gì ngạc nhiên là con cá ấy mất định hướng bơi tán loạn, nhưng điều kỳ lạ là đàn cá lành mạnh thì lại ngoan ngoãn bơi theo con cá mất não ấy. Phải chăng "thử nghiệm hành vi" của nhà khoa học Đức, đã phần nào giải thích hiện tượng cả một dân tộc Đức văn minh đã có một thời kỳ nhất loạt tuân theo một lãnh tụ như Hitler xô đẩy cả thế giới vào lò lửa của cuộc Thế chiến thứ Hai.
12 Tháng Giêng 201812:14 SA(Xem: 9525)
Trước Bạc Liêu, tỉnh duyên hải Bình Thuận cũng đã có nhà máy điện gió tại huyện Tuy Phong, quy mô nhỏ hơn gồm 20 trụ turbin điện gió với công suất 30 MW. Bình Thuận, còn có dự án Điện gió trên đảo Phú Quý với 3 trụ turbin công suất 6 MW. Về khai thác điện gió, Bình Thuận là tỉnh "đi trước về sau" so với tỉnh Bạc Liêu nơi ĐBSCL. Hiện có 5 nhà máy điện gió đã đi vào hoạt động ở Việt Nam với tổng công suất 160 MW, tuy chậm và sơ khai nhưng nhiều hứa hẹn, sẽ cùng với điện năng mặt trời dần thay thế cho nguồn điện than gây ô nhiễm khủng khiếp.
01 Tháng Giêng 20181:14 SA(Xem: 24656)
Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.