- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những sợi tóc bạc và năm dòng kẻ trắng

15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101790)

pd1

  Nhạc sĩ Phạm Duy / Ảnh: Nhật Tấn


Nhạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về  cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.

Huỳnh Lê Nhật Tấn

 

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn (HLNT): Một đông lực nào để ông thành nghệ sĩ khi thân sinh ông là Phạm Duy Tốn là nhà báo, nhà văn, doanh nhân chí sĩ yêu nước trong nền văn học mới, người bạn thân của Nhà dịch thuật, cải cách Nguyễn Văn Vĩnh. Hay thường gọi (Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố). Và là người hủi tóc ngắn và mặc âu phục đầu tiên tại VN? Xin ông có thể kể lại vài hình ảnh đáng nhớ về thân phụ cũng như trong một gia đình thăng hoa?

 

Phạm Duy (PD): Tôi không có may mắn được sống với cha vì Người qua đời khi tôi mới 2 tuổi. Nhưng khi tôi lớn lên, được biết mình là con một nhà báo, nhà văn nổi tiếng thì tôi khởi sự tìm hiểu về ông. Và tôi biết rằng ông là một trong những người “tân tiến” (khác với cổ hủ) của thời đại. Tôi yêu qúy ông và muốn được như ông cho nên khi quyết định làm người nghệ sĩ, tôi muốn tiếp nối sự nghiệp “hướng về cái mới” (progressif) của ông. Trong gia đình, tôi có thêm người anh cả Phạm Duy Khiêm cũng là một nhà văn (Pháp ngữ) lỗi lạc… làm cho tôi càng muốn là một nghệ sĩ tiến bộ, khai phá, xung phong…

 

HLNT: Là một nhạc sĩ thời kỳ tân nhạc Việt Nam, khi ông cho ra đời cuốn sách đặc khảo dân nhạc Việt Nam ông kỷ niệm gì ? Đặc biệt là ca khúc Buồn Tàn Thu được ông phổ biến rộng rãi với kỷ niệm đáng nhớ. Văn Cao người bạn nửa thế kỷ tràn bao thời kỳ lịch sử khó quên với 2 bài hát như Suối Mơ, Bến Xuân (lời Phạm Duy, Nhạc Văn Cao)…

 

PD: Trong những ngày xa xứ, vào khoảng 1990, tôi viết bài đăng trên báo VĂN HỌC (Santa Ana CA, USA) và soạn những chương trình phát thanh cho Đài BBC Luân Đôn để nói về sự thành lập và phát triển của Tân Nhạc, trên dưới 50 năm nay, đã có mặt ở trong và ngoài nước, và nhất là ở trong lòng ba, bốn thế hệ người Việt Nam rồi. Đơn phương làm công việc của một tập thể (như một Hội Nhạc Sĩ Việt Nam chẳng hạn), chắc chắn tôi vấp nhiều khuyết điểm, nhưng vào lúc đó, tôi cứ phăng phăng làm và nghĩ rằng sẽ có ngày được hội luận với mọi người trong ngành rồi sẽ sửa sai, bổ túc. Tôi có cơ hội tiếp súc với những người đã thành lập nên nền Tân Nhạc, ví dụ: các cụ Nguyễn Văn Tuyên 86 tuổi, Lê Thương 83 tuổi, vào năm 1990 này, đang còn sống ở Saigon… Đó là chưa kể trong những năm tháng trước đó, tôi đã xin được khá nhiều tài liệu bực một (de première source) ở nơi những vị kỳ cựu trong làng Tân Nhạc hoặc sống lâu năm bên Pháp như Nguyễn Văn Cổn, hoặc di tản qua Hoa Kỳ như các nhạc sĩ Vũ Thành, Hải Linh, Thẩm Oánh… trước khi các vị đó qua đời. Tôi cũng đã gặp nhạc sĩ Văn Giảng ở Australia, các bạn đồng nghiệp khác hiện ở rất gần tôi như Nguyễn Hiền, Ngọc Bích v.v… để trao đổi ý kiến về lịch sử Tân Nhạc.

Tôi không dám nuôi và thực hiện một tham vọng quá lớn lao là viết một lược sử âm nhạc đương thời (contemporary music) trong 50 hay 60 năm chuẩn bị, thành lập và phát triển. Tôi chỉ xin đóng khung sự thành hình của Tân Nhạc trong khoảng một giai đoạn trên dưới 10 năm, nghĩa là từ 1935 cho tới 1945, một giai đoạn mà tình hình đất nước đang chuyển mình rồi về sau sẽ luôn luôn bị phân chia cho nên lòng người bị phân tán, sự thật về một ngành nghệ thuật có thể bị che lấp bởi chiến cuộc liên miên.

Lẽ dĩ nhiên tôi sưu tầm nhạc Văn Cao và kê khai toàn bộ nhạc phẩm của ông ta… trong đó có nhắc tới bài Buồn Tàn Thu mà tôi đem đi hát khắp nơi… và vài bài tôi soạn chung với ông.

 

 pd2

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt người chơi Hạ Uy Cầm đến thăm Nhạc sĩ Phạm Duy tại tư gia (Saigon 2009) (Ảnh: Nhật Tấn)

 

HLNT: Từ ngày đầu về Việt Nam đã có một bài thơ “Về thôi” nhà văn Lưu Trọng Văn có đề tặng Phạm Duy và ông đã phổ với tựa đề “ Trăm năm bến cũ.” Và năm 2001 ông đã thực hiện điều đó. Xin Nhạc sĩ cho biết tâm tình con người Việt với mảnh đất Việt?

 

PD: Vào năm 1994, lúc tôi đã có ý định trở về sống chết tại quê hương thì tôi nhận được một bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Văn, con trai của người bạn cũ mà tôi rất yêu quý là Lưu Trọng Lư, đăng trên báo Lao Động ở Saigon với nhan đề “Về Thôi, tặng: người tình già.” Bài thơ có những câu:

 

Làm gì có trăm năm mà đợi 
Làm gì có kiếp sau mà chờ…
 
Đất Mẹ – Đất Nàng
 
Con sáo sang sông tha cọng rơm vàng
 
Lót ổ
 
Mười chín năm bến cũ
 
Người tình già ơi! nhớ không?

đi kèm với những câu:

Trăm năm bến cũ, có còn đó không? 
. . . . . . .
 
Cây da bến cũ còn lưa,
 
O đò năm trước đi mô không về…

… để gọi một người trong nòi tình thì — dù tôi không còn cái thú soạn ca khúc nữa — tôi đã phổ nhạc nó ngay.

Rồi tôi không ngần ngại gì nữa, vào đầu năm 2000, khi có cơ hội được hồi hương… tôi đáp máy bay về Việt Nam, có lẽ cũng chỉ vì có tiếng gọi tha thiết của một thi sĩ, tiếng gọi mơ màng của một o đò, tiếng gọi nồng nàn của tình yêu…

 

HLNT: Nhìn lại chuỗi sáng tác chạy ngang dọc với nhiều thể loại trong đó có thể theo xu hướng xã hội đương đại thì đặc bit tục ca, vỉa hè ca như hỗn hợp và thích ứng nhu cầu phát triển tại Việt Nam trong tương lai. Xin  nhạc sĩ kể rõ về cách nhìn “đi trước thời đại” và bị nhiều người phản kháng, ca sĩ thì không hát, nay bị thất truyền?

 

PD: Trong quá trình sáng tác của tôi, có những lúc tôi vui vì nước tôi đang tiến tới sự hưng thịnh thì tôi xưng tụng bằng những “quê hương ca” ngọt ngào, cao sang, hoành tráng… Khi tôi cảm thấy quê hương tôi đang lâm vào cảnh rối loạn thì tôi buồn giận và soạn ra những “xã hội ca” trần trụi, tối ám, thê lương. Nghệ sĩ vốn là loại người bén nhậy cho nên hãy cho phép tôi được “khóc cười theo mệnh nước”…

Nhưng nếu tôi chú trọng tới việc quảng bá mạnh mẽ những “quê hương ca” thì tôi không muốn truyền bá “xã hội ca,” chứng cớ là “tục ca, vỉa hè ca” không in được in ra và hát lên (nếu cần thì tôi cũng sẵn sàng khai tử chúng). Cũng có thể trong tương lai, khi lòng người VN rộng rãi hơn là khi chúng ta vừa ra khỏi thời tao loạn… thì “xã hội ca” sẽ được công nhận chăng?

HLNT: Từ những thập niên 60 một số anh em nghệ sĩ thời bấy giờ có câu: “Bài thơ nào mà nhạc sĩ phổ nhạc thì nổi lên…” kể ra như thơ của Huy Cận, Lưu trọng Lư, Hoàng Cầm, Vũ Hữu Định… Tại sao lại có sự họa nguyện đó về tư chất người nhạc sĩ sáng tác.

 

PD: Trong quá khứ đã có “truyền thống hát thơ” : Truyện Kiều của Nguyễn Du là một lối hát gọi là “kể kiều” (nghĩa là “ngâm” cũng thế), truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đẻ ra lối “nói thơ Vân Tiên,” dân ca VN là các lối hát phong dao, đồng dao, ca dao v.v… Tôi nghĩ khi mình phổ nhạc những bài thơ mới là mình đã đi theo truyền thống cũ vậy. Đừng cho rằng bài thơ nào mà tôi phổ nhạc cũng hay, có những bài dở ẹc!

 

HLNT: Xin ông kể vài kỷ niệm giai thoại đáng nhớ về những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông ?

PD: Tôi khởi sự sáng tác bằng việc phổ nhạc một bài thơ hay : bài Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Từ đó, tôi sống trong một thời thơ mới Việt Nam nổi bật với rất nhiều thi phẩm đặc sắc và ngoài việc soạn ca khúc của mình, tôi phổ nhạc rất nhiều bài thơ hay của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hữu Loan, Bích Khê, Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên v.v… Các nhà thơ đó có gửi lời cám ơn tôi, nhưng thật ra tôi phải cám ơn các thi nhân đó chứ !

 

HLNT: Xin chân thành cảm ơn Nhạc sĩ Phạm Duy.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn thực hiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 16692)
Ly Hoàng Ly là khuôn mặt đầu tiên, trong số những khuôn mặt văn nghệ trẻ xuất hiện những năm gần đây, đang tự xác định mình qua tác phẩm nghệ thuật, mà chúng tôi giới thiệu.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 14287)
Đỗ Hoàng Diệu sinh ngày 5/2/ 1976 tại Thanh Hoá, đỗ cử nhân luật và cử nhân báo chí. Làm việc tại Hà Nội. Xuất hiện lần đầu trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Hợp Lưu số 74 (tháng 12/2003- 1/2004), rồi liên tiếp: Những sợi tóc màu tang lễ (HL 75), Cô gái điếm và năm người đàn ông (HL 76), Bóng đè (HL 78), Dòng sông hủi (HL 80) và Vu quy (HL 82).
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 14059)
Lúc bấy giờ tôi cũng ở quân đội về tiếp quản thủ đô, tôi phụ trách một đoàn văn công. Lúc bấy giờ văn công quân đội chia làm ba đoàn: Thủ đô, Khu ba và Khu bốn. Tôi phụ trách đoàn 1, về tiếp quản Hà Nội. Trong giai đoạn đầu cuộc tiếp quản thủ đô -độ 3 tháng- thì lúc bấy giờ việc làm thơ của tôi cũng không tiến hành được bao nhiêu, bởi vì công việc của đoàn văn công choán khá nhiều thời giờ. Nhưng đến Tết, cái Tết năm 1955 sang 1956, tôi và anh Lê Đạt bàn nhau là bây giờ ta phải tiến hành một cuộc đổi mới thơ đi
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 12405)
Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã đến với chúng tôi từ cuối năm 1984, khi trở lại lần đầu, sau 30 năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa hề cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng, không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 15085)
Thực tế gần như bất biến là chính sách văn hóa của nhà nước, một chính sách vẫn còn ngăn cấm tự do tư tưởng và sáng tác. Vì thực tế ấy, những người muốn tìm hiểu về sáng tác thơ trong nước gặp khó khăn. Tôi hình dung đó là một tảng băng thạch, chúng ta chỉ thấy được phần nổi. Thỉnh thoảng chúng ta đọc được một tập thơ của Đặng Đình Hưng, hay gần đây thơ Phùng Cung hoặc nhật ký Trần Dần vừa được công bố, ngoài ra còn biết bao tác phẩm hay khác vẫn còn nằm trong bóng tối.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 11878)
Trong các tài liệu chính thức, lớp đấu tranh Thái Hà được gọi là hội nghị: "Đầu năm 1958, có hai cuộc hội nghị của anh chị em công tác văn nghệ, nghiên cứu nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng Cộng Sản Việt nam, kết hợp với hai bản tuyên ngôn và tuyên bố của hội nghị các đảng Cộng Sản và các đảng công nhân họp ở Mạc Tư Khoa, cuối năm 1957. Hội nghị đầu, tháng 2 năm 1958, gồm có 172 người dự. Hội nghị sau, tháng 3 năm 1958, gồm có 304 người dự.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 13014)
Tôi có một người bạn mà anh ta làm cán bộ cao cấp trong chính quyền hẳn hoi, anh ta nói với tôi cứ mỗi buổi chiều, sau khi tan sở hoà mình vào phố phường đông đúc của Hà Nội, anh lại thấy cô đơn, lạc lõng khủng khiếp. Và có lúc cô đơn đến cùng cực, anh ta đã tìm đến cái chết.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 11403)
Trong một bài in trên Đông Pháp Thời báo, số ra ngày 1/9/1928 giữa thời Pháp thuộc, Phan Khôi viết: “Ở vào thế kỷ XX là thế kỷ mà thiên hạ làm phách hô lớn lên hai chữ tự do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản. Bỗng dưng nghe đến hai chữ “cấm sách” thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 12962)
Đêm giao thừa Bính Tuất chúng tôi có dịp nói chuyện văn nghệ tản mạn với nhà thơ Lê Đạt, và như thường lệ, nhà thơ luôn luôn có những ý kiến độc đáo, những kinh nghiệm thực tiễn, những nhận định sâu sắc về tình hình văn học nói chung và những người viết trẻ nói riêng. Chúng tôi ghi lại buổi nói truyện này (đã phát thanh trên đài RFI ngày, 28/1/2006) để gửi đến bạn đọc Hợp Lưu.