- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chất Thơ Và Thi Hóa

14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 25743)

w-hopluu93-final-270_0_118x300_1Chất thơ là cái có sẵn, thi sĩ sẽ làm nó hiển hiện ra trong dáng vẻ đã phơi bày, hay khai quật lên khi chất thơ vốn ẩn dấu. Thi hóa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ.

Trước hết, ta đề cập đến chất thơ lồ lộ phơi bày. Theo khuynh hướng thời đại mới, người ta sáng tạo thêm nhiều chất thơ, có chất thơ thô bạo, có chất thơ trần trụi đời sống không cần mơ mộng, có chất thơ dục tính không cần lãng mạn tình yêu. Và theo khuynh hướng chính trị, có chất thơ chiến đấu, có chất thơ xã hội tính, có chất thơ lao động sản xuất... Nhưng chất thơ trong nghĩa cổ điển của nó gắn liền với mỹ cảm hay tình cảm. Thơ T.T.Kh. có chất thơ thiên về tình cảm. Thơ Huy Cận tiền chiến có chất thơ thiên về mỹ cảm. Thơ Hàn Mặc Tử có chất thơ mỹ cảm phối hợp với thần cảm. Những phân biệt "thiên về" trên đây xét theo khía cạnh chênh chếch độ nghiêng nặng nhẹ mà thôi, vì thực ra trong thơ các thi sĩ nổi danh đều có ít nhiều mỹ cảm, tình cảm, thần cảm, thiền cảm... Nhưng chất thơ sẵn tính lồ lộ phơi bày thì đã có quá nhiều nhà thơ Đông Tây Kim Cổ nói đến rồi. Muốn nói đến nữa, ta phải viết làm sao khác hẳn họ, phải độc đáo chưa ai từng nghĩ ra. Ví dụ "lá vàng rụng", chất thơ phơi bày đó đã gợi hứng cho biết bao nhiêu thi sĩ rồi. Thi tính vô địch có lẽ dành cho một bài thơ Đường với tứ thơ khi nghe thấy một chiếc lá vàng rơi thì mọi người đều biết là mùa thu đã đến:

 

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu.

 

Thi sĩ tài ba như Tản Đà mà đôi khi cũng dẫm vào lối mòn rất cũ trong thơ cổ nhân: "lá vàng lá hồng" trong thơ của ông chỉ bay từ tường Bắc lá bay sang, với tứ thơ xưa về sự hờ hững, sự tàn tạ. Cho nên ta cần cố gắng độc đáo khi hứng cảm với chất thơ phơi bày trong trời đất. Và đây cũng là một chất thơ thường được nói đến: "Chuyến Tàu Xe Lửa Chia Ly"; như trong thơ Tế Hanh với khói tàu nghẹn ngào, với hồi còi nức nở, một tứ thơ gợi nhớ thời xe lửa chạy bằng than đá lúc xa xưa trên con đường Xuyên Việt:

 

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề

Khói phì như nghẹn nỗi đau tê

Lâu lâu còi rúc lên rền rĩ

Lòng của người đi réo kẻ về

 

Hình ảnh ấy độc đáo, riêng của Tế Hanh, không như "Tàu Đêm Năm Cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương, một chuyến tàu chung chung, vẫn cứ khởi hành như đã chạy từ xưa cho đến nay. Bản nhạc hay nhờ âm điệu buồn của thời chinh chiến.

Nếu kể ra thì còn không biết bao nhiêu là chất thơ vốn đã phơi bày, một kho vô tận cho người trần thế. Vì vậy ta nên sớm đề cập đến chất thơ vốn còn ẩn dấu, cần có người khám phá thì mới thấy. Nó ở mặt chìm như quặng mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Chìm, vẫn là của quý, không cần thi hóa. Khai quật lên, trục nó ra ở dưới lớp sần sùi. Có ai ngờ một biển nước ngọt mênh mông dưới đáy sâu của sa mạc Sahara. Tươi mát trong khí hậu nóng bức đương nhiên là chất thơ, hoang vắng dưới tầng náo nhiệt lại còn thơ hơn nữa, chẳng hạn như phố xá Sài Gòn mà nhà văn Mai Thảo khám phá chẳng bao lâu khi mới đến vào năm 1954: "Tiếng xe lăn ban ngày động cơ át mất, ban đêm nổi lên lọc cọc, mồn một trên mặt nhựa là tiếng đêm thân thuộc nhất của tất cả những người Sài Gòn. Con ngựa già yếu, ngọn đèn lắc lư, khung xe cồng kềnh, thành phố tráng lệ xa hoa khởi đầu bằng một hình ảnh dân tộc thuần túy".

Ta không biết do ý trùng hợp hay do một liên tưởng sau đó mà trong tập thơ "Hóa Thân" (xuất bản năm 1964) của Viên Linh cũng thấy lai vãng rải rác hình bóng xe thổ mộ với những con đường "Mã Lộ" (truyện dài, 1969) từ ngoại ô thành phố Sài Gòn. Không riêng gì Mai Thảo mà là các nhà văn thơ gốc Bắc di cư 1954, cũng đều thấy cái đẹp ánh lên của thành phố Sài Gòn ban đêm, tương phản với ban ngày nóng bức:

 

Buổi chiều vào chật khoang xe.

Đèn thắp lên.

Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.

Mưa xuống bên ngoài cửa sổ

Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh

Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau

(Một Chỗ Trên Ô Tô Buýt Thanh Tâm Tuyền)

 

Cho ta đi giữa phố rộng cây cao, những vườn hoa đóng cửa, nhìn những lá cành run rẩy mà nghe hồn thảo mộc thấm vào xương. Sao chỉ về đây nằm gối đầu lên giòng sông lớn giang tay dài đại lộ mà nghe kinh thành thổi hơi buồn Trompette ban đêm. (Thơ Nguyên Sa)

 

Khi buổi chiều rụng xuống,

lũ cột đèn đứng lên

Con phố này nỗi đau buồn bật sáng

(Thơ Trần Dạ Từ)

 

Cây rù bóng tối đi đo

Buồn thanh niên đứng co ro phố dài

(Thơ Viên Linh)

 

Thành phố đêm mang nét sầu hoang phế

Thùng rác, cột đèn, chó đói và anh.

(Thơ Thái Thủy)

 

Từ giã hoàng hôn trong mắt em

Ta đi tìm những phố không đèn

(Thơ Đinh Hùng)

 

Những nhà văn thơ gốc Bắc đã trú ngụ ở Sài Gòn trước năm 1954 như Nguyễn Bính, Thanh Nam, không thấy làm nổi bật vẻ đẹp hoang phế hay thuần túy dân tộc của Sài Gòn ban đêm tương phản với ban ngày, chỉ thấy nói đến bối cảnh ăn chơi ở các vũ trường, cờ bạc ở các sòng bài Kim Chung, Đại Thế Giới; hay chỉ cay đắng với cảnh với tình đời nơi sầu xứ:

 

"Hai ta lưu lạc phương Nam này.

Đã mấy mùa qua én nhạn bay..."

 

Các nhà văn nhà thơ miền Nam thì chỉ thấy nét đẹp ở những nơi thật xa Sài Gòn, tận vùng Rạch Giá (như nhà thơ Kiên Giang), hoặc chỉ gợi nhớ lịch sử tính thời khai hoang ở miền Tây Nam Bộ (như với nhà văn Sơn Nam) hay ở miền Đông Nam phần (như với nhà văn Bình Nguyên Lộc), hay chỉ cực tả cái đẹp tinh tế hiu quạnh nơi quê nhà Bình Định như trong các tập truyện của nhà văn Võ Phiến (Thác Đổ Sau Nhà Đêm Xuân Trăng Sáng). Có lấy bối cảnh Sài Gòn như bà Tùng Long, Dương Hà, Ngọc Linh, thì cũng để lồng vào đó chủ đích là chuyện tình ngang trái, với xã hội tính của những tranh chấp cũ mòn. Bài này chỉ cốt yếu nói về thi tính, chưa phải lúc đào sâu lịch sử và xã hội trong các tiểu thuyết lấy bối cảnh Sài Gòn Xưa của những tác giả Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Phú Đức, Ngọc Linh, Tùng Long, Dương Hà.

Khi ra ngoài hải ngoại, không kể các thành phố xứ lạnh có chất thơ phơi bày (Lá rụng, tuyết bay, co ro áo ấm đi ngoài phố...). Như đã nói ở phần đầu: hứng cảm về chất thơ phơi bày phải rất độc đáo hầu tránh đường mòn khuôn sáo. Ta thử kể đến những thành phố kỹ nghệ, điển hình như Los Angeles, thì không còn chất thơ phơi bày hay chất thơ ẩn dấu. Bây giờ vai trò thi hóa mới là cần thiết, nghĩa là làm thành thơ từ cái không có sẵn chất thơ, nghĩa là thăng hoa thực tế. Ban ngày hay ban đêm đều nhộn nhịp sáng trưng. Có con sông đi ngang thì gần như quanh năm cạn nước, mà khi mưa bão nước mới ào ào kéo nhanh ra biển, không có dịp thả chiếc cần câu nhàn tản. Cũng có những người vô gia cư dưới cột đèn mà dường như không là những nhân vật dã sử của dân tộc (có lẽ là nhân vật dã sử của những dân tộc khác).

Vì vậy đôi khi ta phải thi hóa, đem tâm hồn Đông Phương phủ trùm lên kỹ nghệ tính, đem thi tính sáng tạo phủ trùm lên văn minh quy hoạch phẳng phiu. Thi hóa cảnh vật đời thường nơi thành phố kỹ nghệ, bao hàm trong đó là ý hướng đưa chất thơ vào cảnh vật đô-thị-hóa.

Nhưng có một điều ta cần lưu ý, thi hóa thực tế tầm thường không có sẵn chất thơ, hoặc thi hóa cảnh vật kiến trúc mô hình đậm chất đô thị, làm thơ như vậy rất dễ rơi vào hài tính. Chủ đích biểu hiện tâm hồn vào nghệ thuật thi hóa thực tế, khác với chủ đích viết ra những điều quá lạ bất kể đến chất thơ.

TRẦN VĂN NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20193:08 CH(Xem: 23107)
Ngày 31/07/2019 chính phủ Lào chính thức gửi hồ sơ tới Ủy Hội Sông Mekong / MRC về dự án xây con đập dòng chính Luang Prabang với yêu cầu tiến hành thủtụcPNPCAba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement. Thay vì ra thông báo ngay,MRC đã trì hoãn 7 tuần lễ saumới đưa ra thông cáo báo chí về sự kiện này.Đến ngày 25/09/2019, MRC đãbào chữa cho quyết định im lặng 7 tuần lễ với lý do: “Thông báo của Lào gửi tới chưa đầy đủ để có thể tiếp cận với phần tổng quan của dự án / project overview và lộ trình tham khảo / roadmap for consultation, giúp quần chúng hiểu tốt hơn về dự án và tiến trình tham vấn.” Cũng vẫn ban Thư ký MRC giải thích tiếp,“Học được từ kinh nghiệm, lần này chúng tôi có kế hoạch thông báo chính thức khi có đủ những tài liệu cần thiết để quần chúng và các bên liên quan / stakeholders có thể khảo sát và đóng góp ý kiến cho tiến trình tham vấn thêm ý nghĩa.
27 Tháng Chín 20199:49 CH(Xem: 23245)
Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực:“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011.
23 Tháng Tám 20199:39 CH(Xem: 23142)
Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
23 Tháng Tám 20197:53 CH(Xem: 24099)
Cách đây không lâu, tôi đọc được bài viết “Ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ mới” của TS Nguyễn Xuân Diện và Trần Văn Toàn trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (36) năm 1998, trang 46-53, đăng lại trên blog của tác giả Nguyễn Xuân Diện (http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/10/anh-huong-cua-tho-uong-oi-voi-tho-moi.html). Phải nói đây là một bài viết công phu, tuy chưa lý giải thấu đáo đến mọi khía cạnh của vần đề. Một số vấn đề cần có sự trao đổi thêm. Trước mắt, tôi xin có một vài nhận xét.
03 Tháng Tám 201910:10 CH(Xem: 24494)
Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.
16 Tháng Bảy 201911:23 CH(Xem: 25832)
Lần đầu được đọc tập ký hoàn chỉnh của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một tác giả người Việt hải ngoại, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra sự so sánh với hàng ngàn vạn bài ký “mậu dịch” của hơn tám trăm tờ báo dưới sự chăn dắt của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hóa ra, đó toàn là những sản phẩm đồng phục được chế tác bởi những tác giả, qua sự đào luyện của hệ thống trường ốc, trong đó, cá tính đã được mài nhẵn, tư tưởng được kiểm soát chặt chẽ, mọi phản biện xã hội đều bị giới hạn trong phạm vi cho phép, vì thế, cái gọi là ký ấy chỉ là những văn bản véo von ca ngợi, tự sướng của những cây bút thủ dâm chính trị, tự huyễn hoặc mình. Loại báo chí ấy chẳng những không có lợi, mà trái lại, rất có hại, bởi nó thực chất là dối trá, lừa phỉnh nhân quần.
12 Tháng Sáu 20196:05 CH(Xem: 27055)
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802-1804), trong Thanh Hiên thi tập.(1) Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất, và kỳ lạ bậc nhất của Tố Như, khi ông chưa tới tuổi “tam thập nhi lập.” Hay và kỳ lạ, song xưa nay nó mới chỉ được điểm qua, chưa hề được phân tích bình giải một cách thấu đáo. (Trong khi, bài Độc Tiểu Thanh ký xếp liền sau đó lại được khai thác khá kỹ trong hàng chục bài viết - ở các bậc phổ thông, đại học và nhiều diễn đàn văn chương). Có lẽ, bởi tính chất kỳ lạ và trừu tượng đến khó hiểu của nó?
15 Tháng Năm 20195:35 CH(Xem: 30429)
Trên vạn dặm Trung Hoa, trong số những di tích lịch sử tôi có dịp được tham quan, có lẽ đền thờ Nhạc Phi nằm ở chân núi Thê Hà cạnh Tây Hồ, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang là di tích để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên hơn cả. Đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của khu đền là giữa không gian rộng rãi, có khu mộ Nhạc Phi cùng con trai Nhạc Vân, đối diện là bốn bức tượng sắt quỳ nhốt trong cũi sắt, đã tạo nên nét đặc sắc chưa từng thấy trong các di tích lịch sử ở Trung Quốc cũng như trên thế giới… Hơn hai trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã tới nơi này, để lại 5 bài thơ chữ Hán vịnh sử bất hủ về Nhạc Phi và những kẻ thủ ác hãm hại người anh hùng của đất nước Trung Hoa cổ đại.
14 Tháng Năm 20199:20 CH(Xem: 27676)
Bài thơ: “Cúng Dường” của thiền sư, thi sĩ Tuệ Sĩ đã được nhiều giảng sư, luận sư, triết gia chuyển dịch, tất cả đều dịch rất sát, rất hay, nhưng trên ý nghĩa của mặt chữ, đã khiến dư luận cảm thương, tội nghiệp khi đọc thi phẩm này, mà theo tôi, sự giải thích sát nghĩa như vậy đã ngược lại hoàn toàn tính hùng vĩ và đại bi tâm của nhân cách tác giả và thi phẩm.
13 Tháng Năm 20198:54 CH(Xem: 27273)
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình trung nông lớp dưới. Bố Huy Cận đậu tam trường làm hương sư ở Thanh Hoá, sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ Huy Cận là cô gái dệt lụa làng Hạ nổi tiếng ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ.