- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT” TRONG BỘ PHIM NGA AIKA.

01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10417)

IMG20211031083018
Ảnh: Cảnh phim AIKA

 

 

 

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT”
TRONG BỘ PHIM NGA AIKA
 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…

 

Dòng phim này đã tạo ra những tác phẩm điện ảnh khiến nhiều Festival phim Quốc tế phải kính nể không kém những phim Nga đã trở thành kinh điển (Bài ca người lính, Người thứ 41, Đàn sếu bay qua, Ga dành cho hai người, v.v) - đó là những phim như Trung tá, Xạ thủ Voroshilov, Vụ án cửa hàng thực phẩm số 1, YARIK, AIKA, v. v - những phim đã được giới thiệu bằng lời thoại phim tiếng Việt khá chuẩn bởi những người có một tình yêu đặc biệt đối với văn hóa - điện ảnh Nga…

 

Dòng phim này, theo như Ban quản trị FB “Khoảng lặng nước Nga”, đã bị không ít người phản đối, cho rằng đó là những phim “bôi đen” xã hội Nga đương đại, “ném bùn” vào đất nước của Lê Nin vĩ đại… Nhưng, cũng theo thông tin chính thức của BQT trang, đó là những phim “có ghi trên générique: “Được sự hỗ trợ của Bộ văn hóa Liên bang Nga” và không ít phim đoạt được những giải thưởng Quốc tế là những phim chính danh, được nhà nước Nga duyệt và thực sự xuất sắc”; còn phim AIKA mới đây nhất đã có 6 giải thưởng cho phim và diễn viên chính ở mấy Liên hoan phim danh giá!

 

Những vấn đề được các nghệ sĩ có lương tâm phản ánh trong các phim nổi bật nhất của dòng phim kể trên cho người xem thấy những vấn đề của toàn cầu mà người dân Nga và xã hội Nga hiện đại phải đương đầu giải quyết, đối phó - đặc biệt kể từ khi tan rã Liên bang Xô viết - như tàn phá môi trường, sự lũng đoạn Nhà nước, đầu cơ tài chính, nạn di cư, nạn buôn bán nội tạng người, sự suy thoái cạn kiệt những giá trị nhân văn, v.v. Những nghệ sĩ điện ảnh trung thực Nga hôm nay dũng cảm vạch ra những yếu kém, thiển cận và tham lam của không ít người trong giới cầm quyền bị thao túng, bị mua đứt hoàn toàn bởi những bàn tay “bạch tuộc” tài chính nhơ bẩn, những “Mafia” thế hệ mới… Nhiều trường đoạn phim đã miêu tả chân thực sự ăn đút lót trắng trợn, công lý như trò đùa được điều khiển bằng đồng tiền và địa vị của kẻ có quyền thế, chủ nghĩa cá nhân hoang dã bắt đầu đắc thắng, nhân phẩm và mạng người lương thiện bị coi rẻ, đồng chí đồng nghiệp sẵn sàng giết nhau để bịt đầu mối…

 

Xem AIKA, từng phút phim từ đầu cho đến cuối, trôi qua trong cảm xúc khán giả là sự trĩu nặng lo lắng, xót thương cho thân phận một cô gái trẻ Kyrgyzstan di cư bất hợp pháp về Moskva. Cô bị lừa đảo trong kinh doanh, bị hãm hiếp mang thai hoang, rồi đành bỏ con mới dứt ruột tại nhà Hộ sinh chạy trốn giữa ngày tuyết rơi… Ở thuê trọ chui lủi cũng bất hợp pháp, bơ vơ tìm công việc mưu sinh giữa sự thôi thúc đe dọa đòi nợ, bị băng huyết vẫn cố xin làm mọi việc nhục nhằn, rồi bị quỵt tiền công, bị đuổi việc, cướp việc… Cô chỉ có lối thoát duy nhất để giữ tính mạng mình và chị gái mình, là bán đứa con mới đẻ trả nợ bọn cho vay nặng lãi ( Buộc ta phải nhớ đến hình ảnh đứa bé lạc mẹ bị nằm trên cáng bọn giết người cùng chuyện hàng ngàn đứa trẻ ở Liên Xô một thời hàng năm bị bán ra khỏi đất nước bởi bọn buôn nội tạng trong phim Nga YARIK!) Bị dồn vào cảnh ngộ bế tắc, cùng đường, bản năng sinh tồn của cô gái dường càng thêm mạnh mẽ, và dù có lúc nổi xung trước người cướp việc của mình, cô vẫn không đánh mất bản tính lương thiện… Và sau cùng, bản tính cao cả của người Mẹ đã sống dậy hoàn toàn khi cô ôm con từ nhà hộ sinh ra, nghe tiếng con khóc, và cô đã cho con bú sau mấy ngày phải cắn răng vắt sữa đổ đi cùng nước mắt!

 

Bộ phim như được quay theo trường phái “Tân hiện thực Ý” vào giữa thế kỷ trước, không có ngôi sao, không có dàn dựng trường quay mà bám vào sinh hoạt đời thường có những sự biến ngoài dự kiến của người làm phim - việc làm lông gà, chuyện chữa thú cưng, chuyện gạt tuyết trên đường phố, những cuộc mặc cả, đòi nợ trơ tráo lạnh lùng… Tông phim cơ bản chỉ hai màu Trắng - Xám diễn tả thành phố toàn cảnh với những con đường phủ băng tuyết trắng xóa và những ngõ hẻm, góc nhà tối tăm chứa những số phận trắc trở càng như thêm bấp bênh bởi máy quay cầm tay lướt qua hoặc dừng lại trong những cảnh hẹp… Và có nhiều cảnh phim đắt giá tác động tới cảm xúc hết sức tự nhiên và buộc người xem phải suy ngẫm, như cảnh cô gái người ướt sũng đang nén đau vì chảy băng huyết tìm đường vào nhà vệ sinh lại phải tránh mấy con chó hung hăng của bà nhà giàu đến phòng chữa thú y; cảnh cô gái khi đương lau dọn bãi thải của chó mèo thì phải ôm ngực vì tức sữa, lại còn phải tận mắt chứng kiến mấy chú chó con hau háu bú mẹ trên bàn mổ, những cặp mắt thú nhỏ long lanh niềm vui sống và tình mẫu tử mà cô thèm ước nhưng đành vứt bỏ một cách phũ phàng… Cái kết khá bất ngờ song cũng hợp logic tâm lý nhân vật và cả tâm lý người xem: cô gái trốn bọn mua bán trẻ trong một góc nhà, trộm cho đứa con đang khát sữa bú mẹ, và nước mắt của một người mẹ thật sự đã chảy ràn rụa - nước mắt duy nhất của cô gái bất hạnh trong suốt bộ phim! Những giọt nước mắt có khả năng lay động, thức tỉnh lương tri giữa cảnh ngộ cả trời đất lẫn lòng người đang băng giá; câu chuyện tâm lý trong một số phận cụ thể đã bật ra một vấn đề xã hội nóng bỏng buộc hàng triệu người xem phải suy nghĩ: Số phận con người rồi sẽ ra sao trong một hoàn cảnh xã hội chưa biết đến khi nào chấm dứt sự thù địch, thú tính, đầy bạo lực (dù phim không hề có một cảnh bạo lực cụ thể nào)?

 

Sự thẳng thắn, không né tránh hiện thực, dù chúng có tàn nhẫn, đau đớn tới đâu, nhằm rung những hồi chuông báo động thật dữ dằn trước sự tan rã của Tính người - Tình nhân loại trong thời đại này, phải chăng đó cũng là một Sứ mệnh cần thiết và cao cả của người nghệ sĩ ở bất cứ đất nước nào? Tôi tin bộ phim AIKA có thể gợi ý được rất nhiều cho văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay…

 

Một số giải thưởng cho phim AIKA của đạo diễn Sergei Dvortsevoy:

2018: Giải “Cành cọ vàng” dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Samal Eslyamova) tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 71.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim quốc tế lần thứ 28 ở Cottbus của Đức và Giải thưởng của Ban giám khảo.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim Tokyo Filmex

2018: Lọt vào danh sách rút gọn của giải Oscar trong đề cử "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất".

v.v.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 201810:26 CH(Xem: 21388)
Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng “thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh. Lịch sử ta chép rằng một trong những truyền thống của người Việt cổ là tín ngưỡng thờ cúng các vị anh hùng, thũ lĩnh. Người VN trọng cái khí phách, cái đảm lược của một tướng lĩnh trước gian nan, kính cái đức hy sinh, thờ người dám xả thân vì nước; bởi thế cho nên lại càng thêm khinh ghét những kẻ nhu nhược, luồn cúi, làm tay sai cho giặc. Thời Pháp thuộc cha ông ta có câu vè để răn con cháu: " Việt Gian có lũ thằng Tường / Thằng Lộc thằng Tấn thằng Phương một bầy"
16 Tháng Mười Một 20187:55 CH(Xem: 24889)
Tôi không nghĩ rằng giới nhạc sĩ VN lại coi thường giới làm thơ, đến độ dùng thơ của người ta để tạo thành ca khúc, xong vất tên của người ta ra và không thèm ghi tên tác giả thơ vào tác phẩm. Vì hành động đó là hành động đốn mạt của kẻ vô sỉ, hành động ăn cắp tim óc của người khác.
11 Tháng Mười 20189:26 CH(Xem: 22888)
Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong phiên họp bất thường ngày 8.10.2018 đã biểu quyết 100% thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị Thủ Thiêm, nguồn kinh phí 1.500 tỷ từ ngân sách nhà nước. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều phản ứng của người dân thông qua mạng xã hội và những ý kiến trên báo chí (1) xoay quanh hai vấn đề: 1. Thủ Thiêm là khu vực đang “nóng” do những sai phạm về đất đai của chính quyền thành phố gần 20 năm qua; 2. Sự cần thiết của công trình văn hóa này so với nhu cầu bức thiết về những công trình dân sinh khác như bệnh viện, đường xá...
02 Tháng Mười 20188:19 CH(Xem: 25060)
Hơn 40 năm sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước CSVN đã thiết lập vội vã nhiều dự án trọng điểm rất tốn kém với tham vọng nhằm "cải tạo" ĐBSCL, đa phần là can thiệp thô bạo gây tác hại trên hệ sinh thái mong manh của cả một vùng châu thổ. Do tính cục bộ, thiếu sót trong Đánh giá Tác động Môi trường Chiến lược [SEA / Strategic Environment Assessment] của toàn ĐBSCL, chỉ với những "nghiên cứu mệnh danh là khoa học" nhưng theo phong cách: làm nhanh ăn nhanh; chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm lợi ích các chủ đầu tư, rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra đánh bạc, bất chấp ý kiến của họ, đồng thời trấn áp các phản biện và gạt bỏ mọi khuyến cáo của các chuyên gia kinh nghiệm có thẩm quyền.
29 Tháng Chín 20184:52 CH(Xem: 23945)
Trong lịch sử văn học nước nhà có hai nhân vât vừa là nhà thơ vừa là vị tướng cũng là hai nhà văn hoá lớn, họ có nhiều nét tương đồng về sự vượt thoát ra ngoài khuôn khổ giáo lý hiện hành. Đó là Tuệ Trung thượng sĩ thời Trần và Nguyễn Công Trứ thời Nguyễn. Ứng xử văn hoá của hai ông rất gần với chữ Phóng - vượt thoát ra ngoài.
02 Tháng Tám 20184:54 CH(Xem: 27079)
Phan Nhật Nam cũng là bút hiệu, Rốc là tên gọi ở nhà; sinh ngày 9/9/1943, tại Phú Cát, Hương Trà, Thừa Thiên, Huế; nhưng ngày ghi trên khai sinh 28/12/1942, chánh quán Nại Cửu, Triệu Phong, Quảng Trị. / 1954-1960 tiểu học Mai Khôi Huế; Saint Joseph Đà Nẵng; trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng / 1963-1975 tốt nghiệp Khoá 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, gia nhập binh chủng Nhảy Dù, qua các đơn vị Tiểu Đoàn 7, 9, 2, và Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù; Tiểu Khu Bà Rịa Long An; Biệt Động Quân; Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương 4 và 2 Bên.
30 Tháng Bảy 20181:48 CH(Xem: 24841)
Tác phẩm của Phạm Tăng thật lạ lùng quyến rũ. Hội họa ư? Ta chỉ thấy những mảng khảm, cẩn, màu sắc và hình thái vô cùng khác biệt toát ra từ một phép luyện đan mê ảo của đất trời như những viên đá quý hoặc những tia phún thạch từ hoả sơn phun ra. Những sắc diện lấp lánh tia vân tựa như vô vàn dòng điện giao thoa này, khi đông đặc, đã đóng cứng cái trận đồ của những lực nguyên thuỷ như ta thường thấy trong rễ cây, trong nham thạch, trong vũ điệu của lửa.
16 Tháng Bảy 20182:53 CH(Xem: 23913)
Ngày 16/7/2018, Vladimir V Putin, Tổng thống Cộng Hòa Nga nhiệm kỳ 4 (2018-2024), sẽ họp thượng đỉnh với Donald J Trump, Tổng thống thứ 45 Mỹ (2017-?). Theo Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, John Bolton, người mới qua Moscow dàn xếp cuộc gặp tay đôi, hay “một đối một” [One-on-One] này, hai bên sẽ thảo luận những vấn đề an ninh quốc gia giữa hai nước. Chủ đích cùa Trump—người từng mời Putin qua thăm Nhà Trắng nhân cuộc điện đàm chúc mừng Putin tái đắc cử ngày 20/3/2018—là cải thiện bang giao giữa hai siêu cường, và đổng thời, răn đe Trung Nam Hải. (Putin đã được chọn làm Quyền Tổng thống khi Boris Yeltsin tữ chức ngày 11/12/1999 để tránh bị impeached; đắc cử nhiệm kỳ I ngày 26/3/2000).
12 Tháng Bảy 201810:21 CH(Xem: 23808)
Tôi mơ về một nước Việt Nam hoà bình, tân tiến trên nền tảng của những giá trị tinh thần mà lịch sử đã nhồi vào nền văn hiến của nước ta. Cả cuộc đời xã hội của tôi là để đóng góp vào sự ước mong ấy. Trần Ngọc Ninh, Ước Vọng Duy Tân, 2012
12 Tháng Sáu 201811:40 CH(Xem: 24723)
"Chúng tôi đang đứng ở mút cuối con Sông Hậu, nhìn từng đợt sóng vỗ vẫn còn màu nâu nhạt của phù sa nơi cửa Trần Đề, khúc sông trải rộng để chan hoà vào biển cả; bao nhiêu cảm xúc tràn về, như một flashback, chợt nhớ lại hơn một lần qua Long Xuyên, nơi có tượng đài Bông Lúa của Mai Chửng, một cố tri và cũng là một tên tuổi lớn trong lãnh vực điêu khắc của Miền Nam". Tượng đài Bông Lúa biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp, là tác phẩm đồ sộ bằng đồng lá đã được dựng tại thị xã Long Xuyên (1970), một tỉnh lỵ Miền Tây. Một bó lúa vươn lên ngất trời được Đinh Cường thêm vào mấy chữ mô tả thực đẹp: “Phơi phới của mùa lúa con gái...