- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỊCH SỬ CÓ NỢ GÌ TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH?

24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 19734)
duong van minh 4-1975

Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975.

rong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao.

Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris:

Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình".

Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.

"Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài."

Nhà báo Pháp viết trong cuốn sách:

"Tôi gặp tướng Minh vào ngày thứ hai, trong một villa rộng lớn, yên bình, không bày biện xa hoa, bao bọc xung quanh bởi một vườn hoa, nơi ông sống từ nhiều năm, ở giữa Sài Gòn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hơn một giờ, ông nói cho tôi biết cơ hội mỏng manh về đàm phán với phía bên kia ra sao.

Ông mô tả xúc động về tình trạng kiệt quệ của quân đội, những tướng lĩnh mất tinh thần, những kho đạn và chiến cụ gần như trống rỗng, vật tư bị bỏ mặc, bộ máy hành chính bất lực, dân chúng lo lắng và những người của Thiệu không làm gì khác là cất giấu đô la, vàng, trang sức cùng những tác phẩm nghệ thuật của họ...

Tướng Minh có giọng nói chậm rãi và nhẹ nhàng. Cặp mắt không chớp sau cặp kính gọng kim loại, nhưng người ta nhận thấy rõ rệt ông bối rối sâu sắc trước hiện tình đất nước ông."

Không ra nước ngoài

"Thế nào đi nữa, ông nói với tôi, tôi sẽ không đi đâu cả. Hạnh phúc hay bất hạnh đó vẫn là tổ quốc tôi. Tôi đã sống những năm định cư ở Bangkok. Tôi không thiếu thốn gì. Nhưng tôi cảm thấy rất bất hạnh. Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài."

Cuối cuộc phỏng vấn, tôi hỏi ông thẳng thắn rằng, ông nghĩ sao sắp tới sẽ đóng một vai trò quan trọng của một nhân vật chính trị.

"Nếu để làm bù nhìn, thì chắc chắn không. Nhưng nếu tôi có thể hữu ích hay có thực quyền thì tôi sẽ không từ chối." Từ cách nhìn của tôi, từ thời điểm này, tướng Minh đã sẵn sàng.

Hôm nay (24/4/1975), ông già không có chút sinh khí (chỉ tổng thống Hương) đã đến gặp tướng Minh nêu ra một vai phụ số hai : đó là chức Thủ tướng. Vai trò mà một người tiền nhiệm vừa bỏ lại sáng nay."

Minh cự tuyệt, vì ông không có toàn quyền. Ngày mai, ông sẽ có tất cả.

Nếu không, Việt Cộng sẽ bắt đầu đặt quyền cai trị lên Sài Gòn."

Khi CIA giả danh Khmer Đỏ

"Thứ Sáu 25/4/1975. Sau khi Phnom Penh sụp đổ, CIA sử dụng một đài tiếp vận radio từ Okinawa, hòn đảo lớn phía Nam quần đảo Nhật Bản. Những nhân viên bí mật của Mỹ phát sóng dưới danh nghĩa những người Khmer. Họ đưa tin như từ chức năng quyền lực của Khmer Đỏ.

Đài phát thanh gián điệp này tung những tin thất thiệt, hướng vào cộng đồng dân chúng Campuchia, hy vọng gây những bất ổn cho những chủ nhân mới của đất nước.

Cũng là CIA, trong một buổi phát thanh đội lốt ngôi sao đỏ đã đưa tin, có một cuộc đảo chính tại Hà Nội và họ nói rằng đã có ba sư đoàn Bắc Việt rút về cứu nguy cho miền Bắc."

Bình luận về việc xuyên tạc này, giám đốc CIA tại Sài Gòn hả hê với những ai muốn nghe:

"Đó thật sự là chương trình duy nhất hoạt động tốt."

Thật khó tin, nhưng đúng như thế!

Tướng Minh và sứ mệnh bất khả thi

"Tối thứ Bảy, Thượng và Hạ viện nhất trí trao toàn quyền cho tướng Minh hoạt động ngõ hầu mang lại một 'nền hòa bình trong danh dự', trong lúc cả tối thứ Bảy và Chủ Nhật đạn pháo nã vào trung tâm quyền lực giữa Sài Gòn.

Người dân thủ đô sống trong thấp thỏm trước những đợt pháo kích ngày càng gia tăng. Những sư đoàn Bắc Việt và Việt Cộng được chiến xa hạng nặng hỗ trợ chỉ còn không đầy 30 km cách thủ đô VNCH. Những tướng lĩnh can đảm nhất cũng nói rằng tất cả đã mất.

"Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Trần Văn Đôn u ám trước tấm bản đồ ngày càng đen tối. Các chuyến bay 'Galaxia' của không quân Mỹ hối hả chuyển những công dân Hoa Kỳ di tản. Tất cả như trong tình trạng như khi Byzance thất thủ, các chân tay thân cận của Thiệu theo chân chủ chạy trốn với những valy chật căng đô la, nữ trang, vật dụng quý giá, nhà băng đóng cửa , nền kinh tế sụp đổ.

Trong tình thế gần như tuyệt vọng, Lưỡng viện và ông tổng thống mắt lòa, chậm chạp với tuổi già vẫn còn loay hoay bàn cãi về thủ tục bàn giao chính quyền cho tướng Minh, mà không 'vi hiến'.

Trong không khí nghẹt thở, lưỡng viện bỏ phiếu cho giải pháp tình thế hệt như trong buổi đẹp trời của Đệ Tam Cộng hòa. Cuối cùng, sau một ngày điên rồ, khi màn đêm đã buông xuống Sài Gòn, Lưỡng viện Quốc hội nhất trí chuyển giao hoàn toàn quyền lực cho tướng Minh."

Một người cộng sự thân thiết của tướng Minh đã nói với tôi ngay từ hôm qua không úp mở:

"Chúng tôi nắm một sứ mệnh không thể thực hiện nổi."

Thứ Tư, ngày 30/4/1975: 'Tôi đợi các ông ở đây'

Cuốn sách mô tả tiếp giờ phút tiếp quản:

"Nhóm sĩ quan cấp cao nhảy xuống xe. Xung quanh họ là những binh sĩ đầy súng ống. Họ chạy nhanh qua những bậc thang rộng của Phủ Tổng thống, vượt qua phòng khánh tiết và gặp tướng Minh trong phòng làm việc của ông ta.

'Tôi đã đợi các ông ở đây', tướng Minh nói. Buổi sáng cùng ngày, lúc 10 giờ, ông đã cho phát trên radio lời tuyên bố gửi đến đối phương.

Minh từ căn phòng của Phủ Tổng thống đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị Nam Việt Nam ngừng bắn. Rất trầm tĩnh, Minh trao đổi với các phụ tá và một vài bộ trưởng mà chỉ trong thời gian ngắn ông đã tìm được ra.

Các chiến binh Bắc Việt ngay lập tức vây quanh ông. Trong số những sĩ quan của đoàn quân chiến thắng có những Việt Cộng hoạt động bí mật tại Sài Gòn, không mặc quân phục, không mang quân hàm, quân hiệu, có người biết rất rõ tướng Minh. "

Ông ta tiến gần và nói:

"Ông đã làm một việc lớn cho Việt Nam, ngăn không cho Sài Gòn bị phá hủy. Chúng tôi cám ơn ông, tướng Minh."

Minh đáp lại rằng, ông hy vọng vào sự nghĩa hiệp của người chiến thắng."

Nhà báo Paul Dreyfus cũng suy tư về chuyện ông Minh đã nghĩ gì:

"Có lúc nào, ở thời khắc ngắn ngủi những ngày trước, tướng Minh đã nghĩ là khả thi thỏa thuận được một cuộc đàm phán? Tôi không tin. Trong lần gặp gần nhất với ông, khi chưa nắm bộ máy quyền lực, tôi nhận thấy ông đã nghĩ rằng việc đầu hàng là không tránh khỏi. Song không nghi ngờ gì, tướng Minh hy vọng có thời gian để dàn xếp thể thức ra sao.

"Bằng việc gạt qua cá nhân mình, Minh đã chấp nhận trong con mắt của lịch sử, là một viên tướng đầu hàng không điều kiện, để tránh cho đất nước của ông những đớn đau không cần thiết.

Vai trò của ông đã hết.

Thật ngắn ngủi.

Song chúng ta nợ sự đánh giá lại về một con người tỉnh táo và can đảm này."

Các đoạn trích do nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris chuyển ngữ.

Nguồn: BBC NEWS Tiếng Việt

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-39736591?SThisFB&fbclid=IwAR28XXJ-5sDwL23lq853ra9MHkS4zbBDQh4DTzC6HXqtp5TyBXUv6NY9iV0

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Tư 20193:16 SA
Khách
Mấy thằng Việt lăm lăm súng phía sau ông Minh đúng là lũ khỉ rừng xanh. Đối xử với một cấp lãnh đạo đối phương và cũng người Vn với nhau ,bọn csbv vô học
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 201711:18 CH(Xem: 28509)
Tanaka Aki, tên cô gái Nhật Bản, Aki có nghĩa là "Mùa Thu", cô đã không có may mắn được gặp nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng mà cô rất ngưỡng mộ nhất là sau này khi được đọc tác phẩm Người Đi Trên Mây, Sa Mạc, Bụi và Rác. Aki đã bị cuốn hút ngay với tác phẩm Người Đi Trên Mây vì mối quan tâm của cô về môi trường, hoàn cảnh sinh hoạt của Sài Gòn trước 1975. Aki đã từng sống và làm việc ở Việt Nam hơn 13 năm nhưng là thời kỳ sau 1975. Và cô có ý muốn dịch Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật nhằm chia sẻ một tác phẩm hay với độc giả người Nhật.
11 Tháng Mười Hai 201612:35 CH(Xem: 28001)
"Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn." Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201610:47 CH(Xem: 34004)
LTS. Nhà văn Cao Xuân Huy mất ngày 12 tháng 11 năm 2010; vậy mà cũng đã 6 năm rồi. Sau đây là bài viết kết hợp của Ngô Thế Vinh, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Y Thư để tưởng niệm tác giả Tháng Ba Gãy Súng, nhân ngày giỗ thứ 6 của Anh.
31 Tháng Mười 20163:02 SA(Xem: 26791)
Một bài học lịch sử từ cổ đại: Các siêu cường thường suy tàn vì chia rẽ, tranh chấp nội bộ. Liệu Liên Bang Mỹ có suy nghiệm về điều này để tự vượt thắng hay chăng? Siêu cường Mỹ có những khó khăn và rạn nứt; nhưng cũng dư thừa khả năng điều chỉnh, thắng vượt và hàn gắn. Tôn giáo đích thực của đại đa số dân Mỹ trầm lặng là hy vọng và tương lai.
11 Tháng Mười 20161:41 SA(Xem: 27734)
Isaan là một vùng châu thổ rộng lớn trên cao nguyên Khorat trong lưu vực Sông Mekong, bao gồm 20 tỉnh đông bắc Thái Lan, chiếm đến 1/3 toàn diện tích 514,000 km2 của Thái với hơn 20 triệu dân cũng chiếm khoảng 1/3 dân số Thái nhưng vẫn còn là một vùng nghèo và khô hạn, cho dù được bao quanh bởi con sông Mekong như một biên giới thiên nhiên giữa Thái - Lào. Do sự toa rập giữa thực dân Pháp và Anh, họ đã cắt một phần đất Lào sát nhập vào Thái từ 1941, do đó cư dân Isaan đa số là người Lào còn được gọi là Thay Isaan, nói cùng ngôn ngữ, chủ yếu sống bằng nghề nông, tơ lụa và chài lưới. Còn phải kể tới một số không ít người Việt sinh sống lâu năm tại đây.
31 Tháng Tám 201612:04 SA(Xem: 30077)
Như Phong Lê Văn Tiến, không rõ ngày sinh thật nhưng trên căn cước ghi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1923 tại Bắc Việt. Tên thật ít ai biết là Nguyễn Tân Tiến, sau do nhu cầu hoạt động cách mạng, đổi tên là Lê Văn Tiến. Từ 1945, Như Phong làm tuần báo Ngày Nay Bộ Mới ở Hà Nội, sau đó làm biên tập cho sở Thông Tin Bắc Việt. Năm 1954, di cư vào Nam, ban đầu làm cho Việt Tấn Xã, sau đó từ 1955 sang làm nhật báo Tự Do xuyên suốt cả hai thời kỳ cho tới 1963 khi Tự Do bị đóng cửa. Ngoài báo chí Việt ngữ, Như Phong còn là cộng tác viên của The China Quarterly, London (1964-1972); các bài viết của ông về giới Trí Thức Miền Bắc, về Phong trào Nhân văn Giai phẩm đã tạo nên tên tuổi ông trên diễn đàn báo chí quốc tế.
26 Tháng Bảy 20163:49 SA(Xem: 29797)
Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.”
01 Tháng Bảy 201612:54 CH(Xem: 32384)
Tên thật Nguyễn Phước Bửu Khải, sinh ngày 01.09.1940 tại Huế. Nguyên Khai theo học hai năm đầu tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế (1960-1961), chuyển vào học năm thứ ba và thứ tư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1962-1963). Huy chương Đồng Triển lãm Mùa Xuân Saigon 1963, cũng là năm Nguyên Khai tốt nghiệp tại trường này. Là một trong những thành viên sáng lập và là khuôn mặt nổi bật của Hội Hoạ sĩ Trẻ Việt Nam từ 1966.
09 Tháng Sáu 20169:33 CH(Xem: 27259)
Cùng tồn tại là điều mà nhiều nhà hoạt động hôm nay đang vô cùng lo lắng, nhất là khi mỗi ngày phải nhìn thấy hình ảnh xác cá chết trắng dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh đến Huế. Xác cá hay xác của dân mình trên một mảnh đất đã khô kiệt từ tài nguyên đến linh hồn con người!
26 Tháng Tư 20161:26 SA(Xem: 25803)
...quan trọng nhất lúc này, hãy ngưng ngay loại phát biểu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân "Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng". Hãy cũng ngưng ngay thái độ cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm khu công nghệ Vũng Áng ngày 22.4.2016. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa đang xảy ra cách ông chỉ vài trăm mét.