- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐƯỜNG NÓ ĐI TRÙNG ĐIỆP BẤT NHÂN

24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20560)

loc hung -vuon rau binh dia- bbc
Vườn rau Lộc Hưng  - ảnh BBC




"Tôi biết nó, đồng bào miền bác này biết nó
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao”

Nguyễn Chí Thiện


 

Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!

là lực lượng cưỡng chế lên đến hàng nghìn người với đầy đủ các ban ngành và với đầy đủ quyết tâm cùng nhẫn tâm, mà anh Hoài Công Trực, một người dân ở vườn rau Lộc Hưng mô tả: “… với  lực lượng đó, dùng để đánh lấy lại Hoàng Sa cũng thắng thì làm sao người dân chúng tôi chịu nổi”.

Thời nào cũng vậy, thời nào cũng có những phường cường hào ác bá chuyên đi bóc lột, cướp đất, bức hiếp những người dân thấp cổ bé miệng. Nhưng nay, bọn cường hào lại là kẻ cầm chịch, là chính quyền thì người dân biết đi đâu mà đòi oan sai?

Thế cho nên tự bao giờ, người dân nghèo quê tôi đã oán ghét, gọi chính quyền bằng một đại danh từ chứa đầy cảm xúc của sự rẻ rúng và khinh miệt: “Nó”.

***


Tiếng nức nở ở vườn rau Lộc Hưng lại vang lên như một tiếng chuông gõ vào ký ức của mọi người dân VN. Tiếng gào khóc ấy đã vọng lên từ đất nước này từ lâu lắm rồi, từ những vụ cướp đất ở Cần Thơ, Cồn Dầu, Dương Nội, Tiên Lãng, Long An, Dak Nông, Thủ Thiêm,…

Và rồi ngày nay, ở Lộc Hưng, ngay những ngày cận tết. Ngày tết là ngày thiêng liêng, ngày đoàn tụ của gia đình, của ông bà tổ tiên, người khuất mặt. Dân ta bảo “đói muốn chết ba ngày tết vẫn no” hay “giận gần chết ngày tết cũng thôi”. “Nó” quả thực đã không còn là người VN truyền thống. Không thể nhân danh gì để có thể đánh vào đồng bào mình ngay những ngày giáp tết; mà lại nhắm vào những con người lương thiện, nghèo khó, lam lũ!

Nhìn cảnh người dân vườn rau Lộc Hưng nhớ nhà, quay lại nằm ngủ ngay trên cái tổ ấm đã bị đập phá tan nát; không biết bạn có như tôi, chợt đau xót như nhìn thấy chính mình cũng đang cố bám víu vào cái mảnh đất chữ S đã tan hoang, xác xơ đến tội nghiệp này!

Hai trăm hộ dân với hàng trăm con người vừa lâm cảnh đói rét, lang thang vào những ngày cuối năm. Sự yếu đuối, cô thế của họ làm tôi chạnh nhớ đến hình ảnh người mẹ liệt sĩ ở Hà Đông. Khi cùng đường, khi tuyệt vọng, con người ta đành đem cả sự trần trụi, cô thế của mình ra làm vũ khí. Người mẹ này đã khỏa thân gào khóc đến lạc giọng ngay trước trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và thanh tra chính phủ:“Con của tôi chết hết rồi. Còn một mình tôi nữa thôi đảng ơi. Tôi ăn gì, uống gì đây đảng ơi. Tôi lấy gì mà sống đây đảng ơi.”

Nhưng oán giận hay gào khóc đâu có thay đổi được gì. Nước mắt và sự khổ đau cùng cực dường như đã có mặt trên đất nước này hơn nửa thế kỷ. Ngay từ những ngày đầu, khi CS mới nắm chính quyền rồi cho phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Câu thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện ngày ấy mà đã thành tiên tri “đường nó đi trùng điệp bất nhân”.


Nhưng nếu bảo cộng sản ác, lãnh đạo cộng sản bất nhân, vậy chúng ta là ai?

Chúng ta là chứng nhân của nửa triệu nông dân chết oan trong Cải Cách Ruộng Đất; chúng ta có mặt khi CS nhân danh cách mạng chôn sống hàng nghìn người dân vô tội trong biến cố Mậu Thân; chúng ta hiện diện khi chúng chia chác, cướp đất, xô đẩy lớp lớp dân nghèo vào cảnh cùng khổ, không nhà không cửa, màn trời chiếu đất, …

Với từng đó những tội ác mà chúng ta vẫn im lặng, vẫn làm ngơ thì sự hiện diện của chúng ta cũng hoàn toàn vô nghĩa. Khi coi sự bất công đối với người khác không là sự bất công đối với mình thì nạn nhân kế tiếp sẽ là ai?

Chúng ta là sản phẩm của chính mình.

Một ngày nào đó khi quay trở về nhà, mái ấm của chúng ta cũng chỉ còn là một đống đổ nát như vườn rau Lộc Hưng. Một ngày cuối năm nào đó, chúng ta cũng sẽ co ro trên mảnh đất trống của mình trong khi căn nhà chung VN đã là một bãi rác cho ngoại bang rồi.

Tai họa này sẽ không chừa một ai, ngay cả những đảng viên, cán bộ nằm trong guồng máy của chế độ. Đối với một chính quyền “non yếu” chúng ta còn chung tay góp sức được; nhưng với một chính quyền “bất nhân với đồng bào”, nếu chúng ta không phải là người chận đứng cái ác thì còn ai vào đây? Hãy nhớ đến những cán bộ cao cấp như Đinh La Thăng còn phải cầu xin được đối xử như một con người.

Chính chúng ta đã tạo nên một xã hội bất ổn, chính chúng ta đã trao quyền lực tuyệt đối vào tay một đảng phái bất xứng. Để rồi ngày hôm nay, với luật ANM, nhiều người dân VN còn tin rằng chúng ta đã “hoàn toàn trắng tay” về những gì gọi là quyền con người !?

Ai đó đã từng nói: “Chúng ta nghĩ mình là gì thì mình sẽ trở thành thế ấy.” Tờ giấy bạc 20 đồng sẽ luôn luôn có cái giá trị của 20 đồng, dù nó được xếp vuốt phẳng phiu hay bị bàn chân người đời dẵm nát. Hãy dám sống với cái hệ giá trị của chính mình. Đây không phải là lần đầu đất nước này, dân tộc này phải sống với thử thách.

Khi luật ANM cấm nói, chúng ta sẽ tiếp tục và phải tiếp tục nói lên sự thật. Hãy bắt đầu một cuộc sống có trách nhiệm, sống với danh dự và nhân phẩm. Chỉ có duy nhất điều này mới có thể nâng tâm hồn chúng ta, nâng dân tộc chúng ta thoát ra khỏi số phận một bầy thú sắp bị diệt vong.

 

NGUYỆT QUỲNH
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 160214)
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 28122)
Thuật ngữ khuôn nhịp, hay cấu trúc nhịp điệu giúp ta nhận diện: sự lặp lại đều đặn theo chu kì của những bước nhịp, các âm thanh mạnh yếu. Các khuôn âm luật ấy góp phần tạo ra tính nhạc cho bài thơ. Mỗi khuôn nhịp có trường độ bước nhịp nhất định. Ở mỗi bước nhịp, số âm tiết hợp thành tiết tấu câu thơ luôn được hạn định.
09 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 97823)
K ể từ năm 1975, hàng năm cứ đến mùa giỗ Đệ Nhị VNCH dịp tháng Tư là những kẻ thua cay lại lôi Trịnh công Sơn ra làm quả banh da của võ sinh quyền Anh đấm cho đỡ ngứa tay ngứa miệng...
13 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 94141)
Năm 1995, Vi Thuỳ Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong . Năm 1999, nhà xuất bản Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị; Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “con ngựa chữ nghĩa dậy thì”.
22 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 23698)
Độc giả ngày nay có lẽ không mấy người biết Vũ Khắc Khoan là ai. Mặc nhiên ông là một trong những tác gia lớn - tên tuổi có lẽ không nổi tiếng như Võ Phiến, Mai Thảo hay Thanh Tâm Tuyền - đã để lại những tác phẩm độc đáo, đánh dấu những biến chuyển quan trọng về bút pháp và tư tưởng, trong nửa sau thế kỷ XX, của văn học Việt.
22 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 28211)
"Mới" đây là mới được công bố. Trong sự nghiệp sáng tạo nhiều mặt của mình, Lưu Quang Vũ ký thác tâm sự sâu nặng nhất, thể hiện mình rõ nhất ở thơ.
23 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 89620)
Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 24269)
Năm 2007, hội họa của Lê Bá Đảng chuyển sang một giai đoạn mới mà ông gọi là cõi người ta.  Cách đây hai mươi năm, họa sĩ đã tìm ra chất liệu thể hiện không gian Lê Bá Đảng , khai phá lối nhìn nhiều chiều về cõi nhân sinh trong hội họa. Cõi người ta là một họa trình mới, kết hợp không gian với tâm linh con người, thể hiện tâm hồn con người trong không gian và trong tạo vật.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 32154)
Nửa đầu thế kỷ, thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu, từ mô hình kiểu trung đại chuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định, từ sau 1945, cái định hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vận động, người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất.
09 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 23490)
Lý Nhuệ (Li Rui) sinh năm 1950 tại Bắc Kinh, nguyên quán ở Tự Cống, tỉnh Tứ xuyên. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm 1970. Các tác phẩm chính: Tập truyện ngắn Hậu thổ , các tiểu thuyết Cây không gió, Chốn xưa, Ngàn dặm không mây, Ngân thành cố sự . Lý Nhuệ đạt giải thưởng Truyền thông văn học Hoa ngữ lần thứ V.