- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHẢY TÀU

12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 1846)


XE LUA
Xe lửa - ảnh Internet

Hoàng Thị Bích Hà

NHẢY TÀU

 

 

Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.

 

Rồi hai người có với nhau một đứa con. Kiều Thu chạy chợ buôn bán lặt vặt , Hải thì làm đủ việc phi pháp bao gồm cả trộm cắp, móc túi, bán ma túy,…Một hôm Hải bị bắt vì tội buôn bán ma túy số lượng lớn nên đã bị kết án tử hình.

Kiều Thu còn lại trên đời bơ vơ không biết dựa dẫm vào ai. Đôi bên cha mẹ cũng nghèo nên phải tự lập cánh sinh, vất vưởng qua ngày.

 

Thế rồi Kiều Thu nghe người ta rủ nhau đi “nhảy tàu”, tức là đi buôn bán trên tàu. “nhảy tàu” cũng có nghĩa là nhảy từ tàu nọ qua tàu kia mỗi khi chuyển tàu, hay chạy trốn từ toa nọ sang toa kia để tránh thuế vụ, quản lý thị trường hay kiểm soát viên chẳng hạn. Có khi sợ bị kiểm hàng và bị bắt khi qua trạm kiểm soát của ga nên khi đến gần ga tàu thường chạy chậm, họ trút hàng xuống và nhảy xuống luôn, không vào ga. Hồi đó đi đường ngắn thì họ nhảy lên tàu chợ bán hàng ăn uống như: cơm, bánh, nước uống,… theo tàu chợ đi khi nào gặp chuyến tàu chợ chạy ngược chiều thì nhảy sang tàu trở về. Kiều Thu đi buôn đường ngắn trên tàu, một thời gian cũng có có đồng vào, đồng ra trang trải nuôi con.

 

Sau một vài năm kinh nghiệm việc “nhảy tàu” đã sành sỏi rồi. Chị bèn nảy ra ý định là đi buôn chuyến trên tàu đường dài, từ Bắc vào Nam và ngược lại. Hàng hóa thì tùy theo nhu cầu mà mua bán. Lúc này đi buôn không phải dễ vì mọi hàng hóa đều đưa vào mậu dịch và cửa hàng hợp tác xã hết. Từ các mặt hàng gia dụng đến lương thực, thực phẩm, may mặc kể cả kim chỉ. Nếu ai tự ý đi trao đổi hàng hóa sẽ bị xem là buôn lậu. Và sẽ bị thuế vụ, quản lý thị trường kiểm soát nghiêm ngặt. Vì thế muốn đi buôn đường dài theo xe thì phải quen với cánh tài xế để được giúp đỡ, chở che, giấu hàng,… Kiều Thu đi buôn đường dài theo tàu Thống Nhất Bắc Nam, đi vài chuyến, một hôm ả trông thấy trên toa có anh kiểm soát viên khá đẹp trai, mặt hiền lành, nói giọng Sài Gòn. Ảnh tên là Trần Văn Thiện, trên bảng tên có ghi nên dễ dàng biết tên. Văn Thiện (còn gọi là Ba Thiện, anh con thứ hai, nhà ở đường Võ Văn Tần, phường 5, quận 3). Kiều Thu khệ nệ bưng mấy kiện hàng vào toa, gặp Văn Thiện đứng ngay cổng, thấy cô gái mang vác có vẻ nặng nên Thiện giúp một tay kéo hàng vào. Sau đó câu chuyện qua lại, biết Kiều Thu đi buôn đường dài tuyến SG-HN, còn Văn Thiện là kiểm soát viên của đôi tàu Thống Nhất Bắc Nam. Cứ mỗi chuyến như vậy Văn Thiện sẽ đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, nghỉ vài ngày, lại quay vào Sài Gòn, nghỉ một hai ngày lại đi ra. Nắm được lịch trình của Văn Thiện nên lúc nào Kiều Thu cũng canh me đúng chuyến có Văn Thiện để đi cùng. Hai người ngày càng thân thiết và phải lòng nhau lúc nào không hay. Sau này, Kiều Thu cứ lên phòng của Văn Thiện và hai người cứ quấn lấy nhau như sam. Kiều Thu rất rành trong vấn đề tình ái, dù gì thì Thu cũng qua một đời chồng rồi mà, và đã có một đứa con. Còn Văn Thiện thì trai tân nên dễ bị lưới tình giăng mắc.

 

Rồi hai người đi đến kết hôn, dĩ nhiên gia đình Văn Thiện không đồng ý, nhưng Thiện thì không rứt ra được mối tình này, nên Thiện bảo với ba mẹ là tụi con đã có em bé. Ba mẹ của Thiện là những người hiền từ, nên cũng chiều ý con cũng làm đám cưới cho hai người.

 

Sau này về nhà chồng Kiều Thu dẫn theo cả đứa con riêng là bé Thanh Thủy bốn tuổi, trong nhà mọi người cũng thương bé. Vì trẻ con mà, cháu cũng không có tội tình gì, ai nỡ bỏ bé khi mẹ đi lấy chồng khác. Rồi Kiều Thu sinh thêm hai đứa con chung: một trai, một gái với Văn Thiện nữa là ba đứa con. Có vẻ Kiều Thu không mấy quan tâm đến bé ThanhThủy. Mọi việc ăn uống của bé chủ yếu là cô Tư Lan (em của Thiện) và bà nội là mẹ của Thiện chăm sóc. Vì vậy sau này lớn lên, bé Thanh Thủy rất quý “bà nội” và cô Tư Lan. Hai người vẫn tiếp tục đi công chuyện buôn bán trên tàu cho đến khi Văn Thiện nghỉ hưu lúc 60 tuổi. Kiều Thu 63 tuổi (lớn hơn Thiện 3 tuổi).

 

Trong cuộc sống nhà chồng, từ ngày Kiều Thu về làm vợ của Văn Thiện trong gia đình thì vai trò làm chủ nhà dường như không phải mẹ của anh Thiện mà là Kiều Thu. Thu rất sắc sảo, lấn lướt chồng và gia đình chồng. Thị tỏ ra rất quyền thế, Kiều Thu cũng ỷ là mình đã sinh con trai- cháu nội đích tôn cho gia đình nên nghiễm nhiên là chủ gia đình. Văn Thiện thì cũng thương bố mẹ nhưng nhu nhược, sợ vợ nên Thu nói gì cũng xiêu theo. Ba của Thiện tuổi già, phần mất tự do trong chính căn nhà mình, tuổi ngày càng cao, sức khỏe giảm dần rồi về với đất vào một ngày cuối năm mưa tầm tã. Không khí trong gia đình ngày càng buồn bã hơn!

Cô Tư Lan vẫn đi làm văn phòng ở một cơ quan trong thành phố, nhiều lúc bận công chuyện tối mới về nhà, buổi trưa có khi ăn cơm mà Kiều Thu cũng không buồn gọi mẹ ra ăn. Thiện hỏi thì Thu bảo, mẹ mệt không ra ăn, giờ chắc ngủ rồi, chút dậy hỏi bả ăn gì thì đi mua. Thấy mẹ mình đối xử không ân cần với “bà nội”, bé Thanh Thủy thường bới cơm và đưa cho bà ăn và hỏi han bà hàng ngày. Sau này bé Thủy lớn, gả đi lấy chồng, cô Tư Lan đi làm nên bà nội ngày càng buồn, cô đơn và ít nói hơn. Bà cứ trông cho hết ngày, ngóng ra ngõ để chờ cô Tư đi làm về mới có người trò chuyện. Nên vì thế có bạn bè cù rũ cà phê hay cơ quan hội hè liên hoan, Tư đều từ chối, hết giờ làm là về với mẹ.

 

Mẹ ngày càng già yếu, có lần đi từ giường lần ra nhà vệ sinh bị té gãy chân, hoảng quá điện gấp Tư về đưa đi bệnh viện. Rồi cơ quan Tư đổi đi cách nhà 15 km, Tư phải ở nhà trọ để tiện đi làm và cũng thấy thoải mái hơn, hàng ngày Tư không thể về chăm nom mẹ, mà để mẹ ở nhà thì không yên tâm, sợ mẹ té nữa, không ai lo nên Tư đưa mẹ về phòng trọ sống với mình luôn!

 

Thế là căn nhà cả một đời tạo dựng của hai ông bà già giờ trở thành nhà của Kiều Thu. Nhà đổi chủ sang tên sau khi Văn Thiện bị tai biến và qua đời. Dù có nhà nhưng cuối đời mẹ và em gái của Văn Thiện cũng phải đi ở nhà thuê. Với lý lẽ là nhà ông bà thì phải để cho con trai, và con trai có cháu đích tôn sau này thờ tự vì thế nhà về tay quản lý của mẹ con Kiều Thu là vì vậy.

 

Cuộc đời đôi khi có những điều bất ngờ mà người đời không lường trước được. Khi may mắn gặp dâu hiền, rể thảo, rước dâu về phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Còn dâu dữ thì sẽ xảy ra trường hợp như kể trên. Khi cô dâu bước vào nhà đồng nghĩa với việc cha mẹ đã bị tước mất tự do, nếu người chồng nhu nhược, đúng sai gì cũng nghe vợ. Sau một thời gian đã quen với cung cách chủ mới, có thêm cháu nội thì ông bà còn bị tước luôn cả căn nhà.

 

Cha hay mẹ ai già yếu trước thì cũng phải về với đất, người còn lại và em gái là Tư Lan phải thuê căn phòng 10m2 để sống. Xem như bị mất nhà ngay cả lúc mình còn sống mặc dù căn nhà do cha mẹ mình tích cóp cả quảng đời làm lụng vất vả mưu sinh.

 

Thấy cảnh mẹ già không người chăm vì thế Tư Lan cũng không lập gia đình, để chuyên tâm lo cho ba mẹ. Tuổi trẻ xuân sắc của cô qua đi theo ngày tháng, mẹ cũng đã về cõi tịnh khi tuổi già sức yếu. Còn lại cô Tư thì vẫn phòng không chiếc bóng và ở nhà thuê. Mặc dù Tư sinh ra trong gia đình trung lưu ở quận 3 Saigon xưa, cha mẹ khá giả, nhà rộng vài trăm m2 ngay trung tâm thành phố. Cha mẹ cũng hết lòng lo cho con con ăn học, có nghề nghiệp đàng hoàng nhưng kết cục cuối nhận về của gia đình không mấy vui!

 

Saigon, ngày 19/7/2024

Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 803)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 1005)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 1262)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 1498)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 2588)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 3363)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.
15 Tháng Tám 202412:35 SA(Xem: 3475)
Những khối gạch đá đen trùi trũi trong ánh trăng lu chìm giữa những đám mây nặng trĩu đè lên thành Kim Lăng (Nam Kinh). Tiếng quạ kêu thảng thốt. Trong Viện Thái y, hơn chục viên Ngự y chắp tay cúi đầu vẻ ăn năn biết lỗi, xếp hàng trước viên Tổng quản của Hồng Vũ đế đang cao giọng: - Các vị Ngự y! Hoàng đế rất tức giận, và hoàn toàn thất vọng về các vị! Được hưởng ân huệ của triều đình không ít, nhưng đã mấy tuần trăng rồi, tính mạng vàng ngọc của Vương phi trao cho các vị, các vị đã làm được gì? Hơi thở của Vương phi ngày một mỏng manh như sợi cước…
17 Tháng Bảy 20244:12 CH(Xem: 4230)
Nàng ngồi lặng lẽ trên ghế sô-pha. Chiếc váy màu đen mở ra khoảng trống vô hình. Hai cánh tay rã rời đặt lên thành ghế. Ánh đèn màu nhập nhòa hắt trên phố vắng. Nàng ngồi chờ hắn về. Hắn sẽ đi trên chiếc xe bịt kín màu đen, gương mặt lạnh lùng. Hắn có mùi đàn ông pha hương gai cầu. Gót giày thường lấm một thứ gì đó rất ít, nhưng cũng đủ cho nàng phát hiện ra: cát bờ sông, bùn đất quánh đặc, than cháy, hoặc thứ gì không màu mùi vị mà lẩn quất xô đẩy chen lấn tanh tanh mùi đỏ nhầy nhụa. Hắn không thích nàng nói gì. Chỉ sở hữu một cách chậm rãi và ngông cuồng. Sau đó hắn đưa cho nàng một tập những tờ màu xanh. Chuông điện thoại reo. Nàng nhích người ể oải đứng lên với cái máy, ể oải a lô. Cánh tay mỏi đã có thể đưa lên, chậm rãi như chờ sự đồng lõa. Phía bên kia im lặng. Lạ thật, có lẽ ai nhầm máy. Ném máy xuống bàn, nàng lại co chân lên ghế trong tư thế chuẩn bị ngủ. Nhưng rồi điện thoại lại reo. Nàng không buồn đứng dậy nữa. Tự nhiên cơn buồn ngủ kéo đến. Nhưng chuông cứ reo...
17 Tháng Bảy 202411:26 SA(Xem: 3744)
Sáng hôm đó, lễ đón tân sinh viên trường ĐH Kinh Tế diễn ra thật vui. Đặc biệt mấy anh sinh viên lớp trên lúc nào cũng háo hức chào đón tân sinh viên hơn cả. Hoàng Tùng cũng vậy, anh cùng với nhóm bạn hôm nay đến trường sớm hơn mọi khi. Áo quần thẳng nếp, đầu tóc gọn ghẽ phong thái lịch lãm nhất có thể. Trong buổi này có nhóm tân sinh viên nữ làm anh và nhóm bạn chú ý nhất là ba em trong trang phục áo dài trắng, vàng và xanh thiên thanh ngồi gần nhau bên góc trái hội trường
17 Tháng Bảy 20241:05 SA(Xem: 4507)
Mấy tuần qua, nổi lên thống trị thế giới thông tin cả vỉa hè lẫn chính thống là biết bao lời rao giảng ồn ào về Nhân Quả, Nghiệp báo Luân hồi từ không ít vị “mũ cao áo dài” trong giới tu hành đạo Phật nhằm dẫn dụ Phật tử và đông đảo dân chúng vào mê hồn trận “Cúng dường”, “Giải oan”, “Giải nghiệp”, “Thỉnh vong”, “Trục vong Thỉnh linh bào thai”, v.v. Hắn chợt nhớ lại mồn một cái chết bi thảm của một ông Giám đốc dường phải trả nghiệp báo của ông bằng một tai nạn khủng khiếp mà nhiều năm qua, hắn tìm mọi cách cố tình rũ bỏ khỏi trí nhớ mệt mỏi của hắn nhưng không sao làm nổi…