- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁO CHỦ

24 Tháng Giêng 20229:38 CH(Xem: 9288)


tranh-LeMinhPhong
Tranh Lê Minh Phong

 

 

 

Ngô Quốc Phương

GIÁO CHỦ

 

 

Tình hình chiến sự bên ngoài ngày một nóng, dường như chẳng có cách nào chấm dứt được trong ngày một ngày hai, mà đã qua trên dưới chục năm có lẻ chứ ít chi, ai trong chúng ta còn có thể kiên nhẫn?”, Công Công đứng lên nói giữa cuộc hội kiến khẩn cấp giữa các môn đệ của giáo phái với giáo chủ.

“Đúng vậy, chính vì thế mà chúng ta có cuộc họp này, trước khi thày đi,” Công Quả nói, “Nhưng đây không chỉ là cuộc chiến xe tăng, tàu bò, súng đạn, bom mìn, nó còn là một cuộc chiến ngay trong lòng giáo hội của chúng ta, thầy có thể bỏ giáo hội cũ, để thờ chủ mới, rồi một ngày trở thành vua mới, và chúng ta sẽ được ăn theo lộc quả, tội gì không làm thế nào?”

“Đúng thế, đây là cuộc chiến trong giáo hội, nhưng tôi nghĩ, thầy không phải ra đi đâu, thầy cứ ở lại”, Công Lý bỏ cuốn huyền môn bí kinh do giáo chủ soạn mà y đang đọc xuống đùi, nói.”

“Ý anh là gì, thầy phải đi thôi, cơ hội lớn đang tới, không chỉ cho thầy mà cho tất cả chúng ta! Hay anh có viễn kiến tốt hơn cả thầy và tụi tôi?”, Công Thị, cánh tay phải của giáo chủ xen vào.

“Được, để tôi nói thẳng cho các người nghe, thầy đã phản bội Sư tổ và huynh đệ của thầy để phục vụ cho một bọn giả dối, bạo lực, gian manh, miệng thánh, bụng dao,” Lý đáp.

“Trong khi giáo hội từ lâu đã nói rõ với thầy rằng nếu buộc phải xen vào việc chính trị, quyền bính, thì phải yêu cầu đồng thời cả hai phía đang đánh nhau kia bỏ dao, bỏ súng xuống, để cùng cứu toàn thể chúng sinh, chứ không chỉ yêu cầu có một bên, để rồi khi một bên có chính nghĩa yếu đi, thì bên tà quyền kia sẽ tiêu diệt họ, đầy đọa muôn dân toàn cõi chìm trong bể khổ, khi chúng nắm quyền bính được trong tay,” Công Lý nói thêm.

“Hừm, ngươi sai rồi!”

“Hừm, vừa sai, vừa ngu nữa!”

Lũ huynh đệ, tỉ muội xung quanh Công Lý nhao nhao lên.

“Đúng thế, người sai, còn thầy và chúng ta chẳng có gì sai, thầy và chúng ta phải chọn bên thôi, và nên đứng về bên có cơ thắng, bất luận là ai, vì có đi theo ma, thì mới cõ cỗ mà ăn, mà hưởng chứ!”, Công Thị nói.

Lý bỏ kính xuống, mặt đỏ lên, nói:

“Công Thị, chính cô là người đã làm ô uế giáo phái này, và dắt giáo chủ vào đường lầm lỗi, ai chẳng lạ miệng lưỡi đường mật của cô, bao đệ tử ngu muội đã lao vào dàn lửa, tưởng được lên cõi cao vĩnh hằng kia, tiếc thay họ đã đi vào cửa ngu si và bị lợi dụng, linh hồn của họ chắc không một ngày không kêu khóc vì đã theo cô. Nay, thay vì khuyên người cải tà quy chánh, cô lại khuyên mọi người vào chỗ tham si, để rồi làm nô lệ, đồ đệ cho quỷ dữ mà thôi!”

Công Thị liên đứng lên, tay cầm lấy cái dùi mõ, định xông vào đập giữa mặt  Lý.

“Ta đã xui bao kẻ ngu si đi xuống địa ngục thay cho chúng ta đấy, và còn móc túi bao kẻ ngu muội để có tiền bạc nuôi giáo phái này như đã làm đấy, nhưng thử hỏi nếu ta không làm thế thì các người lấy gì đút vào mồm và làm sao bao kẻ trong chúng ta có hết vàng nọ, bạc kia dắt hầu bao?”

“Còn chính thầy của các người nói với ta đấy, rằng chẳng có gì đứng ngoài chính trị, quyền lực và danh lợi cả, nếu ngươi không muốn ở lại thì cút đi cho khuất mắt mọi người! Còn nếu biết thân phận, thì hãy câm mồm đi!,” Công Thị gào lên, sau khi bị mọi người níu tay không cho hành hung kẻ mà thị đang sửng cồ.

“Thôi, thôi, mọi người hãy bình tĩnh lại, ai có cao kiến thì nói, chứ còn cãi vã nhau, rồi vạch áo cho người xem lưng, mà thiên hạ biết được thì hay ho gì,” Công Tì Nương, trong nhóm của Thị vội khuyên can.

Bỗng nhiên, mọi người im bặt, mọi con mắt đều hướng về cánh cửa của căn buồng họp kín dưới tầng ngầm.

“Đúng, các trò có cao kiến gì không?” giáo chủ cất tiếng hỏi lũ đồ đệ bao năm nay vẫn đi theo, trong số hàng trăm đứa, trai có, gái có, loại có dăm ba chữ cũng có, và loại dốt nát, dị đoan, si muội cũng có.

“Thưa, chúng con đã bàn kỹ với nhau rồi, nhưng chưa ngã ngũ. Chúng con cũng bàn từ cả tuần nay nữa, có đứa thì bảo ngài phải đi thôi, có đứa lại bảo ngài cứ ở lại, như thằng Công Lý này.”

“Được, ta muốn nghe Lý nói nốt ý của nó, nào con trai, hãy nói nốt ý của ngươi cho ta nghe”, giáo chủ động viên, miệng cười cười, nhưng mắt đưa nhanh sang Công Thị, ý như muốn bảo:

“Nàng hãy tạm lui lời, đừng nóng, ta hẵng xem nó có ý gì”.

Thị ngồi xuống, trong bụng nghĩ:

“Lão ghê thật, đêm qua quần mình suốt mấy canh giờ, mà lửa dục vẫn như y nguyên trong mắt! Lãi vẫn còn đủ sức để mò xuống tận đây để bịp bọn mê muội môn sinh!”

“Thưa thầy, tôi nghĩ thầy nên ở lại, hành tung thầy đã bị lộ do móc ngoặc với các lực lượng đối nghịch chính quyền ở đây, và người ta có thể bắt thầy, nhưng xứ này hiện nay vẫn còn dân chủ, tự do hơn xứ tà quyền kia vạn lần, không ai giết thầy đâu, thầy sợ gì, cùng lắm thầy ngồi vài tháng tù tại gia quản chế, còn nếu họ làm quá, thì thầy lại càng có cơ hội được mọi giải thưởng danh tiếng ngay, thiếu gì kẻ hâm mộ bốc đồng sẽ vận động cho thầy, thầy không cần phải đi trời Tây mà danh tiếng nếu muốn sẽ đủ đầy cả.”

“Tôi nghĩ, thầy nên ở lại, và nên làm lành với giáo hội cùng các huynh đệ cũ của thầy, rồi trở lại con đường chánh đạo.

“Thầy có thể bị khó một thời gian, nhưng giáo hội thiện lành sẽ giúp thầy sửa sai, tẩy rửa. Thầy không nên chọn con đường cơ hội, làm lợi cho một bên tàn bạo, giảo quyệt khôn cùng kia.

“Chúng khác chi là bọn quỷ dữ, đi với chúng sẽ vĩnh viễn biến thầy và tất cả giáo phái này thành quỷ sa-tăng, tay nhuốm máu như chúng, để rồi cơ đồ của giáo hội thiện lành sẽ hoang tàn vĩnh viễn!”

“Và chính thầy viết trong sách đây, hay không phải là thầy viết? Rằng hãy sám hối khi còn chưa muộn, và hình phạt công tâm chính là giải thưởng hữu ích và cơ hội dọn mình cho người tầm đạo trên đường vượt thử thách, nhất là khi đối diện bản thân với sự lựa chọn giữa tham ác tà và thánh thiện nhân, có phải vậy không?”, Công Lý nói và mắt rưng rung.

“Hà hà! Đúng, chính ta viết thế, mà đó thực ra là ý của Tổ sư, nhưng ngươi đích thị là trò yêu, đồ đệ trung thành và sáng suốt của ta, ta đã không bao giờ chọn sai về ngươi,” giáo chủ nói và cười lớn.

“Các trò, chúng ta hãy ngưng họp. Ai hãy lo việc nấy và về thất của mình!”

Mọi người vẫn đang ngỡ ngàng, chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra, thì giáo chủ nói:

“Hãy về đi, ta chưa đi ngay đâu, ta còn ở lại, lo toan cho mọi người!”

Rồi quay sang Lý, giáo chủ bảo:

“Công Lý, ngươi hãy ở lại, ta có đôi lời!”

Lý liền ở lại.

Chờ mọi người lục tục rời đi hết xong xuôi, giáo chủ vỗ vai Lý, nói:

“Công Lý, con ngồi xuống ghế này, con khá lắm, không phụ công ta đã tin tưởng. Ta sẽ ở lại, theo ý con, nhưng chính con sẽ đi thay ta, con hãy mang hạt giống lành của con gieo cho các nơi, ta sẽ ở lại và trả nghiệp của mình như ý con, rồi chúng ta sẽ sớm gặp lại.”

“Đây là vé phi cơ, chương mục của con, ta cũng đã đưa thêm đủ để con có thể yên tâm mở mang công việc mở mang giáo hội mới ở xứ trời Tây nhiều năm, đừng nói chi tới lộ phí đi đường hẹp hòi nào!”

Lý còn đang định tâm xem tai có nghe nhầm không và định cảm tạ giáo chủ đã tin tưởng, thì giáo chủ đưa mắt, hất hàm về một phía, hô to:

“Người đâu, vào ngay!”

Tức thì, từ phía sau lưng Lý, cánh cửa mở toang ra, cả loạt nòng súng đen ập vào, chĩa thẳng vào lưng của Lý.

Một miếng giẻ bịt mồm và một một mảnh vải đen chụp nhanh che mắt y, tuy Lý vẫn kịp nhìn thấy rồi nghe thấy giáo chủ và Công Thị tay trong tay, cười đắc ý với nhau!

Trong nháy mắt Lý bị lôi đi.

Sớm hôm sau, ngay dưới lòng khu vườn mơ xanh mát của tu viện, nơi đồi trên, xóm dưới liền nhau có gió thường thổi tứ bề, nơi tưởng là phong thanh, cảnh tịnh ấy, dường như đã vùi sâu dưới ba tấc đất vĩnh viễn một giấc mộng của ai xanh mướt chẳng kém gì màu lá cây nơi vườn tiên cõi mộng nào.

Đề rồi, cũng buổi chiều ngày ấy, một phi cơ lữ hành cất cánh nơi phi trường không xa, vút nhanh lên trời, mải miết trôi về trời Tây, để lại sau lưng, một cuốn kinh ai đó đọc dở bên cửa sổ một phòng tu kia.

Những trang kinh bị gió lật cho tơi bời, lật đi, rồi lại lật lại, khiến chẳng còn biết chương nào đang được mở ra hay là còn đang đóng lại nữa…

Ngô Quốc Phương

Đông – Xuân, 2022

Kent, Anh quốc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 33570)
Gió thì chết già trên những tán lá rậm rạp. Nhưng gió thu không chết già mà chết trẻ. Heo may thế, mỏng manh thế làm sao sống quá vài phút dưới tầng tầng lớp lớp cơ man lá cành cổ thụ không có tuổi? Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 30979)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 37360)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 31245)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43823)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 127950)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32945)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34614)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 41966)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 40630)
Có tiếng nổ uỳnh uỳnh như tiếng cà nông, tiếng bánh xe lộc cộc trên đá dăm lao vào ngõ, gạt cánh cổng gỗ đánh xoẹt. “Thằng mất dạy nào đấy, có biết nhà ai đây không mà láo lếu thế hở? Thằng nào? Bà có ra mà lôi cổ nó vào đây tôi dạy cho một bài không! Con cái nhà ai thế không biết?”. “Bố! Con đây chứ thằng nào. Bố lại đang uống rượu à, may quá, con về đúng lúc. Đang thèm rượu muốn chết đây bố ạ”.