- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÁO SƯ KÊ ĐI LÀM CỐ VẤN

11 Tháng Ba 20209:23 CH(Xem: 24211)
ĐUA BÒ- Nguyen Hoang Nam
Đua Bò -ảnh Nguyễn Hoàng Nam

              

                                                                        

     Bây giờ ở nước ta gia đình ngài Giáo sư Kê rất nổi tiếng.

     Có thể gọi là nổi như cồn. Nổi nhất nước. Bởi là do hai tay hậu duệ: nghĩa tử Hùng Văn Hạ thì chấp chính Bộ dục- văn- giao còn nam tử Giang Đình Tinh Anh thì nắm Bộ công, hai bộ trọng yếu của nước nhà. Rất hăng hái phát tài. Mà đều còn trẻ, đang đà thăng tiến hứa hẹn chủ chốt nước nhà nay mai.

      Ngài Kê sau vụ đi làm chủ tịch hội đồng đào tạo cho nước nhà những ba vạn chín nghìn tiến sĩ thì yên tâm nghỉ ngơi cùng con cháu. Thi thoảng đi du lịch ngao du sơn thủy hữu tình cho vui thú tuổi già. Nghĩ đời mình cũng đã thật hào hùng, thôi nghỉ ngơi tuyệt đối… Đấy là ngài Kê bụng bảo dạ thế. Thế nhưng cánh phóng viên báo chí nước Nam lại không nghĩ thế. Đã thế, chị hồng phúc dân tộc đang giữ chân chủ chốt, trong buổi gặp gỡ thân tình báo giới nhân ngày nọ kia, phát biểu: “Các đồng chí phóng viên báo là tai mắt, là mồm, là loa phát ngôn của nước nhà, cần năng động tích cực lên. Trong tình hình hiện nay là cuộc đấu tranh rất căng thẳng một mất một còn giữa lề phải và lề trái. Giữa chính thống và không chính thống. Các phương tiện truyền thông chính thống  phải đoàn kết nhất trí cao dưới sự lãnh đạo của trên. Phải thi đua sáng tạo đi đầu tiến lên. Và phải biết tập hợp lực lượng, tập hợp quần chúng. Tập hợp trí tuệ cả nước. Ví như trong các vấn đề nổi cộm của xã hội mà bọn thù địch, bọn ba lăng nhăng lợi dụng bêu riếu chúng ta trên mạng xã hội, các đồng chí phải biết mời các nhân sĩ trí thức đỏ, tiêu biểu của ta để lên tiếng phản bác lại. Phản thật mạnh. Phản thẳng cánh!”

Nhân sĩ trí thức đỏ, cái này mới đây. Các phóng viên nghĩ mãi chưa ra, thế nào là nhân sĩ trí thức đỏ? Cơ mà lãnh đạo thường chỉ nói thế thôi, không bao giờ giải thích gì thêm, kiểu như thày giáo ra đề cho bọn học sinh thò lò mũi xanh bao giờ chả thòng thêm câu, giám thị không giải thích gì thêm. Thế mới hiểm, mới siêu. Đoán đê! Tự tìm hiểu đê!

Nhưng được lời lãnh đạo trao gửi, các phóng viên của nước ta bản dĩ vốn đã rất hùng hổ bèn hăng hái đi tìm hiểu, đâu là các nhân sĩ đỏ. Họ lên gúc gồ. Anh gúc chỉ ra ngay Giáo sư Kê người làng Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện hàn lâm súc sản, huân chương công trạng quốc gia, nguyên chủ tịch hội đồng, xuất thân từ gia đình thành phần cách mạng mấy đời dòng giống… Tóm lại, rất nhiều cái nguyên. Và cái nguyên quan trọng nhất, là chỗ thân tình của chị lãnh đạo hồng phúc dân tộc. Đã thế lại là thân phụ của hai quan thượng thư lừng lẫy đương triều. Đúng là vừa hồng vừa chuyên. Không, không phải hồng mà là đỏ. Quá đỏ. Đỏ rực.

Các phóng viên rất lấy làm yên tâm. Đã có một chỗ tuyệt vời để mời phỏng vấn chém gió các kiểu về mọi thứ trên đời. Từ chuyện Donald Trump bên Mỹ bị bọn gái đú ngày xưa tố đã từng sờ bướm nó, cho đến chuyện dân miền núi của xứ Annamite giờ này mà vẫn có cả đàn trẻ con chân đất tồng ngồng thả chim đến lớp… Tóm lại, hỏi chuyện gì thì ngài Kê cũng trả lời thông văn tự và bình luận phân tích đâu ra đấy. Thì thế dân làng Ngọc mới gọi là gà sống thiến sót! Chậc chậc, quen mồm theo cái thói dân gian nhảm quá đi mất. Giáo sư tiến sĩ thì phải giỏi chứ sao, chuyện gỉ chuyện gi chuyện gì cũng biết. Biết tuốt. Biết ráo.

Người xưa đã từng nói: “Tú tài chỉ cần ngồi một chỗ cũng biết hết mọi sự trong thiên hạ.”

Người nay thì phán: “Phàm đã là giáo sư tiến sĩ thì cái gì cũng chém gió được tuốt.”

Thế nên dịp này Giáo sư Kê rất đắt khách. Toàn các phóng viên của các tòa báo nhớn đến phỏng vấn. Nghe đâu hai ông con thượng thư phải lập riêng cho bố một cái văn phòng, điều một em thư ký về giúp đỡ điều hành sắp xếp lịch làm việc cho ngài Kê được khoa học văn minh tiến bộ. Nhưng dân làng Ngọc đồn râm ran là, cái vụ điều thư ký đến văn phòng ngài Kê cũng gây ra một sự xung đột nho nhỏ giữa hai anh em chiến hữu cật ruột kia.

Hạ thượng thư định điều một em đít cong vú nở, “nghiệp vụ” mọi mặt đều cao đến, ý tứ là thỉnh thoảng để ông thày mình đổi món tươi mát tí cho nó khí thế mà làm việc. Tay này được, tuy to rồi vẫn không quên ơn nghĩa từ xưa.

Nhưng Giang Đình Tinh Anh thì lại phản đối. Đòi điều ngay cho văn phòng ông bô một bà văn thư về hưu đi làm thêm. Bà này người đét xê mô la, nhưng thạo việc vì đã phục vụ ba đời bộ trưởng.

Thượng thư Anh bảo Hạ thượng thư: “Ông chả biết cái đéo gì cả. Ông điều con vú to như bưởi năm roi, chưa bước chân đi đít đã ngoáy như ngan cái thế kia đến hầu thì bằng bảo ông già xơi đi à? Rồi nát nhà!”

“Ông làm con mà đéo hiểu bố gì cả. Ông già vẫn còn khỏe lắm mà bà già thì lên chùa ngủ riêng từ lâu rồi. Ông đéo chịu chú ý giải quyết tâm tư nguyện vọng cho cụ nên mới để xảy ra vụ con Thy. Đàn ông già hay trẻ thằng đéo nào chả như nhau? Đầy thì phải tìm lỗ mà xả!”

“Nhưng nhà mình bây giờ là phương diện quốc gia, quan trên nhòm xuống đồng nghiệp ngó ngang dân tình xăm soi! Hở ra một tí là xong sự nghiệp ngay!”

“Ấy thế nên tôi mới phải tuyển gấp, cho đi học lớp nghiệp vụ ba tháng và điều con này đến đây. Giải quyết mọi việc tại văn phòng nhà luôn, không phải ra ngoài, kín bưng! Mà con bé này vốn dân miền Tây ra làm trên VIP massager tôi gặp. Kỹ thuật cao siêu lắm. Tuyệt đỉnh. Cực phê. Thích thì lúc nào làm tí?”

“Ok. Để cuối tuần này ông điều đi công tác với tôi hai ngày trên Ba Vì nhé.”

     Thế là vụ văn phòng ổn.

      Ngài Kê phấn khởi, trẻ ra trông thấy. Thày trò, bác cháu, anh em, sáng chú chiều anh tối đến loanh quanh không biết anh hay chú… rối rít tít mù, không ai biết đâu mà lần. Mà lần làm gì vào sau cánh cửa nhà người ta. Nó dơ lắm, bởi ai chả vậy cũng sau da là thịt. Với những người gọi là phương diện quốc gia thì kinh nghiệm cho thấy, ta chỉ nên nhìn hình ảnh của họ trưng ra ngoài công chúng là hay hơn. Nó oai phong lịch lãm. Trông như thánh nhân. Thế nhưng ta không nói chuyện thánh nhân ở đây nữa, là bởi nước nhà dạo này tự dưng sinh ra lắm chuyện đời thường. Nhà bao việc! Nên dạo này các phóng viên rất chăm đến văn phòng ngài Kê đặt lịch phỏng vấn về các vấn đề chính trị kinh tế xã hội nổi cộm trong nước. Nhất là các vấn đề mà cái bọn gọi là cư dân mạng- giang cư mận chúng nó đang lôi ra móc mói.

Ví như dạo này quốc hội đang họp, bàn về thu ngân sách. Nhiều ông bà nghị bèn nhanh nhảu trình ra cả rổ luật tăng thu thuế các kiểu. Là bởi vì nghe nói ngân sách cạn kiệt lắm rồi, thu chả đủ chi. Lại còn nợ tới hạn lù lù như đống núi, không khéo thì vỡ nợ cả nước chứ chơi. Bèn nghĩ cách tăng thu. Tăng thu thuế. Mà thu nộp thuế là nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi của công dân yêu nước, hôm nọ họp thi đua chị hồng phúc dân tộc cũng chả nói thế là gì. Thế là các sắc thuế  mới được tung ra: Thuế giao thông, phí giao thông có rồi thì đặt thêm sắc mới: Thuế phí sử dụng  biển báo giao thông! Hiểm chưa? Đường nào cũng cho cắm biển báo giao thông tuốt, kể cả đường ngõ xóm. Thế là cả người đi bộ từ trẻ lên ba đến bà già đi sấp đều thu được thuế ráo. Bộn tiền! Thuế bia rượu, thuế tiêu thụ bia rượu có rồi thì đặt sắc mới là: Thuế đặc biệt tiêu thụ sử dụng bia rượu! Càng hiểm! Chuyện mua bán rượu bia phải chịu thuế là lẽ dĩ nhiên, nhưng mua về chả lẽ để ngắm? Mở ra uống là phải nộp thuế cho nhà nước, không nói nhiều! Rồi thuế vỉa hè, thuế đi bộ vỉa hè, thuế ngồi lê vỉa hè, thuế chè chén, thuế bán rong xổ số… Rất nhiều loại thuế phí mới được tung ra để tăng thu ngân sách. Dân tình choáng váng, lên phây kêu la chửi rủa ầm ĩ. Váng đầu. Váng đầu quá nên trên bèn gọi các phóng viên đến bảo, làm cái gì đi chứ? Ăn cơm chúa mà không múa, ngồi cả ngày đút chân trong gầm bàn làm gì? Thế là một tá rưỡi phóng viên lao vun vút đến văn phòng ngài Kê xin phỏng vấn. Thậm chí có tay nhanh nhạy còn livetrym luôn.

     Ngài Kê nói về vấn đề thuế: “Thuế là vấn đề sống còn của mọi nhà nước, chả cứ gì ta. Nhà nước sinh ra là để thu thuế. Nhưng để thu được thuế của dân là phải khéo. Rất khéo. Là cả một nghệ thuật đấy! Các bạn hãy tưởng tượng, nhà nước chăn dân như chăn vịt. Thu thuế của dân cũng như nhổ lông vịt! Phải từ từ êm ái nhẹ nhàng, nhổ từng cái một, vịt nó sẽ không đau, không kêu toáng lên. Thậm chí nó còn tưởng ta đang gãi cho nó. Thế là mọi việc sẽ êm đẹp cả!”

Nghe ngài Kê nói vậy, dân nước Nam nhảy dựng lên, xô vào chửi bới ném đá. Thế nhưng đá gạch trên phây thì ngài chấp tất. Bởi ngài Kê vĩ đại của chúng ta không thèm chơi phây. Nên tay nào viết câu chửi bới thì mắt liền tay ngay não, lại tự đọc mà tự tức uất với nhau. Cơ mà nhân lúc dân tình ồn ào chửi bới, thì luật thu các loại thuế mới đã được thông qua. Xong.

     Rồi đến vụ BOT.

     Cái đám dân gian nước Nam mình vốn quen thói ăn sẵn của nhà nước rồi, nên nay phải nộp tiền đường xót ruột bèn chửi bới inh ỏi. Còn đem cả xôi gà đến cúng trạm BOT kia. Quá đáng. Quá thể đáng! Các ông bà ấy không biết rằng ừ thì quốc lộ vốn là đường của nhà nước lấy tiền thuế của dân ra làm. Tài sản công cộng, mọi người đều có quyền dùng. Thế nhưng BOT đã bỏ công quét lại nhựa mặt đường, lại kẻ vạch sơn trắng tinh thẳng thớm, để xe ô tô biết mà đi ngay hàng thẳng lối. Lại làm cái trạm rõ to, rõ hiện đại, rồi cho các em xinh như mộng, cười tươi như hoa hậu lúc đăng quang, lễ phép xin tiền... Công lao BOT lớn thế mà đám dân cứ phản đối ầm ầm là sao. Là Sao? Trong khi Hạ thượng thư đương kim bộ Dục Văn Giao chả đã đề ra khẩu hiệu thi đua “BOT là yêu nước!”. Phản đối BOT là không yêu nước. Mà không yêu nước thì rõ là quân phản động. Chứ còn gì nữa! Bọn phản động này rất thâm hiểm, chúng nói BOT là quân cướp ngày, đáng 1 thì thu 10, đáng thu 5 năm thì thu 50 năm để chia tiền tham nhũng với nhau. Chúng còn xưng xưng nói lên là BOT làm tăng giá thành, làm nghèo doanh nghiệp làm nghèo dân đi. Rồi trăm sự lại đổ hết xuống  đầu dân nghèo.

    Các phóng viên phỏng vấn ngài Kê.

Ngài Kê mới nói rằng: “BOT hoàn toàn không ảnh hưởng đến người nghèo! Bởi người nghèo lấy đâu ra xe ô tô để đi vào đường BOT mà bị thu tiền? Còn vấn đề tăng phí chồng phí ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển nông sản hàng hóa là vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô, dân đen không cần biết đến!”

Lại một núi gạch đá đổ xuống.

Tuy nhiên, ngài Kê vẫn trơ như đá vững như đồng. Mo phú tuốt. Bởi ngài có biết cái phây là cái quái gì đâu.

Nhân chuyện phây, một hôm, thằng cháu ngài về chơi. Thấy nó về nhà ông nội mà cứ cắm mặt cả ngày vào cái smartphone, ngài mới hỏi: “Cháu chơi cái gì trong điện thoại mà mê mẩn suốt ngày vậy?” “Dạ cháu lướt phây ông ạ.” “Thế phây là cái gì?”

Biết khó mà giải thích rõ cho ông già khốt ta bít nhà quê kia hiểu ngay trong vài lời được. Bí. Thì tên cháu nhìn thấy trên ti vi quốc hội đang thảo luận luật mạng. Nó liền bảo ông: “Ông cứ theo dõi quốc hội người ta đang cãi nhau là hiểu hết về phây đấy!”

Ngài Kê bèn chăm chú nghe các đại biểu thảo luận.Nhiều ông nói năng rất hùng hồn, có vẻ rất thông tuệ. Nhờ các ông này mà ngài Kê rốt cuộc cũng hiểu, phây nghĩa là ...phê tê bốc!

     Phóng viên hỏi.

Ngài Kê nói: “ Cần phải quản chặt cái anh phê tê bốc lại. Cứ để cho tự do không theo đường lối định hướng tư tưởng của ta là rất nguy. Mà nhất là ai lại để cho trí não cả nước gửi hết vào đám mây gì gì ấy? Nhưng phàm đã là mây thì đều bay ở trên giời. Thế thì chí nguy! Não mà lang thang trên đó kẻ thù địch nó chiếm lấy. Nó tẩy. Nó xóa. Nó bôi đen. Nó làm gì sao ta quản được? Phải kéo ngay đám mây về nước Việt, giữ não nhân dân trong nước!” Rồi nhân đà hứng khởi, ngài ứng khẩu đọc cho các phóng viên nghe bài thơ “Hò Kéo Mây”, mới sáng tác. Thơ rằng:

“Hò dô ta nào!

Kéo đám mây về nước ta nào!

Mây xa xa nước sinh ga po

Mây gần gần hồng công hương cảng

Gần hay xa đều thua trí ta

Thua thua thua! Thua thua...Thua thua!

Hò dô ta nào!

Ta quyết tâm là kéo nó về

Ta quyết tâm là lôi nó về

Về là chơi thỏa chí anh hào

Về là chơi, chơi lại đồng bào!

Dô ta

Dô ta

Dô ta...

Dù mây ảo hay là mây xa

Dù cờ lao hay là đờ zai

Chí trai Việt vẫn quyết ra tay

Tiến lên nào đồng chí ta ơi

4...2...3!

4...2...3!

4...2...3!

Dô tá dô tà, nào chung tay cùng kéo mây về!

Về về về... về về...về về!”

Đọc xong, ngài Kê lại bảo em thư ký ra hát múa thơ phỏng theo các điệu hò chèo thuyền Sông Mã, Hò Khoan Lệ Thủy chiêu đãi các mọi người một màn văn nghệ để đổi gió. Bởi hôm ấy chả hiểu vô tình hay cố ý mà ẻm bận váy trắng dài rộng nhưng quên quần lót, mỗi khi nàng tung chân xòe váy theo bước hò kéo mây, con bướm xinh cứ phấp phới phấp phới, khiến cho cánh phóng viên nam có mặt đờ đẫn tâm thần, quên ráo cái việc livetrym.Tay nào xong rồi về cũng tiếc hùi hụi. Giá mà kịp live cái cảnh nàng vén váy kéo mây thì mình thành KOLs ngay! Cả triệu người xem không chừng...

Thế nhưng chỉ lời phát biểu của ngài Kê thôi đã đủ sốc lắm rồi. Nhân dân làng phây nước Việt đứng hình khi đọc phát biểu của ngài cựu Viện trưởng súc sản. Nhưng rồi họ nhanh chóng bỏ qua, bởi họ đã nhận ra là đi tranh luận với ngài Kê sẽ thất bại toàn tập. Bởi như thường lệ, phát biểu xong là ngài Kê đóng cửa văn phòng, bảo nàng thư ký thần thánh toàn năng: “Anh em mình thư giãn tí. Hôm nay ta chơi trò tình yêu kiểu Pháp cho phê nha!”

Nhưng từ đấy trở đi, văn phòng ngài Kê thành địa chỉ đỏ của các tòa báo nhớn xứ mình. Cần phỏng vấn có phỏng vấn. Cần phát ngôn có phát ngôn. Luôn và ngay. Rất thời sự nóng bỏng đi đầu trong việc đấu tranh chống “diễn biến”, chống lại các lực lượng phản động thù địch với “ta”.

“Thưa giáo sư, thành phố đang ngập nặng ngài cho ý kiến về các giải pháp chống mưa ngập trong thành phố ạ?”

“Việc chống ngập là của cả xã hội, bởi mưa có vào riêng một ai một nhà nào đâu? Vậy ta phải xã hội hóa các giải pháp chống ngập: Ví dụ ta có thể phát động phong trào mỗi nhà mua một lu chứa nước mưa chống ngập!”

Lập tức bọn giang cư mận gọi ngài Kê là GIÁO SƯ LU!

“Thưa giáo sư, hiện dư luận có nhiều ý kiến thắc mắc về vấn đề sử dụng xe công của cán bộ nước ta rất bừa bãi lãng phí, ý kiến ngài thế nào?”

“Ồ, làm việc công thì phải có xe công chứ sao. Mỹ nó còn sắm cho tổng thống máy bay công đi khắp thế giới kia!”

“Thưa giáo sư, chính phủ vừa trình báo cáo nợ công của ta rất lớn. Tới 120 tỷ đô la, ngài bình luận thế nào về con số này?”

“ Hơn trăm tỷ đô thì có gì phải hốt hoảng? Chính phủ Mỹ họ còn nợ cả ngàn tỷ, thỉnh thoảng lại đóng cửa vì hết tiền, sao phải xoắn?”

“Thưa giáo sư, gần đây dư luận có phàn nàn về một số lời quảng cáo của các công ty, nhãn hàng trên các phương tiện truyền thông hơi nhạy cảm, ngài có ý kiến gì không ạ?”

“ Cái này dư luận họ tinh đấy. Ví như cái khẩu hiệu quảng cáo của CocaCola kia: Khui lon… rất nguy hiểm!”

“Sao lại nguy hiểm? Xin ngài nói rõ thêm được không?”

“Ở chữ LON ấy! Bạn thử tưởng tượng xem nếu họ chỉ tiện tay thêm dấu mũ và dấu huyền vào chữ LON kia xem, sẽ ra chữ gì? Thô tục! Cấm ngay! Cấm tất cả những chữ nhạy cảm như LON, BUOI, VU, BUOM, DAI, CAC… trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho nó trong sáng và lành mạnh hóa tiếng Việt!”

Bọn giang cư mận nó lại gọi ngài bằng một danh hiệu mới, GIÁO SƯ LON!

“Dân đang kêu ca là giá xăng đắt hơn thế giới, ngài có ý kiến thế nào ạ?”

“Dân nước mình là hay có cái tính bạ đâu nói đấy. Cho họ đi sang Mỹ, à mà thôi, sang Lào cạnh ta mua can xăng xách về đây tính xem thành giá bao nhiêu mà kêu ca đắt rẻ?”

“Nhân nói đến nước ngoài, hiện đang có rất nhiều tập đoàn công ty của các nước trên thế giới muốn đầu tư vào nước ta. Ngài có ý kiến gì về vấn đề này không ạ?”

“Về vấn đề đầu tư nước ngoài thì tôi thấy thế này: Việt Nam ta đang như một cô gái đẹp. Đẹp nõn ra. Chỗ nào cũng đẹp. Rất nhiều anh muốn à ơi tán tỉnh! Vậy thì ta phải lựa chọn cho xứng đáng. Tìm đúng mặt mà để trao thân gửi phận chứ không thể à uôm, để cho mấy tay a mi luôm nhuôm nó bạ đâu cũng thọc vào được!” Câu này cả nước nghe ngài Kê phát biểu xong tức đổ máu mắt nhưng không làm gì được, bèn quay ra chửi bới cắn xé lẫn nhau trên mạng, cũng vui!

“Nhân dân đang kêu ca là bọn trẻ quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo. Mà cái mạng này cứ mở ra là thấy chửi nhau loạn xạ. Auto chửi! Theo ngài ta nên phải làm gì ạ?”

“ Ta nên đầu tư một cái hệ thống, một cái mạng riêng của người Việt cho người Việt dùng. Xóa ngay cái phê tê bốc kia luôn. Có mạng của mình nếu dân tình chửi bới láo nháo nhiều, ta chỉ việc cắt xoẹt cái, xong! Bao giờ chán chửi ta lại mở. Ta phải làm những cái điều mà thế giới chưa từng làm. Thế mới độc. Thế mới là Việt Nam!”

“Thưa ngài giáo sư, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Ngài có đề xuất giải pháp gì không ạ?”

“Chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế riêng. Đặc thù Việt Nam, không giống ai. Độc đáo khác lạ. Phải trở thành thần đồng kinh tế. Thế mới nhanh chóng vươn lên đứng đầu thế giới được. Tôi nhấn mạnh, phải là con đường riêng, đặc thù riêng của Việt Nam!” Nhưng riêng thế nào, đặc thù thế nào thì không thấy ngài nói rõ ràng ra, mà bọn phóng viên đi phỏng vấn đa số lại học xã hội nhân văn, mù tịt về kiến thức kinh tế nên cũng chả vặn vẹo gì nhiều. Riêng là riêng. Đặc thù là đặc thù. Còn cái tay Adam Smit nào đó mãi bên Anh cát lợi từ thế kỷ cù lỉ âm ti nào đó đã phán về kinh tế thị trường với các quy luật thì kệ mịa ổng, không chấp.

“Thưa giáo sư tình hình hôn nhân gia đình hiện nay ở nước ta rất có vấn đề. Cứ 5 đôi kết hôn thì phải đến 3 đôi rưỡi ly hôn! Để hạn chế điều này ta nên làm gì ạ?”

“Tốt nhất là bắt tất cả những nam nữ trước khi kết hôn phải đi học một lớp làm vợ làm chồng. Học thật sự. Thi cử đàng hoàng. Tốt nghiệp kỳ thi quốc gia được cấp chứng chỉ mới cho kết hôn. Nếu đứa nào không học cứ treo đấy!”

Tay phóng viên hỏi câu ấy chưa vợ, hắn rùng mình. Bỏ mịa, nếu mình mà cũng đek có chứng chỉ thì treo trym à? Cơ mà hắn chợt nhớ ra là ngài Kê tính vốn vẫn hay đùa dai nên kín đáo thở phào nhẹ nhõm.

     Ngài giáo sư Kê còn trả lời rất nhiều các câu hỏi hóc búa về các vấn đề kinh tế chính trị văn hóa xã hội nữa. Ngài trở thành khách quen mặt trên đài truyền hình hai con vịt. Cứ mỗi khi thấy ngài Kê xuất hiện trên ti vi là y như rằng cả nước nín thở xem. Xem xong, hoặc là văng tục chửi đổng đập tan tành cả rổ bát đĩa. Hoặc là lăn ra đất mà cười như ma làm, chân đập xuống nền rầm rầm khiến rạn hỏng vỡ ráo cả gạch lát. Nên nghe nói dạo này các lò bát bên Bát Tràng cùng các nhà máy sản xuất gạch lát đều phải làm ba ca tăng tối đa công suất mới đáp ứng đủ nhu cầu. Và GDP nước ta nhờ thế lại tăng mấy phần trăm. Còn lãnh đạo đài truyền hình hai con vịt cho rằng, đã có ngài Kê lên sóng là đủ nên mọi chương trình tấu hài vui chơi giải trí khác nên dẹp hết. Bởi khán giả phản ánh về là các chương trình ấy nhạt như nước ốc khi so với các chương trình có ngài Kê lên sóng…

     Mọi câu trả lời các buổi phỏng vấn của ngài Kê trên ti vi, chị hồng phúc dân tộc đều xem cả. Chị rất tâm đắc. Nhân một hôm họp chủ chốt bàn về các vấn đề trọng đại quốc kế dân sinh của đất nước. Rất nhiều vấn đề được đặt ra. Hơi bí. Bên nội các cho rằng cần phải huy động tinh hoa trí tuệ của dân tộc để giải quyết các vấn đề cấp bách này, nên đề nghị lập chức danh cố vấn kinh tế văn hóa xã hội. Chị hồng phúc dân tộc bèn đề cử ngài Kê. Lãnh đạo chủ chốt nghe danh ngài Kê vang lừng bấy lâu, lại có hai con đang trong nội các nên đồng lòng nhất trí cao mời ngài Kê ra nhận chức cố vấn kinh tế văn hóa xã hội cho đất nước.

Thế là ngài Giáo sư Kê trở thành cố vấn.


TRẦN THANH CẢNH
01/2020TTC.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 202412:57 SA(Xem: 787)
Tôi đứng ngay tại Ngã Ba Hàm Rồng nhìn dáo dác chung quanh. Buổi trưa nắng chang chang. Thỉnh thoảng một cơn gió nổi lên cuốn theo những đám bụi đỏ mù trời. Tôi dụi mắt mấy lần cố tìm những gì thân quen của một quá khứ yêu dấu xa xưa. Người tài xế của hãng du lịch chạy đến bên tôi thắc mắc
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 1233)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
02 Tháng Mười Một 202412:17 SA(Xem: 3260)
Anh Phước là con ông cậu ruột của tôi. Nhà tôi ở kế bên nhà anh. Anh thứ nhất mà cũng là con duy nhất của cậu tôi nên anh em chúng tôi thường gọi anh là anh Hai Phước. / Anh mồ côi cha từ thuở chưa lọt lòng. Anh có tuổi thơ thật “dữ dội”. (Tuổi thơ dữ dội- tên tác phẩm của nhà văn Phùng Quán). Trong tác phẩm, các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, những hoàn cảnh éo le không ngờ tới nhưng họ vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi người có một số phận riêng và tôi nhìn thấy hình ảnh một thế hệ và bóng dáng anh cũng có phần trong đó.
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 3866)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 3989)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 4088)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 4333)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4927)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4698)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 5699)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.