- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUYỆN CŨ CHÉP LẠI

03 Tháng Mười 20199:24 CH(Xem: 17250)

SAI GON 4
Sài Gòn Chiều Mưa - ảnh UL

 

     Hốp ngụm trà còn bốc khói, ông Tư  kể tôi nghe câu chuyện những ngày ở Sài Gòn, đưa con đi thi đại học, trông ông vơi đi dáng dấp sởi lởi vốn có mà đượm cái buòn hiu, an phận.

    "Chậc,mình già rồi, thật sự già rồi. Có đi chỗ này chỗ nọ mới cảm nhận dòng chảy của thời gian, có bon chen ngược dòng cùng thiên hạ mới ngộ được cảnh của mình". Trầm ngâm một chút như để tìm câu vừa ý. Mỗi người đi qua cuộc đời này như cái bóng, nhưng bóng của mình mới nhạt nhụa làm sao!"

  "Mỗi người đều có phần số cả".

  "Đó chỉ là cách nói, nhiều lúc do cái chí của mình không biết cựa quậy nên để nhiều vận may vuột mất"

  "Tôi đã nói mà lại, mỗi người đều có phần số cả, như ông chẳng hạn, ông đã cựa quậy cho cái tình của mình, còn người đời cựa quậy theo cách riêng của họ".

   Nỗi buồn thoáng qua, ông Tư uống cạn chén trà mà quên chừa cặn. Nỗi buồn hay lây, tôi cũng nhủng nhiểu cái trống vắng của ông, mặc dù hai chúng tôi chưa già nhưng không còn trẻ nữa.

Bóng chiều đậu trên chậu kiểng đặt ở góc nhà ánh lên màu vàng nhợt nhạt, ngọn gió nồm từ bờ sông thổi vọng lên vơi đi nỗi buồn lặng lẽ.

   "Hai cha con tôi đến nhà trọ ở gần chợ Tân Định, đến buổi ăn trưa, vào quàn xập xòe ở lều chợ kêu hai tô phở, một chai bia Sài Gòn. Ông có biết họ tính bao nhiêu không. Một trăm năm mươi ngàn đồng, tôi trả tiền mà ruột gan cứ nóng bừng bừng".

Vẻ mặt ông giản ra, vui vui. Tôi “đế “  một câu.

  "Thấy vẻ ngờ nghệch, dáng dấp nhà quê của cha con ông, họ chặt đẹp đó mà"

  "Lối ẩm thực mỗi vùng miền mỗi khác, mình không dám lạm bàn, nhưng giá cả thì chênh lệch quá rõ, như tô cháo lòng bà Thạch ở quê mình chỉ năm ngàn, nếu ở Sài Gòn giá phải mười ngàn. Không đâu bằng ở quê mình, thức ăn bao giờ cũng ngon và rẻ".

   Lên thành phố lần này ông choáng ngợp cảnh phồn hoa đô hội. Cái gì cũng lạ lẫm, nhìn vào đâu cũng  tò mò thú vị. Người cùng thời với mình mà như tưởng lạc vào hành tinh xa lạ nào đó. Phố xá rộn ràng với bao sắc màu, người và xa, xe và người mườm mượp . Ông đi dạo, đường sá rối như mạng nhện nên khong dám băng qua các ngã rẽ vì sợ va quẹt, nên ông cứ thẳng đường Hai Bà Trưng mà tới bến cảng. Nhìn những con tàu đồ sộ, ca bin tàu sang trọng như những nhà cao tầng chồng khít lên nhau, bóng đèn vàng xanh luôn nhấp nháy trông vui mắt. Gió từ lòng sông thổi vọng lên mát rười rượi, lòng thanh thản dễ chịu như được hít thở không khí dòng sông quê nhà. Lúc trở về hơi mõi, ông ghé công viên Lê Văn Tám ngồi trên ghế đá nhìn dòng người qua lại, ông cố căng mắt tìm người quen, gặp người đồng hương trong hoàn cảnh này thì thật là thú vị. Nhưng ông lại cười thầm, thật ngớ ngẩn, Sài Gòn muôn vạn người dễ gì có được mấy dịp may. Vài cô có tuổi bằng con gái ông nhỏng nhảnh đi qua đi lại trước mặt hé đôi môi mọng nước mà cười mím chi, tỏ ý muốn rủ rê ông làm chuyện bậy bạ. Ông nhìn qua góc sáng có đôi trai gái ôm ghì lấy nhau. Như mắc cở với chính mình, ông vội rời khỏi cái bóng đêm chập choạng ấy, nơi không để cho tạng người như ông.

Một gã cởi Dream2 trờ tới

   "Bác về đâu?"

   "Tôi không đi xe, nhà gần đây thôi". Ông chỉ tay về hướng chợ Tân Định.

   "Gần mấy cháu cũng chở, cháu phục vụ bác về tận nhà"

    "Đã bảo tôi không đi xe mà lại".  Ông lắc đầu với giọng cáu kỉnh. Ông thả bộ dọc theo vĩa hè. Gã lái xe nhì nhằng với ông một đoạn khá xa, chừng như chẳng được xơ múi gì, gã lên xe rú ga, bỏ lại sau lưng dúm khói và câu nói chẳng lọt tai tí nào

  "Lão khùng!"

Ông lửng thửng đếm từng ngôi nhà cao tầng thấp tầng ngút ngát. Thế cũng gọi là đã biết Sài Gòn, Sài Gòn trong ông chỉ vỏn vẹn mỗi một con đường mà đi không hết.

 

*****

 

    Ông Tư xuất thân trong một gia đình có máu mặt ở làng tôi. Cha ông là xã trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm. Tôi còn nhớ khi cha ông đi làm thường cỡi chiếc xe mô by lết sang trọng. Cứ mỗi chiều lũ chúng tôi chờ ông ở đầu làng, khi nghe tiếng xe bình bịch thoáng qua là cả bọn chạy ào ra đường hít lấy hít để làn khói xanh mỏng mảnh rồi ré lên:  "Thơm quá xá là thơm!"

Với lũ chúng tôi, cha con ông như ở cõi nào xa vợi, rất cách biệt với những con người chân đất. Ông là một con người điển hình thời tây ta lẫn lộn, ngày làm việc bình thường ông mặc bộ côm lê, cà vạt, đôi giày tây đen bóng. Những ngày lễ hay vào dịp tết, ông diện áo dài the, khăn đóng, quần lãnh trắng của nhà nho cổ kính.

Khu nhà ông tọa lạc ở cuối làng, trong khoảng đất rộng được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai, vườn trồng nhiều cây kiểng, có hòn non bộ hình bán nguyệt, có nhiều loại chim quý như một công viên nho nhỏ. Lũ chúng tôi rất thích khu vườn ấy nhưng chỉ biết nhìn từ xa. Nếu có dịp được vào nhà, nhìn hai con chó bẹc giê là đủ sợ muốn đái ra quần.

Nhưng sự đời luôn có cái bất ngờ thú vị. Cậu ấm Tư đem lòng yêu cô thanh, con gái lão lái đò ở đầu làng. Cái tin đó làm xôn xao làng xã, làm hụt hẩng những chàng trai thầm yêu trộm nhớ, rắp ranh bắn sẻ nhưng chưa kịp ngỏ lời. Nhưng với ông xã, nó như tiếng sấm rền giữa bầu trời quang đãng.

Nhìn cô Thanh chèo đò ai cũng khen là đẹp, ẩn trong cô cái duyên lặng thầm của cô gái vùng sông nước. Làn da nâu nâu bánh mật, dáng thon thả non tơ in xuống dòng sông xanh hòa quyện cùng rặng dừa nghiêng soi bóng nước, như một bức tranh thiên nhiên thủy mặc,  lung linh màu ánh bạc.

Con đò là môi giới cho mối tình đầu cậu ấm, dòng sông đã bao lần chứng giám lời thề nguyền chung thủy sắc son cho đôi tình nhân. Và những đêm trăng huyền ảo, ai có thể cấm cản chàng Tư thay thế ông già, hai người giăng lưới trên dòng sông vắng, tiếng lao xao của mái dầm vỗ về sóng nước nhập nhòa trong tiếng thì thầm hạnh phúc lứa đôi.

   Nhưng cuộc tình này không được dài lâu.Với địa vị của ông xã và cậu quý tử vùng nông thôn có thể nào sánh duyên cùng cô lái đò, một gã mò tôm bắt ốc ven sông sui gia sao được với con người có thế lực, giàu có như ông xã. Cơn thịnh nộ xảy ra âm thầm nhưng quyết liệt ngay tại nhà ông và phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về kẻ thấp cổ bé miệng. Cái thân dềnh dàng hộ pháp như muốn ăn tươi nuốt sống cái bóng gầy gò tiều tụy của gã lái đò, sự mặc cả xảy ra chóng vách, êm xuôi như câu chuyện tầm phào nào đó.

  "Ông cầm số tiền và đi biệt khỏi xứ này, ngay ngày mai. Nếu còn gặp cha con ông ngày nào thì đừng trách ta là độc ác!”

Lời nói của ông xã trưởng đố ai dám cải. Nếu có trái lời ông phết cho tội danh "Việt Cộng nằm vùng" thì cha con ông hết con đường sống!

Từ ngày đó, dòng sông quê tôi vắng bóng cô lái đò yểu điệu nết na, mái dầm khua nước như lạc điệu với con đò. Vầng trăng còn đó, còn mãi sáng soi trong ngần ấnh nước. Sông trăng còn đó, con đò còn đó, nó còn  có đôi có bạn với bến. Duy có một người cô đơn, cứ mỗi mùa trăng laị thầm lặng nhìn con nước, thả nỗi buòn trôi đi đâu, về đâu!

  Bẳng đi một thời gian dài, chàng Tư si tình vắng bóng với con đò, với dòng sông quê cũ. Người trong làng bán tín bán nghi
về lời phao truyền của ông xã rằng chàng Tư vào Sài Gòn lập nghiệp, nhưng lại có tiếng xì xầm rằng cậu ta trốn theo cô Thanh "nhảy núi".

    Dòng đời cứ trôi,chuyện cũ dần quên. Bao biến cố lịch sữ như con lũ cuốn trôi mọi trật tự xã hội, đảo lộn mọi định kiến lâu đời của làng quê xưa. Cậu ấm Tư thời vàng son theo người yêu lên rừng tham gia kháng chiến, chàng yêu nước bằng tất cả trái tim yêu, có gian khổ nhưng chàng hạnh phúc, thứ hạnh phúc đơn sơ ngập tràn ánh nắng. Nhưng cuộc chiến ngày càng khốc liệt không cho phép chàng có nhiều thì giờ để mà mơ mộng, tự do xây đắp tổ uyên ương. Trong chiến tranh ác liệt đó, chàng Tư bị bắt hay đã đầu hàng, nhưng dù gì đi nữa chàng vẫn bị đày ra Côn Đảo. Ở đó, chàng đã bày tỏ thiện chí của mình, nhưng thế nào đi nữa thì tổ chức vẫn quy cho chàng đã phản bội lại lý tưởng của mình, một kẻ bán rẽ đồng đội trong trận càn hôm đó.

   Trung đội lính bảo an ở thị trấn tràn xuống làng tôi, bao vây hầm bí mật theo sự chỉ huy của  trung úy đồn trưởng, gã chắc mẩm sẽ tóm được mẻ cá lớn nên đã bố trí trận đánh thật bài bản, theo kinh điển mà gã đã học ở phương tây. Theo mật báo, hầm bí mật có năm người, cán bộ cấp huyện hoặc cao hơn. Đầu tiên gã dùng chiêu bài tuyên truyền, loa phóng thanh mở âm tần hết cở, lời hoa mỹ tuôn tràn như gió mây, bài bản tâm lý chiến: ”Hỡi cán binh cộng sản, các bạn hãy quay về với chính nghĩa quốc gia, chính phủ sẽ khoan hồng những sai đường lạc lối của các bạn. Về với chính nghĩa quốc gia, các bạn sẽ có dịp di thăm nước Huê Kỳ hùng mạnh. “Mỹ thua Mỹ về nước, binh sỹ thua binh sỹ về đâu?” Khi những lời hoa mỹ gần cạn lại được tiếp sức bằng bài hát não nùng. Nửa đêm nhớ anh, buồn thương xé nát con tim, hoặc những  bài hát  roch rap, giật gân do Hùng Cường và Mai Lệ Huyền thể hiện. ”Đừng chê anh lính đám cưới nhà binh em ơi, em sẽ là cô dâu đẹp tuyệt vời.. “  Thời gian cứ trôi, âm thanh cuồng nộ cứ sâm sả nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến theo hướng tích cực. Hầm bí mật vẫn im lìm, bí mật trùm lên bí mật. Nôn nóng, gã hét to trong loa: ”Đù mẹ, bắt sống bọn chó đó, đừng để tên nào chạy thoát. Chống cự, bắn!”

 Cả trung đội tiến sát gần miệng hầm, có người nằm dí sát mặt đất, bò như con lươn. Họ phát hiện ra lỗ thông hơi và ném lựu đạn cay xuống đó, cố bắt sống cho bằng được bọn họ. Nắp hầm bật tung, một bóng người phóng ra, thấp thoáng. Có tiếng la to : ”Lựu đạn ,anh em ơi, lựu đạn!”.Một tiếng bịch liền sau  nhưng đó không phải là tiếng nổ.Trái lựu đạn bị tịt ngòi, nó ẩm mốc hoặc do quýnh quáng nên anh cán bộ quên rút khóa an toàn. Một loạt đạn quét ngang cái bóng đó, cái bóng ngã quỵ nhưng cố lết về bụi gai xương rồng. Căn hầm bí mật đã bật mí, nó trống huơ trống hoác, từ trên nhìn xuống một màu tối ôm, cả trung đội chưa có người nào dám mò tới. Con hổ bị què nhưng vẫn là con hổ, cái nanh vuốt trong trí tưởng tượng mới đáng sợ làm sao!

 Sóng đã yên, biển đã lặng. Thật rủi cho anh du kích, cái rủi có trong truyền thuyết Trọng Thủy-Mỵ Châu, cái lông ngổng của nàng Mỵ Châu mới tai ác, nó là điểm kết thúc câu chuyện tình lãng mạn. Vết máu của anh, anh không muốn tí nào nhưng nó vẫn cứ vương vải, là điểm báo dừng cho cuộc đời anh trên cõi đời này!

 Bọn họ lôi anh ra khỏi bụi xương rồng, mình bê bất máu, trói gô bên gốc cây nhản. Anh kiêu hảnh nhìn mọi người, nhìn trời đất, nhìn mây trôi và gió phất phơ tà áo. Ôi! Trên trái đất này, gió mới hào phóng làm sao, gió mơn man da thịt, gió thổi vào tâm hồn anh nhịp đời phơi phới tuổi xuân. Anh hai mươi tuổi đời, đã trôi qua bao mùa bão tố, bao nhiêu trận gió nồm nam thổi ngược, mà đôi lúc anh hờ hửng với gió biết bao nhiêu. Khi người ta đói, hạt cơm là hạt ngọc, anh từ dưới đất móc lên, gió là vật quý của đời riêng tặng cho anh. Anh mãi mê tận hưởng gió, hít căng nó vào lồng ngực mà quên có viên trung úy quét ánh mắt dao cạo nhìn anh.

 -Năm đồng chí cở bự của mày ở đâu?

 -Không biết.

 -Mày du kích hay bộ đội chủ lực?

 -Liên lạc viên.

 -Mày mấy tuổi đảng.

 -Chưa vào đảng.

 -Quê mày ở đâu?

 -Gò Nhản.

 Suốt buổi sáng, cả trung đội sục sạo hết hang cùng ngõ hẻm để tìm năm đồng chí cở bự nhưng bí mật vẫn hoàn bí mật, có hoặc không thì chỉ có trời biết, đất biết  và anh du kích kia biết, Anh du kích vẫn câm như hến.

 Anh du kích dõng dạc hô to:”Đả đảo Đế Quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước ..!” khẩu hiệu được anh hô đến ba lần. Tiếng hô vừa dứt thì thân anh cũng vừa ngã xuống, vết máu loang vùng bụng, ngực và còn đọng thành vũng trên bãi cát xóm Bến Đò Xứ.

   Làng tôi trở thành vùng trắng. Ban ngày, lính từ thị trấn tràn xuống. Ban đêm, nó trở thành đất thiêng cho những du kích địa phương, họ quy tập những thằng Dzô, thằng Dza, những đứa trẻ hỉ mũi chưa sạch, vát súng trường bằng cái thân còm, ham vui mà chạy theo  đơn vị bộ đội chủ lực từ miền Bắc vào ém quân. Người dân  kẻ chết người còn. Kẻ sống tản cư tứ tản mọi nơi, tìm chốn yên tĩnh, đến những nơi  mà ngày trước gọi là vùng bị  tạm chiếm, mà trú thân. Người đến Qui Nhơn, Vũng Tàu hay Sài Gòn để lánh nạn.

 

 

*****

 

 

   30/4/1975 ông Tư được tự do, hai vợ chồng đùm túm nhau về quê cũ. Mảnh đất có hình bán nguyệt, có vườn cây kiểng của một thời ông bước những bước chân chập chững đầu tiên. Bây giờ nó là trụ sở của HTX nông nghiệp.

    Hàng ngàn mét vuông đất, ao hồ di sản có được từ thời cụ cố,  nói là ông hiến tặng cho Hợp Tác Xã, nhưng thực tế họ cho rằng đất đai này do bọn địa chủ bóc lột mà có, đó là xương máu của nhân dân, là sở hữu của toàn dân, ông không hiến thì họ cũng trưng dụng. Ông hiến tặng cho HTX, mong muốn một mô hình mới trên quê hương. Nhưng sự đời chưa dến độ chín nên không suôn sẻ, HTX từng bước đi lên sự phá sản, đất đai được chuyền từ tay người này sang kẻ khác, bọn trọc phú phất lên từ quỹ đất.

Tên cúng cơm của ông là Ngu, ông có người em trai tên Tu, một cán bộ cấp cao của chính quyền Sài Gòn. Những tên này do cụ nội, cụ cử nhiều chữ đã lựa trông bồ chữ của mình để đặt tên cho các cháu yêu. Ngụ ý thâm trầm của cụ để bây giờ người ta nghĩ chệch đi!

  Bây giờ ông theo nghề cũ của bà Thanh của mươi năm về trước. Trong những đêm trăng thanh vắng, trăng của mùa gọi cá, tình yêu tuổi già lại phập phồng trong lồng ngực. Đôi lúc buồn chán ông học đòi làm người Hiền, học cách sống bi hùng của Khuất Nguyên xỏa tóc bên bờ sông Mịch La mà cay cú với đời. Nhưng dòng sông quê ông nó như sợi chỉ trong lòng bàn tay khó dìm ông chết được nên cứ sống. Và đêm đêm,chiếc thuyền nan, dăm ba tấm lưới sông mỏng mảnh,tiếng cắc cụp cắc cụp xua đàn cá chạy năm nảo năm nào lại vang lên từ đầu hôm đến sương mai còn bảng lảng.

 

*****

    Con gái ông có tham vọng được vào làm việc ở Sài Gòn, lúc đó cô có điều kiện chăm sóc tuổi già ông. Nhưng cô có hiểu cho ông,quê hương này có bao nhiêu vị ngọt bùi cay đắng cứ âm thầm chảy trong tận cùng huyết quản, cái đòn gánh miền trung còn bao nhiêu điều khốn khó, mùa nắng ngọn nam lào thổi như muối xát vào da,mùa mưa bão tố mịt mùng. Dù vậy, ông không thể nào dứt bỏ mảnh đất này mà đi được. Lũ trẻ bấy giờ cũng giống như ông xưa, xông xáo trên mọi nẻo đường gió bụi, rồi một lúc nào đó, chợt nghĩ về quê xưa, lối cũ tìm về.

Những buổi chiều rảnh rỗi, hai chúng tôi khề khà bên chén trà đậm, hoặc cao hứng có món nào tươi, ông Tư cùng tôi nhâm nhi, sưởi ấm nhau bằng hương vị quê nhà .

 

NGUYỄN THANH SƠN

Bến Đò Xứ 2002-2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 20197:04 CH(Xem: 21707)
Cuộc tình với Tuấn đôi khi kéo tôi thoát được nỗi ám ảnh về Dy. Con đường quen thuộc dẫn chúng tôi đến điểm hẹn hò sẽ đi qua một cây bông gòn cổ thụ duy nhất trong thành phố này, tiếp đến là cây gạo sừng sững. Tuấn thành thạo như đó từng là chốn cũ của anh. Anh hồ hởi lịch thiệp chào chủ nhà hàng, trêu chọc hoặc ngợi khen lũ chó mèo cảnh nuôi trong lồng mà vẫn cẩn trọng bước phía sau tôi khi lên cầu thang. Tuấn sợ đôi giầy cao gót khiến tôi vấp ngã. Tôi yêu Tuấn vụng dại như lần đầu trong đời. Dẫu lúc này, tôi đã ba mươi tuổi. Tôi có chồng con, một mái ấm bình ổn khiến nhiều người thầm ước ao. Tuấn cho tôi cảm giác tôi vừa là một người đàn bà đúng nghĩa lại vừa được chiều chuộng, nâng niu như trẻ nhỏ.
02 Tháng Tư 201911:03 CH(Xem: 20749)
Vân ra toà ly dị vợ. Thì chuyện đôi lứa nay hợp mai tan, thường mà. Ở thành phố bây giờ, ít ai quan tâm đến những cái phiên toà như vậy. Mà thực ra ly dị giờ êm lắm, mấy khi ồn ào toà tiếc lôi thôi đâu. Thuận tình ly hôn, đến toà hai anh chị đương kim vợ chồng, ký rẹt rẹt trước mặt thẩm phán là xong. Thành ra luôn cựu vợ cựu chồng.
28 Tháng Ba 201911:32 CH(Xem: 22084)
Phải như thế không? Tình yêu là gì mà ray rứt tâm hồn người ta như thế? Sao người ta không biết nâng niu quý trọng một người cả cuộc đời sống bên cạnh mình, bỏ cả năm tháng tuổi trẻ, thanh xuân, dành cho riêng mình, dâng cho mình đam mê tận tụy, âu yếm và chờ đợi không bao giờ mong đền đáp lại? Có phải con người chỉ mãi tiếc nuối những gì không có được trong tay, mà không nhận thấy một con tim đau đớn phập phồng thon thót nhịp đập vì mình ngày này qua tháng khác? Có phải tình yêu chỉ là thứ vô thường, đỏng đảnh, chua chát vậy không?
27 Tháng Ba 201912:04 SA(Xem: 21075)
Kha lên phố chợ ban ngày, tìm mãi chẳng gặp cánh cửa mở, chẳng một bóng người qua. Cậu lái xe hàng thuê cho nhà anh bị tử nạn lúc nửa đêm, cảnh sát đã làm xong hiện trường. Kha tức tốc lên đường bằng xe riêng, ý định tìm khoảnh đất trống nào đó lo hậu sự cho kẻ xấu số theo nghi thức của người chết dọc đường. Loanh quanh mãi lại về nơi đỗ xe. Từ gốc thông già nhìn lên, Kha nhận ra bóng người ngồi bên khung cửa sổ. Anh vẫy liên hồi, gọi khản tiếng, cô gái vẫn im như tượng.
08 Tháng Ba 20194:00 CH(Xem: 21146)
Hùng lấy rừng làm nghiệp chính để phụ giúp gia đình. Nói tiếng phụ nhưng anh là nhân vật không thể thiếu trong cái nhà gồm mười một con người. Sự sụp đổ của một chính thể - mà - cha và anh của Hùng là những thành viên đã kéo gia đình rơi tự do. Bao nhiêu của nả sau hai mươi năm lính đã trôi tuột vào hư vô. Cha và anh đi cải tạo nên Hùng phải chủ trì chuyện kiếm sống và thăm nuôi. Một mình không xuể vì thế những đứa em buộc phải nghỉ học. Đứa đi bán cà rem đứa chạy chợ. Má và chị Hùng bê mỗi người một thúng bánh ít trần đi rao khắp làng trên xóm dưới.
26 Tháng Hai 20199:58 CH(Xem: 22116)
Anh từ bên trong nhà bước ra khỏi cánh cửa , anh trở thành “ Một người khác ”. Khoảng cách rằn ranh giữa bên trong và bên ngoài là hai mặt tương phản trắng đen được thêu dệt chằng chịt bằng những đường ngang dọc, dọc ngang rối rấm như một đống bùi nhùi. Chỉ có tôi mới có đủ kiên nhẫn gở từng sợi nhỏ đan chen chi chít để tìm ra một cái gì đó ẩn giấu bên trong cái đầu của anh, nhưng đôi khi tôi cũng mù mờ và không đoán được anh đang nghĩ gì sau khi anh đã trải qua quá nhiều vết thương từ sâu thẳm trong tâm hồn và thể xác.
25 Tháng Hai 201911:55 SA(Xem: 23001)
Quê tôi làng Ngọc, không xa Hà Nội. Tôi cũng hay về nhưng chỉ một lát lại đi. Bố tôi mất đã lâu, mẹ tôi già, bà đã hơn tám mươi, sống cùng gia đình anh cả. Tôi có về những dịp giỗ chạp thì cũng chỉ hỏi thăm mẹ được dăm ba câu. Đưa biếu mẹ ít tiền, hỏi xem mẹ có cần gì, có thiếu thốn gì không…Mẹ tôi những lúc đó thường bảo tôi là chả thiếu gì, ở nhà đã có anh cả lo đầy đủ. Mẹ thường tranh thủ nói với tôi vài điều với cái giọng đầy lo lắng, y như cái giọng ngày xưa, hôm người ôm vai tôi ở bến sông quê. Mà tôi thì lớn khôn rồi đâu có còn như xưa. Mẹ tôi quy y tại gia từ đận bố tôi mất.
25 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 23912)
Bên trong là một xác người đang lủng lẳng, sợi dây thòng lọng được cột vào cây xà nhà. Mặt của xác chết quay về phía Lâm. Hai con mắt như lòi ra và cái lưỡi thè lè nhưng bị hai hàm răng cắn chặt lại. Lâm thấy rõ cái lưỡi. Thợ rừng ớn lạnh toàn thân. Trời ơi! Cái gì thế nầy? Não bộ Lâm chừng như tê liệt. Một cơn gió mạnh thổi đến làm bật cánh cửa sổ.
14 Tháng Giêng 201911:34 CH(Xem: 23218)
Mẹ Thúy Diễm là dược sĩ. Cha cô làm chi đó trên huyện. Lâu lâu ông có lên tỉnh để họp. Bà Thúy Thanh – mẹ của ba đứa con hai trai một gái, trong đó có Thúy Diễm - là chủ một Pharmacy rất bề thế của thị trấn Y. Diễm đến trường bằng xe hơi có tài xế đưa đi đón về. Hai anh trai của cô không đỗ đại học vì thế họ vào trung cấp dược. Ra trường thì nơi thi thố tài năng là cửa hiệu của gia đình. Bán thuốc theo toa bác sĩ hay khách hàng yêu cầu :“Cho tôi ba ngày thuốc cảm ho” thì Thúy còn bán được nói chi hai ông trung cấp.
07 Tháng Giêng 20194:17 CH(Xem: 21933)
Dịp gần đây tại nước Nam, có tay nhà văn trong một cơn hứng khởi rồ dại, bỗng nảy ra ý định viết lại những câu chuyện cổ tích bi thảm của nước hắn. Những câu chuyện hắn đã được nghe, kể, giảng giải từ bé. Nay lớn lên. Già đi. Hắn chợt thấy những câu chuyện kia không đâu vào đâu. Hơi ngớ ngẩn. Thậm chí là phi nhân. Truyện trò gì mà lại đi ca ngợi một con mụ ác như hổ, đem em gái mình- dù là cùng bố khác mẹ thì vẫn là ruột thịt, chặt từng khúc, ngâm thành mắm gửi cho mẹ nó ăn. Khiếp hãi. Thế mà thời nay có ông nhạc sĩ còn cho vào bài hát, cả nước véo von. Rồi nữa, chuyện một ông vua có mỗi cô con gái. Yêu thương nhất mực. Mất nước phải chạy trốn cũng mang theo. Thế mà chỉ nghe lời xúc xiểm của con rùa mà chém bay đầu con, để thành ra mối hận thiên thu không tan...