- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT NGƯỜI KHÁC

26 Tháng Hai 20199:58 CH(Xem: 28815)



Sương - Ảnh Quý SG
Sương Thu - ảnh Quy SG

Anh từ bên trong nhà bước ra khỏi cánh cửa , anh trở thành “ Một người khác ”. Khoảng cách rằn ranh giữa bên trong và bên ngoài là hai mặt tương phản trắng đen được thêu dệt chằng chịt bằng những đường ngang dọc, dọc ngang rối rấm như một đống bùi nhùi. Chỉ có tôi mới có đủ kiên nhẫn gở từng sợi nhỏ đan chen chi chít để tìm ra một cái gì đó ẩn giấu bên trong cái đầu của anh, nhưng đôi khi tôi cũng mù mờ và không đoán được anh đang nghĩ gì sau khi anh đã trải qua quá nhiều vết thương từ sâu thẳm trong tâm hồn và thể xác. Đôi lúc, tôi quá mệt mỏi , chán nản muốn buông xuôi để  mặc cho anh muốn làm gì thì làm, tôi vẫn sống vui với đời.

 

Bên ngoài anh là một người năng động, hoạt bát, nói năng cười vui hòa nhã với mọi người. Bên trong anh là hố thẳm im lặng. Một ngày đôi khi không nghe anh nói một lời nào.   

 

Không khí bên trong cánh cửa là thứ không khí đặc quánh không màu sắc đã nhốt cả tôi và anh như sự ràng buột không thể đứt rời. Có thể gọi đó là tình yêu hay cái gì khác, lòng thương hại chăng ? Dù có gọi nó là tên gì đi nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi bây giờ. Tôi đã hy sinh cho anh quá nhiều, đủ để anh hiểu tình yêu và sự độ lượng của người vợ to lớn đến là dường nào.

 

Trong suốt hơn ba mươi năm chung sống trong không gian của căn apartment  ba phòng ngủ là khoảng thời gian dài nửa đời người đã trôi qua. Có biết bao sự đổi thay trong cuộc sống mà lẽ ra tôi phải được hưởng một cuộc sống giàu sang sung túc như bao nhiêu bạn bè của tôi. Nhưng cuộc sống của tôi vẫn với hai bàn tay trắng, cần mẫn làm việc trong một tiệm tóc ngay từ ngày đặt chân lên đất Mỹ và sẽ vẫn còn phải tiếp tục làm trong suốt quãng đời còn lại của tôi.

 

Tôi không có điều gì để phải ân hận cho cuộc sống của tôi , điều làm cho tôi sung sướng hạnh phúc chính là  hai đứa con, một trai, một gái đã học hành đỗ đạt thành tài; cả hai đều làm việc trong ngành y tế. Điều làm cho tôi hối tiếc một chút, đó là cha mẹ chúng chẳng để lại cho chúng một bản “ di chúc ” để thừa hưởng một chút tài sản như một số người khác. Ngược lại cha mẹ đã trở thành một “ gánh nặng ” cho chúng. Điều đó khiến cho anh lo lắng..

 

Anh là một đứa con còn chút may mắn trong một gia đình đông anh chị em sống trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu còn đang sống ở bên Việt Nam. Vì nhà nghèo anh được người chú có tiệm buôn ở phố nhận nuôi cho ăn học nên anh không phải sống vất vã trong cảnh thiếu ăn thiếu mặc nhự chị em trong nhà. Tôi học cùng trường tiểu học chung với anh trong một thị xã nhỏ ngoài miền Trung. Anh học lớn hơn tôi hai lớp. Học xong tiểu học, tôi được vào Nha Trang tiếp tục học bậc trung học. Còn anh ở lại quê tiếp tục học và ở với người chú phụ buôn bán. Mỗi năm tôi chỉ được về lại quê tôi vào dịp nghĩ hè hoặc ngày Tết. Tôi và anh có dịp lại gặp nhau . Thời gian ở bên nhau, chúng tôi trở nên ngày càng thân thiết, ranh giới tình bạn tuổi ấu thơ đã khép lại thành vòng tròn mang hình dáng của trái tim. Anh luôn luôn mặc cảm xuất thân từ một gia đình nghèo, còn tôi là một cô tiểu thư con nhà giàu. Anh chưa bao giờ dám nghĩ đến mộng tưởng của một tương lai xa vời cho cuộc sống hạnh phúc lứa đôi. Hoàn cảnh gia đình đầy những bất trắc lồng trong nỗi ám ảnh của cuộc chiến khiến anh cảm thấy đời sống đầy sự đe dọa và một tương lai bấp bênh.

 

Năm 1975. chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cuộc sống thay đổi 360 độ, gia đình anh vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn. Anh vẫn tiếp tục sống với người chú cho đến bốn năm sau tình hình có sự thay đổi, nhiều người lén lút vượt biên. Tôi tiết lộ cho anh biết tôi là một trong số những người đó. Anh buồn vì tôi phải ra đi; năm ấy cả nhà tôi vượt biên sang Hong Kong, một năm sau sang Mỹ định cư. Tôi vẫn thường liên lạc với anh và biết gia đình người chú của anh cũng ra đi vượt biên theo diện “ bán chính thức ” . Anh nói lẽ ra anh đã đi theo cùng người chú, nhưng nghĩ đến gia đình cha mẹ, chi em gái ở lại sống vất vưởng trong hoàn cảnh khổ sở , nghèo khó  anh không đành ra đi. Số vàng người chú cho, anh giữ làm vốn giúp đỡ gia đình. Cuộc sống gia đình anh không có gì thay đổi sau khi người chú ra đi để lại một khoảng trống không có điểm tựa khiến anh mất hết niềm tin. Anh hối hận là đã quyết định sai lầm không theo người chú đi vượt biên bán chánh thức. Tuy nhiên, anh vẫn còn nung nấu trong lòng một niềm hy vọng không bao giờ muốn bỏ cuộc  :   Anh  nhất định phải ra đi.

 

Một năm sau anh vượt biên sang Phi Luật Tân được người chú định cư ở Mỹ bảo lãnh sống ở thành phố Pasadena. Tôi và anh gặp lại nhau, nối lại tình xưa. Sau hai năm cuộc sống ổn định, anh cầu hôn, và tôi chấp nhận lời cầu hôn của anh. Chúng tôi sống ở thành phố San Fransico hai năm rồi chuyển về sống  trong một thành phố nhỏ phía nam vùng Vịnh thuê căn apartment ở  gần tiệm tóc nơi tôi đang làm việc. Anh làm hãng điện tử, lương bổng ổn định. Ở với nhau 5 năm sau, chúng tôi có với nhau hai con, một trai, một gái. Cuộc sống ban đầu tuy nhọc nhằn vất vã nhưng nhìn về tương lai tươi sáng khiến cho tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.

 

Anh là một người chồng, một người cha tốt. Để làm gương cho con, anh sống chuẩn mực , siêng năng làm việc, thích ca hát, rèn luyện thân thể qua các môn chơi thể thao : bóng bàn, bóng rỗ và đánh tennis. Anh cho con học võ, chúng siêng năng và vâng lời dạy bảo, học hành tiến bộ. Chỉ có một lần duy nhất cậu trai không nghe lời, anh tức giận vung tay chưa kịp đánh nó, tôi cản anh lại, anh đấm vào tường chảy cả máu tay. Anh có nhiều bạn bè, thường tụ tập xem thi đấu thể thao, uống rượu bia tán gẫu suốt đêm thâu. Nhiều lúc say, đêm khuya tôi đưa anh về , vùi sâu vào giấc ngủ, không làm phiền ai. Anh tốt với bạn bè nên được nhiều người thương mến; không có buổi tiệc nào vắng mặt anh.

 

Cuộc sống của chúng tôi ngày càng khấm khá hơn. Tôi mở một tiệm tóc khá lớn nằm trong một khu shopping , khách  phần đông toàn là người Mỹ da trắng. Tôi mơ ước mua một căn nhà để cho các con tôi có một chổ ở khang trang, rộng rãi, ước mơ ấy đối với tôi không có gì là khó khăn vì tôi có nguồn thu nhập ổn định từ tiệm tóc, phụ thêm tiền lương của anh làm hãng cũng dư dả, không phải lo lắng. Tôi bàn với anh chuyện mua nhà , anh đồng ý.

 

Cuối thập niên 1990 tôi và anh dẫn hai con lần đầu tiên về Việt Nam thăm gia đình. Sau hơn hai mươi năm xa cách, lần đầu tiên nhìn lại hình ảnh quê hương qua những con đường gập ghềnh từ Sài Gòn chạy xuyên qua các thành phố về đến miền Trung , tôi thật sự cảm động . Tôi nhìn thấy có sự thay đổi ít nhiều cảnh đời chung quanh, trông có vẻ vừa xa lạ vừa gần gủi, giữa những cái cũ và cái mới đan chen khiến cho tôi chơi vơi ngụp lặn trong ý nghĩ níu kéo giữa quá khứ và hiện tại để tìm lại những hình ảnh mơ hồ kỷ niệm mà tôi đã đánh mất trong hai mươi năm trôi qua. Còn anh thẩn thờ nhìn qua khung cửa xe bắt gặp những con người lam lũ buôn gánh bán bưng, những anh công nhân lao động mồ hôi nhễ nhại giữa trời nắng nóng, những em bé gầy gò bán vé số, những cụ già lom khom chất  đầy những thứ phế thải trên chiếc xe kéo, tất cả nói lên cuộc sống tất bật lam lũ của một góc đời đáng thương ấy kiến lòng anh cảm động. Anh nghĩ đến gia đình anh : cha mẹ , chị em của anh đâu có khác gì với những con người anh vừa thoáng nhìn thấy.

 

Ngày anh về mang theo trong tâm trạng tràn đầy thương yêu anh dành cho gia đình. Nhìn lại phố xá con đường xưa cũ, lòng anh tràn đầy cảm xúc. Giây phút tương phùng anh ôm chặt vòng tay những người thân yêu trong gia đình: cha mẹ đã già nua ốm yêu bệnh tật; người chị góa chồng tóc bạc trắng phiếu; người em gái kế anh với bầy con nheo nhóc ngơ ngác như bầy thỏ trong hang. Cô em gái út  nhút nhát sống chui rúc trong nhà che dấu mặc cảm tật nguyền. Tất cả đều sống chung trong một căn nhà chật chội mái tường rêu phong đỗ nát. Hai mươi năm ngày anh ra đi, gia đình anh không có gì thay đổi, niềm hy vọng của những người thân đều trông chờ ở nơi anh.

 

Tôi tưởng sau chuyến đi về thăm nhà anh sẽ vui vì đã gặp lại những người thân yêu trong gia đình . Thỉnh thoảng tôi bắt gặp anh ngồi đăm chiêu thẫn thờ nhìn lên khoảng trống không nhưng không đoán được anh đang suy nghĩ gì. Từ ngày anh trở về Việt Nam, anh bỗng nhiên trở thành “ Một người khác ”. Tôi không thể dửng dưng nhìn anh như nhìn một kẻ xa lạ. Nỗi lo lắng của anh là phần suy nghĩ của tôi về thực trạng của gia đình anh. Tôi không cần phải hỏi cũng đoán được vì sao anh vẫn thường hay trầm tư suy nghĩ mà không nói ra những điều dấu kín trong lòng . Tôi muốn anh vui trở lại bằng cách kéo anh về lại đời sống thực tế gia đình của chính anh, tôi và hai đứa con của anh. Tôi bàn về những chuyến đi chơi xa, những kế hoạch tương lai về một đời sống giàu sang khi công việc làm ăn của tôi phát đạt. Và gần nhất là chuyện mua một căn nhà như đã dự tính trước. Anh buồn buồn nói với tôi :

 

- Em à ! Hay là em hoãn chuyện mua nhà một thời gian , được không em ?

 

Tôi ngạc nhiên hỏi :

 

- Tại sao ?

 

   Anh im lặng một lúc rồi ngập ngừng nói :

 

- Anh muốn gửi tiền về Việt Nam cất lại căn nhà cũ.

 

Tôi chợt hiểu cái lý do tại sao bấy lâu nay lòng anh đau đáu  trông ngóng về Việt Nam với mong muốn giúp gia đình xây lại một căn nhà mới. Anh đưa ra một lý lẽ để tìm cách thuyết phục tôi “ ủng hộ ” kế hoạch của anh. Anh nói cuộc sống chúng ta ở Mỹ đã quá đầy đủ , không thiếu thốn điều gì, hơn nữa chúng ta còn nhiều cơ hội để kiếm ra tiền, giúp đỡ người thân mà cuộc sống vẫn còn lao đao , khốn khó là điều phúc đức. Hơn nữa anh muốn trả hiếu với cha mẹ khi cha mẹ anh còn sống. Tôi im lặng suy nghĩ lời anh nói. Cuối cùng tôi chấp nhận lời đề nghị của anh.

 

Tôi gom góp hết số tiền mà cả hai vợ chồng tôi dành dụm bằng mồ hôi nước mắt bấy lâu nay gởi về Việt Nam xây một căn nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ. Căn nhà được hoàn tất thời gian sau đó, và nó đã trở thành một căn nhà mang danh nghĩa “ Việt kiều ” đầu tiên trên con phố quê anh mà những người trong xóm bắt mắt trầm trồ khen ngợi. Một gia đình nghèo bỗng chốc trở thành “ giàu có ” từ  nguồn tiền của thân nhân nước ngoài gởi về là điều dễ hiểu. Dần dần có nhiều căn nhà tương tự mọc lên, có những căn  biệt thự, biệt phủ đồ sộ to lớn hơn đến từ nguồn tiền khác nhau , những đồng tiền thu tóm từ quyền lực, mánh mun dối trá ; những đồng tiền tích lủy từ sự khôn ngoan trên thương trường, và chỉ có những kẻ “ thấp cổ bé miệng ” phải gánh chịu sự bất công suốt đời sống trong nghèo đói để mong chờ  lòng từ thiện từ người giàu có.

 

Kể từ ngày ấy anh siêng năng làm việc hơn để kiếm thêm tiền bù đắp khoản thiếu hụt sau khi anh gửi tiền về Việt Nam xây căn nhà mới cho gia đình. Anh nói với tôi cuối năm vào dịp Tết, anh sẽ cùng vợ con về Việt Nam để được tận mắt nhìn thấy cảnh gia đình sum họp trong niềm vui, hạnh phúc của ngày đầu năm giữa những tiếng cười nói rộn rã trên gương mặt của cha, mẹ anh cùng các chị em tay bắt mặt mừng chúc tụng những lời tốt đẹp cho một cuộc sống mới gia đình anh đã thoát cảnh nghèo khó mà anh đã mặc cảm suốt hơn mấy chục năm qua. Tôi hứa với anh nếu không có gì trở ngại, tôi sẽ theo anh về.

 

Ngày vui chưa đến, tôi thấy anh ngày càng xanh xao, thân hình gày sọc, đôi mắt lờ đờ mất đi cái vẻ tinh anh ngày thường. Tôi lo lắng không hiểu vì anh lao lực quá sức nên thân thể suy nhược hay còn điều gì “ mờ ám ”  khác khiến anh hao hụt, biến sắc. Tôi nấu nhiều món ăn bổ dưỡng để anh tẩm bổ hồi sức. Một hôm tôi đang ngồi ăn vừa mới cầm đũa chưa kịp ăn, anh buông đũa xuống, mặt tái xanh. Anh cắn răng như thể có điều gì đó làm anh đau đớn. Tôi lo lắng hỏi :

 

-         Anh làm sao vậy ?

 

Anh hắt ra hơi thở hụt hẫng, nói :

 

-         Anh đau.

 

Tôi im lặng quan sát khuôn mặt chồng tôi phút chốc biến dạng bởi cơn đau từ đỉnh đầu như có một luồng điện cực mạnh mang hàng vạn mủi kim nhỏ li ti chuyền đi khắp thân thể, tấn công vào đường gân sớ thịt như chịu đựng đòn tra tấn hành xác cực kỳ đau đớn. Tôi vội vàng đưa anh vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả khám nghiệm cho thấy không có dấu hiệu bệnh tật gì trong cơ thể của anh. Họ cho anh uống thuốc giảm đau, và trả về lại bác sĩ gia đình để tiếp tục theo giỏi. Bác sĩ gia đình chuyển anh qua bác sĩ chuyên môn thần kinh, kết quả vẫn không tìm thấy nguyên nhân . Bệnh ngày càng nặng, cơn đau hành hạ anh lăn lộn như một con thú rừng bị sụp bẩy xuống hầm chong đầy gai nhọn đâm thủng thịt da. Một cử động mạnh, một va chạm hay một gáo nước lạnh xối lên đầu cũng đủ làm cho da thịt anh nhức nhối, tê buốt. Đôi lúc các cơ bắp quanh vùng miệng không cử động được, anh như một người câm. Anh sống hoàn toàn lệ thuộc vào những viên thuốc uống mỗi ngày đếm đủ trên đầu mười ngón tay. Cuộc sống của chúng tôi đã khép lại trong bốn bức tường chật hẹp trong căn apartment vây bũa bằng một thứ không khí ngột ngạt, buồn thảm trước một tương lai u ám khi tất cả ước mơ đã chưa thực hiện được.

 

Chuyến đi về Việt Nam trong dip Tết cũng phải hủy bỏ. Giấc mơ mua một căn nhà cho hai đứa con, tôi chưa dám nghĩ đến trong lúc này. Công việc làm ăn của tôi cũng bị ảnh hưởng, và trong thời gian chữa bệnh, anh không còn đủ năng lực để làm việc nên tạm thời nghĩ bệnh. Tôi tìm mọi cách chạy chữa cho anh, mong có một phép nhiệm mầu chữa lành bệnh anh. Tôi đưa anh đi châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc nam thuốc bắc, thử hết mọi thứ vẫn không thấy có kết quả gì. Cuối cùng anh được chuyển qua bệnh viện đại học Stanford, nơi có những bác sĩ giáo sư hàng đầu nước Mỹ chăm sóc anh để tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Tuy nhiên, mọi thử nghiệm đều giống như những lần trước không tìm thấy rõ nguyên nhân . Sau một năm trời theo dõi, các bác sĩ bệnh viện Stanford đi đến quyết định :  giải phẫu não.

 

Ngày anh lên bàn mổ lòng tôi như lửa đốt. Tôi biết anh không muốn làm “ con vật hy sinh ” để thí nghiệm đưa lên bàn mổ. Hình dung những lưỡi cưa, dao kéo cắt ngang sọ não khiến anh rùng mình. Anh nói thà anh sống chịu đựng cơn đau còn hơn giao mạng sống vào một canh bạc đánh đổi nguy hiểm giữa sư sống và sự chết không lường trước được. Tôi trấn an anh hãy tin vào sự mầu nhiệm tối cao của “ ông Trời ” và tài năng thượng thừa của các vị bác sĩ đang tận tình tận tâm chữa bệnh cho anh.

 

Trước ngày mổ một tuần, một cái tin “ sét đánh ” từ Việt Nam cho biết mẹ anh đột ngột qua đời. Từ ngày anh mang bệnh đến nay đã hơn năm năm, cuộc sống gia đình anh ở Việt Nam thay đổi ra sao tôi không biết rõ tường tận. Tôi chỉ biết sau khi xây xong căn nhà mới, dường như có một điều gì đó “ bất ổn ” đang xảy ra khiến cho cha mẹ anh không vui. Tôi không muốn anh quá lo lắng, bận tâm đến cuộc sống gia đình anh còn lại ở bên Việt Nam bỡi trong lúc này, hoàn cảnh vợ con anh, bản thân anh, còn khốn khổ hơn ai hết. Nhưng, tin mẹ anh mất là một cái tin đau buồn nhất khiến anh chơi vơi hụt hẫng, đòi hủy bỏ cuộc giải phẩu cấp tốc bay về Việt Nam. Các bác sĩ khuyên anh không nên đi, anh sẽ không còn đủ sức để chịu đựng thêm nữa sự đau đớn thân xác và tinh thần sẽ đe dọa đến mạng sống của anh. Tôi khóc vang xin anh đừng liều mạng như thế. Mẹ anh đã chết không thể sống lại được. Nhưng anh phải sống.

 

Cuộc giải phẫu kéo dài hơn tám tiếng, tôi thấp thỏm hồi hộp ngồi chờ đợi đưa mắt theo dõi từng giây phút trên màn hình bên ngoài đang cập nhật tiến trình phẫu thuật. Giây phút cuối cô y tá bước ra báo cho tôi biết cuộc giải phẩu đã kết thúc, anh đã tĩnh dậy và được đưa qua phòng chăm sóc trên tầng lầu ba. Tôi thở phào nhẹ nhõm, không khí dồn nén trong buồn phổi trong suốt thời gian ngồi chờ đã tan biến mất. Tôi tức tốc chạy lên tầng ba nhìn thấy thân anh gày nhom đang nằm trên giường, đôi mắt nhắm nghiền chìm vào giấc ngủ sâu. Khi anh thức dậy là lúc các bác sĩ cũng vừa đến thăm anh, và họ cho tôi biết cuộc giải phẫu đã thành công. Một cục bướu nằm khuất lấp trong phần não đã được cắt bỏ. Tôi nói lời tỏ lòng cám ơn đến các vị bác sĩ đã cứu mạng sống cho chồng tôi. Anh nằm lại để được tiếp tục chăm sóc cho đến khi sức khoe hồi phục hẳn anh được xuất viện.

 

Một năm trôi qua sau ngày phẫu thuật, sức khỏe anh ngày càng tiến triển khả quang hơn. Anh trở lại cuộc sống bình thường sau hơn năm năm giam mình trong tăm tối bệnh tật. Anh thường xuyên luyện tập thể dục, chơi thể thao , gặp gỡ bạn bè, ca hát,  uống bia tán gẫu. Có lúc bạn bè tổ chức party vui chơi ca hát suốt đêm, trong hơi men rượu ngà ngà say, anh nhẩy điên cuồng trên sân khấu, tiếng vỗ tay tiếng cười bạn bè cổ vũ màn biễu diễn của anh. Người ta nói lúc này anh là “ Một người khác ”. Có lẽ trong lúc giải phẩu, bác sĩ đã chuyền lộn dòng máu Mỹ đen vào người anh khiến anh biến đổi khác thường chăng ?. Cách ăn mặc của anh cũng khác hơn xưa, thích mặc đồ thể thao màu đen hiệu Nike. Niềm vui của anh bây giờ  là những trận giao đấu bóng bàn mỗi ngày, từ 10 giờ sáng đến  2 giờ chiều. Anh thả hồn say mê theo từng đường bay vun vút của trái banh, những pha vút đập ngoạn mục ghi bàn thắng phấn khích niềm hăng say không muốn giây phút nào ngừng nghĩ. Về nhà tắm rữa, ăn cơm chiều xong đúng bảy giờ tối anh leo lên giường nhắm mắt ngủ đến bốn giờ sáng thức dậy pha café cho hai đứa con chuẩn bị đi làm. Anh thích cái không khí tươi sáng đầu ngày thơm mùi café thơm lừng tỏa khắp gian phòng. Làm xong công việc, anh luyện giọng tập hát để đầu óc anh tĩnh táo, không bị mù mờ, lú lẫn. Công việc lập đi lập lại đưa anh vào khuôn khổ một thói quen sống lành mạnh khiến tôi vui mừng và an tâm .

 

Chúng tôi về lại Việt Nam lần này với một tâm trạng trăm mối lo âu. Mẹ anh mất, cha anh nằm trên giường bệnh đã mấy năm nay, ngày ngày mong đợi anh về. Tôi về là vì anh, chưa bao giờ trong ý nghĩ của tôi cho những lần về Việt Nam là để “ vui chơi hưởng thụ  ”, như bao Việt kiều  khác an nhàn thảnh thơi đi chơi đó đây. Cuộc sống của gia đình tôi ở bên Mỹ được xếp vào hạng nghèo với lợi tức thấp. Tôi đã sang tiệm tóc từ lúc anh ngã bệnh cho đến nay đã tám năm. Các con tôi đã lớn khôn, hiện cả hai đều làm việc trong ngành y tế phục vụ trong các trung tâm chăm sóc người già bệnh tật. Chúng chẳng bao giờ thắc mắc vì sao qua Mỹ hơn ba chục năm mà cha mẹ chúng không mua nổi một căn nhà. Tôi giải thích cho các con tôi biết là số tiền gởi về cho ông bà nội xây nhà ở Việt Nam là để giúp ông bà nội và các cô có cuộc sống ổn định. Con tôi gật gật đầu tỏ ra hiểu biết và nói khi nào có cơ hội sẽ về Việt Nam thăm ông nội và các cô.

 

Chúng tôi về đến nhà đứng trước căn nhà lầu bốn tầng cánh cửa sắt đã khóa kín. Bấm chuông một lúc, từ trong nhà, chị Hai lê bước chân lẹt xẹt ra mở cửa. Thấy chúng tôi chị mừng rỡ ôm chầm lấy, khuôn mặt tràn đầy cảm xúc. Bước vào ngôi nhà rộng thênh thang nhưng trống trải và thanh vắng; anh đưa mắt nhìn chung quanh tất cả cả đều xa lạ đối với anh. Những “ di tích” cũ trong căn nhà với hình ảnh mẹ anh ngồi trên chiếc ghế cũ , cha anh đứng khập khiễng bên cạnh người em gái kế với đàn con nheo nhóc ngơ ngác như bầy thỏ rừng trong hang và người em tật nguyền dấu mặt, cả thẹn lấm lét nhìn anh. Anh đã tưởng ngày anh về sẽ là ngày vui trong đời, được nhìn thấy cảnh gia đình sum họp trông tiếng cười vui rộn rã để đón nhận một cuộc sống mới đổi thay :  tự do và hạnh phúc. Nhưng anh không được nhìn thấy hình ảnh đẹp ấy như trong giấc mơ.

 

Sau khi đứng trước bàn thờ mẹ anh thắp nhang vái lạy xong, tôi cùng anh vào phòng thăm cha anh đang nằm trên giường trong một căn phòng cửa sổ phủ rèm tối mờ mờ. Cha anh liệt nửa người, nằm bẹp dí sau tấm chăn mỏng như một xác ướp. Anh nắm tay cha lạnh ngắt, thì thầm gọi tên cha ; đôi tay cha cựa quạy, làn môi khô khốc mấp mấy như muốn nói điều gì với anh nhưng không thốt nên lời. Không khí trong phòng tối mờ mờ phủ lên màn không gian một gam màu ảm đạm, buồn bã. Anh đã không sống gần cha từ lúc còn nhỏ được người chú nhận nuôi cho ăn học đến ngày anh vượt biên sang Mỹ. Anh đã cố gắng hết sức năng lực để giúp cha vực dậy kiếp sống nghèo khổ, nhưng ý nguyện ấy không thành khi anh ngã bệnh. Bây giờ anh sẽ làm được gì khi đời sống gia đình anh như ngọn đèn dầu bình đang cạn kiệt. Chị hai anh nói :

 

 - Cậu mợ về đúng lúc.

 

Câu nói của chị Hai như báo hiệu một điều chẳng lành khiến tôi nơm nớp lo sợ. Phải chăng anh về lần này là để nhìn mặt cha anh lần cuối. Rời khỏi phòng cha nằm, chúng tôi vội vã ra nghĩa trang thăm mộ mẹ anh. Đi hết một ngày bận rộn với công việc gia đình nhà chồng khiến tôi mệt lã người. Sáng hôm sau tôi cùng chị hai ra chợ mua một ít trái cây rau quả, cá tươi về nấu một bữa cơm gia đình và bày một mâm cơm cúng mẹ anh. Tôi có mang từ Mỹ về một ít thịt bò tươi ướp lạnh, một số thức ăn khô, bánh kẹo và một ít quà cáp. Buổi trưa ăn cơm có đầy đủ mọi người nhưng thiếu người chồng và người con trai lớn của  em gái kế anh. Khi anh hỏi đứa cháu trai anh thương yêu nhất, có lẽ giờ này nó đã lớn lắm rồi thì bất chợt tôi nhìn thấy đôi mắt của chị Hai ánh lên một tia nhìn khác lạ, tôi không đoán được sự “ khác lạ ” ấy mang ý nghĩa gì, nhưng trong lòng tôi cảm thấy không vui. Đến chiều, một người bạn nối khố của anh đến rủ anh đi chơi. Tôi ở nhà một mình với chị Hai; hai chị em ngồi “ tâm sự ”, lúc bấy giờ tôi mới hiểu rõ hết mọi chuyện.

 

Chị Hai kể : Lúc căn nhà vừa mới cất xong, cha mẹ vui lắm vì tin rằng từ đây cuộc sống gia đình sẽ thay đổi, từ hoàn cảnh nghèo khó sống trong một căn nhà tồi tàn lụp xụp nay bỗng mọc lên một căn nhà lầu bốn tầng khang trang, đẹp đẽ, ai nhìn vào cũng trầm trồ khen ngợi khiến cha mẹ vô cùng hãnh diện. Cha dành riêng một căn phòng đẹp nhất : giường tủ lúc nào cũng tươm tất, bóng loáng sạch sẽ; trên tường treo đầy hình ảnh cậu mợ cùng các con như thể  cậu mợ và các con lúc nào cũng hiện hữu trong căn nhà  này. Cha mẹ ngày ngày mong chờ cậu mợ trở về, với niềm hy vọng làm được một điều gì đó hữu ích để con cháu đời sau được hưởng một cuộc sống ấm no , hạnh phúc. Cha đợi chờ mãi không thấy cậu mợ về, ngày đêm mong ngóng mới hay biết được cậu bệnh nặng. Mẹ lo cho cậu đến bỏ ăn bỏ ngủ, ngày ngày lên căn phòng cậu mợ thơ thẫn đứng nhìn những tấm ảnh cậu mợ nước mắt lưng tròng. Cha cảm cảm thấy mình bất lực không thể tự quyết định cuộc sống tương lai, trong khi nỗi thất vọng đứng nhìn những thế hệ con cháu lớn lên sống trong căn nhà mới, chỉ có cái vỏ bề ngoài giả tạo, nhưng bên trong thì rỗng tuếch . Chị Hai chỉ còn một chút năng lực quán xuyến chuyện nhà, nấu ăn giặt giũ, chăm sóc cha mẹ khi đau yếu. Cô Út  suốt đời sống che giấu nỗi mặc cảm tật nguyền; từ lúc được sống trong căn nhà mới, dường như cô Út vui hơn . Cô thường chống nạn lê bước chân leo lên tận sân thượng đứng nhìn về hướng chân trời xa trông ngóng một ước vọng mơ hồ. Thỉnh thoảng lén lút vào phòng cậu mợ bị cha bắt gặp mắng cho một trận khóc suốt mấy ngày. Cha nói không một ai được quyền vào phòng của cậu Ba nếu không được cha cho phép.  

 

Tôi nhìn nét mặt chị Hai già nua hốc hác, tóc bạc trắng xóa, đôi mắt âm u như hai hố sâu lấp đầy nỗi khổ một đời của một người đàn bà đơn độc. Câu chuyện chị kể đã đến lúc làm tôi bang hoàng sững sốt khi biết được vì sao mẹ anh đột ngột qua đời, cha anh nằm bại liệt trên giường bệnh. Thằng con trai người em gái kế anh lớn lên trở thành một thanh niên hư đốn, nó ăn chơi bạt mạng không chịu học hành, vây tiền xã hội đen hút sách bị bắt vào tù. Cha nó còn tệ hại hơn, suốt ngày rượu chè, cờ bạc, gái gú, còn vênh váo tiên bố với mọi người rằng căn nhà này là tài sản của vợ chồng y. Thoạt đầu y mang tiền về rất nhiều, khoe với cha mẹ vợ là y đang hùn vốn làm ăn. Hai đứa con gái bước vào tuổi thành niên, cao ráo xinh đẹp, ước mơ làm người mẫu, suốt ngày chỉ biết chưng diện cùng đám bạn trẻ choai choai vui chơi ở các tụ điểm về đêm. Người cha đã dung túng hai đứa con gái bước vào con đường ảo tưởng trở thành người mẫu với ước mơ đổi đời.Tin tưởng vào tương lai đầy tham vọng của người cha đã vô tình đẩy hai đứa con xinh đẹp, ngây thơ của mình như hai con nai vàng ngơ ngác giữa bày thợ săn khôn ngoan, ranh mãnh, lấp trên khuôn mặt những danh xưng đầy hào quang, nhưng thực chất là sự dối trá, lừa bịp. Dù có che đậy khôn ngoan đến đâu cũng không thể qua mắt được cha anh. Cha anh phẫn uất khi phát hiện hai đứa cháu của ông vướng vào cái vòng quay cuồng vọng của tiền tình và tội ác. Chúng phải trả bằng mọi giá để đổi lấy những gì chúng khao khát bằng chính thân xác của chúng. Cha anh bảo dòng họ nhà này dù nghèo những vẫn giữ lấy thanh danh. Cha thất vọng vì chứng kiến thế hệ con cháu sống băng hoại mất hết gia phong lễ giáo, đạo đức làm người. Chỉ biết tiền là lẻ sống. Mẹ anh đau buồn lâu ngày lậm sâu vào tim, sống trong lo âu hồi hộp. Mọi sự trở nên tồi tệ hơn khi chàng rễ ma mãnh công khai âm mưu chiếm đoạt tài sản. Y quăng xấp giấy nợ trước mặt cha anh bảo rằng phải bán căn nhà đi để đổi lấy sự an toàn của tính mạng. Bọn “ đầu trâu mặt ngựa  ” kéo đến như một lũ côn đồ hăm dọa cha anh, cha anh cương quyết chống lại, chúng chẳng làm được gì, nhưng sự việc phải tái diễn với trò “ ma mãnh ”của  chàng rễ có âm mưu thâm độc gây áp lực lên cuộc sống cha mẹ anh trong lúc anh đang bất lực chống chọi với bệnh tật và chuẩn bị  lên bàn mỗ thực hiện ca phẫu thuật. Mẹ anh bất ngờ lên cơn đau tim qua đời. Cha anh đau buồn trước cái tai họa bất hạnh giáng xuống gia đình anh; qua cơn tai biến bất ngờ ập đến, cha anh liệt nửa người.

 

Tôi trở về lại Mỹ sau một chuyến đi về Việt Nam chứng kiến bi kịch gia đình anh mà lòng đau quặn thắt. Tôi biết anh đang chịu đựng sự đau khổ trong tận cùng đáy sâu tâm hồn; nó có đau bằng cái đau thân xác từ căn bệnh bướu não hành hạ anh trong bao nhiêu năm qua. Anh đã thoát khỏi cái đau thân xác, giờ đây anh lại chứng kiến cái tai họa bất hạnh giáng xuống gia đình anh như một sự trừng phạt bất công đầy khắt nghiệt của định mệnh. Lòng tốt từ con người lương thiện không thể chiến thắng được sự độc ác, lòng tham lam ích kỷ, và sự vô cảm của những người chung quanh. Căn nhà xinh đẹp mà anh mơ ước được dựng lên ở Việt Nam để thoát khỏi sự mặc cảm nghèo đói chỉ là một hình ảnh giả tạo; nó chỉ có thể thành hiện thực khi chính nó được dựng lên từ bàn tay cần mẫn, sự sáng tạo thông minh và một tâm hồn cao thượng. Nhưng cha mẹ anh đã đã quá già, chị anh bất lực , người em gái tật nguyền sống khép kín trong bóng tối vô vọng. Và người em kế vô cảm ngoảnh mặt làm ngơ để chồng, con dã tâm thực hiện âm mưu chiếm đoạt tài sản. Anh cảm thấy mình không thể làm được gì hơn khi biết cha anh đang nằm thoi thóp trên giường bệnh. Một năm sau cha anh qua đời, để lại tờ di chúc chia tài sản là căn nhà mà tôi và anh đã dành dụm số tiền đi làm trên đất Mỹ trong suốt bao nhiêu năm qua; tài sản ấy được chia đồng đều cho tất cả những người con. Cuối cùng tôi và anh không còn gì ngoài hai bàn tay trắng.

 

Dù cuộc sống trên đất Mỹ chúng tôi không còn gì quý giá ngoài hai đứa con đã trưởng thành, chúng biết thương yêu cha mẹ, sợ cha mẹ buồn nên chúng luôn luôn  khuyến khích đi chơi đó đây để an hưởng cuộc sống ngắn ngủi còn lại mà thời gian thì vùn vùn trôi đi không đợi chờ ai. Tôi tìm lại những người bạn cũ trước học cùng lớp, kết nối một “ vòng tay thân ái ” để tổ chức những chuyến đi chơi, tham quan danh lam thắng cảnh toàn cầu. Đầu tiên là những chuyến đi tham quan các Công viên Quốc gia trên đất Mỹ :  Yosemite,  Grand Canyon,  Smoky Mountains … Sau những chuyến đi ấy sẽ là những chuyến đi xa nửa vòng trái đất : Trung Hoa, Nhật Bổn,  Hàn Quốc, và chuyến đi sau cùng ít nhất một lần trong đời nếu còn sống phải đến cho bằng được kinh thành Paris và các nước Châu  Âu. Tôi nói với anh về kế hoạch của những chuyến đi chơi đầy kỳ thú ngập tràn hình ảnh “ yêu người yêu đời ” trong trái tim tôi để chia sẻ cùng anh. Mục đích là tôi muốn anh vui, để anh quên đi “ nỗi đau trong lòng  ”, tôi muốn anh trở thành “ Một người khác  ” như  tôi, hình bóng tôi là hình bóng của chính  anh. Tình yêu là sự hòa nhập của triệu triệu trái tim, không phải chỉ riêng một trái tim khô cằn ,bệnh hoạn, ích kỷ.

 

Điều tôi muốn chứng minh cho anh thấy là sau những chuyến đi gặp mặt các bạn học của tôi, hầu hết họ đều là những người khá thành công trong cuộc sống; có những người rất giàu có, nhà cao cửa rộng, đi xe siêu sang, nhưng không tỏ vẻ phách lối khoe khoan đẳng cấp. Anh hòa nhập vào cuộc chơi bình đẳng với mọi người, cười nói đùa giỡn, chọc cười thiên hạ một cách duyên dáng khiến nơi nào anh đến nơi đó đều có tiếng cười vui suốt đêm. Tôi lấy làm vui vì thấy anh hòa nhập vào cuộc sống đầy năng động, tôi muốn anh mãi như thế để cuộc sống của tôi và của anh không còn những gánh nặng u ám phiền muộn của quá khứ đã  làm khổ anh và cả cho tôi nữa. Tôi muốn cuộc sống của anh và tôi những chuỗi ngày còn lại là những ngày vui với những chuyến đi chơi xa khắp bốn phương trời cùng với bạn bè tôi hòa nhịp vào cuộc sống chung vui, cuộc đời tươi đẹp biết bao. “ Tôi là ai … mà  yêu quá cuộc đời này ”.

 

Tôi tưởng cuộc đời này sẽ êm đẹp như mặt biển mênh mông không có mưa giông bão tố. Tôi tưởng con thuyền tình trôi trên dòng sông êm đẹp sẽ đưa tôi đến thiên đường mộng mơ. Sau những chuyến đi chơi về tôi bàn tiếp với anh lịch trình du lịch mà các bạn tôi đã dự định đi trong chuyến mùa hè năm tới là mười ngày trên đảo thần tiên Hawaii. Anh im lặng không nói gì, nhưng trong đôi mắt anh thấp thoáng một tia nhìn nghi ngại, nó chưa nói lên điều gì rõ ràng, nhưng tôi vẫn thấy được một chút gì đó man man một niềm băn khoăn. Sự việc này khiến tôi nhớ lại mấy năm về trước sau chuyến đi về thăm gia đình ở Việt Nam về, anh cũng có một tình trạng tâm lý buồn lo vì có lý do : Anh muốn tôi giúp anh gửi tiền về xây căn nhà mới cho cha mẹ anh. Nhưng bây giờ sau những chuyến đi vui chơi về, anh còn điều gì để phải lo ? Tôi thắc mắc nhưng không hỏi anh để tìm hiểu lý do.

 

Mùa đông năm nay thời tiết Cali không lạnh lắm, thỉnh thoảng có mưa rồi lại ngưng, ban ngày ngập tràn nắng ấm. Việc làm tóc của tôi mỗi năm khách hàng “ trung thành ”  trong suốt ba mươi năm ngày càng thưa dần. Trên cái list ghi địa chỉ, tên họ, số phone đã hơn một phần ba số khách đã bị tôi dùng mực đen bôi xóa, lý do vì họ đã qua đời. Đến khi nào người khách cuối cùng bị xóa sổ. có lẽ tôi sẽ bỏ nghề.

 

Mùa Giáng Sinh năm nay tôi phải bỏ việc làm để bay xuống nam Cali. tham gia ngày họp bạn đón mừng năm mới. Tôi nói với anh chuẩn bị hành lý, áo quần, thuốc men để chuẩn bị cho chuyến đi kéo dài một tuần lễ từ ngày Giáng Sinh qua đến đêm cuối cùng của năm cũ bước sang đón mừng năm mới. Anh cười cười không tỏ một thái độ hào hứng để nhiệt tình hưởng ứng cho chuyến đi bất ngờ không dự tính trước. Tôi đưa anh đi shopping sắm sửa một ít áo quần mới và quà cáp cho mùa lễ. Anh lừng khừng bám theo tôi một cách miễn cưỡng; đi hết một ngày long nhong trong shopping, anh trở về nhà nằm cuộn mình trong chăn ngủ một giấc đến ba giờ sang thức dậy. Sáng hôm sau tôi hỏi anh :

 

-         Anh đã xếp áo quần vào vali chưa ?

 

Anh nhìn tôi vẻ nghi ngại :

 

-         Em à. Hay là em đi một mình, được không ?

 

Nghe anh nói tôi tưởng anh đùa, nhưng nhìn vẻ mặt đăm chiêu và thái đồ thờ ơ, lạnh nhạt không hưởng ứng cuộc đi chơi như những lần đi chơi trước đây đầy sự phấn khích và hào hứng; lần này ngược lại con người anh như con cá mắc cạn. Tôi thất vọng trước quyết định bất ngờ của anh, dù cố tìm mọi cách để thuyết phục anh như : lời hứa với bạn bè chuyến đi xuống nam Cali, là để  họp mặt bàn về những chuyến đi chơi xa kế tiếp như đã dự tính trước đây. Một năm chỉ có một ngày lễ lớn là ngày Giáng Sinh và NewYear, bạn bè và gia đình họp mặt đón mừng ngày lễ lớn chúc mừng nhau những điều tốt đẹp hướng về một tương lai huy hoàng đang chờ đợi chúng ta phía trước. Tôi lạc quan bao nhiêu thì anh lại càng tỏ ra bi quan bấy nhiêu. Tôi nói đã bao nhiêu năm cả anh và tôi sống trong căn nhà này trải qua cuộc đời đầy những biến cố thăng trầm, tôi đã hy sinh cuộc đời làm vợ làm mẹ để cuối cùng rồi tôi sẽ được gì trong bốn bức tường chật hẹp giam hãm tôi, và tôi muốn thoát ra ngoài để được thở bầu không khí trong lành ngoài kia cùng anh rũ bỏ hết tất cả những lo âu phiền muộn để được sống tự do trong chuỗi ngày còn lại ngắn ngủi này. Thế mà anh bất ngờ khóa chặt cánh cửa lại bắt tôi phải chịu đựng sự giam cầm cho đến bao giờ.

 

Tôi chưa kịp hỏi lý do tại sao anh không đi cùng tôi thì tôi ngủ thiếp đi trên ghế sofa, khi giực mình thức dậy tôi thấy anh đang đứng giữa gian phòng khách đưa mắt nhìn chung quanh căn nhà. Tôi giả vờ nhắm mắt lại để theo dõi hành vi lạ lùng của anh. Anh đứng sát bên vách tường đưa mắt nhìn đăm đăm lên những bức hình chụp tôi và anh cùng các con từ lúc chúng còn nhỏ mới chập chững biết đi cho đến lúc chúng lớn lên bước vào tuổi teen; hình hai con chụp mặc đồ võ nịt đai đen đi đường quyền, múa kiếm, múa côn bên cạnh những tấm hình chụp thi đấu võ thuật trong các trận tranh tài đoạt giải thưởng huy chương. Đứng nhìn một lúc anh cúi xuống rút thanh kiếm Katana từ trên bệ kiếm đặt dưới chân tường; bộ thanh kiếm Nhật này anh mua tặng cậu trai ngày sinh nhật của nó. Nhìn lưỡi kiếm thép sáng loáng, mặt anh đanh lại, đôi mắt sáng ngời. Xem hình kỷ niệm xong, anh lặng lẽ bước vô phòng cậu trai thấy tủ giường, bàn ghế vẫn con nguyên, tươm tất, sạch sẽ không có một hạt bụi nào vì anh siêng năng lâu chùi nó mỗi ngày. Cậu con trai không còn ở với cha mẹ đã hơn một năm nay, cậu đã có việc làm và sống với người bạn gái trên San Fransico. Cô con gái vẫn còn ở với cha mẹ, nhưng nay mai cô cũng sẽ khăn gói lên đường để đi tìm cho chính cô một đời sống tự do, riêng tư.

 

Anh đứng nhìn tôi, không biết anh đang nghĩ gì, một cái xác của người đàn bà “ vô tích sự ”, hay anh đang thương xót một người vợ hiền, đảm đan phục vụ, chăm sóc chồng lúc đau yếu bệnh hoạn, lúc sa cơ thất thế hay đang nhìn tôi với một ý nghĩ nào khác. Tôi dò xét thái độ của anh, dường như có điều gì đó đang làm cho anh đắn đo, suy nghĩ. Tôi chợt nhớ hình ảnh lúc anh đứng nhìn chung quanh căn nhà  giống hệt như anh đứng nhìn căn nhà lầu bốn tầng mà vợ chồng tôi gửi tiền về Việt Nam xây cho cha mẹ anh, đó là căn nhà thực sự là của anh, nhưng giờ đây nó đã bị bán đi thuộc quyền sở hữu của người khác. Còn căn nhà vợ chồng tôi đang ở là một căn nhà thuê đã ba mươi năm nay. Ba mươi năm chúng tôi đã sống trong căn nhà này tuy chật hẹp nhỏ bé, nhưng nó đã che chở, bảo bọc cuộc sống của chúng tôi qua bao nhiêu năm thăng trầm của cuộc sống, cuối cùng dù tôi không  sở hữu được một căn nhà, nhưng tôi có một cuộc sống trọn vẹn đầy ý nghĩa khi nhìn thấy hai đứa con tôi đã trưởng thành, có nhận thức trách nhiệm, hiếu thảo với cha mẹ, biết thương yêu những người chung quanh, nhất là công việc làm của hai con tôi giúp đỡ người già bệnh tật  ở các trung tâm y tế.

 

Tôi  rất vui và hãnh diện thế hệ các con của các bậc cha mẹ người Việt lớn lên trên đất Mỹ có hoàn cảnh như tôi, nhiều người còn đạt được sự vẻ vang hơn tôi, giàu có hơn tôi, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống của tôi như thế đã là đầy đủ, mãn nguyện lắm rồi, nhưng anh thì không, cái bóng đen mặc cảm quá khứ từ hoàn cảnh gia đình nghèo khó đến sự bất hạnh xảy ra trong gia đình khiến đưa đến cái chết tức tưởi của cha mẹ anh vẫn mãi là một vết thương đau nhức hằn sâu trong lòng anh. Cái bóng đen ấy vẫn còn lởn vởn, chập chờn trong đầu anh chưa dứt ra được, nó là một khối u vô hình đang dày vò tâm trí anh. Tôi hiểu sự lo lắng của anh về cái “ gánh nặng tình thương ”  mà anh không muốn các con khổ vì cha mẹ. Anh không muốn truyền lại cái “ di sản ” mà cha anh đã đi qua một đời khốn khó để chứng kiến một cuộc sống đầy bất hạnh của gia đình anh. Tôi muốn nói với anh về niềm tin của cuộc sống mà  tôi và anh đã trải qua, để xóa bỏ hết cái mặc cảm buồn khổ quá khứ, mà phải vui sướng chấp nhận cuộc sống trong căn nhà không phải là nhà mình, nó chỉ là nơi tạm dung , nhưng là tổ ấm một đời vĩnh viễn. Tôi muốn nói với anh hãy nhập vào cuộc vui lên đường, quẳng hết mọi lo âu phiền muộn sau lưng, cùng tôi sánh vai tiến bước. Các bạn tôi đang nóng lòng chờ đợi tôi cùng nhóm bạn từ miền bắc xuống miền nam Cali. để cùng nhau họp mặt đón mừng Giáng Sinh và New Year. Tôi cũng đang nóng lòng chờ đợi ngày vui đang đón chờ tôi.

 

Buổi chiều ngồi ăn cơm với anh thật buồn và lặng lẽ trong căn nhà vắng bóng hai đứa con. Tôi định nói với anh về chuyến đi ngày mai thì anh đã lên tiếng trước :

 

-         Em à ! Anh có chuyện này muốn nói với em, nhưng trong lòng cứ ăm ắp lo âu vì sợ  em…  không vui.

 

Đang ăn ngọn miệng chợt tôi buông đũa nhìn nét mặt buồn buồn có chút gì đó căng thẳng phản phất trên khuôn mặt anh. Tôi hỏi :

 

-         Chuyện gì vậy anh ?

 

Anh bắt đầu từ từ nói với tôi về những điều anh đắn đo suy nghĩ bấy lâu nay giấu kín mãi trong lòng. Anh nói lẽ ra anh phải là một người cha, người chồng là một người đàn ông trụ cột trong gia đình có trách nhiệm gánh vác những khó khăn trong đời sống gia đình, thế mà bấy lâu nay anh cứ mãi“ núp bóng ” dưới một con người yếu đuối bệnh hoạn dù anh biết mình đã hoàn toàn bình phục như một người khỏe mạnh bình thường. Tại sao anh không vươn mình vỗ cánh như chim đại bàng, mà thu mình trong chiếc lồng khung chật hẹp như con chim sẻ ? Anh tự hỏi và thấy thấy thương em và các con đã “ hy sinh ” cho anh quá nhiều, nhưng đã đến lúc anh nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta không thể kéo dài như thế mãi được. Tôi hiểu phần lớn những chỉ tiêu tiền nhà, tiền ăn, tiền chi cho những chuyến đi chơi phần lớn là do các con tôi phụ cấp. Anh không muốn các con phải gánh lấy “ trách nhiệm và bổn phận ” phải cung phụng cuộc sống “ xa xỉ ” của cha mẹ được ăn sung mặc sướng, đi chơi đó đây, để khỏi phải hổ thẹn với mọi người. Chúng tôi không đòi hỏi con phải làm như thế, vì chúng thương cha mẹ, muốn cha mẹ được sống trong những chuỗi ngày còn lại an hưởng cuộc sống vui sướng tuổi già. Nghe anh nói tôi chợt hiểu sự lo lắng của anh và tôi chợt nhận ra một thực tế về viễn ảnh của những ngày sắp tới khi đứa con gái tôi chuẩn bị chuyển chỗ làm mới đến một thành phố xa lạ khác, nó sẽ rời xa chúng tôi. Căn nhà thuê ba phòng ngủ sẽ phải trả lại vì tiền thuê nhà mỗi năm mỗi tăng giá quá đắc. Cuộc sống của chúng tôi sẽ không còn giống như những ngày tháng sống chung với các con. Tôi chợt buồn với một cảm giác chênh vênh nghĩ đến một ngày nào đó tôi và anh sẽ phải đi lang thang như kẻ không cửa không nhà, còn một chỗ nào đáng tin cậy cho chúng tôi nương tựa tuổi già.  

 

Tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi chơi, nhưng anh đã cản lại và nói với tôi “ Em xứng đáng để được hưởng một chuyến đi vui chơi cùng với bạn bè ”. Đừng lo cho anh. Dù tôi biết tất cả bạn bè của tôi hiểu được hoàn cảnh và cuộc sống của tôi  nên đứa nào cũng quý mến tôi, mong muốn giúp đỡ “ hổ trợ ” cả hai thứ tinh thần và vật chất để tôi không phải quá lo lắng trong suốt hành trình vui chơi trong những chuyến đi chơi sắp tới. Tôi đã chuẩn bị hành lý cho chuyến đi không có anh đi cùng.

 

Sáng hôm sau anh thức dậy sớm, pha cho tôi một ly café nóng thơm lừng rồi tiễn tôi ra khỏi cửa. Tôi lái xe đến địa điểm tập chung tại nhà một người bạn, trên đường đi buổi sáng trời lạnh, sương mù phủ mờ trên con lộ dài thênh thang khiến tôi có cảm giác như tôi đang đi vào cõi vô cùng mịt mù sương khói. Ánh đèn xe chiếu sáng xuyên thủng lớp sương mù dày đặt phía trước; đôi tay tôi cầm chặt tay lái, nhưng đầu óc tôi miên man nghĩ đến điều gì đó mơ hồ trong giấc mơ chập chờn gián đoạn đêm qua. Trong giấc mơ, tôi thấy anh đứng trên một đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, tay cầm thanh bảo kiếm đưa mắt nhìn về hướng chân trời xa. Bỗng chốc có một cơn bão tuyết bất ngờ kéo đến, đất trời rung chuyển, những tảng băng trên đỉnh núi rạn nứt từng mảng rơi xuống vực sâu. Anh vẫn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, cho đến lúc cơn chấn động tách rời từng vách núi vở vụng rơi vào thinh không, duy chỉ còn lại một vách núi nhọn hoắc phủ đầy tuyết trắng chọc thẳng lên trời; anh mặc bộ đồ đen, đứng trên đỉnh núi, tay cầm thanh bảo kiếm giơ cao loang loáng ánh sáng mặt trời. Tôi cố vươn người tới níu lấy anh trong vô vọng, vì càng cố gắng vươn lên, hình ảnh anh càng lùi xa , xa mãi cho đến cái điểm màu đen cuối cùng biến mất vào cõi không gian vô tận.

 

Giấc mơ khiến tôi nghĩ đến những điều anh nói với tôi về thực trạng sức khỏe của anh hiện tại, anh hoàn toàn là một người đàn ông khỏe mạnh. Anh muốn làm một điều gì đó để chứng minh anh vẫn còn năng lực để kiếm ra tiền. Anh muốn làm con chim đại bàng, anh không muốn làm chim sẻ bị nhốt mãi trong lồng. Nhưng, đối với tôi, dù anh đã khỏe manh bình thường, cơn đau không còn hành hạ anh nữa, nhưng các bác sĩ vẫn còn tiếp tục theo dõi bệnh tình của anh để ngăn ngừa bệnh bướu não tái phát. Tôi muốn anh dưỡng sức, muốn anh sống với thói quen mỗi ngày tập thể dục, chơi thể thao, ca hát như anh đã và đang làm bấy lâu nay. Tôi không muốn anh thay đổi cuộc sống bình yên, nhàn hạ để lao mình đi kiếm tiền như anh đang mong muốn. Tôi tự hỏi phải chăng là do tôi đã không có cái nhìn thực tế như anh mà vì quá ham vui với bạn bè, tôi tưởng tôi sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn để thực hiện những chuyến đi du lịch tốn kém đã làm cho anh lo ngại. Tôi chợt hiểu vì sao anh không đi cùng tôi chuyến đi chơi kỳ này, có lẽ vì anh muốn “ hy sinh ” ở nhà một mình chấp nhận sự “ cô đơn ” để tôi được “ tự do ” bay nhảy chăng ? Hay có một lý do nào khác. Tôi băn khoăn suy nghĩ khiến đầu óc tôi không thể tập trung lái xe, trước mặt tôi cảnh vật đảo lộn quay cuồng khiến tôi không còn hào hứng nghĩ đến cuộc vui của chuyến đi. Tôi nghĩ đến anh ở nhà một mình anh sẽ làm gì trong thời gian tôi vui chơi với bạn bè.  Có thể anh sẽ đi lang thang một mình hay đến nhà một người bạn nào đó uống rượu vui chơi trong những ngày nghĩ lễ. Không có tôi bên cạnh liệu anh có thể vượt qua sự quá mức , không thể kiểm soát bản thân gây ra những điều tệ hại không lường trước được khiến tôi lo lắng. Có thể anh sẽ quên uống thuốc hoặc uống quá liều thuốc còn nguy hại hơn nữa. Nếu có chuyện gì xảy ra tất cả sẽ là lỗi của tôi.

 

Trong giây phút quyết định bất ngờ, tôi rẽ xe vào một exit tìm con đường gần nhất tấp xe vào lề đường gọi cho bạn tôi để xin cáo lỗi hủy bỏ chuyến đi. Tôi nói dối là chồng tôi nửa đêm thình lình lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Thế là xong những ngày chờ đợi cuộc vui với bạn bè tưởng mọi chuyện sẽ suông sẻ, cuối cùng nào ngờ sự ám ảnh lo âu vô cớ níu kéo tôi lại, tôi đành phải quay về nhà với một tâm trạng buồn buồn, nhưng dù sao chẳng còn lý do gì tôi phải lo lắng cho anh ở nhà một mình không có tôi chăm sóc ngày hai bữa  “ cơm lành canh ngọt”. Biết rằng anh muốn tôi vui chơi với bạn bè, nhưng nghĩ đến một năm chỉ có hai ngày lễ lớn cuối năm : Giáng sinh và New year, phải là dịp sum họp đoàn tụ gia đình, nghĩ đến đây tôi cảm thấy niềm vui vẫn còn đang chờ đợi tôi trong căn nhà chỉ có anh và tôi như hai cái bóng lặng lẻ trong bốn bức tường vây kín quen thuộc. Tôi đành phải khép lại những ý nghĩ riêng tư , không quan tâm đến những gì xảy ra bên ngoài, những cuộc vui chơi với bạn bè  không còn quan trọng nữa, cũng chỉ vì anh.  

 

Tôi về đến nhà trời đã sáng hẳn, trong ý nghĩ thoáng qua trong đầu là sẽ thấy anh ra mở cửa nhìn tôi với đôi mắt ngạc nhiên khi thấy tôi lù lù đứng trước cửa. Tôi mang hành lý đặt xuống đất với tay bấm chuông. Tiếng chuông vang lên vài lần rồi rơi vào im lặng. Tôi lấy chìa khóa mở cửa, mang hành lý vào bên trong đứng nhìn căn phòng khách mờ mờ tối vì tất cả cửa sổ rèm đã phủ kín bưng. Tôi đi thẳng vào phòng ngủ xem xét không có ai ở trong đó. Tôi quay trở ra gian bếp, mở tủ lạnh thấy nồi cà ri tôi nấu cho anh vẫn còn vun đầy; trái cây táo, nho vẫn còn nguyên trong bọc. Tôi ra phòng khách ngã người xuống sofa, buông thõng hai tay, hít một hơi thở thật sâu. Tôi đoán giờ này có thể anh đang chơi bóng bàn với vài người bạn ở Trung tâm Cộng đồng. Hay anh đang nhập vào cuộc nhậu say sưa, ca hát với bạn bè. Tôi biết rõ thói quen của anh khi có tôi bên cạnh. Vắng mặt tôi, anh đi đâu làm gì khác hơn làm sao tôi biết được. Tôi giả vờ không để cho anh biết là tôi đã hủy bỏ chuyến đi giờ đang ngồi ở nhà một mình chờ anh về. Tôi nghĩ nếu thật sự anh đang ở đâu đó vui với bạn bè của anh và anh cũng nghĩ là tôi cũng đang vui với bạn bè của tôi thì tại sao tôi phải lo lắng đến phải hủy bỏ cuộc vui quay trở về nhà để ngồi một mình trong một cảm giác buồn tẻ, cô đơn. Những ý nghĩ chưa xác định rõ ràng chồng tôi đang ở đâu, làm gì khiến tôi nôn nóng muốn gọi điện thoại nói cho anh biết hiện giờ tôi đang có mặt ở nhà. Tôi cầm lấy điện thoại gọi cho anh, nhưng anh không bắt phone. Tôi ném điện thoại lên bàn, cầm lấy remote control bấm nút tivi lên xem, nhưng sự lười biến đã dìm tôi vào cơn ngủ sâu như bị tiêm một mủi thuốc mê.

 

Trong giấc ngủ sâu, một sự thật tái hiện trong giấc mơ khiến tôi giậc mình tĩnh giấc ngồi bật dậy chạy nhanh vào phòng tắm xem xét, không có anh ở trong đó. Tôi sợ sự việc ấy sẽ tái diễn khi tôi vắng nhà. Lần đó anh vào phòng tắm xả nước ngập bồn ngâm mình trong nước nóng, không biết vì buồn ngủ hay vì do thuốc anh uống khiến anh ngủ quên, nếu tôi không phát hiện có lẽ anh đã chìm xuống nước chết ngộp trong bồn tắm. Sau này, tôi biết anh còn có tật buồn ngủ, ngủ li bì, ngủ ngày, ngủ đêm không biết chán. Nằm xuống là ngủ, lái xe lại càng cho anh dễ buồn ngủ hơn.

 

Tôi lừ đừ trở ra phòng khách lúc bấy giờ mới năm giờ chiều mà trời bên ngoài đã tối đen. Tôi vào bếp mở tủ lạnh lấy nồi cà ri bắt lên bếp hâm nóng ăn qua loa không có cảm giác ngon miệng. Tôi bồn chồn, lòng như lửa đốt, tưởng tượng đủ thứ tai họa xảy ra cho anh. Tôi cầm điện thoại bấm số gọi cho anh. Text cho anh nhưng không thấy anh trả lời. Cảm giác giống hệt ngày anh lên bàn mỗ, tim tôi có thắt lại, đập từng nhịp đập hụt hẫng, đầu óc căng như quả bóng. Tôi có cảm giác hơi nhức đầu, mở hộc tủ lấy hai viên thuốc advil uống xong ra sofa nằm nghĩ. Đầu óc tôi từ từ giản ra, nhẹ nhàng dễ chịu. Tiếng chuông điện thoại thình lình vang lên khiến tôi giậc mình tưởng anh gọi về, nhưng nhìn số phone lạ hoắc, tôi thất vọng tắt máy ném chiếc điện thoại lên bàn. Tôi không biết phải làm gì hơn, chỉ kiên nhẫn nằm chờ đợi đến giây phút cuối cùng anh nhất định phải về nhà.

 

Tôi nhìn đồng hồ treo trên tường, còn năm phút nữa là đúng tám giờ tối. Căn phòng bật đèn sáng trưng, im vắng, lạnh lẽo dù máy sưởi vẫn chạy đều phả hơi ấm phủ khắp căn nhà. Sống với anh hơn ba mươi năm, tôi chưa bao giờ có ý định đi xa một mình, cũng tại vì anh không muốn đi nên tôi phải đi , nhưng cuối cùng rồi tôi cũng phải quay về nhà với anh, nhưng giờ này anh đang ở đâu ? Anh có biết là tôi đang lo lắng chờ anh về không ? Tôi nghĩ đến tôi thật là vô lý, lẽ ra giờ này tôi đang có mặt tại nam Cali. cười vui với đám bạn thân lâu ngày không gặp, tha hồ đùa giỡn phá phách như hồi còn đi học thuở xa xưa. Và anh cũng vậy, cũng có những đám bạn thân thường hay tụ tập cuối tuần uống bia, xem chương trình thể thao, tán gẫu chuyện đời. Biết đâu đây là cơ hội hiếm hoi để anh được tự do bay nhảy như con chim xổ lòng. Thôi thì hãy để cho anh nhập cuộc vào đám đàn ông  “ lắm trò nhiều chiêu ” vui chơi chốc lát cho đời còn chút niềm vui. Tôi hình dung anh đang ở một tụ điểm nào đó hò hét điên cuồng cùng đám bạn trước một thân hình ẻo lả, khêu gợi của một cô vũ nữ trẻ xinh đẹp đang biểu diễn màn vũ sexy. Dù anh đang ở đâu, miễn vui là được. Ý nghĩ này khiến tôi có cảm giác dễ chịu hơn là sự tưởng tượng về một điều không tốt xảy ra cho anh. Có lẽ trong bao nhiêu năm qua, anh đã chịu đựng quá nhiều nỗi đau nên tôi muốn anh được sống một cuộc sống yên vui cho phần đời còn lại ngắn ngủi này.

 

Tôi tắt hết những ngọn đèn sáng trong phòng khách, còn lại cái chụp đèn đặt trên trên bàn ở góc cửa sổ hắt ánh sáng mờ vàng vọt chiếu lên góc tường nơi đặt chiếc ghế sofa tôi đang nằm thả hồn lắng đọng nghe từng dòng nhạc hòa tấu êm diệu ru tôi vào giấc ngủ bình yên. Cảm giác nhẹ hẫng vút bay trong cái không gian tưởng tượng hiện rõ trong đôi tròng mắt chuyển động như hai bánh xe quay chiều thời gian ngược xuôi ngập đầy hình ảnh quá khứ, hiện tại, tương lai như một bức tranh trườu tượng bị xé vụng ra từng mảnh. Tôi không muốn bị chìm ngập trong đóng tro tàn quá khứ, tôi chỉ muốn nhìn thấy ánh sáng của những ngày bình minh rực rỡ cho một tương lai không còn dài. Nhưng tôi chẳng có điều gì để mơ ước trừ khi có sự kỳ diệu xảy ra.

 

Tôi không biết mình chìm trong giấc ngủ bao lâu, cho đến khi tôi nghe tiếng cười nói vang lên bên ngoài chợt giực mình thức dậy. Rõ ràng là tôi nghe tiếng cười của anh, tiếng cười quen thuộc khi anh từ khung cửa trong căn nhà chật hẹp với bốn bức tường vây hãm ngột ngạt bước ra ngoài, anh trở thành “ Một người khác ” . Nhưng đêm nay sự khám phá bất ngờ tiếng cười của anh cùng với tiếng cười của người phụ nữ khiến cho tôi bâng khuâng, suy nghĩ. Tiếng cười bất chợt vang lên rồi tắt ngúm như hai ngọn que dim vừa vụt sáng bị cơn gió ập tắt. Tiếng cười cho là của anh đi, nhưng tiếng cười của người phụ nữ kia là ai ?  Tôi chưa xác nhận rõ  tiếng cười ngoài kia có phải đích thực là tiếng cười của anh hay tôi nhầm lẫn tiếng cười của một người nào khác ? Nhưng tại sao tiếng cười ngoài kia không tiếp tục vang lên mà bất ngờ khựng lại khi tiếng bước chân đến gần cánh cửa. Giá như tôi tắt hết đèn trong nhà, tôi tin chắc rằng nếu người ấy là anh, cánh cửa sẽ mở bật ra. Ánh đèn trong căn phòng lóe sáng lên, tôi như một bóng ma xuất hiện trước mặt anh, tôi và anh trừng trừng nhìn nhau. Trời ơi ! Lúc ấy hình dáng, điệu bộ của anh sẽ ra sao, có lẽ anh sẽ đứng chết cứng như người vừa bị sét đánh cháy khô . Người phụ nữ đứng bên anh sẽ là một cô gái trẻ xinh đẹp hay chỉ là một ả đàn bà già nua tinh đời, có lắm tiền của nhưng tâm hồn khô cạn tình yêu. Tôi không tin là anh còn điều gì “ quý giá ” hơn để đánh đổi cuộc sống bình yên sau những “ kinh nghiệm thương đau ” của cuộc đời cho đi thật nhiều nhưng chưa bao giờ nhận được một niềm vui trong cuộc sống. Chính anh là người hiểu rõ hơn ai hết, những gì anh nhìn thấy bên ngoài, những nụ cười nở vội trên môi, những cử chỉ vồn vã tiếp giao trong đám đông bạn bè, thượng vàng hạ cám, biết ai thật lòng, biết ai dối trá. Phải chăng anh cũng vậy, sự cởi mở cười vui với bạn bè cũng chỉ là là niềm vui giả tạo trong chốc lát. Bên ngoài anh là người năng động, hoạt bát, nói năng cười vui hòa nhã với mọi người. Bên trong anh là hố thẳm im lặng.

 

Tôi định tắt đèn vào phòng ngủ thì chiếc điện thoại lại reo lên. Tôi vội vàng cầm chiếc máy điện thoại lên hello thì đầu dây bên kia tiếng của thằng con trai tôi cất lên. Nó nói nó đang bối rối trước một chuyện bất ngờ không thể tự quyết định mà không hỏi ý kiến cha mẹ. Nó có cái tật hay nói lòng vòng khiến tôi nôn nóng cứ tưởng chuyện có liên quan đến cuộc sống của nó với cô bạn gái sống chung trên San Francisco. Tôi hỏi nó : “ Do you want to get married ”. Nó cười thật lớn nói với tôi câu hỏi của mẹ không phải là điều nó đang nghĩ trong đầu lúc này. Chuyện nó sống chung với cô bạn gái là hoàn toàn do nó quyết định, tôi muốn nó tự quyết định cuộc đời tương lai của nó chứ không phải ai khác. Cuối cùng thì nó nói với tôi sang năm tháng ba nó sẽ chuyển công việc theo yêu cầu của công ty đến thành phố Portland bang Oregon. Nó nói nếu quyết định đi thì ba mẹ cũng phải quyết định “ tương lai ” của ba mẹ. Tôi đã từng bàn với chồng tôi sớm muộn gì thì chúng tôi cũng phải trả lại căn apartment ba phòng ngủ vì không kham nổi tiền nhà. Bây giờ có sự thay đổi bất ngờ, chính tôi cũng không nghĩ đến trước giây phút này, phút giây định mệnh có thể làm thay đổi cuộc đời của vợ chồng tôi.

 

Cuộc nói chuyện kéo dài gần một tiếng đồng hồ, tôi quên hết mọi chuyện chung quanh, chỉ tập trung bàn việc “ tương lai ” khi con tôi thật sự tìm được ước mơ mua một căn nhà ở một nơi giá nhà không đắt lắm. Tôi cảm nhận được niềm vui bất chợt khi cơ hội tốt như một duyên lành đã mở ra cho tôi một hướng đi khác để thay đổi cuộc sống tưởng chừng như không còn một lựa chọn nào khác hơn là vợ chồng tôi phải chấp nhận cuộc sống chật vật trong những ngày tháng tới. Các con tôi cũng chẳng làm được gì hơn để có thể giúp đỡ cha mẹ có một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu không có một sự lựa chọn khác. Bây giờ thì tôi có thể vững tin vào sự quyết định của con, tôi không có sự lựa chọn nào tốt hơn để hướng dẫn nó, tôi chỉ có thể nói những gì tôi thường hay nói với nó trước đây : Cuộc sống của con là do con quyết định. Trước khi gác máy, tôi hỏi nó đã nói chuyện này cho daddy biết chưa. Nó nói đã gọi điện thoại cho daddy nhưng không thấy daddy bắt phone. Tôi hỏi thêm vậy con biết daddy hiện giờ đang ở đâu không ? Nó nói hôm qua daddy nói đi Lake Tahoe chơi với bạn mấy ngày mới về nhà.

 

Tôi tắt đèn đi vào phòng ngủ đúng lúc chiếc đồng hồ điện tử đặt trên bàn hiện lên con số màu đỏ : 10: 00 PM. Nằm soãi người trên chiếc giường ấm cúng quen thuộc, tôi nghĩ đến cuộc sống của tôi và anh có nhiều sự thay đổi khi ngày tháng cuối cùng của năm cũ đang từng bước lùi xa dần để bước vào một năm mới đang bắt đầu mở ra cánh cửa để đón nhận một niềm vui mới đang chờ đón chúng tôi. Tôi muốn chia sẻ cảm giác này với anh, nhưng đến giây phút này tôi vẫn chưa liên lạc được chồng tôi đang ở đâu. Tôi cầm chiếc điện thoại lên xem, tiếng chuông vang lên bất thình lình khiến tôi giậc mình thoát tim. Tôi nhìn chằm chằm vào con số lạ giống như lần gọi trước, định lơ đi nhưng nghĩ sao tôi lại bắt phone lên hello. Tôi bất ngờ nghe giọng nói của chồng tôi bên kia đầu dây :

 

-         Hello ! Em đó hả ?  Đi chơi vui không ? Gọi em hoài nhưng không được.

 

Tôi ngạc nhiên hỏi :

 

-         Sao anh dùng số phone lạ.

 

-         Anh bỏ quên điện thoại ở nhà, mượn phone gọi em.

 

-         Anh đang ở đâu ?

 

-         Anh đang ở nhà một người bạn.

 

Im lặng một lúc, tôi nghe rõ mồn một tiếng cười nói lao xao; có một giọng cười rất lớn của một người phụ nữ nghe giống hệt tiếng cười mà tôi thoáng nghe ở bên ngoài lúc tôi đang nằm trên ghế sofa mơ màng trong giấc ngủ vừa mới choàng tĩnh giấc. Tôi không nói cho anh biết tôi đang ở nhà, cứ giả vờ là mọi chuyện đang diễn ra bình thường không có gì thay đổi, nghĩa là anh đang nghĩ giờ này tôi đang ở nam Cali. tha hồ cười vui thỏa thích cùng với bạn bè của tôi. Còn anh cũng vậy, cũng có niềm vui riêng cùng với bạn bè của anh. Cảm giác lo lắng lúc đầu trong tôi đã biến mất, tuy nhiên có một điều thắc mắc tôi vẫn chưa có một giải đáp thõa đáng là : lý do vì sao anh không đi cùng tôi, phải chăng anh đã có một dự tính trước cho một âm mưu lừa dối ? Không ! Tôi không tin chồng tôi là người đàn ông phản bội, vì anh thừa hiểu sự hy sinh của tôi quá lớn, chỉ có những kẻ không còn lương tri và một trái tim tình người mới đành đoạn phủ nhận ân nghĩa mà người vợ đã hy sinh suốt cuộc đời vì hạnh phúc của chồng con. Tôi có thể kiểm chứng anh có nói dối tôi hay không bằng cách đi tìm chiếc điện thoại mà anh nói với tôi anh đã bỏ quên ở nhà. Tôi không cần thiết để làm điều đó ngay trong lúc này, sự thật vẫn là sự thật; sự nghi ngờ chỉ là cơn gió nhẹ thoáng qua không đủ sức mạnh để làm lung lây một cành cây.

 

Tôi đang chờ đợi một điều gì đó to lớn hơn vừa thoáng qua trong đầu. Một ước mơ mà suốt cuộc đời sống trên đất Mỹ tôi đã không thực hiện được, bây giờ nó đang hiển hiện trước mắt tôi : Một căn nhà mà con tôi dự định sẽ mua khi nó dọn về thành phố Portland để bắt đầu xây dựng sự nghiệp tương lai. Tôi hy vọng sự khởi đầu của cuộc sống mới sẽ tốt đẹp, nó sẽ lấp đầy không gian ấm cúng một màu xanh hoa lá tươi mát quanh năm suốt tháng. Và trong căn nhà ấy sẽ không còn bị vây hãm bởi bốn bức tường tù túng, chật hẹp như căn apartment đã nhốt tôi và anh trong những tháng năm dài dang khổ đối đầu với cuộc sống mưu sinh, với những bất hạnh xảy ra cho gia đình anh vẫn còn là những vết hằn đau chìm sâu trong tiềm thức. Tôi hy vọng cuộc sống trong căn nhà mới sẽ xóa đi những vết tích quá khứ ; bên trong và bên ngoài sẽ không còn là khoảng cách của hai mặt trắng đen thêu dệt bằng những đường ngang dọc, dọc ngang bối rối như đóng bùi nhùi. Tôi không còn phải khó khăn nhọc nhằn “ vạch lá tìm sâu ” trong cái đầu của anh khi không còn chất chứa một điều gì khác ngoài tình yêu của tôi và các con ưu ái dành cho anh. Anh không còn là “ Một người khác ” mà là anh của tôi  mãi mãi đã xóa nhòa vết thương hằn sâu trong tận cùng sâu thẳm trái tim anh .

 

Minh Lâm

01/2019                                        

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 106372)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 35598)
Gió thì chết già trên những tán lá rậm rạp. Nhưng gió thu không chết già mà chết trẻ. Heo may thế, mỏng manh thế làm sao sống quá vài phút dưới tầng tầng lớp lớp cơ man lá cành cổ thụ không có tuổi? Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32838)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 38974)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32984)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 45629)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 135190)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34636)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 36330)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43761)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.