- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHOẢNG TỐI

21 Tháng Mười Một 20183:42 CH(Xem: 20876)


tranh Le Thanh Thu 2014
Tranh Lê Thánh Thư - 2014

LTS:  Ban biên tập trân trọng giới thiệu nhà văn Phan Tấn Uẩn lần đầu đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu với "Khoảng Tối", một truyện ngắn bao hàm luân lý và tâm lý con người lồng trong một vụ án mạng.  Phan Tấn Uẩn, cựu sĩ quan VNCH và đại diện nhóm Ý Thức ở Đà Nẳng trước 75, định cư tại Mỹ năm 2006.  Dưới các bút hiệu Trần Phong, Trần KT, Phan Duy và Vũ Phan, ông đã đăng nhiều truyện ngắn và thơ trên các tạp chí, Báo Mới, Tiếng Chuông, Ngày Mới, Thời sự miền Nam, Tiếng nói dân tộc, Tin sáng, Thời thế, Saigon báo, Phổ thông, Ý thức, Khởi hành , Thời tập, Văn...

Phan Tấn Uẩn đã xuất bản hai tác phẩm, Đêm Mù Mộ Địa (tuyển tập truyện ngắn, in lần thứ hai)
và Bút Ký (tập 1) 2017, Bút Ký (tập 2) đang được in.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

 

               Người cảnh sát ghi những dữ liệu liên quan tới vụ án mạng. Ông nghiêng mình qua phía cửa sổ có ánh sáng ngoáy ngoáy cây viết trên một cuốn sổ tay, nét mặt ngay thẳng và cứng rắn. Thỉnh thoảng những tia nhìn kín đáo xẹt qua khắp phòng.

                Vũng máu tươi loang lỗ trên tấm khăn trắng phủ lấy tấm nệm. Hai lưỡi dao vẫn nằm im, không được ai mó tay vào theo lời dặn nghiêm khắc của người cảnh sát.  Nạn nhân đàn ông thoi thóp, nằm xoài dài mặt úp xuống giường, trên lưng còn rỉ ít máu.  Máu bệt xuống thành giòng như những con suối đổ từ sườn núi đổ xuống.  Sự ghê sợ và rùng mình hiện rõ trên nét mặt  những người hiện diện, lạnh lùng và buồn thảm.  Căn nhà thuộc miền phụ cận một thành phố nhỏ ít người.  Hàng cây gòn bên ngoài phủ kín lối ngõ.  Ở đó có sự ấm cúng mong manh toát ra nhưng mùa mưa thì vô cùng ảm đạm.  Qua khỏi lối ngõ, căn nhà trở nên cô độc hẳn với những vạt cỏ tiêu điều hoang sơ, với những bức tường phủ rêu và những cánh cửa khép kín.  Ông già sáu lăm là người đến chứng kiến sớm nhất cảnh nạn nhân đàn bà gục xuống kê trên cánh tay duỗi thẳng của nạn nhân đàn ông khi nghe tiếng khóc thét man dại của thằng bé.  Cũng dòng máu rỉ từ ngực nhưng vết thương của người đàn bà nhẹ hơn, xích gần xuống rốn, có thể cứu thoát.  Khuôn mặt nhợt nhạt , đôi mắt ướt dưới hàng lông mi đen và cong hình như người ta cũng tìm thấy ở đó có điều mù quáng và sự thiếu thốn nào đó - đàn bà sớm làm thiếu phụ mãi là điều khó khăn.

                Nhưng đối với đứa bé, người mẹ không thể từ bỏ những gì mà bà đã nâng niu, sưởi ấm nó và nó cũng không thể tha thứ cho người nào đã tự ý đánh mất hoặc làm mất những gì mà nó đã quí mến nhất đời.

                Đứa bé nằm cạnh hai nạn nhân, úp mặt xuống như muốn tránh mặt mọi người.  Người ta bàn tán xôn xao bên ngoài cửa.  Ông già sáu lăm vẻ mặt đăm chiêu bí mật như một triết gia đứng trước cuộc đời phi lý.  Ông theo dõi thật kỹ từng cử động nhẹ, từng cái liếc mắt dò xét nơi người cảnh sát.  Đứng im một chốc, ông đến nâng đầu đứa bé dậy, nước mắt ràn rụa chảy lên lớp da mặt già nua phúc hậu.

                Chính ông là người thứ nhất đi vào tâm sự của nó, vạch ra từng căn nguyên thúc đẩy thằng bé làm loạn, điên cuồng.  Mới sáng sớm nay nó còn ngồi bên ông vui đùa kể chuyện trẻ con cho ông nghe.  Ông đã giải thích lại cho nó hiểu việc làm của mẹ nó bằng những lý lẽ con trẻ, trưng bày trước mắt nó các chứng cớ về tình mẩu tử đậm đà của mẹ nó đối với nó.  Nó đã ngoan ngoãn tiếp nhận lòng tốt của ông sau khi đã nhận mấy tờ bạc ông cho làm quà. Chiều đến, mẹ nó và người tình đã khơi dậy mãnh liệt lòng thù oán tức giận trong người nó. Án mạng xẩy đến quá bất ngờ đối với ông.

                Là người đầu tiên chứng kiến, ông già sáu lăm thấy tận mắt những dòng máu  tươi từ thân thể hai nạn nhân tươm rỉ ra trong lúc thằng bé đang gào thét cuồng nộ.  Nó lăn mình qua lại khóc tức tưởi đến ngất lịm. Ông thấy như mình đã rơi xuống  một địa ngục chìm trong bóng tối buồn thảm trong một khu rừng đầy thú dữ.  Ông cúi xuống hôn đứa bé, nước mắt nhỏ xuống hòa với giòng lệ trẻ thơ của thằng bé.

                Hơn ai hết, ông hiểu rõ sâu xa những đau khổ mà nó đã chịu đựng ngay từ lúc bé mà không cần đợi đến những va chạm của tuổi trưởng thành.  Trong đứa trẻ, trong ông già đo lường sự đau khổ hiện ra rõ ràng trên mọi góc cạnh.

                Ông già xin phép người cảnh sát cho ông ôm thằng bé trong vòng tay như thể muốn chia sớt khổ đau với nó.

                Nhà sư Minh Trí có vẻ suy nghĩ rất lung trước sự việc xẩy ra.  Thầy cũng ngạc nhiên trước hành động bất ngờ và mau chóng không thể tưởng tượng được ở một đứa trẻ như thế.  Thầy băn khoăn muốn hỏi ông già điều gì đó nhưng thấy ông lão im lặng một cách khó hiểu nên chỉ lắc đầu suy nghĩ.  Có thể quy lỗi cho  ai một cách đúng đắn trong vụ nầy?  Người cảnh sát lập biên bản như thế để làm gì?  Bỏ tù thằng bé?  Tìm cách giáo dục để không cho nó giết người một lần nữa?

                Gấp cuốn sổ tay lại, người cảnh sát bước tới phía ông già và nhà sư Minh Trí.

                - Ông có tin chắc thằng bé ông ẵm trên tay là phạm nhân không?

                - Vâng, tôi tin thế.

                - Ông có thể biết được lý do nào đã thúc đẩy nó giết người?

                - Nó điên.

                - Ông tin nó đủ sức đâm một lượt hai người?

                - Nó điên nên nó có thần lực .

                - Ông hiểu thế nào về thần lực?

                Có lẽ bực mình vì câu hỏi tréo họng của người cảnh sát, ông già đáp một câu cũng không kém trẹo họng.

                - Thần lực là những gì khác với pháp luật .

                Người cảnh sát vẫn bình tĩnh hỏi tiếp.

                - Ông không thích pháp luật sao?

                - Tôi chỉ thích pháp luật ngoài trường hợp này.

                - Không biết pháp luật áp dụng với trường hợp này như thế nào, tại sao ông muốn gạt pháp luật ra ngoài?

                - Bởi vì thằng bé phạm tội giết người.

                - Nó giết người, ông biết thế, tại sao ông còn ẵm nó vào lòng mà khóc?

                - Tôi có trách nhiệm về hành động giết người ấy.

                - Ông là gì của nó?  Chú?  Bác?  Ông ngoại?

                - Tôi là người thứ nhất được nghe tâm sự nó.

                - Bây giờ ông ân hận?

                Nghe người cảnh sát nói thế, thầy Minh Trí bắt đầu lên tiếng.

                - Chính tôi ân hận ...

                Ông già cải chính .

                - Thật ra chẳng có gì ân hận nhưng chúng tôi đã khổ tâm từ lâu.  Trước sau gì án mạng cũng xảy ra.  Tôi đã cố tìm cách ngăn chặn nhưng bất lực.  Thấy mình không đủ sức, tôi đã tìm đế thầy Minh Tri cách đây mấy ngày nhờ thầy giúp nhưng sự thật lì lợm đã xẩy ra quá bất ngờ và quá nhanh chóng.  Nếu ai phải ân hận thì có lẽ thầy Minh Trí ân hận vì lẽ đó...

                Người cảnh sát quay sang thầy Minh Trí.

                - Tôi mạn phép được đi ra ngoài bổn phận hiện tại.  Tôi muốn nhận được một vài ý kiến hửu ích của thầy.  Sau vụ án mạng này, thầy có cách gì làm cho thằng bé sống như một người bình thường không?

                Nhà sư Minh Trí trình bày.

                - Điều ông hỏi tôi đã gặp nhiều người hỏi.  Tôi có bàn với ông cụ (là ông già sáu lăm) nhưng chưa thực hiện  được gì cả vì mọi dự tính vẫn còn ở trong chương trình.  Tôi tin có thể thành công khi mang ra thực hiện.  Ngay bây giờ, tôi cầu nguyện cho mẹ đứa bé sống lại, đó là ân huệ cuối cùng trong cuộc sống tương lai nó.  Bổn phận tôi cũng như những người có mặt hôm nay là phải tạo những hoàn cảnh thuận tiện cho mọi người dễ gần gủi nhau hơn.

                Bên ngoài ngõ vẫn còn tiếng xôn xao.  Trong lúc câu chuyện giữa ba người đang tiếp diễn, hai nhân viên cứu thương đã nâng hai nạn nhân đưa lên băng-ca, khiêng ra xe chở vào bệnh viện từ lúc nào.  Thằng bé cũng được mang theo trong chuyến xe này.  Những người có mặt lần lượt ra về mang theo hình ảnh máu và nước mắt.

                Người cảnh sát chào nhà sư Minh Trí và ông già sáu lăm rồi bước ra cửa.  Ông già cúi xuống, nước mắt lại tuôn ra trong lúc thầy Minh Trí cũng cúi xuống, im lặng suy nghĩ.

 

PHAN TẤN UẨN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 201912:02 SA(Xem: 17789)
Tiếng bánh sắt siết trên thiết lộ đêm khuya hay không gian yên tĩnh của sân ga luôn có một sức hút lôi cuốn, thỉnh thoảng không có cơ hội cho một chuyến đi nào, tôi thường ra sân ga chỉ để ngồi thu lu một góc nào đó mà cảm nhận sự đoàn tụ và chia ly. Chẳng vì lý do gì hoặc có thể trong cuộc đời mình mát mát quá nhiều, đưa tiễn quá nhiều mà người ở lại luôn là người buồn hơn.
06 Tháng Tám 201912:28 SA(Xem: 21768)
- Tôi có thể ngồi chung bàn với chị được không? Quán hôm nay đông quá! Hắn bưng dĩa cơm chay trong chiếc đĩa nhựa xanh rẻ tiền khom lưng đứng trước mặt người đàn bà. Người đàn bà nhẹ nhàng ngước lên, đôi mắt đầy thảng thốt : - Không được. Tôi đang chờ một người quen. Hắn quay lưng bước đi, miệng lầm rầm cáu kỉnh: - Ăn chay mà cũng giành chỗ!
03 Tháng Tám 20199:42 CH(Xem: 19343)
Tôi thường hay đọc những câu chuyện của nhiều tác giả lạ quen trên các trang web văn học hoặc trên trang mạng xã hội Face Book, có những câu chuyện rất hay của nhiều người viết văn không chuyên với lối kể chuyện thật thà, đơn giãn nhưng sâu sắc. Một người phụ nữ đã lớn tuổi thường hay nói về nỗi buồn đời mình. Hình như người ấy độc thoại, viết cho mình chứ không phải cho một ai khác, tôi nhận ra điều này bởi vì không thấy người ấy trả lời hay “like” hay hỏi ai đó trong những bình luận. Trong bất cứ bài viết nào cũng vậy, một người phụ nữ lạ lùng, bí ẩn có “nickname” nguyetnga Một hôm, tôi đọc được đoạn văn, chợt giật mình nhận ra có điều gì đó gần gủi quá, và dường như nhận ra mình trong đó
31 Tháng Bảy 201910:24 CH(Xem: 17269)
Đám người xếp hàng dài trước cái quầy gỗ. Mùa hạ, thành ra trời ẩm và nóng nực. Hắn giũ nhẹ cổ áo cho chút gió hiếm hoi lùa vào cái lồng ngực đã bắt đầu hom hem. Hắn cứ tưởng tượng thế. Thực ra hắn còn trẻ. Mới ngoài ba mươi mà già nỗi gì. Nhưng mà nhìn cuộc sống trẻ măng ở chung quanh, hắn cứ thấy mình đã bị đẩy ra ngoài khung cửa của những cuộc vui hoang loạn tuổi trẻ.
28 Tháng Bảy 20198:48 CH(Xem: 19077)
Hắn vốn chưa bao giờ tin ở Định Mệnh. Nhưng, thời gian qua, có những sự việc buộc hắn dần phải tin vào một thứ lý lẽ của Trời Đất mà hắn thường cho rằng chỉ tồn tại trong văn chương cổ… Mọi sự lại bắt đầu bằng chuyện của người hàng xóm. Gần một năm nay, hầu như lần nào cũng vậy, cứ thấy hắn về tới cổng, chàng thanh niên nhà bên cạnh lại vội nhảy ra vồn vã, hồn nhiên: - Anh ơi, đã xin được việc cho em chưa? Hắn chỉ biết gượng nở nụ cười chó thui để khỏi dội nước lạnh vào hy vọng của thằng bé. Gọi là thằng bé thì quả quá đáng, vì cậu ta cũng hơn 30 tuổi, có điều tâm trí ngây thơ như một đứa trẻ mười hai chốn quê rừng.
25 Tháng Bảy 20199:26 CH(Xem: 20051)
Hai năm trước trên chuyến bay đi Bắc Mỹ từ Saigon, tôi đã nhặt được quyển nhật ký viết dở dang này. Hẳn là của một cô gái. Một cô gái đang yêu. Mãi đến hai năm sau, trong một nỗ lực hầu như là tuyệt vọng kiếm tìm tung tích của chủ nhân quyển nhật ký này, tôi mới đăng những trang nhật ký này lên, hy vọng cô gái chủ nhân của quyển nhật ký sẽ đọc thấy. Và có hai khả năng xảy ra: Hoặc cô gái ấy còn yêu và còn buồn, cô ấy sẽ tìm tôi để nhận lại quyển nhật ký. Hoặc cô gái ấy đã hết buồn và hết yêu (hoặc là bắt đầu một tình yêu khác vui hơn), cô gái ấy đã quên những gì mình viết ra trong ngày buồn. Quyển nhật ký sẽ vẫn ở lại với tôi.
19 Tháng Bảy 201911:12 CH(Xem: 17991)
Tôi cố nén những giọt nước mắt…Đó là ngôi nhà hai tầng nằm ngã ba phố chợ. Trước nhà có hai cây Phượng Vĩ già cỗi, dưới cội cây rêu xanh đặt dăm ba chiếc bàn đón khách uống ly đá chanh ngồi tránh cái oi bức trưa hè, hoặc nhâm nhi ly cà phê chiều tàn mà ngắm nghía cái xô bồ cuộc sống. Lan can lầu treo mươi chậu Lan. Nơi chúng tôi thường tụ tập với nhau, cùng học hành, cùng vui chơi và cả những giận hờn vu vơ tuổi mới lớn.
18 Tháng Bảy 201912:24 SA(Xem: 18198)
Thật ra thì đầy đủ là phải thế này: Giang Đình Tinh Anh, con trai Giáo sư Kê, cháu nội ông cố bí thư tỉnh, cháu ngoại ông cố bộ trưởng nông lâm. Thế nên Giang Đình Tinh Anh là hậu duệ “xịn”. Chứ không phải hậu duệ “đểu”, không được chính danh lắm như tay cựu Viện trưởng hàn lâm súc sản, đương kim thượng thư Bộ Dục- Văn- Giao, Hầu Văn Hạ, à quên, nhịu: Hùng Văn Hạ!
13 Tháng Bảy 20199:25 CH(Xem: 17181)
Bọn con trẻ đùa giỡn rần rần khắp vỉa hè. Chúng vây quanh một ông lão kỳ dị ăn mặc rách rưới te tua, đầu quấn khăn chéo trước trán, tay bị tay gậy. Bọn chúng hò la. - Ông già điên, ông già gân nhưng hiền lắm!
11 Tháng Bảy 201911:38 CH(Xem: 17777)
Nhiều năm qua, Thông không về quê. Chỉ có đận này, đưa tiễn đứa con gái yêu dại dột vắn số, ông mới có dịp thong thả thăm thú họ hàng xa, gặp gỡ đôi người bạn cũ thời ngất ngưởng lưng trâu hò hét khản cổ. Những lúc đó, ông xuất hiện như một ông Thiện khổng lồ ngoài chùa, nén nỗi đau riêng bày tỏ mối quan tâm đến sinh hoạt mọi mặt của cố hương- dĩ nhiên là đặc biệt chăm chú tới lĩnh vực văn hóa làng xã, do thói quen nghề nghiệp...