- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lễ Cưới Một Tang Lễ

27 Tháng Bảy 20188:59 CH(Xem: 22404)


Cuối Con Đường- ảnh KD
Cuối Một Con Đường - ảnh K.Đặng


T
ôi buộc lòng phải đoạn tuyệt bố để được ngồi vào bàn tiệc hôm nay. Một cái bàn tròn nhỏ vừa đủ bốn người ngồi. Tôi và Bình là hai. Hai người còn lại là khách, là bạn của chúng tôi. Bàn ăn đặt giữa nhà, chung quanh bốn bức tường phủ kín. Trên tường có treo thánh giá. Ngoài kia trời tối lắm, không có trăng. Từ đâu, từng đợt gió thốc đến làm lạnh điếng hai tai, tôi từ tốn khép cửa sổ vào. Sao không thể cho Bình một cái tiệc cưới tử tế? Giá mà tôi có thể làm hơn như thế. Bố tôi hung hãn, đập tay xuống bàn quát: Mày đừng làm bẽ mặt tao. Cái văn hóa Việt này không chứa chấp trai yêu trai, trai cưới trai. Làm gì có bộ luật nào cho phép trai lấy trai! Bọn an ninh sẽ sờ gáy chúng mày! Mày coi chừng cái mạng của mày! Công lao mấy mươi năm phục vụ cho chính quyền Tự Do của tao bị mày bôi tro trát trấu. Mày là cháu đích tôn của dòng họ, mày lên giường với một thằng con trai thì hóa ra nhà này tuyệt tự. Người quen, hàng xóm trông vào cái đám cưới thì khác gì trò hề? Mày làm băng hoại những giá trị thuần phong mỹ tục. Mặt mũi đâu tao đi gặp tổ tiên? Mày chết đi thì lấy ai thờ phụng cái ban thờ mấy đời hương hỏa? Mày chỉ được lựa chọn hoặc là tao, hoặc là cái thứ tình yêu tiệt nòi của mày! Tôi chọn Bình. Tôi không hiểu chữ băng hoại của bố, không muốn sống mãi như thế nữa. Cái lễ cưới hôm nay chỉ có bốn người. Ngọn nến nhỏ gồng mình chống lại gió ác len lỏi. Xa xa có thể là gò hoang, nghĩa địa. Cái mùi máu tanh tanh ùa về. Chúng tôi không thể nói lớn, nào dám nói lớn. Bọn an ninh có thể đến đây và bắt chúng tôi bất cứ lúc nào. Nhưng dù sợ vào tù hay chịu lưu đày, tôi vẫn phải thành hôn với Bình. Tôi chọn Bình. Em có đôi mắt trong veo hiền lành dù bước qua đau khổ vẫn không thay màu sắc lạnh. Em cúi đầu dưới thánh giá hôm nay mà hồn em đã nguyện trao gửi cho tôi từ thuở khai sinh rồi. Ánh Dương cầu chúc cho chúng tôi mãi mãi hạnh phúc. Nhiên đã đứng ra làm chủ hôn lễ.

***

Tôi đã không còn có thể yêu ai được kể từ ngày anh rời tôi đi. Anh là Thắng, tôi chỉ yêu mỗi Thắng. Căn hộ ấy ở tầng năm, một tòa chung cư nào đó, tôi không còn nhớ. Anh và tôi đã cùng chung sống ở đó. Những tháng ngày êm ái lướt qua, lướt qua. Anh cài chặt cửa sổ. Tôi hay quên cài cửa sổ. Anh nói: Đừng để người khác nhòm ngó hạnh phúc của chúng mình. Tôi chạy lại mở toang cửa sổ. Nhìn ra bầu trời bát ngát, tôi chỉ cho anh thấy: Kìa anh, trời xanh lắm. Mở cửa ra chỉ trông thấy trời, làm gì có ai nhòm ngó chúng ta. Nhưng bầu trời hôm ấy bẩn lắm. Anh nằm trên nền nhà, tôi gọi mãi anh không dậy nữa. Tôi gọi anh bằng tiếng kêu thảm thiết. Tôi gọi anh bằng giọt nước mắt tràn lan. Tôi gọi anh bằng những nụ hôn miên man xưa cũ. Người ta nói anh đã ra đi vĩnh viễn rồi. Tôi không tin. Tôi bỏ việc. Tôi chán công sở. Tôi có bao giờ thích công sở đâu. Sáng sớm đến công sở rồi chiều lại về. Thế là hết một ngày nhàm chán. Sáng mai lại đi. Anh nói: Miễn là công việc ấy em yêu thích thì mỗi ngày của em sẽ không còn nhàm chán nữa. Và tôi tìm công việc yêu thích. Và tôi yêu anh. Tôi hạnh phúc bên anh. Mỗi ngày đến công sở là một ngày hội. Tôi bỏ việc. Tôi đi tìm anh. Tôi thấy ngôi mộ ghi rõ tên anh, có một nhành hoa nào đó không còn màu sắc. Anh tên Thắng. Tình yêu của tôi chết không bê bết máu, không biết đau, nằm sâu dưới huyệt. Tôi rùng mình chấp nhận. Bầu trời vẫn bẩn đục và tôi vẫn đơn độc bước mãi cho đến tận hôm nay. Ngồi vào chiếc bàn tròn. Bàn chỉ có ngọn nến và mấy đĩa thức ăn lạnh ngắt. Đứng dưới chân thánh giá, tôi công nhận cuộc hôn nhân của Hưng và Bình. Họ không thể sống thiếu nhau, thiếu tình yêu. Tôi cũng cần tình yêu. Nhưng anh ra đi mang theo cả tình yêu. Tôi thì thầm: Nếu ai phản đối cuộc hôn nhân này thì hãy lên tiếng, còn không xin hãy im lặng mãi mãi! Tôi thở phào nhẹ nhõm. Không ai lên tiếng phản đối họ. Làm gì có ai phản đối họ? Tôi và Ánh Dương thương quý hai người bạn này biết bao. Nhưng tối qua, tôi đã linh cảm thấy điều bất ổn. Trong cơn mê, tôi thấy bọn an ninh xông vào, tàn nhẫn và chĩa súng.

***

Hưng và Bình là cặp đôi đẹp nhất vũ trụ đêm nay. Họ trao nhẫn cho nhau, ánh mắt ngời lên hạnh phúc. Không một nhà hàng nào nhận tổ chức tiệc cưới. Không một nhà thờ nào cho phép hôn lễ thế này diễn ra. Tạ ơn Chúa, từ nay không gì có thể chia cách họ. Chỉ cần Chúa thừa nhận, chỉ cần Nhiên đứng ra làm chủ hôn, chỉ cần vài người bạn chứng kiến là đủ. Ngoài kia trời mỗi lúc một lạnh. Trận gió quái ác bật toang cánh cửa sổ. Khách không mời ngang nhiên ùa vào cười khanh khách trên vách tường vôi. Bọn chúng đạp cánh cửa sắt, giương cao nòng súng: Tất cả đứng yên! Giọng gã chỉ huy vang lên, chỉ nghe tiếng mà không thấy rõ mặt. Mặt râu che kín. Mắt chỉ có bóng tối. Đồng tử tôi giãn nở, kinh sợ. Cái điều chúng tôi lo lắng nhất cũng xảy ra. Gã chỉ huy bọn an ninh có lẽ trạc bốn mươi. Lão lên tiếng lần nữa. Cái thanh âm thoát ra từ miệng lão làm tôi lạnh sống lưng: Có người báo lại ở đây đang lén lút tổ chức lễ thành hôn của hai thằng con trai. Ai cho chúng mày lấy nhau? Lũ vô đạo đức, làm băng hoại những giá trị thuần phong mỹ tục. Tôi nghe rõ từng từ một lão thốt ra, không chịu nổi nữa, phải lên tiếng: Cớ sao yêu nhau không thể thành hôn? Tại sao chúng tôi không được tự do? Cái lễ cưới thế này, còn gì thê thảm hơn? Cái tiếng cười ma quái vang lên, lão ra lệnh câm miệng lại nếu không muốn chết. Lão nhếch mép, đừng có học theo bọn Huê Kỳ. Kết lại  một tràng tục tĩu chửi rủa là hai tiếng “bê-đê!” phát ra, như tiếng súng điếng tai, như tiếng nhái rác tai. Bây giờ cái tiếng ấy trở thành cái mốt. Bị kết án là “bê-đê” thì sẽ không thể sống yên sống ổn. Bọn chúng làm cái công tác kỳ quặc là bí mật kiểm tra tình trạng rì lây sần síp của từng người. Có dấu hiệu sơ khai của một gia đình đồng tính, chúng sẽ triệt ngay. Trong đêm nay, bọn chúng có thể tước đi mạng sống của Hưng, của Bình bất cứ lúc nào, như chúng đã giết người yêu của Nhiên. Hưng không lẩn trốn. Anh gan góc đứng phía trước che chở cho Bình. Họ đã nguyện dù sống, dù chết thì vẫn luôn bên nhau. Họ luôn bên nhau.

***

Tôi không ngờ cũng có ngày chúng tôi được thừa nhận. Con cảm ơn Thượng đế! Con cảm ơn Người đã ban phúc lành xuống thế gian. Con chưa từng gặp Người, nhưng con xem vốn đã xem Người như cha của mình, luôn dang rộng vòng tay bảo vệ con mình… Tôi nói với Hưng, tôi không phải là trẻ mồ côi như lời nói dối. Tôi giấu cái thân phận hèn mọn vì sợ anh ruồng bỏ. Tôi từng có cha mẹ. Mẹ bỏ đi từ năm tôi lên sáu tuổi. Mẹ không thể ở với một người cha suốt ngày chỉ có rượu chè, canh bạc và đánh vợ. Nhưng sao ngày ấy mẹ không dẫn tôi theo? Mười năm ròng tôi chờ mẹ ở bến nước. Tôi tưởng mẹ sẽ quay lại rước tôi. Mười năm ròng tôi ôm mặt khóc những khi chui vào một hốc nhỏ. Cha ngập men cầm roi vụt. Cờ bạc là thú vui lúc tỉnh, đánh tôi là thú vui lúc say. Tôi phải chạy thoát chết. Sống với ông, tôi biết sớm muộn mình cũng sẽ chết nhưng ra đời thì cái chết cũng luôn cận kề gang tấc. Như tối nay, nòng súng có thể giật lên bất cứ lúc nào, tôi có thể chết đi hoặc có thể mất Hưng. Anh có một gia đình êm ấm, yêu thương nhưng vẫn chấp nhận từ bỏ để đến với cuộc hôn nhân đầy oan trái. Từng ngón tay tôi tê liệt khi anh cầm tay, trao nhẫn. Thoáng nhìn ra xa, qua song cửa, tôi thoáng thấy mẹ của anh đang trộm nhìn khoảnh khắc chúng tôi hạnh phúc. Tôi nói với Hưng, tôi đã thấy mẹ anh, có lẽ bà khóc. Tôi không có mẹ nhưng tôi hiểu nỗi lòng của người mẹ có con bỏ nhà ra đi. Tôi biết mình đã cướp Hưng từ gia đình của anh. Chúng ta có phải quái thai của thời đại không? Hưng đỡ tôi ngả lưng xuống giường. Hôm nay, tôi mới nhận ra anh có đôi mắt đầy vẻ kiên cường. Tôi bị hút vào đôi mắt ấy, thấy mình trôi trên vực thẳm. Hưng dỗ tôi vào giấc ngủ: Không! Chúng ta là con người như mọi thời đại đã sống và yêu. Chúng ta là con người hạnh phúc. Chúng ta không thể để ai tước đoạt tự do và hạnh phúc. Em phải tin anh…

***

“Hoặc là chúng mày phải tuyên bố hủy hôn trước mặt tao, hoặc là chúng mày sẽ phải bị giam. Một thằng sẽ vào ngục, một thằng sẽ phải vào bệnh viện tâm thần!”. Tôi đã ra lệnh như thế, chính bố ruột của một trong hai người đã tố cáo họ, buộc tôi phải trừng phạt. Cô gái nhỏ nhắn đứng đó quát lớn: Ông không phải là bố của họ! Ông không có quyền gì cả! Họ đã đủ tuổi công dân từ lâu, bố họ cũng không thể áp đặt được họ. Chúa đã chứng giám hôn nhân của họ. Ông không đủ tư cách để chứng kiến họ tuyên bố hủy hôn! Lần đầu tiên tôi bị một cô gái quát. Mặc kệ! Tôi phải làm tròn nhiệm vụ: giải tán cái tiệc cưới này, diệt trừ cái gia đình đồng tính từ khi còn là trứng nước. Hai người họ cương quyết, không tuyên bố hủy hôn. Tôi giở trò khác, nghĩ là có trò vui để xem. Muốn không hủy hôn, chúng nó phải tự chặt ngón tay đeo nhẫn. Tôi mang mặt nạ vô cảm làm việc ở bộ an ninh được hai mươi năm từ cái ngày bị tình yêu đầu đời phản bội. Làm gì có chuyện tình trai sẽ mãi mãi? Tôi đã không tin họ dám vượt qua những ranh giới của ngục tù, sống chết, đau đớn để được ở lại bên nhau. Tưởng rằng chúng sẽ hèn nhát bỏ cuộc. Bị đe dọa, biết bao đứa đã chấp nhận bỏ cuộc thay vì vào tù. Lần này, hoặc chúng chọn hủy hôn, hoặc chọn vào tù, nhưng tôi đã lầm! Một thằng đã cả gan: Chặt thì chặt, tôi xin chịu bị chặt. Ở đâu thì cũng ngột ngạt như ngục tù! Không tuyên bố hủy hôn, chúng tôi đã là một gia đình rồi! Ngay khi đao lạnh vung lên, thằng còn lại cũng thét lớn: Khoan! Không thể chỉ có một người hy sinh. Hãy lấy cả ngón tay của tôi. Chúng tôi thực sự là bạn đời. Nó chìa bàn tay tay ra, chấp nhận bị lấy mất, bằng đau đớn, sắc bén. Tôi như liệm đi, rồi sực tỉnh. Tại sao tôi lại ở đây, làm cái công việc này? Có lần đến trụ sở, tôi đánh hơi thấy mùi tội phạm, liếc mắt nhận ra cửa phòng trực bị khóa chặt, nhưng chỉ cần một cái vặn mạnh là mở toang. Tôi phát hiện ba thằng thiếu úy đang làm tình với nhau. Một thằng nằm, một thằng đứng, một thằng quỳ. Tôi đã rút súng ra bắn chết cả ba. Tôi đã hành động không kịp suy nghĩ vì đã quá quen với mệnh lệnh “gay thì phải giết”. Tôi đã muốn tham dự vào cuộc làm tình không chính thống đó. Tôi muốn khuôn mặt mình không râu ria bóng tối. Tôi muốn mình hai mươi. Tôi muốn được yêu lại. Tôi muốn được ve vuốt. Tôi thua cuộc.

***

Trên chiếc giường ấm áp, Bình hỏi tôi hàng vạn câu hỏi. Bình hỏi tôi: Chúng ta há chẳng phải tội đồ? Tôi chắc chắn câu trả lời là “không”. Tôi khước từ áp đặt của bố để học lĩnh vực mình đam mê, chọn làm công việc mình yêu thích. Tôi đoạn tuyệt bố để nên duyên với người tôi yêu. Tôi đấu tranh với quyền lực luật pháp để được ở bên người tôi yêu và hạnh phúc. Chúng tôi cũng cần hạnh phúc. Lễ cưới của chúng tôi hôm nay biết đâu chừng là điềm báo tang lễ cho ngục tù tình yêu đồng tính.

LÝ MINH KỲ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29447)
...Làn da của Khánh dưới lớp áo kimono ngăm một cách chậm rãi, sẫm dần theo bóng râm hắt vào phòng. Giống chúng muốn biến mất sau khi tôi vừa nhìn ngắm. Giống chúng đã khô đi ở lớp vỏ ngoài dù vẫn hô hấp bằng hơi thở trẻ thơ. Tôi biết thiếu nữ vẫn còn là một đứa trẻ dù đã làm đàn bà. Làn da của nàng duy nhất. ‘‘Làn da của tôi bảo tồn từ sau 75.’’ ‘‘Làn da của tôi thay đổi rất nhiều từ ngày ấy.’’
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 31597)
Nếu tôi nhớ không nhầm thì tôi đã gặp ông lão ở đây. Đúng chỗ cái bến sông này. Có điều ngày đó, ở đây chưa có cây cầu bắc qua sông. Sở dĩ tôi dám chắc như vậy vì hôm đó lúc bị muộn đò, tôi cứ đứng nhìn chân chân sang cái cây cao vút đen thẫm chơ vơ bên kia bờ.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 30505)
Căn hộ tầng mười bốn. Ở giữa lưng chừng trời. Thành phố bàng bạc xám bên dưới còn chưa thức giấc. Và hình như cũng chưa hề hay biết về một cơn bão đã mon men đến rất gần. Nàng ngồi thu mình trong thứ ánh sáng lờ lợ rạng đông. Không hẳn là bóng đêm nhưng cũng chưa thể gọi là bình minh.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 31674)
Phú chạy dọc bờ biển Nha Trang ngăn đôi bãi cát với một dẫy những khách sạn cao tầng. Chiều xuống. Nắng còn gắt lóa trên mặt biển phía xa sau dẫy cây bàng rậm lá. Từ khách sạn Hải Yến đi ra có hai người bận đồ tắm, một đứa bé con giắt tay một ông già đi về hướng biển.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29092)
- Mấy anh à, kiểu thơ hiện đại này như virút gây bệnh dị ứng thơ, đọc xong hổng còn biết thơ bây giờ là chi ráo trọi. Bây giờ tui mới hiểu tại sao báo chợ miễn phí chuyên sài thơ lục bát vần vè zui zui… Thôi, dẹp cái chuyện văn học cách tân này đi cho rồi!... Họ ríu rít như chim...trong văn chương Giao Chỉ quận Cam ở độ phải cách tân cho kịp trào lưu hậu hiện đại.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 35294)
...Nước ấm nhấp nhô ve vuốt ở bờ ngực, nơi mà không lâu trước đó nó cũng được vuốt ve bởi đôi bàn tay, bởi môi hôn cuồng nhiệt. Trò chơi chấm dứt trong rã rời, giờ này nó được đền bồi bằng một ngơi nghỉ thực thụ. Nó cần phải tẩy xóa, kỳ cọ đi dấu tích. Những lỗ chân lông sẽ giãn nở để da thịt thôi bám lấy mùi mồ hôi, thôi dính nhờn những tinh dịch vung vãi. Người đàn bà nhắm mắt...
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 34707)
LTS: Minh Hà tên thật là Nguyễn Thanh Phong sinh viên khoa sáng tác tại Hà Nội. Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, bằng một lối hành văn gọn, mạnh và nhiều hình ảnh, anh đã dẫn câu chuyện rất lôi cuốn từ những dòng đầu tiên... Chúng tôi hân hạnh gới thiệu tác phẩm "Vực thẳm" của Minh Hà đến quí độc giả. TCHL
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 31608)
Gần nhà Thiên An có một cái hồ nằm đối diện khu nghĩa trang mênh mông phía dưới chân đồi. Dân trong thành phố gọi đó là hồ dĩ vãng. Ít người tìm hiểu tại sao lại có tên như thế. Nhưng họ bảo nhau rằng nếu ai ngồi bên hồ vào lúc mặt nước bất chợt chuyển động xoáy tròn thì sẽ nhìn lại được quá khứ của mình. Vòng bờ hồ ngoằn ngèo tua tủa như răng cá sấu nhưng lại làm tăng vẻ huyền ảo kỳ diệu của mặt nước xanh biếc lá cây. Hình như mọi người có thói quen quay đầu nhìn lại sau lưng mặc dù đôi bàn chân phải bước về phía trước. Nên thành phố giàu hơn nơi khác nhờ du khách tò mò về hồ dĩ vãng. Họ đến đấy để hi vọng tìm lại được quá khứ đã ngủ yên.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 36713)
Người phụ nữ Nhật ngồi trên hai gót chân mình, bà cúi đầu thật sát vào hai bàn tay úp trên mặt chiếu, bà chào khách. Mười người khách ngồi chung quanh chiếu tatami , họ lễ phép cúi đầu chào lại, sau lưng họ những cánh cửa Shoji khép kín. Trong chiếc kimono cổ truyền, bà thong thả cử hành nghi thức pha trà.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 28935)
Sáu tấu khúc của một tuổi hoa niên đến khi chấm dứt vẫn là đột ngột. Tôi từng tự hỏi nén được không những thứ như tình yêu, quá khứ, kỷ niệm và cả mặt đại dương đã tràn vào phố? Tôi tự trả lời là một giọt nước mắt cắt làm sáu khúc vẫn giữ nguyên những óng ánh trong suốt của tuổi thơ và niềm chua xót. Viết là một hành động thao thức. Viết thành truyện là mang trả cho đời sống những gì đời sống đem đến: sự khắc khoải của chính mình. (Trầm Hương)