- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đêm Định Mệnh

25 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 33365)


 

hoai_bang_2014-content

 Nhà văn Hoài Băng - Hà Nội 2014

LTS: Với 10 phân đoạn ngắn, Hoài Băng đã đưa câu chuyện từ những âm u ma quái đến kinh sợ như lòng người. Mầm sinh tươi đẹp của thế hệ tương lai bị hủy diệt bởi cái ác của con người đi trước. Gần như là hồn ma báo oán trong xã hội của chúng ta sống hôm nay... Ác và độc, tham và tàn nhẫn.

TCHL


1.

 

 Đó là một đêm mưa lạ lùng.

 Mưa bay.

 Mưa bụi.

 Thị bước thấp bước cao trên con đường nhầy nhụa bùn đất, gương mặt ánh lên sự hoảng loạn, cứ chạy được vài bước chân thị lại chùn lại như có ai thò tay kéo đùa từ phía sau khiến thị ngã rúi rụi. Chưa bao giờ thời tiết khiến con người ta chỉ nghĩ thôi cũng phải rùng mình đến thế. Cơn mưa bay chuyển mình trong tiếng sét chớp giật náo loạn phía trời Tây. Những hạt nước nặng trĩu thả mình lộp độp trên mái tôn như tiếng than khóc oan khuất từ cõi vô cùng. Thị quỳ trước ban thờ cầu khấn lẩm nhẩm. Tiếng sét vẫn giật liên hồi kéo theo những giọt mưa nặng như nước đá trên mái tôn, trên mặt đường nhầy nhụa, cây cối; trắng đục không gian; mơ hồ có cả tiếng người kêu khóc.

 

 

 

 

2.

 

 “À ơi!...”

 Chồng thị đi vắng, có mình thị với đứa con nhỏ ở trong căn nhà ba gian xây cay cũ. Chồng thị bảo ra riêng sẽ sửa sang lại căn nhà cho tươm tất. Thị nhìn lên ban thờ, một ánh mắt là lạ quen quen. Người đàn bà ấy có nụ cười khiến thị nhói tim. Chị ta qua đời đã gần năm năm rồi nhưng sao cứ ám vào cuộc đời vợ kế của thị và chồng chị ta. Thị thấy rờn rợn. Chỉ có mình thị, thị vẫn thường thấy ác mộng khi ở nhà một mình, sống lưng buốt lạnh như có bàn tay ai vuốt nhẹ.

 Có một tiếng cười lạ lắm! như là tiếng khóc.

 Rõ ràng.

 Mà cũng không thật rõ ràng.

 Thị ngồi dậy, vén chăn bật máy lửa khêu ngọn đèn dầu cho sáng. Thị khẽ đẩy nhẹ cánh cửa gỗ mục. Ngoài trời tối đen. Tiếng mèo kêu khan khản trong đêm. Tiếng kêu rõ và gần lắm! như tiếng trẻ con khóc hờn vía độc. Thị thấy khó chịu với những âm thanh ma quái ngoài kia, những tiếng mèo, tiếng dế, tiếng ếch nhái sa sả chút vào đêm. Thị đưa ngọn đèn sát môi rồi thổi một hơi sau đó trở lại giường dỗ dành giấc ngủ khó tính.

 Tiếng cười lại vang lên, không phải là mơ hồ nữa. Nó rõ mồn một như sự tồn tại của chính thị lúc này. Thị bật dậy, tiếng cười tan vào đêm lễnh loãng trong ngôi nhà nhờ nhợ những đốm lửa ma trơi.

 “Hãy đi đi, mày hãy cút đi!”

 Một giọng nói khàn khàn buốt nhức lọt qua từng lớp tế bào ăn sâu vào da thịt.

 “Trả lại tao tất cả, trả lại cho tao”.

 

 

3.

 

 “Anh có nghe thấy tất cả những điều này không?”

 “Em đang muốn nói đến điều gì vậy?”

 “Những tiếng mèo gào khóc ngoài kia! Nó giống hệt như tiếng vong hồn người chết”.

 “Anh có thấy gì đâu! Đừng hù dọa mình nữa”.!

 Thị không thể ngủ. Đứa con trong nôi tự nhiên khóc ré. Thị trở dậy cho nó bú, thằng bé bướng bỉnh giãy dụa trên đôi tay thị. Thị không thể trấn an được nỗi lo lắng trong lòng mình. Thằng bé vẫn tiếp tục những trò quái đản, sau những phút phản kháng việc thị cho nó bú mớm, nó đưa bàn tay bé nhỏ xinh xắn túm chặt vào cổ áo thị và giằng kéo. Rõ ràng, ánh mắt đó không phải là của một đứa trẻ, hành động ghê rợn đó không thể là của một đứa trẻ. Thị nhìn về phía chồng cầu cứu.

 “Em sợ!”

 “Để yên cho anh một lát, con đói đấy!”

 “Nhưng…”

 “Anh không muốn nói nữa, em hãy tự lo liệu đi”

 Chồng thị đã ngủ, tiếng ngáy khò khè trộn trong tiếng gào thét của đứa bé khiến thị bực mình. Bỗng thằng bé dừng khóc toét miệng cười. Nụ cười quen mà lạ. Rõ ràng không phải là nụ cười của con thị, thị đã gặp nụ cười đó ở đâu rồi thì phải. Sao thị không nhớ ra? Chắc tại đã quá lâu rồi! Thị cố nheo mắt nhìn thằng bé, nó đã ngủ từ lúc nào không rõ. Chồng thị cũng nằm im lìm quay mặt vào bức tường vôi lở loét, tất cả đã im lặng từ lúc nào mà thị không hề cảm nhận. Thị cúi gập người đặt thằng bé vào nôi, trong chiếc nôi ấy thị nhìn thấy loáng thoáng một gương mặt đàn bà.

 

 

4.

 

 Cái nắng gay gắt khiến con người không muốn thò mặt ra khỏi nhà trong giờ cao điểm. Một giấc ngủ trưa an lành sẽ an ủi con người ta đôi chút, nhưng ai sẽ ngủ được trong thời tiết khắc nghiệt như thế này? Chỉ có thế là chồng và con thị. Giấc ngủ ngon lành dưới bầu trời ba tám, ba chín độ C. Thị trở dậy, ngoài đường vắng tanh không một bóng người, không một tiếng động cơ xe máy, thậm chí không có cả tiếng động. Cái im lặng làm thị không khỏi nghi ngờ.

 Thị đi ra giếng, một gầu nước mát khiến người thị dịu dần đi, bầu trời cũng bớt oi bức hơn. Tiện miệng thị làm ngụm nước mát. Có mùi lạ lắm! Mùi tanh lợm, nhờ nhợ, hoi nồng… một thứ mùi hỗn tạp pha trộn. Thị bỗng nhớ đến đêm định mệnh năm năm trước mà choáng váng đầu óc. Đó là mùi máu. Mùi xác chết phân hủy. Không thể nào! Chị ta đã chết, đã mất tích. Thị loạng qoạng bám vào thành giếng, gương mặt đẹp như tranh hất lên ánh nhìn thù hằn, kết tội. Thị không tin vào mắt mình. Thị vục mặt vào gầu nước trên thành giếng. Thị không thấy gương mặt dưới đáy giếng nhìn thị nữa. Có thể chỉ là ảo giác. Thị tự trấn an mình.

 Chồng thị đã dậy. Tiếng con thị quấy khóc om sòm. Thị như người chợt tỉnh giấc sau một cơn mê dài. Chiều xế bóng tự lúc nào. Mặt trời không còn gay gắt đã lui về phía trời tây nhường chỗ cho mảnh trăng khuyết mấp mé đằng xa. Thị ghét mảnh trăng vô duyên cớ xuất hiện trên bầu trời, cái ánh sáng mờ mờ ảo ảo như cõi hư thực. Thị gợi chuyện mua vàng mã cúng tế người đàn bà xấu số với chồng.

 “Mình à! Dạo này em thấy bất ổn lắm! chắc tại vợ trước của mình về quở trách. Em tính rồi, mai mốt mình cứ sắm một cái lễ thật tươm cúng cấp cho cô ấy”.

 “Em cứ vẽ chuyện, cô ấy ngày còn sống có đòi hỏi cái gì bao giờ. Chẳng lẽ người chết lại đổi tính?”

“Em nói thật mình không tin, em hay gặp cô ấy lắm! Em không chắc,

nhưng gương mặt ấy thì không lẫn đi đâu được”. 

 Chồng thị thở dài phó mặc cho thị làm theo ý muốn. Hắn nghĩ, thị đàn bà lắm chuyện. Ngay ngày hôm sau, thị mua sắm quần áo, mũ mão, tiền vàng, ô tô, xe máy… chất đầy nửa căn nhà. Thị đón hẳn một thầy trừ tà vào bậc nhất để chuẩn bị cho lễ cúng cấp nhưng thật ra là lễ trừ yêu ma.

 

 

5.

 

 Thị bị ảm ảnh bởi cõi âm nhiều hơn, sao người đàn bà xấu số đó lại cứ tìm đến thị.

“Trả lại cho tao”.

“Cút đi”.

 “Tao đau, có ngàn mũi kim đâm vào tim tao. Tên thầy cúng đó và cả mày nữa sẽ phải trả giá”.

 Thị tím tái mặt mày, quay cuồng trong nỗi sợ hãi. Người đàn bà đó không tha cho thị và sẽ còn mãi bám xiết thị cho đến chết. Thị đã cướp chồng chị ta. Không! Thị đã làm gì? Sao cứ bám xiết lấy thị? Chị ta đã chết. Người chết nên an phận. Thị nghĩ sẽ phải tìm một thầy trừ tà cao tay hơn nữa. Những người chết trẻ và chết oan thường rất lưu luyến nhân thế, họ tìm mọi cách để được trở về. Cái chết của chị ta cũng lạ lùng bí hiểm. Thị nghe nói khi tiếng kêu cứu thất thanh vang lên bên miệng giếng, người ta lục đục trở dậy hòng cứu vãn một điều gì đó. Chồng chị ta cũng trở dậy. Anh ta là người đầu tiên cúi người nhìn xuống cái vũng đen sâu hút trong lòng giếng và nghe tiếng đập nước kêu cứu vô vọng của chị ta. Khi người ta thòng dây xuống thì chị ta đã chìm nghỉm dưới đáy giếng. Sớm hôm sau, người ta bàn cách vớt xác chết lên. Nhưng lạ thay, sau nửa ngày lặn ngụp tìm kiếm, người ta không tìm thấy cái xác nào cả. Giải pháp cuối cùng là hút sạch nước giếng để tìm xác. Khi nước giếng được tuồn ra ngoài bằng máy bơm và ống hút, trong giếng chỉ là những mớ tóc dài rơi rụng, không có xác người đàn bà, người ta kinh hoàng nhìn nhau ái ngại. Họ cho đó là điềm gở. Lễ cúng tế mớ tóc rối diễn ra suốt ba ngày ba đêm. Không có chuyện gì to tát xảy ra trong thời gian ấy, hay nói cách khác nó chỉ xảy ra với thị. Nó ám vào cuộc đời thị và thực sự trở nên gay gắt khi thị về làm vợ kế của chồng chị ta. Thị không hề thương sót cho cái chết đáng thương của người đàn bà xấu số bởi thị nửa thèm muốn nửa ganh tị với vị trí của chị ta. Chồng thị là người thị thương thầm nhớ trộm từ bao lâu, nhưng chỉ trong nháy mắt người đàn bà cướp đi người đàn ông của thị một cách trắng trợn. Cái chết của chị ta với thị là một điều đáng để ăn mừng. Thị đạt được mục đích của mình không mấy khó khăn. Rồi thị nhận ra, chồng thị là một kẻ vô tâm, vô tâm đến đáng kinh ngạc. Ngay cả trước cái chết của vợ cũ anh ta cũng dửng dưng đến lạ, thị đã từng có ý nghĩ ân hận.

 

 

6.

 

“Mình có thể vì em mà lấp cái giếng quỷ ám đó đi được không?”

“Chẳng có gì là quỷ ám cả, trong lòng giếng người ta không tìm thấy cái xác nào cả. Cô ấy đã mất tích, đơn giản chỉ vậy thôi”!

“Nhưng dù sao thì cũng phải lấp nó đi. Em không muốn bị ám”.

Không cần sự đồng ý của chồng, thị tự ý thuê người đổ một khối bê tông lớn rồi chất ngang miệng giếng. Cuối năm điện sẽ về với cái xóm nhỏ trong lòng thung này, chỉ cần có ánh sáng thị sẽ không còn sợ hãi điều gì nữa. Ít bữa nữa có tiền thị thuê người đào cái giếng mới ở góc vườn, còn tạm thời nước sinh hoạt thị sẽ lấy từ nhà những người hàng xóm keo kiệt và cáu bẳn.

Từ ngày lấp chặt miệng cái giếng oan nghiệt ấy, thị thấy lòng thanh thản hơn. Đứa trẻ cũng ngoan hơn. Thị chỉ thấy khó chịu duy nhất một điều là những lời cằn nhằn của bà hàng xóm khó tính. Chồng thị cũng đã định chỗ để đào một cái giếng mới ở góc vườn. Thị rất ưng chỗ ấy. Nó cách xa chỗ đặt cái giếng cũ, như thế có thể sẽ an toàn với thị và cả con thị nữa. Thị sợ thằng bé bị ám. Lúc người đàn bà biến mất chị ta cũng đang mang bầu, có lẽ cũng gần đến tháng sinh. Trong suốt thời gian mang thai thị phải qua nhà mẹ đẻ để mong chờ sự yên ổn. Thị đã sinh ra thằng bé bụ bẫm này. Nhưng thằng bé luôn tỏ ra bất thường từ khi thị đem nó trở lại nhà mình. Nó cũng như thị cứ ốm o, người xanh nhợt và quấy khóc.

Thế là nhà thị cũng đã có một cái giếng mới ngay góc vườn, thành giếng được xây lên bằng sự tận dụng những viên gạch vỡ. Nó chỉ cao ngang đầu gối thị. Nước giếng trong văn vắt và ngọt. Từ ngày có giếng nước mới người trong nhà thuyên giảm bệnh tật và ốm đau, thấy tinh thần thỏa mái hơn. Sau những trận ốm triền miên thị đã có thể ra ruộng cùng công việc cấy hái, lên rừng kiếm củi, trồng sắn, trồng ngô cùng với chồng.

 

 

7.

 

Một buổi chiều, thằng bé con lăng quăng ra vườn chơi và không may rơi xuống giếng nước.

 

 

8.

 

Thị ngất đi tỉnh lại trong tiếng kêu khóc. Người ta nói đất nhà thị bị động. Xác thằng bé tím ngắt và trương phình khi được vớt lên. Những ánh mắt xúm xít vây quanh tò mò và thương cảm. Chồng thị không khóc nhưng mặt chảy dài méo xệch. Nhìn anh ta thật đáng thương, cả cái cuộc đời của thị nữa, thật đáng thương.

Họ hàng làng mạc khuyên vợ chồng thị lấp cái giếng mới đi cho linh hồn thằng bé không bị quấy quả. Mà không biết chừng khi đào lại động đến long mạch cũng nên. Có thể lắm chứ!

Hai vợ chồng thị mất trọn buổi sáng để vần tấm bê tông từ miệng giếng này qua miệng giếng kia. Giếng mới bị lấp đi và giếng cũ lại được mở ra. Những đêm ma quái lại tiếp tục hù dọa thị. Thị cũng chai lì hơn, có lẽ nỗi đau mất con khiến thị không còn biết sợ hãi điều gì nữa. Nhiều lúc nghĩ đến cái chết của thằng bé chính thị cũng muốn được chết theo.

Thị mang thai đứa con thứ hai, đứa bé hiếu động ngay từ trong bụng mẹ. Những cú đạp bất thường luôn khiến thị cảm thấy khổ sở với kiếp phận đàn bà. Nhưng cứ nghĩ đến ngày có niềm vui mới lấn áp nỗi buồn là thị lại có đủ sức để sống cùng những cơn đau.

Chồng thị nói chờ sau khi đứa bé ra đời anh ta sẽ dựng nhà ở chỗ đất khác, đất này dữ quá! Thị chỉ mong cho điều đó mau chóng xảy ra. Thị chán ngấy mảnh đất ma quái này. Sớm muộn gì thị cũng sẽ chết vì những điều vớ vẩn nhất nếu không rời đi.

Thị đến tháng sinh…

 

 

9.

 

Thị trở dạ.

Bầu trời vần vũ những đám mây đen khổng lồ trầu trực chút xuống cơn thịnh lộ. Đêm đen đặc. Tiếng sấm sét gầm gừ báo hiệu những cuộc giao tranh không khoan nhượng.

“A…A…A…”!

Những cơn đau bắt đầu thốc lên từ dưới, chạy dọc sống lưng nhoi nhói ăn đến từng chân tóc. Cơn gió thổi ù ù phía ngoài kéo theo những giọt nước nặng trĩu. Bà đỡ đưa mấy ngón tay vào trong rồi quát lớn: “rặn đi”. “Có muốn chết không hả? rặn mạnh lên xem nào”. “Rặn”.

Người thị đầm những giọt mồ hôi to tướng. Thị gần như đã kiệt sức sau những lần rặn đẻ không thành. Tiếng bà đỡ lại sang sảng cất lên: “con mẹ này rặn đi”. Thị nghĩ sẽ dùng nốt chút sức lực còn sót lại cho lần rặn này, sẽ là vô vọng nếu thị lại thất bại và đứa bé nhất quyết không chịu chui ra.

“Oe oe…”

“A...!!!”

Kèm theo tiếng khóc chào đời của đứa trẻ là tiếng kêu thất thanh của bà đỡ. Chồng thị từ đâu chạy xộc vào rồi lại loạng choạng lao ra khỏi cửa. Thị cố nhoài người về một bên để ngó xuống đứa trẻ. Thị không kịp kêu lên lời nào đã ngất lịm đi trong nỗi ám ảnh về một gương mặt không tròn trịa, nói đúng hơn, đứa bé chỉ là một khối thịt dài đỏ hỏn không có mắt, không có mũi, không có chi hết ngoài một lỗ mồm bé xíu. Cái lỗ mồm đó toét cười với thị, nụ cười lạ mà quen.

 

 

10.

 

“Cô nên chết đi”.

 “Tôi không muốn chị hẹn tôi ra đây giữa đêm khuya chỉ để nói những điều vô nghĩa”.

 “Không! cô nên chết, vì anh phải thuộc về tôi”.

 “Chị điên rồi! chúng tôi đã cưới nhau. Và, cũng sắp có đứa con nữa”.

 “Vị trí đó phải thuộc về tôi cô hiểu không? Anh ta đã hứa hẹn với tôi mà lại cưới cô”.

 “Sẽ chẳng thay đổi được gì cả, trừ khi tôi chết”.

 “Đúng vậy! cũng bởi thế mà mày nên chết”.

 Khi tiếng kêu thất thanh trong miệng giếng vang lên, thị chỉ kịp cúi xuống lẩm bẩm được vài câu vô nghĩa “tất cả là tại mày tự chuốc lấy, đừng oán tao”. Cơn giông ập xuống.

 Thị bước thấp bước cao trên con đường nhầy nhụa bùn đất, gương mặt ánh lên sự hoảng loạn, cứ chạy được vài bước chân thị lại chùn lại như có ai thò tay kéo đùa từ phía sau khiến thị ngã rúi rụi. Chưa bao giờ thời tiết khiến con người ta chỉ nghĩ thôi cũng phải rùng mình đến thế. Cơn mưa bay chuyển mình trong tiếng sét chớp giật náo loạn phía trời Tây. Những hạt nước nặng trĩu thả mình lộp độp trên mái tôn như tiếng than khóc oan khuất từ cõi vô cùng. Thị quỳ trước ban thờ cầu khấn lẩm nhẩm. Tiếng sét vẫn giật liên hồi kéo theo những giọt mưa nặng như nước đá trên mái tôn, trên mặt đường nhầy nhụa, cây cối; trắng đục không gian; mơ hồ có cả tiếng người kêu khóc.`Có cả tiếng kèn trống đám ma, thị nghe phong thanh có ai đó báo tin rằng: “Đêm qua, ông thầy trừ yêu đã qua đời”.

 

 Hoài Băng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14980)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14984)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14956)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15448)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17777)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19508)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 14006)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16613)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15775)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15865)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.