- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963

01 Tháng Mười Một 202110:17 CH(Xem: 18534)
Ngo Dinh Nhu - Photo from WIKIPEDIA

Ngô Đình Nhu trong một cuộc họp báo. (*Larry Burrows, tạp chí Life Tháng 9 năm 1963.)

  

  

 

CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963   

Vũ Ngự Chiêu   

 

Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt   

 

 

 

Thứ Sáu, 1/11/1963:

* 00G00: Ranh giới mới của hai quân khu III & IV bắt đầu có hiệu lực.

Khu Tiền Giang và Sư đoàn 7 thuộc về Quân khu III của Tôn Thất Đính.

* SÀI-GÒN, 7G30 sáng: Đôn liên lạc Trung tâm Huấn luyện Quang Trung (Mai Hữu Xuân) và Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức (Đại tá Lam Sơn) để mang sinh viên sĩ quan (khoá 15) về Sài Gòn.

- 8G30 sáng: Đính điện thoại cho Đôn, cảnh cáo hãy coi chừng Khiêm.

Một lúc sau, Khiêm tới nói đã lấy dầu nóng bôi vào mắt để giả khóc, yêu cầu Đính đừng đảo chính, hầu thử lòng Đính.

- Đính, mới từ Đà Lạt về, vào trình diện Diệm.(?)

Được giao nắm lại QĐ III. Diệm và Nhu cho lệnh Đính bắt giữ Nguyễn Hữu Có. (Đính 1998, tr. 441) [Xem thêm 4/11/1963]

- 10G00: Diệm tiếp kiến Đô đốc Felt và Lodge [cho tới 11G15].

* CÀ-MAU: Từ khoảng 11G00, Huỳnh Văn Cao phải tiếp một phái đoàn Ngũ Giác Đài Mỹ từ Sài Gòn xuống, do Tướng York hướng dẫn. (Cao 1992:109-110)

Sau đó, bay về Cần Thơ.

* SÀI-GÒN, - 11G15-11G35: Diệm nói với Lodge sẵn sàng thảo luận về những gì Mỹ muốn Diệm phải làm.

Theo Lodge, Diệm cô đọng những gì đã nói với McNamara, Taylor, Lodge và Harkins ngày 29/9/1963 [TL 158]: Nhân viên CIA cấp thấp đầu độc không khí bằng cách loan tin đảo chính. Một trong các nhân viên này, Hodges, mới đây nói với Bộ Tham Mưu rằng chính phủ đang tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa đại sứ. Nếu vậy, hạm đội số 7 sẽ đổ bộ. Diệm nói rằng Hodges biết nhiều hơn cả Diệm, và kẻ thù sẽ lợi dụng những tin đồn đó. Ngày 23/10, tìm thấy trên hai tử thi Việt Cộng kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn nếu có đảo chính.

Việc chính phủ Mỹ tạm ngưng viện trợ gây thiệt hại cho nỗ lực chiến tranh và các binh sĩ Ấp Chiến Lược.

Mỹ hoàn toàn sai lầm khi ngưng viện trợ cho LLĐB. Chính Bộ TTM đã trực tiếp điều động LLĐB tấn công các chùa ngày 21/8/1963, sau khi các Tướng cao cấp đã trực tiếp nói với Diệm việc này cần thiết. (Tel 854, Priority, 17G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  p 515 [TL 261])

[Vẫn theo Lodge, từ sáng sớm, dinh Gia Long đã yêu cầu Lodge cho Diệm gặp riêng trong khoảng 15 phút sau buổi tiếp kiến Đô Đốc Felt. Ngay sau khi Felt rời phòng tiếp tân, Diệm nói với Lodge:

 (1) Các nhà sư—do các nhân viên Mỹ xúi dục—đã gặp Ủy Ban Điều Tra LHQ và thú nhận rằng họ bị Mỹ "thuốc" (intoxication). Một sư tuyên bố đương sự đã ngụy tạo tài liệu; một sư khác thú nhận chính mình đã tung tin sẽ có đảo chính, và tiết lộ một số tên nhân viên Mỹ. Ủy Ban LHQ muốn có những tên người Mỹ này, nhưng Nhu không tiết lộ. VNCH không muốn giặt chăn bẩn trước công chúng.

[Nha CS miền Bắc TNTP báo cáo về sự can thiệp của Mỹ “để khuynh đảo chính phủ.” Lời khai của Thiện Siêu, Thiện Minh, Chánh Lạc, Lê Khắc Quyến, Vĩnh Kha, Trần Công Thọ, Tôn Thất Kỳ; TTLTQG 2 (TP/HCM), PTT/Đ1CH, HS 8502].

(2) Diệm còn tiết lộ  có một số sinh viên, học sinh làm việc với Cộng Sản dự định ném lựu đạn và chất nổ vào phái đoàn LHQ. Vì vậy Diệm phải đóng cửa các đại học. Nhưng từ từ các trường sẽ mở cửa trở lại sau khi phái đoàn LHQ rời nước.

(3) Diệm lập lại những điều tuyên bố với Felt, rằng LLĐB đã đặt dưới quyền điều động của Bộ TTM. Tướng Harkins là một người tốt, nhưng một số phụ tá của ông ta không được ưa thích; đặc biệt là Trung tá Paul Vann.

(4) Về việc cải tổ chính phủ, biết đưa ai vào chính phủ? Bất cứ lúc nào Diệm đề cập đến vấn đề này, chẳng ai đưa ra được những tên xứng đáng. Hơn nữa, còn vấn đề thời điểm rất quan trọng. Diệm dự định sẽ cải tổ chính phủ khi hợp thời (at the proper time).

(5) Diệm nói rằng nếu Lodge có mặt ở Oat-shinh-tân, hãy hỏi Colby và Nolting về Nhu. Nhu không ưa quyền hành, nhưng có tinh thần cởi mở và luôn luôn có những lời khuyên tốt cho những ai muốn hỏi ý kiến. Mỗi khi gặp khó khăn, Nhu luôn luôn tìm ra một giải pháp. Colby từng nói với Diệm rằng thật không tốt khi cứ để Nhu sống trong tháp ngà, thay vì phải xuất đầu lộ diện nhiều hơn. Nolting cũng đồng ý. Vì áp lực của họ mà Nhu đã xuất đầu lộ diện trước công chúng. Nhưng dân chúng lại cho rằng Nhu muốn tranh đoạt quyền hành, và tiếng xấu lại bắt đầu.

(6) Khi Lodge đứng dạy cáo từ, Diệm nói: Làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và thẳng thắn [good and frank ally]. Tôi muốn bộc trực và giải quyết các vấn nạn bây giờ hơn là nói về chúng sau khi chúng ta đã mất tất cả. (Câu này giống như đề cập đến cuộc đảo chính có thể xảy ra). Nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi nghiêm túc ghi nhận những đề nghị của ông ta và muốn thực hiện chúng nhưng chỉ còn vấn đề thời điểm (timing).

Lodge bảo Diệm rằng những lời đồn về việc ám sát Lodge không làm cho lòng ngưỡng mộ và tình bạn với Diệm hay Việt Nam bị ảnh hưởng. (Tel 841,  Priority, 15G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  pp 516-517 [TL 262])

(Tels 841,  Priority, 15G00, & 854, Priority, 17G00, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991)  [TL 199]) pp 516-17 [TL 262], & 514-15 [TL 261]) (McNamara, In Retrospect, (1995), p 82-3.

Một số viên chức Mỹ, kể cả Colby, cho rằng Lodge phải gửi CĐ 841 theo lối FLASH. Honorable Men, (NY: 1978), p. 215; Lost Victory, (1989), p 153.

Colby: “Minh’s action was typical of him—shortsighted, self-interested, and wrong.” (Lost Victory, (1989), p 154)

- 11G30: André Đôn ra phi trường tiễn Đô đốc Felt. 12G00:  Đôn trở về Bộ Tổng Tham Mưu, mọi người đã tề tập đông đủ.

"Big" Minh cho biết đã ra lệnh đảo chính sớm hơn vì Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải Quân, đã bị giết ở Thủ Đức.

- 13G30: Cuộc đảo chính bắt đầu.

Lê Quang Tung (Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt), Cao Văn Viên (Tư lệnh Dù), Lê Nguyên Khang (Tư lệnh TQLC), Chỉ huy trưởng Dân Vệ, Trân Văn Tư (Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành) bị cầm tù trong Bộ Tổng Tham Mưu vì phản đối. Tại Tân Sơn Nhất, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Đại tá Huỳnh Hữu Hiền đầu hàng. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 253])  )

- 13G45: Đôn điện thoại cho Tướng Stilwell, thông báo bắt đầu làm đảo chính. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) tài liệu 251)

- 14G00: Quân đảo chính, gồm 2 tiểu đoàn Dù, 2 tiểu đoàn TQLC và 30 thiết giáp, chiếm lĩnh hầu hết các cơ sở quan trọng: Ty bưu điện, đài phát thanh, Tổng nha Giám đốc Cảnh Sát, phi trường, Bộ Tư lệnh Hải quân, v.. v...

- 15G00: Sư đoàn 5 của Nguyễn Văn Thiệu cùng chiến đoàn Vũng Tàu (gồm 1 tiểu đoàn Dù, 1 Trung đoàn của Sư đoàn 7 [5?] và một số chiến xa của Trường Thiết Giáp) từ Vũng Tàu kéo về, bao vây Dinh Gia Long và Thành Cộng Hoà.

Lâm Văn Phát tình nguyện xin chỉ huy chiến đoàn Vũng Tàu Đính chấp thuận.

- 15G15: Hai chiến đấu cơ AD-6 xuất hiện trên không phận Sài Gòn, khoảng 10,000 bộ.

- 15G30: Diệm điện thoại cho André Đôn, được Đôn thông báo tin đảo chính; và yêu cầu lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.

Nhu và Diệm cố gắng liên lạc với Đính, nhưng không có hồi âm.

- 15G30: Giao tranh gần Dinh Gia Long.

Pháo binh SĐ 5 cũng pháo kích liên tục thành Cộng Hòa, do Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trấn giữ.

- Từ Bộ TTM, Conein báo tin Dinh Gia Long gửi công điện cho SĐ 21, QĐ II và I, cho biết đang có đảo chính, nhưng những kẻ phản loạn đã bị bắt giữ. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL]) 511)

- 16G00: Nguyễn Cao Kỳ cho lệnh hai phi cơ khu trục T-28 bắn hoả tiễn vào Thành Cộng Hoà.

[Khoảng 17G00, các binh sĩ đồn trú đầu hàng].

-  Lodge báo cáo các tướng lãnh từ chối giao tối hậu thư trực tiếp cho Dinh Gia Long, và nhờ Tòa Đại sứ giúp sức.

Lodge dự định nhờ đại diện Roma làm trung gian. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 256])

- 16G30: Hội đồng Cách Mạng phát thanh lời hiệu triệu.

- Diệm gọi điện thoại cho Lodge, yêu cầu cho biết lập trường của Mỹ.

Diệm: Vài đơn vị đang làm loạn và tôi muốn biết: Thái độ của nước Mỹ ra sao?

Lodge: Tôi không cảm thấy được thông báo đầy đủ để có thể trả lời ông. Tôi nghe tiếng súng, nhưng tôi không biết rõ mọi dữ kiện. Vả lại bây giờ là 4 giờ rưỡi sáng ở Washington và chính phủ Mỹ khó thể có một quan điểm.

Diệm: Nhưng ông phải có một ý chung chung nào đó. Quan trọng nhất, tôi là chủ một nước. Tôi đã cố gắng thi hành bổn phận của mình. Tôi muốn làm những gì mà bổn phận và lẽ thường tình đòi hỏi. Tôi tin tưởng ở bổn phận trên hết.

Lodge: Chắc chắn ông đã làm bổn phận của ông. Như tôi đã nói với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và sự đóng góp lớn lao của ông với đất nước ông. Không ai có thể lấy đi những điều tốt ông đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn thể xác ông. Tôi được báo cáo rằng những người cầm đầu đề nghị cho ông và em ông an toàn rời nước nếu ông từ chức. ìng đã nghe chưa?

Diệm: Chưa. (Rồi sau một lúc ngập ngừng) Ông có số điện thoại của tôi.

Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể giúp gì cho sự an toàn thể xác của ông, xin gọi tôi.

Diệm: Tôi đang cố tái lập trật tự. (Tel 860, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG;  FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 513 [TL 259]);

Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963; Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2); United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 3, pp 57-58)

This document records President Diem's last phone conversation with Ambassador Lodge. Diem asks what is the attitude of the United States toward the coup plot and Lodge replies, disingenuously, that he does not feel well-enough informed to say what the U.S. position actually is.

Kennedy loyalists and administration participants have argued that the President had nothing to do with the murders, while some have charged Kennedy with, in effect, conspiring to kill Diem. When the coup did begin the security precautions taken by the South Vietnamese generals included giving the U.S. embassy only four minutes warning, and then cutting off telephone service to the American military advisory group.

The weight of evidence therefore supports the view that President Kennedy did not conspire in the death of Diem. However, there is also the exceedingly strange transcript of Diem's final phone conversation with Lodge on the afternoon of the coup, which carries the impression that Diem is being abandoned by the U.S. Whether this represents Lodge's contribution, or JFK's wishes, is not apparent from the evidence available today.

http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB101/photo.htm

 

- Các Tướng thay phiên nhau điện thoại cho Diệm.

Theo Đôn, Nhu khuyên Diệm không từ chức. Theo Lodge, điều này chứng tỏ Nhu là "một thiên tài ác quỉ trong đời Diệm." (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 559)

- 17G00: Tòa Đại sứ báo cáo:

Theo lời Conein, các Tướng đảo chính liên tiếp gọi điện thoại yêu cầu Diệm đầu hàng.

Diệm từ chối nghe điện thoại, giao cho Nhu thương thuyết. "Big" Minh, Nguyễn Văn Là, Tám, Trần Tử Oai, và Ngọc (?), rồi Trung tá Hoàng Xuân Lãm, Trung tá Khang, Trung tá Khương đều nói chuyện với Nhu. Để uy hiếp, các Tướng bắt Tung nói chuyện điện thoại với Nhu, thông báo đã bị bắt. Sau đó, mang Tung đi giết.

Minh nói với Nhu nếu không đầu hàng trong vòng 5 phút, sẽ cho lệnh oanh tạc dinh Gia Long. Sau đó, Minh cắt điện thoại. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p [TL258])

- Diệm ra hiệu triệu kêu gọi các Tướng lãnh và quân sĩ trung thành tới giải cứu.

Không ai đáp ứng.

- 17G10: Đài phát thanh loan tin Diệm đã từ chức.

- 17G15: Minh lại gọi điện thoại cho Diệm.

Diệm gác máy, không tiếp chuyện. Đây có lẽ để trả lời cho bản tuyên cáo trên đài phát thanh. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 512n2, 533 [TL274])

- 18G25: Harkins báo cáo dân chúng kéo ra đầy đường.

Lính Mỹ được lệnh không xuất hiện trên đường phố. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 267])

- 18G53: CAS báo cáo theo Big Minh, các đơn vị bắt đầu tấn công dinh Gia Long; hy vọng chiếm dinh lúc 19G00.

Các Tướng hy vọng Mỹ sẽ công nhận chế độ mới càng sớm càng tốt. Quân đội chỉ nắm quyền vài ba ngày, sau sẽ bàn giao cho dân sự. Nỗ lực chuyển giao cho dân sự trong 1 tuần lễ.

- 20G00 [21G00?]: Diệm và Nhu được Cao Xuân Vỹ, lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hoà (5 sao), dàn xếp ra khỏi Dinh Gia Long bằng xe hơi.

Tới tư dinh Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Dù, xin bảo vệ nhưng bị từ chối. Hai anh em Diệm-Nhu vào Chợ Lớn; tới ẩn náu ở nhà Mã Tuyên, Phó thủ lãnh TNCH (4 sao), cũng một "trùm" người Việt gốc Hoa. Sau đó, Vỹ bỏ đi gọi điện thoại (?). Mã Tuyên đưa Diệm và Nhu sang nhà thờ cha Tam. (Phỏng vấn điện thoại Huỳnh Văn Lang, 8/1999)

Theo Tôn Thất Đính, Đính, Khiêm và Đôn đã mở cho Diệm và Nhu một lối thoát để chạy khỏi Dinh Gia Long. (Đính, 1998, tr. 445) Nhưng Diệm và Nhu lại chọn nhà Mã Tuyên, nơi bị tình nghi là trung tâm liên lạc với Cộng Sản. (Ibid., tr. 443-44)

Theo Trần Văn Đôn nói với Lodge, Diệm đã trốn khỏi Dinh Gia Long, tới một địa điểm chọn sẵn trong Chợ Lớn, từ đây có thể điện thoại và liên lạc với bên ngoài. Đôn và những người chủ trương đảo chính đều muốn cho Diệm và Nhu rời nước. Bởi thế đã cung cấp thiết vận xa đón họ hầu tránh cảnh họ bị dân chúng xử tử bằng bạo lực đám đông. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 559 [TL274])

- 21G00: Pháo binh và thiết giáp đảo chính bắn phá thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long.

* CẦN-THƠ: Cao liên lạc với Hội đồng tướng lãnh. (Cao 1992, tr. 111)

- Tối: Cao ra tuyên cáo ủng hộ cách mạng. (Cao 1992, tr. 112)

* HÀ-NỘI: Đài Tiếng Nói Việt Nam nhận định:

Cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức, một khi đã giải quyết xong Ngô Đình Diệm, muốn tăng gia sự kiểm soát miền Nam để gia tăng cường độ cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đã thất bại nặng nề.

* WARSAW: Có tin lãnh đạo CS Poland muốn làm trung gian hòa giải sự hiềm khích Nga Sô-Trung Cộng.

Các nhà ngoại giao Poland ở Bắc Kinh và Mat-scơ-va đã được chỉ thị xúc tiến công tác này. Có nhiều triển vọng tốt đẹp sau lời kêu gọi ngày Thứ Bảy tuần trước của Thủ tướng Khrushchev là hai phe nên ngừng những cuộc công kích. (Paul Undrewood, “Poles Try To End Soviet-China Rift;” NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* BEVERLY HILLS, CA: Lệ Xuân ra tuyên cáo về tin đảo chính.

Lên án việc phản bội của Mỹ: Mỹ đã khuyến khích và đứng sau lưng cuộc nổi loạn quân sự tại Nam Việt Nam [inciting and backing the military revolt in South Vietnam]. (NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

Oat-shinh-tân: Họp Ban tham mưu ANQG.

Forrestal nghĩ rằng đây là một cuộc đảo chính tổ chức rất tốt. Bundy cho biết Diệm vẫn tử thủ trong Dinh Gia Long; và các Tướng chưa muốn tấn công, cho Diệm rời nước. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 518 [TL274]) 10G00-12G15 [22G00-00G15, 2/11/1963, VN]: Kennedy chủ tọa phiên họp HĐANQG. [10G55-11G29 [22G55-23G29, VN]: break để dự lễ các Thánh] Ngày 2/1/1963 mới nhận được tin Diệm chết, (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 533 [TL274])

10G50 [22G50]: Rusk cho Lodge biết Trí Quang có thể tự do về lại chùa.

Theo Conein, các Tướng muốn Trí Quang tham gia nội các. Tuy nhiên, BNG chỉ muốn giữ Trí Quang như cố vấn về Phật Giáo, vì sợ phản ứng của giới Ki-tô. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 519-20 [TL])

Rusk chỉ thị Lodge cố vấn các Tướng nên nhấn mạnh việc Nhu ve vãn Cộng Sản [dickering with Communists to betray anti-Communist cause] để tạo thiện cảm với dư luận Mỹ. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 521 [TL])

- 13G30: Cuộc đảo chính bắt đầu. Lê Quang Tung (Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt), Cao Văn Viên (Tư lệnh Dù), Lê Nguyên Khang (Tư lệnh TQLC), Hoàng Xuân Lãm (Chỉ huy trưởng Dân Vệ), Trần Văn Tư (Giám đốc Cảnh sát Đô thành) bị cầm tù trong Bộ Tổng Tham Mưu vì phản đối.

Tại Tân Sơn Nhất, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Đại tá Huỳnh Hữu Hiền đầu hàng. Rồi dẫn giải qua Bộ TTM. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL 253])

13G45: Đôn điện thoại cho Stillwell, Trưởng Phòng 3 MACV, là các Tướng tụ họp ở BTTM và đảo chính bắt đầu.

- 14G00: Quân đảo chính, gồm 2 tiểu đoàn Dù, 2 tiểu đoàn TQLC và 30 thiết giáp, chiếm lĩnh hầu hết các cơ sở quan trọng: Ty bưu điện, đài phát thanh, Tổng nha Giám đốc Cảnh Sát, phi trường, Bộ Tư lệnh Hải quân, v.. v...

Phạm Ngọc Thảo và Y sĩ Nguyễn Phúc Quế chiếm được Đài Phát Thanh sau 2 đợt tấn công. 16G00, Quế gọi điện thoại cho Đỗ Mậu, xin chỉ thị. Mậu chỉ thị cho phát thanh lời hiệu triệu của HĐQĐCM, nêu lý do phải làm cách mạng, kêu gọi Diệm đầu hàng sẽ được an toàn rời nước, v.. v...(Đỗ Mậu, 1993:628)

14G00: Harkins cho Lodge biết đảo chính đã khởi sự.

Không rõ đơn vị nào chiếm Tổng Nha CSCA. TĐ 3 Dù bố trí từ phi trường tới BTTM. Giao tranh tại Bộ TL/LLĐB. (DTG 010624Z Nov Critic. Tel FLASH, Harkins gửi Blake, Giám đốc NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 505 [TL 251])

15G00: Lodge báo cáo đảo chính bắt đầu từ lúc 13G45.

Quân đảo chính đã chiếm trung tâm truyền tin của Bộ Nội Vụ. Có lẽ là TQLC.

Ít có nổ súng ngoài đường phố.

Đại tá Tung đã bị bắt. LLĐB ngưng bắn.

Liên đoàn Phòng vệ PTT đang bố trí phòng thủ. Không có tiếng súng nổ.

Thuần, Thanh (Kinh tế), Lương (Tài chính) trong Tòa Đại sứ Italia.

103 xe chở lính vào Sài Gòn qua cầu Biên Hòa.

Tung, Viên, Khang, Tư, Hiền bị bắt ở BTTM. Đại tá Hồ Tấn Quyền bị giết.

Các Tướng gọi điện thoại cho Diệm nhiều lần, hứa cho rời nước an toàn trong vòng 1 giờ, nhưng không gọi được. Đôn nói sẽ cho đọc tuyên cáo trong radio.

Quân nhân và Mỹ kiều được lệnh không ra đường phố. (Tel 842, FLASH, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 506-7 [TL 253])

- 15G15: Hai chiến đấu cơ AD-6 xuất hiện trên không phận Sài Gòn, khoảng 10,000 bộ.

 [Khoảng 15G34]: Từ Bộ TTM, Trung tá Conein báo cáo:

Những người sau bị bắt giữ ở Bộ TTM: Đại tá Tung, GĐCS Đô thành Tư, Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Đại tá Cao Văn Viên, Trung tá Lê Nguyên Khang, Trung tá Hoàng Xuân Lãm (Chỉ huy trưởng Bảo An-Dân Vệ). Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh HQ, bị giết. (Tel FLASH, Conein gửi Blake, Giám đốc NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 505-6. [TL 252])

Trong cuộc phỏng vấn ngày 11/10/1984 và 14/4/1984, Conein nói Nhu có âm mưu để cứu vãn chế độ Diệm: Trước hết, tổ chức một cuộc nổi dạy giả của CS, chiếm tòa đại sứ, bắt giữ các viên chức Mỹ. Sau đó, những lực lượng trung thành của Đính sẽ phản đảo chính. Nhưng Đính đã ngả theo đảo chính, tiết lộ kế hoạch của Nhu. Các Tướng bèn tương kế, tựu kế, “double bumped” Nhu. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, Nhu vẫn tin rằng đó là cuộc đảo chính giả do Đính chủ trương.” (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 505-6,506n3) [TL 251]) (. [TL 252])

- 15G30: Diệm điện thoại cho Đôn, được Đôn thông báo tin đảo chính; và yêu cầu lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.

Nhu và Diệm cố gắng liên lạc với Đính, nhưng không có hồi âm.

- 15G35: Giao tranh gần Dinh Gia Long.

Pháo binh SĐ 5 cũng pháo kích liên tục thành Cộng Hòa, do Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trấn giữ. (Tel Critic 6, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 511 [TL 256]).

- Từ Bộ TTM, Conein báo tin Dinh Gia Long gửi công điện cho SĐ 21, QĐ II và I, cho biết đang có đảo chính, nhưng những kẻ phản loạn đã bị bắt giữ. (Tel Critic 6, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 511 [TL 256]).

Conein báo cáo tại BTTM có Big Minh, Little Minh, Khiêm, Kim, Lễ và Chiểu.

Một nhóm chính khách dân sự xuất hiện tại đây.

Súng nổ dữ dội ở vùng lân cận Tòa Đại sứ. Phòng không HQ bắn lên phi cơ.

Quân đảo chính đã chiếm Biên Hòa.

Các Tướng đã thu âm lời hiệu triệu, nhưng chưa phát thanh được vì một trạm phát tuyến hư. (Tel Critic 8, 1 Nov 1963, Conein gửi NSA; (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 511-12 [TL 257]).

16G00: Lodge báo cáo các Tướng từ chối liên lạc trực tiếp với Diệm để trao tối hậu thư.

Nếu Lodge muốn, Mỹ có thể chuyển tối hậu thư cho Diệm. Lodge định nhờ XLTV Khâm sứ Vatican.

Cuộc tấn công bằng không lực và bộ binh vào Thành Cộng Hòa bắt đầu. (Tel FLASH 853, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) p 510 [TL 255]).

- 16G30: Hội đồng Cách Mạng phát thanh lời hiệu triệu.

- 16G30: - Diệm gọi điện thoại cho Lodge, yêu cầu cho biết lập trường của Mỹ.

Diệm: Vài đơn vị đang làm loạn và tôi muốn biết: Thái độ của nước Mỹ ra sao?

Lodge: Tôi không cảm thấy được thông báo đầy đủ để có thể trả lời ông. Tôi nghe tiếng súng, nhưng tôi không biết rõ mọi dữ kiện. Vả lại bây giờ là 4 giờ rưỡi sáng ở Oat-shing-tân và chính phủ Mỹ khó thể có một quan điểm.

Diệm: Nhưng ông phải có một ý chung chung nào đó. Quan trọng nhất, tôi là chủ một nước. Tôi đã cố gắng thi hành bổn phận của mình. Tôi muốn làm những gì mà bổn phận và lẽ thường tình đòi hỏi. Tôi tin tưởng ở bổn phận trên hết.

Lodge: Chắc chắn ông đã làm bổn phận của ông. Như tôi đã nói với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và sự đóng góp lớn lao của ông với đất nước ông. Không ai có thể lấy đi những điều tốt ông đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn thể xác ông. Tôi được báo cáo rằng những người cầm đầu đề nghị cho ông và em ông an toàn rời nước nếu ông từ chức. Ông đã nghe chưa?

Diệm: Chưa. (Rồi sau một lúc ngập ngừng) Ông có số điện thoại của tôi.

Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể giúp gì cho sự an toàn thể xác của ông, xin gọi tôi.

Diệm: Tôi đang cố tái lập trật tự. (Tel 860, 1 Nov 1963, Lodge gửi BNG;  (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 513 [TL 259]);

Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963; Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2); United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 3, pp 57-58)

- Các Tướng thay phiên nhau điện thoại cho Diệm.

Theo Đôn, Nhu khuyên Diệm không từ chức. Theo Lodge, điều này chứng tỏ Nhu là "một thiên tài ác quỉ trong đời Diệm." (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 539 [TL ]).

- 17G00: Cơ quan CIA Sài Gòn báo cáo:

Theo lời Conein, các Tướng đảo chính liên tiếp gọi điện thoại yêu cầu Diệm đầu hàng.

Diệm từ chối nghe điện thoại, giao cho Nhu thương thuyết. "Big" Minh, Nguyễn Văn Là, Tám, Trần Tử Oai, và Ngọc (?), rồi Trung tá Hoàng Xuân Lãm, Trung tá Khang, Trung tá Khương đều nói chuyện với Nhu. Để uy hiếp, các Tướng chĩa súng bắt Tung nói chuyện điện thoại với Nhu, thông báo đã bị bắt. Sau đó, mang Tung đi giết.

Minh muốn nói chuyện với Diệm, nhưng chỉ gặp Nhu. Minh nói nếu Diệm và Nhu không từ chức, đầu hàng trong vòng 5 phút, sẽ cho lệnh oanh tạc dinh Gia Long. Sau đó, Minh cắt điện thoại. (Tel 2 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512 [TL258]).

Theo Conein, Minh gọi lại Diệm một lần nữa, nhưng Diệm gác điện thoại. Lúc 17G13, Minh cho lệnh oanh tạc Dinh Gia Long. (Tel 3 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512n2 [TL258])

- 17G10: Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm đã từ chức.

- 17G15: Minh lại gọi điện thoại cho Diệm.

Diệm gác máy, không tiếp chuyện. Đây có lẽ để trả lời cho bản tuyên cáo trên đài phát thanh. (Tel 3 DTG, 1 Nov 1963, CAS gửi NSA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 512n2 [TL258]))

18G25: Harkins báo cáo:

Chỉ nhận được tin đảo chính 4 phút trước khi khởi sự mà không phải 4 giờ. Sáng, cùng Đôn ra tiễn Felt ở phi trường, rồi đi ăn trưa. Trở về văn phòng, lúc 13G45, Stillwell báo cáo vừa nhận được điện thoại của Đôn, nói đảo chính bắt đầu. Đúng lúc này nghe tiếng súng nổ.

Không quân Việt Nam tấn công Thành Cộng Hòa. Hỏa tiễn lạc sang nhà TQLC Mỹ, nhưng vô sự. (IV:522)

Harkins nói chuyện với Lodge. Lodge cho biết mới nói chuyện với Đôn. Các Tướng đang tiếp xúc Diệm, yêu cầu Diệm từ chức. Đôn và Minh hứa cho Diệm và Nhu an toàn, và rời nước nếu họ từ chức.

Có tin Đại tá Quyền (HQ) đã bị giết sáng nay. Nhảy Dù chiếm BTL/HQ, dồn mọi người xuống tàu đưa ra cuối sông. Quân VNCH đã chiếm Ty Bưu điện và Nha Tổng Giám Đốc CSCA.

Sáng nay, Đôn nói với Felt và Harkins là sẽ chuyển 2 tiểu đoàn Dù đi Tây Ninh. Thực ra, di chuyển vào Sài Gòn. Hiện có 2 TĐ Dù, 2 TĐ TQLC, 2 TĐ Bộ Binh, 1 tiểu đoàn Dù và bộ binh từ Vũng Tàu về.

Dân chúng kéo ra đầy đường.

Lính Mỹ được lệnh không xuất hiện trên đường phố.

Hình như có tiếng xe tăng di động. (Tel MAC J00 8512, 1 Nov 1963, Harkins gửi JCS; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 522-523 [TL 267])

- 18G53: CAS báo cáo theo Big Minh, các đơn vị bắt đầu tấn công dinh Gia Long; hy vọng chiếm dinh lúc 19G00.

Các Tướng hy vọng Mỹ sẽ công nhận chế độ mới càng sớm càng tốt. Quân đội chỉ nắm quyền vài ba ngày, sau sẽ bàn giao cho dân sự. Nỗ lực chuyển giao cho dân sự trong 1 tuần lễ.

Kh cuộc đảo chính hoàn tất, có lẽ vào tối nay, các Tướng sẽ đến Tòa Đại sứ mời Trí Quang tham dự chính phủ. (DTG 011053Z, Flash, 1 Nov 1963, CIA Sài Gòn gửi CIA; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 514 [TL260]).

20G00 [21G00?]: Diệm và Nhu ra khỏi Dinh Gia Long bằng xe hơi.

Có tin Cao Xuân Vỹ, lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hoà (5 sao), dàn xếp.

Tới tư dinh Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Nhảy Dù, xin bảo vệ nhưng bị từ chối. Hai anh Diệm sau đó vào Chợ Lớn; tới ẩn náu ở nhà Mã Tuyên, Phó thủ lãnh TNCH (4 sao), cũng một "trùm" người Việt gốc Hoa. Sau đó, Vỹ bỏ đi gọi điện thoại (?). Mã Tuyên đưa Diệm và Nhu sang nhà thờ cha Tam. (Phỏng vấn điện thoại Huỳnh Văn Lang, 8/1999)

Lại có tin người đưa anh em Diệm Nhu ra khỏi Dinh Gia Long là một sĩ quan Thiết Giáp, mới được bổ sung về LLPV/PTT.

Theo Tôn Thất Đính, Đính, Khiêm và Đôn đã mở cho Diệm và Nhu một lối thoát để chạy khỏi Dinh Gia Long. (Đính, 1998, tr. 445) Nhưng Diệm và Nhu lại chọn nhà Mã Tuyên, nơi bị tình nghi là trung tâm liên lạc với Cộng Sản. (Ibid., tr. 443-44)

Theo Trần Văn Đôn nói với Lodge, Diệm đã trốn khỏi Dinh Gia Long, tới một địa điểm chọn sẵn trong Chợ Lớn, từ đây có thể điện thoại và liên lạc với bên ngoài. Đôn và những người chủ trương đảo chính đều muốn cho Diệm và Nhu rời nước. Bởi thế đã cung cấp thiết vận xa đón họ hầu tránh cảnh họ bị dân chúng xử tử bằng bạo lực đám đông. (FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 559 [TL260]).

- 21G00: Minh yêu cầu các Tướng Tá hỏi từng người ai theo đảo chính, ai theo Diệm.

Cao Văn Viên không theo. [629] (Vợ Viên và Là rất thân với Lệ Xuân. Vợ Là là thiện xạ thứ hai của Lực lượng Phụ nữ bán quân sự,” chỉ thua Ngô Đình Lệ Thủy. [629-30]

Pháo binh và thiết giáp đảo chính bắn phá thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long.

- 22G00: Tướng Minh cho lệnh các Tướng Tá đảo chính xưng tên trên đài phát thanh.

Nhu bỏ ý định về miền Tây. Diệm nói Nhu không nên xa mình, sẽ bị giết. (Mậu, 1993:622)

- 22G00: Diệm gọi điện thoại về Bộ TTM, gặp Minh.

Diệm đồng ý ra đi, nhưng với nghi lễ quân cách. Minh chỉ đồng ý cho ra đi âm thầm. (Mậu, 1993:623)

* HÀ-NỘI: Đài Tiếng Nói Việt Nam nhận định:

Cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức, một khi đã giải quyết xong Ngô Đình Diệm, muốn tăng gia sự kiểm soát miền Nam để gia tăng cường độ cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đã thất bại nặng nề.

* WARSAW: Có tin lãnh đạo CS Poland muốn làm trung gian hòa giải sự hiềm khích Nga Sô-Trung Cộng.

Các nhà ngoại giao Poland ở Bắc Kinh và Mat-scơ-va đã được chỉ thị xúc tiến công tác này. Có nhiều triển vọng tốt đẹp sau lời kêu gọi ngày Thứ Bảy tuần trước của Thủ tướng Khrushchev là hai phe nên ngừng những cuộc công kích. (Paul Underwood, “Poles Try To End Soviet-China Rift;” NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* BEVERLY HILLS, CA: Lệ Xuân ra tuyên cáo về tin đảo chính.

Lên án việc phản bội của Mỹ: Mỹ đã khuyến khích và đứng sau lưng cuộc nổi loạn quân sự tại Nam Việt Nam [inciting and backing the military revolt in South Vietnam]. (NYT, 3/11/1963) [Xem 5/11/1963]

* OAT-SHINH-TÂN, 08G00: Bundy họp Ban Tham mưu HĐ/ ANQG.

Khen ngợi những người làm đảo chính.

Diệm vẫn cố thủ, các Tướng chưa muốn vào kết thúc. Họ hy vọng cho Diệm ra đi. FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), p 518 [TL263])

 

10G00-10G50 [21G00-21G50 VN]: Kennedy họp các cố vấn.

Họ đã thức từ sáng sớm, theo dõi công điện báo cáo.

Memorandum of Conference with the President, November 1, 1963, 10:00 AM; JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam 11/1/63-11/2/63 [President Kennedy is briefed on coup forces and on the progress of the coup thus far, which appears to be (and is) going against President Diem. Secretary Rusk and CIA director McCone advise on relevant matters for U.S. action and Secretary McNamara comments on public relations aspects of the situation].

10G50: Rusk thông báo cho Lodge: Nếu đảo chính thành công, việc công nhận có thể bị đình hoãn ít ngày. (Tel 673, 1 Nov 1963, Rusk gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) 519-520 [TL265])

10G55-11G29: Kennedy dự lễ Toàn Thánh [Toussaints] tại nhà thờ Holy Trinity Church.

11G29-12G15: Kennedy lại họp.

12G01: Rusk nói chuyện điện thoại với Fulbright.

Rusk nói cuộc đảo chính có vẻ thành công. Mỹ biết chi tiết tối thiểu về những diễn biến.

Fulbright hỏi Rusk có muốn ra điều trần trước UBNG Thượng Viện. Rusk nói có thể chiều nay hay ngày mai. Muốn biết thêm chi tiết.

Ngày 5/11/1963, Rusk và Hilsman mới ra trước Quốc Hội. (IV:573)

12G04: Rusk chỉ thị Lodge nên thông báo các Tướng khai thác chi tiết Nhu “dickering” [mặc cả một cách gian xảo = định tiêu lòn] với CS.

Chi tiết này giúp việc công nhận dễ dàng hơn. (Tel 674, 1 Nov 1963, Rusk gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 519-520 [TL266])

Lúc 13G52, BNG nhận được Tel 871 từ Sài Gòn, theo đó các Tướng đã được thông báo điều này. (IV:521n2)

 

Thứ Bảy, 2/11/1963:

SÀI-GÒN, 00G00: Đính phóng thích tù nhân trong trại Lê Văn Duyệt và Sở Thú.

Có Đại úy Đinh Thạch Bích, Trần Phong, Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Văn Lê, v.. v... (Mậu, 1993:628)

2G50 sáng [13G50 Oat-shing-tân]: Lodge báo cáo chính phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ sẽ từ 3 tới 5 tháng.

Sau đó sẽ bầu Quốc Hội, chọn Tổng thống. Phó Thủ tướng là Phan Huy Quát hay Trần Văn Lý. Bộ QP kiêm TTMT: Trần Văn Đôn; Nội Vụ: Đính; Thông Tin, Oai; Thanh Niên và Giáo Dục, Trần Văn Minh; Ngoại trưởng, Vũ Văn Mẫu; Công chính, Trần Lê Quang. Đại sứ tại Mỹ: Trần Văn Chương.

Đính đang ở Dinh Gia Long, thuyết phục đơn vị BĐQ theo Diệm.

Chính phủ lâm thời sẽ tuyên bố mục tiêu hàng đầu là chống Cộng.

(Tel Critic 15, 2 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:523n2)

[Lúc 18G53 ngày 1/11, tức 5G53 ngày 2/11 VN Rusk khen ngợi thành phần chính phủ có vẻ coi được.

Quan trọng nhất là thái độ của quốc tế cùng dư luận QH và dân Mỹ. Đưa ra 7 điểm hướng dẫn:

Hãy chứng minh bằng thực tế là đang đẩy mạnh cuộc chiến

Trả thù ở mức tối thiểu

Cho gia đình họ Ngô ra đi an toàn

Đối xử nhân đạo với tù nhân

Kiểm duyệt báo chí vừa phải

Giới nghiêm càng ngắn càng tốt.

Tuyên bố ngay việc VNCH tuân thủ những qui ước quốc tế và mong nối lại bang giao với tất cả các nước bạn. (Tel 678, 1 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 523-524 [TL268])

[Lúc 20G47 ngày 1/11, tức 7G47 ngày 2/11 VN, Rusk thông báo 9G15 hôm sau [20G15 ngày 2/1 VN], Kennedy sẽ họp các cố vấn. Muốn nghe đề nghị của Lodge về vấn đề công nhận. Theo Rusk, cần có vài nước bạn nhìn nhận trước. Thêm nữa, phải chứng minh rằng chính phủ cách mạng được toàn thể dân chúng và quân đội yểm trợ, không phải ảo thuật [trick] của ngoại bang.

(Tel 683, 1 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 525-526 [TL269])

- 12G00: Lodge yêu cầu công nhận ngay. Dân chúng trên đường phố vui mừng hơn cả lễ Tết.

Trên đường Lodge tới Tòa Đại sứ, dân chúng vỗ tay hoan nghênh. Xe tăng được dân chúng choàng vòng hoa, và các binh sĩ được dân chúng khen ngợi, cổ võ. Tại công trường Mê Linh, có tượng Hai Bà Trưng phỏng theo khuôn mặt hai mẹ con Lệ Xuân, đám đông đang tranh nhau phá tượng. (Tel 875, 2 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) [TL270]) 526-27 [Doc 270]; Mậu 1993, tr. 634-35)

Lúc 18G36, Harkins cũng báo cáo dân chúng rất vui mừng. Liên hệ giữa dân chúng và quân nhân tuyệt hảo. Dân mang thực phẩm cho lính tham dự đảo chính.

Có trộm cướp tài sản một số tư gia và trụ sở báo Times of Vietnam, tiệm sách Xuân Thu, trụ sở Hội PNLĐ, nhà Bộ trưởng Hiếu (CDV), Lương (Nội Vụ), Trình (GD), và vài lãnh tụ TNCH. Các học sinh, sinh viên dẫn đầu những cuộc tấn công này. Cảnh Sát không làm việc. Minh và HĐQNCM phải sử dụng quân đội, QC và ANQĐ bảo vệ trật tự. Buổi sáng có 3 cuộc biểu tình tự phát lớn. (Tel MACJ-3 8573, Nov 2, 1963, Hrakins gửi BTTMLQ; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991) pp 542-544 [Doc 282])

3G00 sáng: Đôn được thông báo anh em Diệm Nhu đã tẩu thoát khỏi Dinh Gia Long.

- 3G30: Thiết giáp lại tấn công Dinh Gia Long.

- 5G00: Dưới áp lực của các cánh quân dưới quyền Phạm Ngọc Thảo, Dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng.

- 6G00: Harkins báo cáo tình hình:

Có dấu hiệu cuộc đảo chính thành công.

Dân chúng ở trong nhà, tôn trọng lệnh giới nghiêm. Không có cướp bóc [looting].

Rất ít cảnh sát mặc sắc phục.

Theo Đài Phát Thanh Sài Gòn, những đơn vị sau đã theo đảo chính:

Không Quân (Đại tá Huỳnh Hữu Hiền)

Hải Quân (Đại tá Chung Tấn Cang, cựu Tư lệnh giang thuyền)

LLĐB (Trung tá Lê QuangTriệu)

Sĩ quan cao cấp Biệt Khu Thủ Đô (ngoại trừ Là)

Liên Đoàn Dù (Viên)

Lữ đoàn TQLC (Trung tá Khang)

Tuy nhiên, không có gì chắc chắn.

Thiếu tá Tư, Tỉnh trưởng Bình Dương kiêm TrĐ trưởng TrĐ 8.

Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Lương (Tài chính), Hoang Tat Thanh (Kinh tế). [Có tin trốn trong Tòa Đại sứ Italia]

Minh tuyên bố sẽ chọn Thơ làm Thủ tướng. Thơ và các bộ trưởng đã nạp đơn xin từ chức. (Tel MACJ-3 8573, Nov 2, 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, (1991), pp 528-31 [TL272])

- 6G20: Đại úy Đỗ Thọ thông báo cho Đỗ Mậu biết Diệm và Nhu đã mất tích. (Mậu 1993:633)

- Theo tin MACV, Diệm gọi điện thoại cho Đôn lúc 6G20, đề nghị được đầu hàng trong danh dự. Diệm xin được an toàn tới phi trường và rời nước cùng Nhu.

Minh đồng ý và dàn xếp ngưng bắn tại Dinh Gia Long. (Tel CAS 18, 2 Nov 1963, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 525n2 [TL258]))

- Thảo tìm bắt Diệm-Nhu trong các biệt thự ở Chợ Lớn và Sài Gòn, và rồi tư gia Mã Tuyên, nhưng hai người đã rời qua chỗ trú ẩn khác.

6G40: Theo công điện của MACV, Diệm và Nhu đã bị bắt. (Tel MACV Critic 5, 2 Nov 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 525n5 [TL258]))

- 6G45: Diệm điện thoại cho Khiêm, thông báo chỗ đang lẩn trốn, và xin che chở. (?)

- 7G00: Đôn cho "Big" Minh biết chỗ trú ẩn của Diệm.

Minh sai Tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa [Francois] Hiệp, và Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Minh, đến mang về Bộ Tổng Tham Mưu.

[Theo McNamara, đoàn xe đi bắt Diệm có 2 xe jeep và 1 thiết vận xa. Cả hai bị đẩy vào TVX, rồi bị trói tay. Cả hai bị bắn chết. Nhu còn bị đâm ít dao; McNamara, 1995:84.

Đỗ Mậu chống lại việc giết Diệm. Nguyễn Ngọc Lễ nói "nhổ cỏ phải nhổ tận rễ." Phạm Xuân Chiểu cũng từng có ý kiến tương tự. (Mậu 1993:634)

- Đài phát thanh loan tin Cách Mạng đã chiếm được Dinh Gia Long.

- 8G30: Diệm và Nhu chỉ còn là hai tử thi trong chiếc thiết vận xa từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm và Nhu tự tử. (NYT, 3/11/1963)

Maxwell Taylor đưa ra nhận xét là “có vẻ không bình thường khi tự bắn và đâm dao khi hai tay bị trói về phía sau; Memo, 2 Nov 1963; JFKL, NSF; quoted in McNamara, 1995:84, 362n50]

Theo André Đôn, Minh có lẽ cho lệnh giết Diệm và Nhu. Sau này, Thiếu Tá Nhung, cận vệ của Minh và bị tình nghi là thủ phạm, "treo cổ" tự tử trong trại Hoàng Hoa Thám.

Theo lời Đôn, năm 1967, Đại tá Nguyễn Văn Quan tiết lộ chính Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa dùng tiểu liên bắn xả vào anh em Diệm trong thùng Thiết vận xa; Nhung dùng dao găm bồi thêm cho chắc. Tướng Nguyễn Chánh Thi cũng cho rằng Nghĩa giết Diệm (tiếp xúc ngày 7/7/1992). Nhưng Đại tá Nghĩa phủ nhận.

Tướng Đính ghi nhận Minh có kế hoạch giết Diệm, và Đại úy Nhung là thủ phạm. (Đính 1998:454-55)

In the wake of the coup against Diem and the assassination of the Saigon leader and his brother, many observers have wrestled with the question of President Kennedy's involvement in the murders.

In 1975 the Church Committee investigating CIA assassination programs investigated the Diem coup as one of its cases. United States Congress, Senate (94th Congress, 1st Session). Select Committee to Study Governmental Activities with Respect to Intelligence, Interim Report: Alleged Assassination Plots Involving Foreign Leaders. Washington: Government Printing Office, 1975.

10G42: Harkins báo cáo: Chế độ Cộng Hòa không còn tồn tại nữa.

Dinh Gia Long đầu hàng lúc 6G00. Diệm chống cự đến cuối. Lúc 6G00, Diệm còn khuyên Đính đầu hàng. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 534,534n5 [TL258])

Từ tối 1/11, bắt đầu tấn công. Lực lượng phòng thủ có khoảng 1,000 người và 4 thiết giáp. Khoảng 5 thiết giáp bị cháy quanh Dinh Gia Long. Đính, Có và Thiệu là ba [3] khuôn mặt trụ cốt. Thiệu chỉ huy lực lượng tấn công Dinh Gia Long, với TĐ 4 TQLC và một số đơn vị của TrĐ 11. Cả Thiệu và Có đều đã được phong Tướng. Thơ là một lựa chọn hợp lý.

Tôi sẽ thúc đẩy chính phủ quân sự giải tán càng sớm càng tốt. Việc lớn hiện nay là chính phủ mới phải đối diện ngay với VC. (Tel MAC/J-3 8556, Nov 2, 1963, Harkins gửi JGS (Taylor); FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 534-535 [TL 275])

IV pp

(Tel MACV Critic 5, 2 Nov 1963, Harkins gửi JGS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 534-535 [TL275]))

- Buổi chiều: Nguyễn Ngọc Thơ bắt đầu thương thảo với Minh và một số Tướng lãnh về việc thành lập chính phủ.

Thơ sinh ngày 26/5/1908 tại Long Xuyên. Phục vụ chính quyền thuộc địa Pháp từ năm 1930. Sau một thời gian làm Bộ trưởng Kinh tế, Thơ được cử làm Phó Tổng Thống từ ngày 2/12/1956.

- Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra tuyên cáo 5 điểm:

1. Quân đội làm cách mạng lật đổ một chế độ độc tài thể theo ý nguyện toàn dân.

2. Cuộc cách mạng được toàn thể mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

3. Sẽ thành lập một chính phủ lâm thời để điều hành quốc gia.

4. Một Hội đồng Nhân Sĩ sẽ được thành lập để cố vấn cho chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp.

5. Khi các định chế dân chủ được thực hiện, HĐQNCM sẽ trao quyền cho dân.

- Hầu hết các sĩ quan tham dự đảo chính đều được thăng cấp.

Th Tướng lên Trung tướng: Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Nghiêm, v.. v...

Đại tá lên Th Tướng: Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Lắm, Nguyễn Hữu Có, v.. v...

- Huỳnh Văn Cao cùng Trung tá Đoàn Văn Quảng về Sài Gòn trình diện Hội đồng tướng lãnh.

Được lệnh bàn giao chức vụ cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn. (Cao 1993:114)

- Trong một buổi họp báo, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Đính tiết lộ việc Nhu liên lạc với Hà Nội, qua trung gian Maneli. (Maneli 1971:112-14)

20G00: Lodge báo cáo về cái chết của Diệm-Nhu.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối ngày 1/11, do một Hoa thương đưa đi. Khoảng 9 giờ tối, Diệm tới một hộp đêm do Hoa kiều này làm chủ. Diệm-Nhu xin tị nạn trong Tòa Đại sứ TH, nhưng không thành công.

Khoảng 8 giờ sáng, Diệm-Nhu rời hội quán, đi nhà thờ. 10 phút sau bị quân đội bắt ở đây. Cả hai bị đưa lên một xe quân đội và bị khóa kín. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 531)

Theo Nguyễn Lương, bị giam ở TTM chiều 2/11, Minh nói với Lương là Diệm bị bắt lúc 8G00, đưa lên quân xa. Họ tự tử trong xe vì có một khẩu súng trong xe. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Nguồn tin CIA: Lúc 11G00, Phạm Ngọc Thảo nói sáng sớm hôm đó, Thảo vào Dinh Gia Long, nhưng không thấy Diệm Nhu, và cả hai không có ở trong dinh suốt thời gian đảo chính. Thảo trở lại BTTM. Tướng Mai Hữu Xuân đích thân đi lục soát  một Bộ Chỉ huy mật ở đường Phùng Hưng, Chợ Lớn, trở về với xác Diệm Nhu. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Trung úy Nguyễn Ngọc Linh, cố vấn đặc biệt của Nguyễn Khánh đang ở Sài Gòn, nói lúc 13G30 chính mắt Linh thấy hai tử thi anh em Diệm-Nhu tại BTTM. Linh nói Diệm-Nhu bị Xuân giết chết, hoặc cho lệnh giết. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 532)

Theo Thảo và Linh, Diệm duy trì được đường giây điện thoại từ Chợ Lớn, bắc đường giây qua Dinh Gia Long và Thủ Đức.

Lại có tin từ BTTM, Diệm thoát khỏi Dinh Gia Long sau 7G00 sáng, bằng một đường hầm thứ ba mà các Tướng không biết.

CAS tin rằng Diệm-Nhu đã chết, xác trong BTTM.

Theo một nhân viên phòng 2 BTTM, Mai Hữu Xuân cho lệnh giết hai anh em Diệm-Nhu cùng một tùy viên. Một tùy viên khác, Đại úy Đỗ Hải [Thọ], cháu Đỗ Mậu cũng bị bắt với họ. (IV:533) (Tel 888, Nov 2, 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 531-533 [TL 274])

Trong phiên họp sáng ngày 2/11 tại Oat-shinh-tân, Forrestal dùng CĐ này báo tin cho Kennedy về cái chết của Diệm-Nhu.

 

13/11/1963: Trung tướng Mai Hữu Xuân, TGĐCSQG, báo cáo lên Bộ An Ninh về tình trạng giáo dân.

là một số đồng bào gốc Bùi Chu vẫn ủng hộ Ngô Đình Diệm. Họ tập trung tại nhà thờ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng, nhà thờ Ngã ba Ông Tạ, nhà thờ Phú Nhuận cầu nguyện cho NĐDiệm. Theo họ Diệm còn sống, một ngày kia sẽ trở lại lãnh đạo VNCH.

Trong khi đó tín đồ Phát Diệm của GM Từ chống Diệm. PThT, HS 29253:

Xuân yêu cầu bộ Thông Tin có biện pháp đánh tan tư tưởng thân Diệm. PThT, HS 29253:

Thứ Bảy, 16/11/1963: Huế: [16/11/1963] Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Trung tá Trần Văn Mô, báo cáo lên TL/QĐ I kiêm Đại biểu CP/TNTP:

- Lúc 19G30 ngày 9/11/1963, Linh mục Võ Văn Quang, Tuyên úy Trung tâm Cải huấn Thừa Thiên, hỏi ông Quản đốc về thái độ với việc lật đổ Diệm. Quang tuyên bố anh em Diệm-Nhu còn sống, đang ở Mỹ. Đài Vatican trách Mỹ đã đưa hai ông xuất ngoại. Quang còn nói chính cha [Nguyễn Văn] Thuận đã cho người rình lén, thấy hai ngôi huyệt không có xác Diệm-Nhu. PThT, HS 29253:

- Linh mục Lộc, ở Mỹ Á, quận Vĩnh Lộc: Ngầm lãnh đạo con chiên chống Cách Mạng. PThT, HS 29253:

- Linh mục Bửu Đồng, xứ Sư lổ thượng, xã Phú Hồ, quận Phú Vang: Tối 4/11/1963 tập trung khoảng 20 con tin quá khích, gồm thành phần cũ, họp kín. PThT, HS 29253:

- Linh mục Điển, sở Đại Phú, xã Phong Lộc, quận Phong Điền: Trong buổi họp ngày 13/11/1963 có những lời khiếm nhã. PThT, HS 29253:

- Linh mục bổn sở họ Vĩnh Nguyên, xã Phong Nguyên, quận Phong Điền: Cho giáo dân học võ chuẩn bị đánh nhau với Phật tử. PThT, HS 29253:

- Linh mục bổn sở Lai Hà, xã Quảng Lợi, quận Quảng Điền: Cấu kết với tay chân Nguyễn Xuân Khương có thể cất giữ vũ khí và có hành động khả nghi. PThT, HS 29253:

* HUẾ: Ngô Đình Cẩn cử hai đại diện tới Tòa Lãnh sự Mỹ xin tị nạn.

Bị từ chối vì Tòa Lãnh sự Huế có thể bị đám đông tràn vào; và phải giao nạp cho chính phủ mới nếu có yêu cầu. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL292]))

* PARIS: Trần Văn Hữu, 67 tuổi, kêu gọi Bắc Việt ngừng chiến tranh du kích; để thiết lập một nước Việt Nam trung lập, dân chủ, theo tinh thần Hiệp định Geneva. (NYT, 2/11/1963)

* MAT-SCƠ-VA: Báo Pravda (và Izvestia) nhận định về việc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm:

(1) Cuộc đảo chính này báo hiệu sự thất bại của chính sách can thiệp của Mỹ vào VN suốt 8 năm qua.

(2) Chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc lật đổ họ Ngô.

(3) Chế độ mới ở Sài Gòn, qua lời tuyên bố chính sách chống Cộng, đang theo đuổi một chính sách "chống lại những ngýời yêu nước;" không thể giải quyết vấn đề bằng cách thay những ngọn lưỡi lê này bằng những ngọn lưỡi lê khác. (CĐ ngày 3/11/1963, Maurice Dejean gửi BNG; CLV, SV, d. 18)

* OAT-SHINH-TÂN, 02G50 2/11 [13G50 2/11 VN]: Rusk chỉ thị phải báo cáo rõ ràng việc anh em Diệm-Nhu tự sát. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL271])

- 09G35-10G05 [20G35-21G05 VN]: Kennedy triệu tập một phiên họp không chính thức tại Bạch Cung.

Khi Forrestal mang vào một công điện báo tin Diệm và Nhu đã tự sát. (Embassy Saigon, Cable 888, November 2, 1963; JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam: General, State Cables, 11/1/63-11/2/63; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL273]) 531-533)

 [At 20G00, Nov 2, Lodge provides several accounts of what actually happened to Ngo Dinh Diem and Ngo Dinh Nhu, supra].

Kennedy ngồi phắt dạy, rảo bước ra ngoài phòng, với vẻ mặt xúc động và giận dữ. Kennedy luôn luôn nhấn mạnh là Diệm không thể bị trừng phạt nặng hơn việc bị lưu vong, và đã được thuyết phục hoặc tự thuyết phục rằng đảo chính sẽ không có đổ máu." (Taylor, Swords and Plowshares, tr. 301 [ghi là sáng 1/11/1963, sai]; Arthur M. Schlesinger, Jr., A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House (Greenwich, CT: Fawcett Books, 1967), p. 909-910; Robert S. McNamara with Brian VanDeMark, In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (New York: Times Books, 1995), pp. 83-85; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL274]) 533)

Both McNamara and Arthur M. Schlesinger, Jr., a participant as White House historian, record that President Kennedy blanched at the news and was shocked at the murder of Diem.

Arthur M. Schlesinger, Jr., A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House  (Greenwich (CT): Fawcett Books, 1967), pp 909-10, 997-98.

Bill Colby cũng dự, ghi là ngày 1/11 [thuyết trình về cán cân quân sự.] Kennedy “blanched” khi được tin anh em Diệm chết. [thực ra phải là sáng hôm sau, 2/11/1963]. (Colby, 1988:155-56,)

Ngày 2/11/1963, John McCone gặp Kennedy trong dịp HĐ/ANQG tạm nghỉ, yêu cầu Kennedy cho Colby qua Việt Nam thị sát tình hình. (Colby, 1989:156-57)

Trần Văn Hương tuyên bố: “Các Tướng cầm đầu quyết định giết Diệm vì họ were scared to death. Các Tướng hiểu rằng không có tài năng, không có đạo đức luận lý, không có sự yểm trợ chính trị gì cả, họ không thể ngăn chặn sự trở lại spectacular của Diệm và Nhu nếu họ còn sống.” Trần Văn Đôn, Our Endless War (San Rafael: Presidio Press, 1978), p. 111; Margueritte Higgins, Our Vietnam Nightmare (New York: Harper and Row, 965), p. 215; McNamara, In Retrospect, p 84.

Diem’s killing shook President Kennedy, but that was not the most shocking thing. In retrospect, the most shocking thing was that we faced an utter political vacuum in South Vietnam and had no basis for proceeding on any course compatible with US objectives. (McNamara, In Retrospect, p 85)

Comments on what is known about the deaths of Diem and Nhu and raises questions about some of the details that have appeared in the press. On November 12, the CIA shows (Paragraph 7) that it still does not have an authoritative version of the deaths even almost two weeks after the coup. (CIA, "Press Version of How Diem and Nhu Died" (OCI 3213/63), November 12, 1963; JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 203, folder: Vietnam: General, Memos and Miscellaneous 11/6/63-11/15/63)
In 1966, at the request of President Johnson's press secretary, Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs William P. Bundy sets to paper a retrospective view of the Kennedy administration's decisions regarding policy toward Diem, the forcing out of Nhu, and how support for the South Vietnamese coup developed at top levels in Washington. (Department of State, Memorandum William P. Bundy-Bill Moyers, "Discussions Concerning the Diem Regime in August-October 1963," July 30, 1966 SOURCE: Lyndon B. Johnson Library: Lyndon B. Johnson Papers, National Security File, Country File Vietnam, box 263, folder: Hilsman, Roger (Diem 1963)

In the wake of the coup against Diem and the execution [not assassination] of the Saigon leader and his brother, many observers have wrestled with the question of President Kennedy's involvement in the mysterious deaths. In 1975 the Church Committee investigating CIA assassination programs investigated the Diem coup as one of its cases. (United States Congress, Senate (94th Congress, 1st Session). Select Committee to Study Governmental Activities with Respect to Intelligence, Interim Report: Alleged Assassination Plots Involving Foreign Leaders. Washington: GPO, 1975). The conclusion of the Church Committee agrees that Washington gave no consideration to killing Diem (Alleged Assassination Plots, pp. 5, 223).

http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB101/photo.htm

Kennedy loyalists and administration participants have argued that the President had nothing to do with the killings, while some have charged Kennedy with, in effect, conspiring to kill Diem. When the coup did begin the security precautions taken by the South Vietnamese generals included giving the U.S. embassy only four minutes warning, and then cutting off telephone service to the American military advisory group. Washington's information was partial as a result, and continued so through November 2, the day Diem died.

Secretary of Defense Robert McNamara recounts that Kennedy was meeting with his senior advisers about Vietnam on the morning of November 2 [This is the NSC staff record of the initial high level meeting held by President Kennedy in the wake of the Saigon coup. It was during this meeting that NSC staffer Michael Forrestal entered the room with news of Diem's death. Kennedy and his advisers confront the necessity of making public comment on the death of Ngo Dinh Diem and consider the implications for the United States. (Memorandum of Conference with the President, November 2, 1963, 9:15 AM; JFKL: JFKP: NSF: Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam 11/1/63-11/2/63) when NSC staff aide Michael V. Forrestal entered the Cabinet Room holding a cable [The CIA reports the fall of Diem and the success of the generals' coup. The report notes that Diem and Nhu are dead, by suicide as announced on the radio. Central Intelligence Agency, "The Situation in South Vietnam," November 2, 1963; JFKL: JFKP: President's Office File, box 128A, folder: Vietnam: Security, 1963] provides the same information).

Howard Jones notes that CIA director John McCone and his subordinates were amazed that Kennedy should be shocked at the deaths, given how unpredictable were coups d'etat. Howard Jones, Death of a Generation, op. cit., p.426.

Records of the Kennedy national security meetings show that none of JFK's conversations about a coup in Saigon featured consideration of what might physically happen to Ngo Dinh Diem or Ngo Dinh Nhu. The weight of evidence therefore supports the view that President Kennedy did not conspire in the death of Diem.

However, there is also the exceedingly strange transcript of Diem's final phone conversation with Ambassador Lodge on the afternoon of the coup (Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963; Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2)], which carries the distinct impression that Diem is being abandoned by the U.S. Whether this represents Lodge's contribution, or JFK's wishes, is not apparent from the evidence available today.

This document records President Ngo Dinh Diem's last conversation on the telephone with Ambassador Henry Cabot Lodge. Diem asks what is the attitude of the United States toward the coup plot and Lodge replies, disingenuously, that he does not feel well-enough informed to say what the U.S. position actually is.

12G25 [23G25 VN]: Taylor chỉ thị cho Harkins: Yêu cầu Harkins báo cáo chính phủ mới cần những cải thiện nào để tăng gia hiệu năng tác chiến. Các tỉnh trưởng đều khá. Liệu có sự thay đổi toàn diện? (Tel JCS 4279-63, Nov 2, 1963, JCS (Taylor) gửi Harkins; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 535 [TL276]))

 - 16G30-17G35: Kennedy mở một phiên họp bán chính thức khác. (IV:533) A follow-up meeting is held by President Kennedy in the afternoon, as recorded in this NSC staff record.

Director McCone of the CIA argues that Washington lacks any "direct evidence" that Diem and Nhu are, in fact, dead. There is discussion of resuming U.S. military aid programs that had been suspended in the last weeks of the Diem regime. Note that Kennedy's appointments schedule for this date indicates the meeting took slightly more than one hour. The discussion as noted in this document cannot have consumed that amount of time.

Kennedy had CIA briefings and led discussions based on the estimated balance between pro- and anti-coup forces in Saigon that leave no doubt the United States had a detailed interest in the outcome of a coup against Ngo Dinh Diem. The CIA also provided $42,000 in immediate support money to the plotters the morning of the coup, carried by Lucien Conein, an act prefigured in administration planning.

Records of the Kennedy national security meetings show that none of JFK's conversations about a coup in Saigon featured consideration of what might physically happen to Ngo Dinh Diem or Ngo Dinh Nhu. That meeting, the last held at the White House to consider a coup before this actually took place, would have been the key moment for such a conversation. The conclusion of the Church Committee agrees that Washington gave no consideration to killing Diem. (Alleged Assassination Plots, pp. 5, 223).

 

- 17G49 [4G49, 3/11/1963 VN]: Rusk thông báo sẽ công nhận chế độ Minh trong tuần tới. (IV:536)

- 18G31 [5G31, 3/11/1963 VN]: Bundy yêu cầu bạch hóa cái chết của Diệm-Nhu.

Nếu có vài nhân vật chủ chốt dính líu, uy tín sẽ thiệt hại lớn. Dù sao Diệm cũng phục vụ tốt nhiều năm. (Tel CAP 63602, 2 Nov 1963, Bundy gửi Lodge; IV:537 [Doc 278])

 

- BNG chỉ thị Lãnh sự Huế cho Cẩn được tị nạn chính trị, nếu tính mạng bị nguy hiểm.

20G13: Rusk đồng ý cho tiếp tục viện trợ kinh tế.

(IV:540-541)

20G14: Rusk chỉ thị Lodge lo việc xét lại kế hoạch kinh tế và viện trợ cho năm 1964.

Nếu cần sẽ sử dụng Vũ Văn Thái hay Vũ Văn Mẫu. (IV:541-542)

Vợ chồng Colby, Richardson và Nolting ăn tối để tưởng niệm Diệm-Nhu. (Nolting, 133; Colby, 1989:158)

* NEW YORK: Báo New York Times nhận định: Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là cuộc nổi dạy không xảy ra sớm hơn.

Thứ Bảy, 2/11/1963:

* SÀI-GÒN, 3G00 sáng: Đôn được thông báo anh em Diệm Nhu đã tẩu thoát khỏi Dinh Gia Long.

- 3G30: Thiết giáp lại tấn công Dinh Gia Long.

- 5G00: Dưới áp lực của các cánh quân dưới quyền Phạm Ngọc Thảo, Dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng.

- 6G20: Đại úy Đỗ Thọ thông báo cho Đỗ Mậu biết rằng Diệm và Nhu đã mất tích. (Mậu 1993, tr. 633)

- Theo tin MACV, Diệm gọi điện thoại cho Đôn lúc 6G20, đề nghị được đầu hàng trong danh dự.

Diệm xin được an toàn tới phi trường và rời nước cùng Nhu. Minh đồng ý và dàn xếp ngưng bắn tại Dinh Gia Long. (FRUS, 1961-1963, IV:525n2)

- Thảo tìm bắt Diệm-Nhu trong các biệt thự ở Chợ Lớn và Sài Gòn, và rồi tư gia Mã Tuyên, nhưng hai người đã rời qua chỗ trú ẩn khác.

- 6G40: Theo công điện của MACV, Diệm và Nhu đã bị bắt. (FRUS, 1961-1963, IV, tr. 525n3)

- 6G45: Diệm điện thoại cho Khiêm, thông báo chỗ đang lẩn trốn, và xin che chở. (?)

- 7G00: Đôn báo cho "Big" Minh biết chỗ trú ẩn của Diệm.

Minh sai Tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa [Francois] Hiệp, và Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Minh, đến mang về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đỗ Mậu chống lại việc giết Diệm. Nguyễn Ngọc Lễ nói "nhổ cỏ phải nhổ tận rễ." Phạm Xuân Chiểu cũng từng có ý kiến tương tự. (Mậu 1993, tr. 634)

- Đài phát thanh loan tin Cách Mạng đã chiếm được Dinh Gia Long.

- 8G30: Diệm và Nhu chỉ còn là hai tử thi trong chiếc thiết vận xa từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.

Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm và Nhu tự tử. (NYT, 3/11/1963)

* NEW YORK: Báo New York Times nhận định:

Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là cuộc nổi dạy không xảy ra sớm hơn.

Chủ Nhật, 3/11/1963:

* SÀI-GÒN: HĐQNCM ra tuyên cáo chấm dứt thi hành Hiến Pháp 26/10/1956, giải tán Quốc Hội.

Ra mắt báo chí với thành phần:

Chủ tịch: Tr. Tướng Dương Văn Minh; Đệ I Phó Chủ tịch: Tr. Tướng Trần Văn Đôn; Đệ II Phó CT: Tr. Tướng Tôn Thất Đính; TTK kiêm Ủy viên Ngoại Giao: Tr. Tướng Lê Văn Kim.

Ủy viên: Chính trị, Th Tướng Đỗ Mậu; Quân sự: Tr. Tướng Trần Thiện Khiêm; Kinh tế, Trần Văn Minh; Phạm Xuân Chiểu; Tr. Tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Th. Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có.

15G00: "Big" Minh sai Đôn và Kim qua gặp Lodge.

Lodge cho biết chính phủ Kennedy ủng hộ chính phủ "cách mạng." Dẫn qua gặp Trí Quang, đang tị nạn trong Toà Đại sứ Mỹ. Sẽ cho Trí Quang lặng lẽ rời Tòa Đại sứ sáng ngày 4/11/1963. (Tel 900, 3 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:546-549 [TL 284])

Tối: Trần Quốc Bửu bị bắt. (Tel 901, 3 Nov 1963, Lodge gửi BNG; IV:550n3 [TL 286])

Người cho lệnh bắt là Mai Hữu Xuân. Lodge nhiều lần can thiệp, Bửu mới được phóng thích.

- Thuần nói với Lodge là ít tuần trước, một chiêm tinh gia Ấn Độ dự đoán sẽ có một cuộc thảm sát một đại gia đình quan trọng.

* CẦN-THƠ: Huỳnh Văn Cao bàn giao chức vụ cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn, rồi mang gia đình về Sài Gòn.

Nhơn tiếp tục giữ chức TL SĐ 21 BB. (Tel MAC 2081, 3 Nov 1963, Harkins gửi Taylor; IV:550 [549-550] [TL 285]; Cao 1992:114-15)

* LONDON: Ngô Đình Luyện từ chức Đại sứ.

* OAT-SHINH-TÂN: Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Diệm-Nhu bị giết. (NYT, 4/11/1963)

Chỉ thị cho Lodge gặp Minh.

Ra tuyên cáo về cái chết của Diệm-Nhu.

Lo an toàn cho gia đình Nhu. Ký giả Higgins điện thoại với Hilsman, xin đưa con Nhu tới Roma.

Yêu cầu phóng thích ngay Trần Quốc Bửu và Nguyễn Phương Thiệp. (Tel 704, 3 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV:550-551 [TL 286])

- Chỉ thị cho Lãnh sự Huế là nếu vì giúp Cẩn mà tính mạng Mỹ kiều bị đe dọa, Helble cần liên lạc Tướng Đỗ Cao Trí, yêu cầu bảo vệ và di chuyển Cẩn. (FRUS, 1961-1963, IV:562-3)

- Colby lên đường qua Sài Gòn. (Colby, 1989:158)

* NEW YORK: Báo NY Times nhận định:

Việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm có lẽ là cơ hội cuối cùng để thiết lập một chính phủ hướng về dân chủ, được đa số dân chúng ủng hộ, một chính phủ có thể điều khiển cuộc chiến chống cộng đến một đoạn kết vui mừng.

The Pentagon Papers (Gravel), II:739-740 [TL 133]

Thứ Hai, 4/11/1963:

SÀI-GÒN, 1G05: Harkins báo cáo.

Dấu hiệu thành công của cuộc đảo chính:

Không có gì mới. Không có phản đảo chính. HĐQNCM làm chủ tình hình. Dân chúng Sài Gòn exuberant.

Có tin đồn Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu bị giết. (IV:552)

Nếu có phản đảo chính, sẽ có lực lượng TNCH và Cần Lao.

Trật Tự:

Dân chúng đầy đường phố. Sinh động. Không còn những cuộc đập phá tài sản họ Ngô. Đôn đã kêu gọi dân chúng giữ trật tự. Số quân nhân trên đường phố đông. Đôn tuyên bố Cảnh sát Sài Gòn đã tái hoạt động. Đôn tin Mai Hữu Xuân, một người có kinh nghiệm về an ninh.

Nhân vật quyền lực:

Trung tướng [Major General] Trần Văn Đôn: BT QP kiêm TTMT.

Trần Thiện Khiêm, được thăng Trung tướng, TMT Liên Quân.

Lê Văn Nghiêm: thăng Trung tướng, Tư lệnh Dù và LLĐB.

Tôn Thất Đính: thăng Trung tướng. Tạm giữ QĐ III ít ngày. Thiếu tướng [Brigadier General] Có có thể thay. Nhưng có thể là Thiếu tướng Thiệu, TL/SĐ 5.

Đại tá Nhơn, TL SĐ 21, kiêm TL QĐ IV.

Các TL sư đoàn không thay đổi. TL SĐ 23 có thể sẽ bị thay.

Cũng thăng Trung tướng: Lê Văn Kim và Trần Tử Oai.

Đe dọa Mỹ kiều: Không.

Phản ứng của VC: Chưa có gì. Tấn công vào Vĩnh Long chỉ có pháo kích quấy rối.

QLVNCH: Sẽ hoạt động trong vài ngày tới.

Chính phủ:

Ngày 5/11, sẽ tuyên bố thành phần chính phủ.

Tới nay, mới chỉ có 2 tỉnh trưởng Quảng Trị và Huế bị thay. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 554)

(Tel MAC J-3 8587, 4 Nov 1963, Harkins gửi JCS; IV:552-554 [TL 287])

* SÀI-GÒN: Lodge gặp "Big" Minh, yêu cầu giải thích cái chết của Diệm-Nhu [vì trước đó đã loan tin anh em Diệm tự tử].

19G26: Lodge báo cáo có sự hiềm khích trong giới Tướng lãnh:

Về cái chết của Diệm: Khánh không hài lòng.

Về việc thăng thưởng.

Phiên họp của các Tướng chấm dứt lúc 3 giờ sáng. Sẽ tiếp tục họp lúc 13G00. Chưa đồng ý về thành phần nội các. Đính muốn nắm Bộ Nội Vụ. Thơ không đồng ý.

Một số Tướng chống việc Đính đề cử Đỗ Mậu làm Bộ trưởng Thanh Niên.

Dương Văn Minh quyết định PTT Thơ kiêm nhiệm một số nhiệm vụ Bộ Nội Vụ; Đính làm TT An Ninh.

Theo Trần Văn Minh “nhỏ”:

01. Thủ tướng, kiêm Bộ Nội Vu: Nguyễn Ngọc Thơ

02. Quốc Phòng: Trung tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng.

03. Ngoại Giao: Vũ Văn Mẫu [nếu từ chối Phạm Đăng Lâm].

13. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Nguyễn Thanh Cung.

14. Tài chính: Lưu Văn Tính.

10. Nông thôn: Trần Lê Quang

06. Công Chính & Giao Thông: Trần Ngọc Hoành.

15. Kinh tế: Huỳnh Văn Lang

12. Thanh niên-Thể thao: [Đính muốn giao cho Đỗ Mậu, nhưng Nguyện Ngọc Lễ và Trần Văn Minh chống đối] FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 558].

11. Y tế: (Phan Huy Quát từ chối không nhận).

09. Tư pháp: còn trống [Nguyễn Văn Mầu].

04. Thông Tin: Thiếu tướng Trần Tử Oai.

08. An-Ninh: Tôn Thất Đính.

Chỉ có 4 Tướng nắm Bộ trưởng.

- Chiều, Dương Văn Minh cho một nhân viên Mỹ biết là Trần Kim Tuyến, mới từ Hong Kong trở về, bị bắt giữ vì âm mưu phản đảo chính. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 558)

- 16G00: Lodge báo cáo thi hài anh em Diệm đang quàn tại nhà thương St Paul, chờ giao trả cho thân nhân.

Cả hai bị bắn vào gáy, và thi hài Diệm có dấu tích bị đánh đập. không thể tự tử. [The source which has seen the bodies said both were shot in the nape of the neck and that Diem’s body in particular showed signs of having beaten up. This definitely disproves the rumor of suicide].(IV:)

Theo tin từ một nhà thờ gốc Hoa, họ đang quì trong nhà thờ thì bị mang ra ngoài bắn chết, rồi bỏ vào thiết vận xa. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp  559 [TL290]))

Đôn nói lúc 16G30, Đôn nói chuyện với Diệm. Các Tướng cùng nghe, thuyết phục Diệm đầu hàng sẽ được ra đi an toàn. Tuy nhiên, Nhu thuyết phục Diệm từ chối. “Nhu proves to be the evil genius in Diem’s life.” (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 559 [TL290])

 

Đôn khẳng định Diệm và Nhu cùng hai tùy viên rời Dinh Gia Long tối thứ Sáu, tới một vị trí bí mật, từ đó có thể điện thoại với Dinh Gia Long. Đôn và các Tướng đều muốn Diệm an toàn ra đi; cung cấp thiết vận xa để đề phòng dân chúng bạo động [lynching].

Thuần nói sau buổi gặp mặt ở Đà Lạt, Nhu đã khuyên Diệm không làm theo lời Lodge. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 559-60)

- 20G00: Lodge báo cáo buổi gặp mặt Minh, Đôn có sự hiện diện của Trung tá Conein. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 560-62)

Lodge yêu cầu phải công bố chi tiết việc nỗ lực đưa anh em Diệm an toàn rời nước, chi tiết các cuộc điện đàm, và việc đưa TVX tới đón họ để tránh bị dân chúng bạo động, giết chết.

Sau đó đề nghị cho các con Nhu ra đi. Các Tướng cho biết bầy nhỏ đang ở Sài Gòn. Các Tướng cũng muốn chúng ra đi. [Lúc 4G20, cả ba được đưa qua Bangkok, có nhân viên Mỹ và một y tá đi theo; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 560n2)

Về Ngô Đình Cẩn, đám đông vây quanh tư dinh Cẩn, muốn giết Cẩn [the crowd wanted his skin]. (Lúc 16G58, ngày 4/11/1963, Oat-shinh-tân cho lệnh di tản Cẩn khỏi Huế và Việt Nam càng sớm càng tốt; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 561n3)

Trần Quốc Bửu “mất tích” không bị bắt mà bị bắt cóc. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 561 [TL ?])

 

Trần Kim Tuyến đã từ Hong Kong về nước, qua ngả Bangkok, có thể bắt cóc Bửu.

Trả lời CĐ số 704 (ngày 3/11/1963, State gửi Sài Gòn, về việc đòi báo cáo rõ cái chết của anh em Diệm; (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 550- 51 [TL ?])

cuộc đảo chính là “a remarkably able performance”: secrecy.

opponents: the war can be drastically shortened.

Generals should make clear that they were opposed to any harm coming to Diem and Nhu and that the rest of the Ngo family will be humanely treated. (Tel 15, 4/11/1963, 22G00, Consular Hue gửi BNG; (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 562 [TL 292])

- Ban hành Hiến ước Tạm thời.

Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Nguyễn Ngọc Thơ được cử làm Thủ tướng.

- Trung tướng Tôn Thất Đính, Đệ II Phó Chủ tịch HĐQNCM, tuyên bố đã làm đảo chính vì nếu không sẽ thua trận.

Theo Đính, lực lượng sử dụng là một trung đoàn của SĐ 5, hai tiểu đoàn TQLC, và 12 thiết giáp. 4 lính PVPTT chết, 44 bị thương. 9 quân nhân đảo chính, gồm 1 đại úy, và 46 bị thương. (NYT, 5/11/1963).

- HĐQNCM giảm giờ giới nghiêm từ nửa đêm tới 5 giờ sáng [thay vì 7 giờ tối tới 5 giờ sáng].

- Ngôn Luận, số đặc biệt chào mừng cách mạng thành công ra ngày 4/11/1963 đăng hiệu triệu của ba ký giả Chu Tử, Hiếu Chân và Từ Chung.

Chu Tử, Hiếu Chân và Từ Chung tự trách đã “đánh đĩ tâm hồn, cam tâm làm gia nô cho họ Ngô trong chín năm qua.” Bách Khoa (số 165, ngày 15/11/1963, tr. 93).

Báo Sài Gòn Mới của Bà Bút Trà, có liên hệ với Bộ trưởng Canh Nông Lê Văn Đồng, cũng than phiền rằng “luôn luôn bị áp bức, khủng bố,” “[h]àng ngày phải chịu trăm chiều tủi nhục, bắt buộc phải viết những điều trái ngược với lòng mình, để hoan hô những cái điêu ngoa, giả dối, tàn ác, bất nhơn của gia đình họ Ngô.” (Bách Khoa, số 165 [15/11/1963], tr. 93-4; trích trong VNNB, IC: 1955-1963 [2000], tr. 391)

18G17: Harkins báo cáo:

Giới nghiêm từ 24G00 tới 5 giờ sáng.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có làm Tư lệnh QĐ IV.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu được đề nghị làm Tư lệnh QĐ III.

Big Minh nói với Tướng Timmes là thật đáng tiếc phải làm đảo chính, nhưng mọi biện pháp ôn hòa thất bại. Làm đảo chính ban ngày để giảm thiếu thương vong. Tránh gây thương vong cho trẻ em, học sinh vì Thứ Sáu là ngày lễ. Mối quan tâm là phản ứng của VC. VC không có thì giờ để khai thác.

14 tỉnh trưởng tuyên bố trung thành, giữ nguyên chức vụ.

3 người từ chức, nhưng ủng hộ cách mạng.

Hai tỉnh trưởng ở Vùng I bị thay.

6 tỉnh trưởng Vùng II bị thay.

Chưa có tin 16 tỉnh trưởng khác. Tài liệu (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 564-65 [TL 293])

* HUẾ: Lãnh sự Helble báo cáo:

Ngô Đình Cẩn đang tị nạn tại tu viện Dòng Chúa Cứu Thế (Redemporist Seminary), nhưng Tướng Đỗ Cao Trí định giải giao vào Sài Gòn trong ngày. Dinh thự của Cẩn bị dân chúng cướp phá. Đại học và các trường trung học đều mở cửa. Một số học sinh Quốc Học định truy lùng Mật vụ cũ, nhưng bị giải giới. Tỉnh trưởng cho lệnh khoảng 2,000 công chức phải báo cáo tất cả những chỗ cất dấu vũ khí của chế độ cũ. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 562-563 [TL292])

  FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 562-563):

562n2 [TL292])

* Bắc Kinh: Nhân Dân Nhật Báo [Renmin RiPao] tuyên bố Mỹ đã thay thế “lackey” ở Sài Gòn bằng một bọn bù nhìn mới [a new puppet]. (NYT, 5/11/1963)

* PARIS: Phạm Ngọc Thạch, nhân cơ hội thăm Paris, tiếp xúc Trần Văn Hữu, Chủ tịch Ủy Ban Trung Lập Việt Nam. (CLV, SV, 18)

* ROMA: Paul VI [Giovanni Battista Montini] gửi lời chia buồn với Thục.

Thục đang tham dự Công đồng II (Ecumenical Council) tại Roma. (NYT, 5/11/1963)

[Sau cuộc đảo chính 1/11/1963, Thục bắt đầu chống lại Giáo hội Roma, bị rút "phép thông công." Cuối cùng, chết già ở Mỹ năm 1984, sau khi đã "trở lại" với Giáo Hội].

* Oat-shinh-tân, 8G00: Họp HĐANQG, Bundy chủ tọa.

Bàn về vấn đề công nhận chính phủ quân nhân.

Cuộc đảo chính được dân chúng ủng hộ. “spontaneous” or “had been arranged?”

Bundy: cắt viện trợ mang đến sự sụp đổ của Diệm. Forrestal: đồng ý. Hansen of BOB cho rằng những lời cảnh cáo cũng có hiệu quả.

Bundy deplored the slaying of the brothers. Sẽ thấy công bố hình anh em Diệm nằm trong vũng máu, hai tay bị trói về phía sau lưng.

 Bundy nghĩ rằng chính phủ lâm thời chỉ nắm quyền ít tháng, không phải lâu dài. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 555-565 [TL?]))

 

Thứ Hai, 4/11/1963:

Nhật báo Ngôn Luận ra số đặc biệt chào mừng cách mạng thành công.

Đăng Hiệu triệu của ba nhà báo Chu Tử, Hiếu Chân và Từ Chung:

Mang danh là những người cầm bút chiến đấu cho Tự Do, Dân chủ và giải phóng con người, vậy mà trong thời gian vừa qua, vì cơm áo và khiếp nhược đớn hèn, chúng ta đã nhắm mắt ăn dơ, đánh đĩ tâm hồn, phản bội sự thật, phản bội dân tộc, cam tâm làm gia nô cho bè lũ họ Ngô.

(Bách Khoa, số 165, 15/11/1963, tr. 93)

Báo Sài Gòn Mới viết:

Riêng ngành báo chí của chúng tôi luôn luôn bị áp bức, khủng bố. Hàng ngày phải chịu trăm điều tủi nhục. bó buộc phải viết lại những hàng chữ trái ngược với lòng mình, để hoan hô những cái điêu ngoa, giả dối, tàn ác bất nhơn của gia đình họ Ngô. (Bách Khoa, số 165, 15/11/1963, tr. 93-94)

Việt Tấn Xã loan tin dân chúng khắp nơi tưng bừng chào đón cách mạng.

Tổng Nha Cảnh Sát-Công An loan tin phóng thích 150 tù nhân.

Đài phát thanh cảnh giác giới sinh viên là Cộng Sản có thể lợi dụng. Mới bắt được 3 cán bộ CS với lựu đạn và truyền đơn. (NYT, 5/11/1963]

[4/11] 16G00: Lodge báo cáo thi hài anh em Diệm đang quàn tại nhà xác trong nhà thương St Paul, chờ giao trả cho thân nhân.

Cả hai bị bắn vào gáy [shot in the nape of the neck], và thi hài Diệm có dấu tích bị đánh đập [showed signs of being beaten up].

Theo tin từ một nhà thờ gốc Hoa, họ đang quì trong nhà thờ thì bị mang ra ngoài bắn chết, rồi bỏ vào thiết vận xa.

Theo Đôn, sau khi Diệm nói chuyện với Lodge, từ 16G30 ngày 1/11, các Tướng cố gắng nói chuyện với Diệm, đề nghị Diệm được rời nước an toàn nếu từ chức. Theo Đôn, Nhu thuyết phục Diệm không đầu hàng. Lodge” “Once again brother Nhu proves to be the evil genius in Diem’s life.”

Đôn xác nhận Diệm-Nhu được hai phụ tá đưa ra khỏi Dinh Gia Long tối thứ Sáu [1/11]. Vào một địa điểm bí mật ở Chợ Lớn. Đôn và cộng sự viên rất muốn Diệm-Nhu rời nước, và không ai bất bình việc họ bị ám sát bằng Đôn. Các Tướng dùng Thiết vận xa đón họ, để Diệm-Nhu không bị đám đông “lynched.”

Đêm 3/11, Thuần nói với Lodge là một chiêm tinh gia India tiên đoán sắp có một cuộc thảm sát trong một gia đình quyền lực.

Thuần nói sau buổi nói chuyện ngày Thứ Hai [27/10], Thuần đã nêu ra đòi hỏi của Lodge và thêm rằng chẳng có gì nhiều, nên thỏa mãn. Tuy nhiên, Nhu thuyết phục Diệm đừng nghe theo. (Tel 913, 4 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 559-560 [TL 290]).

 

[4/11] 19G26: Tình báo Mỹ cho biết trong hàng ngũ Tướng có chống đối nhau [quarreling among themselves].

Tướng Trần Văn Minh tiết lộ nếu các Tướng không đạt được thỏa hiệp ngày hôm sau, TQLC sẽ làm đảo chính.

Những điểm bất đồng:

Không ai hài lòng việc giết Diệm. Nguyễn Khánh chỉ chấp nhận nhập cuộc nếu Diệm không bị giết. Tướng Minh ra lệnh chỉ nổ súng ở một số mục tiêu và tránh đổ máu tối đa, và tránh làm thiệt hại tài sản. Các Tướng rất bất mãn việc cướp phá diễn ra tại vài nơi.

Vấn đề thứ hai là thăng thưởng. Big Minh không thăng cấp cho Đôn. Minh nhỏ và Nguyễn Ngọc Lễ muốn tạm ngưng việc thăng thưởng. Trần Văn Đôn không muốn thăng cấp cho Khiêm. Phó TT Nguyễn Ngọc Thơ tham dự cuộc thảo luận, cảm thấy khủng hoảng.

Trong phiên họp từ 3G00 tới 13G30, các Tướng chưa thỏa thuận về vấn đề nội các. Chủ chốt là chức vụ cho Tôn Thất Đính. Đính muốn Bộ Nội vụ, nhưng Thơ chống lại. Các Tướng cũng chống việc Đính cử Đỗ Mậu làm Tổng trưởng Thanh Niên. Minh đề nghị chuyển một số trách nhiệm của Bộ Nội vụ qua Bộ Công vụ của Thơ, và trên cơ bản, Thơ sẽ nắm quyền Bộ Nội Vụ, và Đính coi An Ninh thuộc Bộ Nội Vụ.

Theo Minh nhỏ, các chức vụ đựơc thảo luận như sau:

Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng kiêm Nội Vụ.

Trần Văn Đôn: BT Quốc Phòng.

Ngoại giao: Vũ Văn Mẫu. Nếu Mẫu không nhận, Phạm Đăng Lâm.

Nguyễn Thanh Cung: BT Phủ Thủ tướng.

Lưu Văn Tính: Tài chính

Trần Lê Quang: Nông thôn

Trần Ngọc Oanh: Công chính

Huỳnh Văn Lang: Kinh tế (nhưng có thể thay)

Đỗ Mậu: Thanh Niên (Đính đề cử, nhưng Minh nhỏ và Nguyễn Ngọc Lễ chống lại)

Y tế: còn trống (Phan Huy Quát không nhận)

Tư pháp: còn trống vì Đính chống lại.

Thông tin: Trần Tử Oai, sau khi Lê Văn Kim bị gạch bỏ vì hai anh em rể trong cùng nội các.

Minh nhỏ và Lễ hứa sẽ nối kết nội các với nhau. Thơ nói với Minh là Thơ sẽ tiếp tay. (IV:558)

Buổi chiều, Dương Văn Minh cho một nhân viên tình báo Mỹ biết là Trần Kim Tuyến, mới từ Hong Kong trở về, bị bắt giữ vì âm mưu phản đảo chính. (CAS 2191, 4 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 558 [TL288])

 

 [4/11/1963] 20G00: Lodge báo cáo về việc gặp "Big" Minh và Đôn.

Tháp tùng Lodge có Conein.

Tuyên bố đã dàn xếp để tái nhập cảng bột mì và sữa. Yêu cầu cho biết viên chức trách nhiệm. Minh nói chính phủ sẽ thành lập trong ngày. Bộ liên hệ sẽ phụ trách.

Yêu cầu giải thích cặn kẽ cái chết của Diệm-Nhu [vì trước đó đã loan tin anh em Diệm tự tử]. Minh nói rõ về những nỗ lực cho Diệm-Nhu an toàn rời nước, kể cả những cú điện thoại thuyết phục Diệm từ chức. Theo Lodge, họ không biết về public relations, nhưng Lodge đã giúp họ hiểu việc này.

Lodge cũng yêu cầu cho 3 con Nhu (2 trai một gái) rời nước. [Chúng đang ở Đà Lạt, được đưa xuống Phan Rang, rồi vào Sài Gòn. Lúc 4G20, ba trẻ được đưa qua Bangkok, với 1 nhân viên Mỹ và 1 nữ y tá tháp tùng. (Tel 713, 4 Nov 1963, Lodge gửi Bangkok; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 560n2). Memorandum về cuộc nói chuyện điện thoại giữa Lệ Xuân và Lệ Thủy ngày 4 Nov 1963 với Hilsman. Các cố vấn của Kennedy theo dõi rất sát việc di tản này, theo ý Kennedy. Xem thêm Marguerite Higgins, Our Vietnam Nightmare, p. 225]

Về Ngô Đình Cẩn, Minh và Đôn cho Lodge biết đám đông đang vây quanh dinh thự của Cẩn. Họ rất oán giận sự tàn bạo của Cẩn. Lodge muốn biết liệu Cẩn có muốn rời mẹ và Việt Nam. Minh và Đôn nói không rõ. Lodge nhức đầu không hiểu Cẩn có muốn rời mẹ hay chịu lynched—một điều không tốt cho công luận. [Tel 714, lúc 16G50 ngày 4/11, BNG chỉ thị Lodge nếu cần dùng phương tiện Mỹ đưa mẹ con Cẩn rời nước; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 561n3)

Cả Đôn và Minh đã dò hỏi kỹ càng, nhưng không ai biết tung tích Trần Quốc Bửu. Minh và Đôn nghĩ rằng có thể Bửu bị bắt cóc. Người chủ mưu có thể là Trần Kim Tuyến, mới từ Hong Kong về.

Lodge khuyên Minh và Đôn nên tránh tiếng bắt giữ bừa bãi. Lodge nhận xét rằng Minh có vẻ mỏi mệt và fazzled, một người có thiện chí. Nhưng không hiểu có đủ mạnh để lãnh đạo.

Lodge rất có thiện cảm với việc tổ chức đảo chính của các Tướng, khéo léo và thực tế hơn những người tổ chức đảo chính Hitler. (562) Theo Lodge, cuộc đảo chính sẽ rút ngắn cuộc chiến, và lính Mỹ có thể hồi hương sớm. (562)

(Tel 917, 4 Nov 1963, 20G00, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp560-562 [TL291]))

 

[4/11/1963] 18G17: Big Minh tiếp kiến Tướng Timmes.

Big Minh rất tiếc là phải sử dụng đảo chính, vì những nỗ lực đòi cải cách hòa bình không đi đến kết quả. Tổ chức đảo chính ban ngày để tránh thiệt hại vật chất. Chọn ngày 1/11 vì đó là ngày nghỉ, học sinh không đi học, tránh thương vong. VC không kịp phản ứng.

14 tỉnh trưởng hứa trung thành, được giữ nguyên chức vụ. 3 tỉnh trưởng cũ được giữ chức vụ, dù không tuyên bố theo cách mạng. 2 tỉnh trưởng Vùng I bị thay. 6 tỉnh trưởng vùng II bị thay. Chưa có thông tin về 16 tỉnh trưỏng khác.

(Tel MAC J01 8605, 4 Nov 1963, Harkins gửi JCS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 564-565 [TL293])

 

* HUẾ, 20G00: Lãnh sự Helble báo cáo:

Ngô Đình Cẩn đang tị nạn tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (Redemporist), nhưng Đỗ Cao Trí định giải giao vào Sài Gòn trong ngày.

Dinh thự Cẩn bị dân chúng cướp phá. Đại học và các trường trung học đều mở cửa. Một số học sinh Quốc Học định truy lùng Mật vụ cũ, nhưng bị giải giới.

Tỉnh trưởng cho lệnh khoảng 2,000 công chức phải báo cáo tất cả những chỗ cất dấu vũ khí của chế độ cũ. Sẽ trừng phạt những kẻ gây tội lỗi, truy tố trước tòa. Sẽ thành lập ủy ban dân chúng để giúp tỉnh trưởng. Trong vài ngày tới sẽ được phép biểu tình. (Tel 15, 4 Nov 1963, Helble gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 562-563 [TL 292])

* PARIS: Phạm Ngọc Thạch, nhân cơ hội thăm Paris, tiếp xúc Trần Văn Hữu, Chủ tịch Ủy Ban Trung Lập Việt Nam. (CLV, SV, 18)

* BEVERLY HILLS, CA: Lệ Xuân gửi thư cho Ngoại trưởng Dean Rusk, xin cho ba con được đoàn tụ tại Los Angeles.

Tuy nhiên, ba con Lệ Xuân—15, 11, và 4 tuổi—được đưa từ Đà Lạt xuống Phan Rang [rồi qua Roma dưới sự hướng dẫn của một nhân viên ngoại giao Mỹ]. Mặc dù đang mổ mắt [giải phẫu thẩm mỹ], chưa lấy hết chỉ, Lệ Xuân vẫn lên đường qua Roma ngày Thứ Tư, 6/11/1963. Cùng đi có Lệ Thủy, con gái lớn, và Nguyễn Thị Thuần, thư ký. (NYT, 5/11/1963)

Cha Lệ Xuân, Chương, ghé thăm Lệ Xuân tại Beverly Hills sáng ngày 4/11. Chương đã từ chức Đại sứ Mỹ vào hạ tuần tháng 8/1963 để phản đối việc đàn áp Phật Giáo. Theo Đại tá William K. Ellisco, cận vệ của Lệ Xuân, một Tướng Sài Gòn cho biết Nhu đã bị giết bằng dao. (NYT, 5/11/1963)

 19G08: BNG gửi công điện cho Paris:

Sẽ công nhận chế độ mới tại Sài Gòn càng sớm càng tốt. Yêu cầu gặp de Gaulle, thông báo; nhưng không ép de Gaulle làm theo.

Cái chết của Diệm không do những người chủ mưu ra lệnh, đáng tiếc [regrettable].

Có nhiều hy vọng hơn Diệm. (Tel 2333, 4 Nov 1963, Rusk gửi Bohlen Paris; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 565-66 [Doc 294])

FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 567-68 [TL 296].

 

 (Tel 2223, 5 Nov 1963, 20G00, Bohlen Paris gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp568-69 [Doc 297].

Thứ Ba, 5/11/1963:

* SÀI-GÒN: Họp báo ở Bộ Tổng tham mưu để ra mắt Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng và Tân chính phủ.

Trần Tử Oai là phát ngôn viên của Hội đồng cách mạng. Có Huỳnh Văn Cao xuất hiện. (Cao 1993:117)

Công bố thành phần chính phủ mới.

Dương Văn Minh là Chủ tịch HĐ/QNCM; Thơ làm Thủ tướng.

 

Danh sách chính phủ Thơ:

01. Thủ tướng, kiêm Kinh tế-Tài Chính: Nguyễn Ngọc Thơ [thoạt tiên dự trù kiêm Bộ Nội Vụ]

02. Quốc Phòng: Trung tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng.

03. Ngoại Giao: Phạm Đăng Lâm [vì Vũ Văn Mẫu từ chối].

04. Thông Tin: Thiếu tướng Trần Tử Oai.

05. Giáo Dục: Phạm Hoàng Hộ.

06. Công Chính & Giao Thông: Trần Ngọc Hoành.

07. Lao Động: Nguyễn Lê Hải [Giang? CLV, 18]. (NYT, 5/11/1963)

08. An-Ninh: Tôn Thất Đính.

09. Tư pháp: Nguyễn Văn Mầu.

10. Nông thôn: Trần Lê Quang

11. Y tế: Vương Quang Nhường (Phan Huy Quát từ chối không nhận).

12. Thanh niên-Thể thao: Nguyễn Hữu Phi [thoạt tiên Đính muốn giao cho Đỗ Mậu, nhưng Nguyễn Ngọc Lễ và Trần Văn Minh chống đối]

13. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Nguyễn Thanh Cung.

14. Tài chính: Lưu Văn Tính.

15. Kinh tế: Âu Trường Thanh; (CLV, SV, 18:256). [Chức này, trước dự trù trao cho Huỳnh Văn Lang; Tel 927, 5 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 567-68 [TL 296, Editorial note].

5/11/1963:- Đôn ghé thăm Harkins.

Nói Diệm-Nhu rời Dinh Gia Long vào khoảng 22G00 ngày 1/11. Dùng một xe TH vào Chợ Lớn. Trong những cuộc điện đàm với các Tướng, Diệm không tiết lộ đã ra ngoài Dinh. Nhân viên an ninh biết địa chỉ này, và sáng ngày 2/11, bắt giữ họ.

FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 567-68  [569]. [TL 296].

Nói Cẩn đang được bảo vệ ở Quân đoàn I, và sắp bị giải giao vào Sài Gòn. Về những ngôi mộ trong nhà Cẩn, Cẩn chẳng có liên hệ gì--đó là mồ mả của những người đã sống ở đó nhiều đời.

Đôn nói thêm là sáng nay Lệ Xuân gọi điện thoại, lên án Đôn và nhóm đảo chính là "những tên sát nhân và bán mình cho Mỹ." Đôn nói không liên quan gì đến cái chết của Diệm và Nhu. Lệ Xuân xin cho các con được rời Việt Nam. Đôn nói bọn nhỏ đã rời Sài Gòn tối qua, và có thể đã tới Roma vì việc đổi phi cơ ở Bangkok rất trôi chảy.

Đôn cũng cho biết hiện Tướng Lê Văn Nghiêm coi Lực Lượng Đặc Biệt và Nhảy Dù. Phần Lê Quang Tung hiện không biết tính mệnh ra sao. (Tel MAC J00 8625, 5 Nov 1963,17G17,  Harkins gửi JCS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) pp 569-571 [TL298])

 

5/11/1963:- Colby tới Sài Gòn. Gặp Lodge. (1989:161-62)

Sau đó, gặp HĐQNCM. Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Big Minh. HĐCM: “bối rối” [confusion], chờ Mỹ chỉ các hành động. Lodge: “đứng xa.” (1989:161-62; Honorable Men, 1978:217-20) Ngày 19/11, rời Sài Gòn qua Honolulu.

5/11/1963: Oat-shinh-tân: Rusk và Hilsman tường trình trước UB Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ.

Từ năm 1960, đã có tin đồn [edemic rumors] đảo chính. Không chú tâm lắm về tin đồn đảo chính ngày 1/11/1963.

Các Tướng không cho lệnh giết anh em Diệm. Có thể cấp dưới trigger-happy. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 573 [Doc 300])

- Chính phủ Kennedy miễn bình luận về tin anh em Diệm Nhu bị giết.

Cả Bạch Cung và BNG đều chờ báo cáo từ Sài Gòn. Nếu Diệm và Nhu bị giết sau khi đã thành thực đầu hàng, chính phủ Mỹ sẽ lên án nặng nề những người cầm đầu cuộc đảo chính.

Viên chức Mỹ phủ nhận bản tin ngày 3/11 của Sài Gòn là hai anh em Diệm-Nhu đã tự sát.

Dân biểu Clement J. Zablocki, thuộc đảng Dân chủ Wisconsin, cho rằng phải có sự khuyến khích của chính phủ Mỹ trong việc nổi dạy của quân đội. (NYT, 5/11/1963) 

- Đôn ghé thăm Lodge.

Nói Cẩn đang được bảo vệ ở Quân đoàn I, và sắp bị giải giao vào Sài Gòn. Về những ngôi mộ trong nhà Cẩn, Cẩn chẳng có liên hệ gì—đó  là mồ mả của những người đã sống ở đó nhiều đời.

Đôn nói thêm là sáng nay Lệ Xuân gọi điện thoại, lên án Đôn và nhóm đảo chính là "những tên sát nhân và bán mình cho Mỹ." Đôn nói không liên quan gì đến cái chết của Diệm và Nhu. Lệ Xuân xin cho các con được rời Việt Nam. Đôn nói bọn nhỏ đã rời Sài Gòn tối qua, và có thể đã tới Roma vì việc đổi phi cơ ở Bangkok rất trôi chảy.

Đôn cũng cho biết hiện Tướng Lê Văn Nghiêm cai quản Lực Lượng Đặc Biệt và Nhảy Dù. Phần Lê Quang Tung đã theo đảo chính từ đầu, và hiện không biết tính mệnh ra sao.

 

(Tel MAC J00 8625, 5 Nov 1963, Harkins gửi JCS; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 569-71 [TL298])

 

* Oat-shinh-tân: Chính phủ Kennedy miễn bình luận về tin anh em Diệm Nhu bị giết.

Cả Bạch Cung và BNG đều chờ báo cáo từ Sài Gòn. Nếu Diệm và Nhu bị giết sau khi đã thành thực đầu hàng, chính phủ Mỹ sẽ lên án nặng nề những người cầm đầu cuộc đảo chính.

Viên chức Mỹ phủ nhận bản tin ngày 3/11 của Sài Gòn là hai anh em Diệm-Nhu đã tự sát.

* New York: Báo NYT loan tin Hồ Chí Minh có ý định trung lập hóa Việt Nam.

Nguồn tin ngoại giao Đông Âu cho biết HCM đã ra chỉ thị trên cho các lãnh đạo MTDTGPMN, vì đây là biện pháp thực tế duy nhất để giải quyết cuộc chiến.

Theo nguồn tin Đông Âu, HCM ủng hộ đề nghị của de Gaulle. Sự hiềm khích Nga-Hoa khiến lãnh đạo CSBV nghiêng về giải pháp này. HCM muốn được Mỹ, Nga, Pháp, Bri-tên và Trung Cộng bảo đảm nền trung lập của một nước Việt Nam thống nhất và ngăn cản sự can thiệp từ bên ngoài. Nếu được bảo đảm như vậy, HCM sẵn sàng thống nhất hai miền.

Vẫn theo nguồn tin giới ngoại giao Đông Âu, áp lực Bắc Kinh đang khiến Hà Nội ngộp thở; nhưng Hà Nội vô phương chống lại vì lệ thuộc vào gạo và các thực phẩm khác từ TH.

Bất cứ lúc nào đại diện Yugoslavia đến Hà Nội, HCM đều nói rõ sự khác biệt giữa Bắc Việt và TH. HCM có triển vọng thành một Tito thứ hai.

Vẫn theo những nguồn tin trên, Mat-scơ-va sẵn sàng đồng ý, và Bắc Kinh cũng khó chối từ. (M.S. Handler, “Neutral Vietnam Held North’s Aim;” NYT, 5/11/1963)

* New York: New York Times đăng trên trang nhất hình Trí Quang rời Tòa Đại sứ Sài Gòn ngày 4/11, cùng 2 tăng khác.

Đi tin AP là HĐQNCM nới lỏng luật giới nghiêm, xuống từ 12G00 đêm đến 6 giờ sáng. (NYT, 5 Nov 1963, A-1) Đăng hình Mỹ kiều nhảy đầm với gái Việt.

Henry Baymont tường thuật rằng chính phủ Mỹ tránh bình luận về cái chết của anh em Diệm-Nhu. (NYT, 5 Nov 1963, A-1)

M. S. Handler, trong bản tin “Neutral Held North’s Aim;” trích tin ngoại giao Đông Âu nói Hồ Chí Minh [Nguyễn Sinh Côn] muốn miền Nam trung lập. De Gaulle cũng một ý kiến này.

Loan tin Trần Văn Chương đến gặp Lệ Xuân. Jack Langouth, “Mrs. Nhu Off To Rome to Join Sons;” NYT, 5/11/1963]

Thứ Tư, 6/11/1963:

* SÀI-GÒN: Trần Tử Oai họp báo.

Tuyên bố cái chết của Diệm là “accidental suicide.” Nhu chống cự sĩ quan bắt giữ, nên bị chết. [they were shot to death when Nhu attempted to grab the pistol of the officer arresting them.”]. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL291])) 574n4.

- 16G00: Lodge gửi về Oat-shinh-tân dự thảo công điện trả lời CĐ xin công nhận của VN.

6/11/1963:- 17G00: Lodge gửi công điện số 949 báo cáo trực tiếp lên Kennedy về diễn tiến trong tuần.

“the coup is very popular. People cheers the American flags; they are free to express their loathing of the family; and the pagodas are full of smiling people.” [IV, 1991:576]

Dân chúng xếp hàng trước tòa soạn chờ mua báo.

Sau cuộc tảo thanh chùa chiền, Diệm và Nhu tưởng rằng Mỹ bị “mắc câu” [hooked]. Mỹ bị bó tay không dám làm gì, sợ làm tổn thương nỗ lực chiến tranh, hoặc nếu hành động sẽ bị mang tiếng là thực dân;

Lodge không hài lòng, nhưng chỉ im lặng, giữ đúng mối liên hệ với Diệm Nhu. Lodge cho Diệm và Nhu những lời khuyên mà nếu họ nghe theo thì ngày nay họ còn sống. Ngoài ra còn các biện pháp không cung cấp máy bay Mỹ trong dịp lễ quốc khánh (26/10/1963), đài VOA nói về tự do của con người và sự thiếu đứng đắn [indignation] của bà Nhu khi tuyên bố về những viên chức Mỹ hạng thấp, khiến người Việt thích thú [impressed]. Việc cho Trí Quang tị nạn. Và không thông báo cho VNCH biết những tin tức về đảo chính.

Dấu vết rạn vỡ của chế độ xuất hiện khi công bố ngưng chương trình viện trợ nhập cảng thương mại [commercial import payments] và ngưng trả lương LLĐB của Đại tá Tung, và Mỹ có nhiều khoảng trống hơn để điều động. Vì thế Diệm bắt đầu nhờ Thuần hỏi Lodge, rồi chính Diệm nêu vấn đề với Lodge ở Đà Lạt hay trước giờ đảo chính.

Cuộc đảo chính là của người Việt và được dân chúng ủng hộ. Tuy nhiên, cũng do Mỹ chuẩn bị.

Đây là kinh ngiệm tốt để sử dụng ở những nơi khác.

Tại đây, chính phủ Mỹ đã tiến hóa không chịu trách nhiệm về những chính phủ độc tài [autocratic governments] chỉ thuần vì họ chống Cộng—một trào lưu khiến dân chúng tin rằng một chế độ độc tài Cộng Sản mà họ xa lạ đáng thích hơn một chế độ độc tài mà họ biết. Việc thanh lọc môn hộ thật có lợi cho lý tưởng tự do. . . . Cuộc đảo chính đã mang lại thay đổi; hy vọng nó sẽ mang lại những gì tốt đẹp hơn.

Cần phải hành động; không phải kiểu hành động thực dân, mà là áp lực của hai phe đối tác.

Viễn ảnh là cuộc chiến sẽ rút ngắn, nếu các Tướng biết đoàn kết. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL])

575-78)

18G00: Lodge phân tích về nội các Thơ.

Cái chết của Nhu không ai luyến tiếc; cái chết của Diệm khiến luyến tiếc, nhưng không gây ảnh hưởng lớn. (IV, 1991:578-79)

Kennedy nói muốn gặp Lodge tại Honolulu trong hội nghị ngày 19-20/11/1963. (IV, 1991:579-80)

6/11/1963:- * HUẾ: Ngô Đình Cẩn bị dẫn giải về Sài Gòn.

Thứ Tư, 6/11/1963: Sài Gòn: Lodge yêu cầu BNG nhin nhận chính phủ quân nhân cách mạng.

Ngày 4/11, BNG đòi hỏi chính phủ quân nhân báo cáo rõ ràng về cái chết của Diệm-Nhu. (Tel 719, 4 Nov 1963, BNG gửi Lodge; IV:) FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL291])) 573n2

Ngày 5/11, BNG nhấn mạnh là tuyên cáo về cái chết của Diệm-Nhu sẽ có lợi trong dư luận quốc tế. (Tel 735, 5 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL291])) 573n3.

Ngày 6/11, BNG gửi cho Loge bản sao thông cáo ngày 5/11/1963 của chính phủ quân nhân gửi BNG, tuyên bố hủy bỏ chế độ Diệm, và thành lập một chính phủ lâm thời. (Tel 944, 6 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL291]) 574n4)

Theo Lodge, Thái Lan và Malaysia đã công nhận VN. Chính phủ quân nhân cũng tuyên bố [Trần Tử Oai]cái chết của Diệm-Nhu là “accidental suicide.” (IV:574)

Đề nghị BNG chấp thuận dự thảo công điện trả lời BNG VN. (IV:574)

(Tel 947, 6 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL301])) 573-574.

Ngày 7/1, BNG Mỹ thông báo việc nhìn nhận chính phủ cách mạng Việt Nam, yêu cầu Lodge trao văn tư trên lúc 7G30 ngày 8/11. Tối 7/11, Lodge nên gặp Minh, nói trước cho Minh biết. (IV:574n6-7)

[6/11/1963] 17G00: Lodge gửi điện báo cáo với Kennedy về báo cáo tổng kết [wrap-up report] cuộc đảo chính.

Vấn đề chống Cộng: Có triển vọng rút ngắn cuộc chiến, nếu các Tướng đoàn kết. Phái đoàn Bri-tên và Harkins đồng ý.

Chính phủ VN có đáp ứng với 3 điều kiện của Mỹ [hành quân đánh CS, phát triển nội bộ, và hành động cải thiện liên hệ Việt-Mỹ]. Theo Lodge, Big Minh muốn đẩy mạnh hành quân đánh CS, thực hiện cách mạng nội địa, và cải thiện bang giao Mỹ-Việt. (IV:575)

Cuộc đảo chính làm mạnh hơn hay giảm thiểu khả năng liên hệ với dân chúng? Theo Lodge mạnh hơn. Một người ngoại quốc không biết tiếng Việt, nhận xét rằng dân chúng ủng hộ đảo chính, dân chúng chào cờ Mỹ, các chùa đầy những nụ cười.

Đám đông xếp hàng trước cửa các tòa báo để mua báo.

Về hành động của Mỹ, theo Lodge:

Vào thời điểm vét chùa, liên hệ Mỹ-Việt bị dead-locked. Diệm-Nhu nghĩ rằng Mỹ bị móc câu [hooked], không dám làm gì sợ tổn hại đến nỗ lực chống Cộng, hoặc tạo cảnh khó khăn, khổ sở cho dân chúng. Nếu hành động thì bị mang tiếng là “thực dân.”

Đáp ứng lời tuyên bố của Kennedy, Lodge theo đuổi chính sách im lặng và giữ thái độ chính trị đúng [political correctness] với họ Ngô. Lodge đưa ra những lời cố vấn mà nếu nghe theo, anh em Diệm chắc đã thoát chết. Tiếp đó là những việc: Không cung cấp phi cơ Mỹ ngày Quốc Khánh 26/10, đài VOA nói về nhân và dân quyền, và những lời Lệ Xuân nhục mạ các viên chức Mỹ khiến dư luận VN impressed. Việc cho Trí Quang tị nạn cũng tạo ảnh hưởng. Đặc biệt là không cung cấp tin đảo chính cho Diệm-Nhu. (IV:576)

Chính phủ Diệm bắt đầu nứt kẽ khi hậu quả việc ngưng viện trợ nhập cảng và ngưng trả lương cho LLĐB của Lê Quang Tung bắt đầu thấm. Từ thời điểm này, vị thế của Mỹ mạnh hơn. Những lời Diệm nhờ Thuần chuyển cho Lodge vào sáng Thứ Sáu [1/11] chứng tỏ Diệm có thể bắt đầu thay đổi thái độ. Phó TT Thơ cũng bắt đầu thay đổi. Mỹ bắt đầu có áp lực [leverage].

Không thể nghi ngờ gì về việc cuộc đảo chính thuần là việc của người Việt, và chúng ta không thể quản lý hay discourage khi nó đã bắt đầu. Tuy nhiên, Mỹ đã chuẩn bị nền đất cho hạt mầm cách mạng trổ mạnh. Ngày 3/11, Đôn đã nói rõ điều đó. (IV:577)

Trong ngày đảo chính, phát ngôn viên của HĐQNCM cũng tuyên bố rõ là Diệm-Nhu đã làm mất viện trợ Mỹ mà nếu không có Cộng Sản sẽ chiến thắng. Cựu Bộ trưởng Y tế Đệ cũng nhấn mạnh vào yếu tố ngưng viện trợ.

Đây có thể là kinh nghiệm cho những nơi khác.

Các cơ phận của Tòa Đại sứ đều đáng khen ngợi trong việc thực hiện kế hoạch. Có lẽ chính phủ Mỹ sẽ tiến hoá để tránh bị tai tiếng với những bạo chúa—chỉ vì họ chống Cộng—khiến có lập luận rằng độc tài CS xa lạ tốt hơn sự độc tài địa phương. (IV:577)

Tại những nước như VN, những lời kêu gọi, tranh luận, hay diễn tả bằng nét mặt chưa đủ. Hành động là ngôn ngữ quốc tế. Hành động của chúng ta không phải là thực dân, và Lệ Xuân sai lầm khi buộc tội tôi là thực dân.

Nếu các Tướng đoàn kết, cuộc chiến sẽ rút ngắn. (IV:578)

(Tel 949, 6 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 302], 575-78

Lúc 19G50 ngày 6/11 [6G50 sáng ngày 7/11 tại VN], để trả lời Lodge, Kennedy khen ngợi Lodge. Hẹn gặp Lodge tại Hội nghị Honolulu ngày 19-20/11/1963. (Tel 746, 6 Nov 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 304] 579-80.

18G00: Lodge báo cáo về đặc tính của chính phủ Thơ.

Gồm phần lớn các chuyên viên có khả năng. “Chính khách” duy nhất là Trần Lê Quang, BT Nông thôn.

Quân đội nắm ưu thế. Big Minh là Chủ tịch HĐQNCM. Đôn và Đính là Phó Chủ tịch.

Đúng như điều chờ đợi, lời than phiền về chính phủ mới lại bắt đầu. Gồm chuyên viên hơn chính khách, thiếu viễn kiến và thúc đẩy giải quyết vấn đề của VN, và sợ rằng sẽ mất lòng tin của quần chúng. Ngoài ra, còn than phiền là quá nhiều người thân Pháp, và các đảng phái không được đại diện.

Theo Lodge, dân chúng vui mừng [delighted] về sự cáo chung của chế độ Diệm, và quân đội phấn khởi với sự ủng hộ của dân chúng. Không ai thương tiếc Nhu, nhưng luyến tiếc về cái chết của Diệm. (Tel 951, 6 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 302]). 578-579

 

7/11/1963:

SÀI-GÒN: Nguyễn Ngọc Thơ và USOM đạt một thỏa ước về viện trợ kinh tế:

Văn phòng Thủ tướng trách nhiệm việc viện trợ.

Văn phòng Thủ tướng phụ trách vấn đề ACL.

Một toán hỗn hợp Việt Mỹ sẽ nghiên cứu tình hình kinh tế. Khoa trưởng Vũ Quốc Thúc, Bộ trưởng Nông thôn Trần Lê Quang, và TGĐ Kế hoạch Diễm ở trong toán này.

Ngân sách, ngoại trừ Quốc Phòng, do Phủ Thủ tướng phụ trách. (IV:614)

* SÀI-GÒN: Phạm Đăng Lâm tiếp Cố vấn chính trị Tòa Đại sứ Mỹ. Hỏi ý kiến về tin đồn “trung lập.” Bổ nhiệm Đại sứ ở Mỹ. (Tel 977, 8 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)  [TL 308] 588-90

Lực lượng Đặc biệt qui thuận HĐ/QNCM.

* Đài phát thanh MT/GPMN ra tuyên ngôn 8 điểm.

Thứ Sáu, 8/11/1963:

* SÀI-GÒN: Chính phủ Thơ ra mắt.

- Lodge trao cho tân Ngoại trưởng Phạm Đăng Lâm văn thư nhìn nhận chế độ mới của Mỹ.

Lodge hy vọng Ngô Đình Cẩn sẽ được đối xử tử tế. Lâm đề nghị Lodge gặp thêm Đính, nói về việc bắt giữ dân trong đêm. Hỏi ý kiến việc bổ nhiệm Đại sứ tại Oat-shinh-tân.

(Tel 976, 8 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 308] 586-588.

[8/11/1963]- Nhân viên Mỹ nói chuyện với Bùi Văn Lương.

Nguyễn Ngọc Thơ mời Bùi Văn Lương tham gia chính phủ, nhưng các Tướng không chấp thuận. Lương được mời làm việc trong chương trình ACL, dưới quyền Đại tá Albert Nguyễn Cao; trong Bộ Nông nghiệp của Trần Lê Quang. Lương tự nhận là bạn học của Big Minh và Đôn. Vì Cao là con nuôi của Lương, Lương được bổ nhiệm làm Tùy viên Phủ Thủ tướng.

Lương được ủy thác nhiệm vụ trấn an dân Ki-tô, nên thường du lịch đó đây. TGM Nguyễn Văn Bình cũng được yêu cầu tham gia Ban cố vấn để khuyến khích việc hợp tác của Ki-tô. Minh đã hứa sẽ cho Lương làm Đại sứ ở Roma.

Nguyễn Văn Y đang bị câu lưu tại gia và điều tra.

Dương Văn Hiếu bị bắt. Thứ trưởng [QVK?] Kinh tế Âu Trường Thanh đã bị chính phủ Diệm điều tra liên lũy, và ông ta là người “cấp tiến” hay “tiến bộ” [progressive]. Colby xen vào hỏi phải chăng là Marxist. Lương tuyên bố không. Những viễn kiến của ông ta khiến ông ta thuộc thành phần “cấp tiến.”

Lương tự nhận là bạn học của Big Minh và Đôn. Khi được tướng Minh triệu tập, Lương trì hoãn, vì muốn biết đích xác tin Diệm chết như thế giúp Lương cởi bỏ lòng trung thành với Diệm.

Nguyễn Ngọc Thơ mời Bùi Văn Lương tham gia chính phủ, nhưng các Tướng không chấp thuận vì liên hệ giữa Lương với chế độ cũ. Lương được mời làm việc trong chương trình ACL, dưới quyền Đại tá Albert Nguyễn Cao; trong Bộ Nông nghiệp của Trần Lê Quang. Vì Cao là con đỡ đầu và cựu thuộc viên của Lương, Lương được bổ nhiệm làm Tùy viên Phủ Thủ tướng. Chương trình ACL, theo Lương, cần sửa đổi, chỉ giữ lại những kế hoạch cơ bản phát triển dân chủ và tự túc [self-reliance].

Lương được ủy thác nhiệm vụ trấn an dân Ki-tô, nên thường du lịch đó đây. Nhiều giáo dân trình bày với Lương mối lo ngại về chính sách bài Ki-tô giáo của chế độ mới. Họ nghĩ đến việc phải lo tự vệ. Lương đã tham quan đó đây, giải thích với họ rằng chính phủ không bao giờ bài Ki-tô. TGM Nguyễn Văn Bình cũng được yêu cầu tham gia HĐNS để khuyến khích việc hợp tác của Ki-tô. Minh đã hứa sẽ cho Lương làm Đại sứ ở Roma trong vòng từ nửa năm tới một năm.

Hồ sơ về cải cách nông thôn bị dân biểu tình đốt phá. Cần hai năm mới hoàn chỉnh lại hồ sơ.

Nhiều người luyến tiếc Ngô Đình Diệm; nhưng không luyến tiếc Nhu.

(Memorandum ngày 11 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

8/11/1963: New York: NYT đăng bài của James Reston, đề nghị tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng một Hội nghị quốc tế. [Xem 10/11/1963]

Thứ Bảy, 9/11/1963:

* SÀI-GÒN: Lodge báo cáo CS gia tăng hoạt động.

- Nhân viên Mỹ nói chuyện với Phạm Ngọc Thảo.

[Vô tình gặp Trung tá Nguyễn Tru Trân, cựu Trưởng ty Cảnh sát Đô thành được 2 ngày, rồi cử làm Tỉnh trưởng Biên Hòa, nhân viên Mỹ cho biết Phạm Ngọc Thảo được cử làm Cố vấn chính trị của Thiếu tướng Đỗ Mậu. Nhân viên Mỹ bèn đột ngột ghé qua văn phòng Thảo, đuổi vài ký giả và chủ báo khỏi văn phòng Thảo].

Theo Thảo, thoạt tiên Thảo là ứng cử viên chức Tư lệnh LLĐB, sau làm phụ tá cho Mậu. Thảo tiếp xúc một số nhà báo để khuyến khích họ làm sinh động hơn sinh hoạt báo chí.

Thảo nói thầm thì về nhóm thân Pháp và thân Mỹ trong hàng Tướng lãnh. Nhóm thân Pháp muốn đa đảng trong khi Thảo và nhóm thân Mỹ muốn lưỡng đảng. Mậu muốn thành lập một chế độ có hai đảng theo kiểu Mỹ. Trong khi đó nhóm thân Pháp, như Trần Tử Oai, muốn đa đảng. Thảo muốn hướng dẫn báo chí theo chiều hướng này. Thảo cũng định tổ chức những nhóm thanh niên và học sinh, sinh viên hành động độc lập với hai đảng, và chỉ hợp tác với một đảng vào một thời điểm nào đó.

Thảo tiết lộ phe mình muốn tổ chức cuộc đảo chính ngày 24/10/1963, nhưng thiếu xe chuyên chở, vì người lo quân xa rút lui giờ chót. Những người trong tổ chức Thảo rất bất mãn việc các Tướng làm đảo chính ngày 1/11; và hiện vẫn giữ liên lạc, chờ xét việc làm của các Tướng. Hiện tại, Thảo làm việc trong khuôn khổ của các Tướng, để tiến tới hệ thống lưỡng đảng. (Memorandum ngày 9 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

 

Chủ Nhật, 10/11/1963:

* SÀI-GÒN: Nhân viên Mỹ nói chuyện với Phạm Ngọc Thảo.

(Memorandum ngày 12 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)  [Xem 1/11/1963]

New York: Báo NY Times đi bài xã luận, kêu gọi triệu tập hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Việt Nam. (IV:592-593 [TL 311])

10/11/1963:

* New York: Báo NYT đi bài xã luận, “A Policy for Vietnam,” về vấn đề thương thuyết một giải pháp cho Việt Nam, kể cả việc trung lập hóa.

Chiến dịch vận động thương thuyết này của NYT khiến Phạm Đăng Lâm phải dò ý Mỹ, vì có tin đồn Mỹ thay Diệm để trung lập hóa miền Nam. Mendenhall yêu cầu Hilsman có thái độ: Gửi công điện cho Sài Gòn trấn an; và Kennedy tuyên bố trong diễn văn ngày 14/11 sắp tới chính sách của Mỹ. (IV, 1991:592-593)

Thứ Hai, 11/11/1963:

SÀI-GÒN: Đôn nói chuyện riêng với Lodge.

Đôn nói việc sử dụng lao công để làm Ấp Chiến Lược [ACL] giảm xuống, vì Diệm đã sử dụng quá độ.

Cám ơn lời khen ngợi việc Đôn tuyên bố ngưng bắt giữ trái phép.

Cố gắng ngăn chặn việc bài Ki-tô.

Tướng Minh không muốn xuất hiện bắt tay đám đông.

Đôn đồng ý với Trần Quốc Bửu là phải loại bỏ hệ thống “cai thợ” của người Việt gốc Hoa.

(Tel 991, 11 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 309] 590-591)

Nhân viên Mỹ lại nói chuyện với Phạm Ngọc Thảo (2 lần: ăn trưa, và buổi tối).

Thảo nói về Đảng Dân Chủ, có thể sử dụng để hoạt động ở miền Bắc. Đảng này đã tham gia Việt Minh từ năm 1945, chia làm hai nhóm. Một nhóm theo Marxist; nhóm khác có tinh thần quốc gia. Tại miền Nam, có một sinh viên Y khoa tên Trương Cao Phước, con một chủ đồn điền cao su lớn; Võ Văn Khai, giáo sư trường Ki-tô Kiến Thiết (trên đường Hai Bà Trưng), và Thái, một kỹ sư điện ở Paris. Thái là bạn của anh Thảo, cựu Đại sứ Đông Đức. Các bộ trưởng Y tế và Giáo dục tại miền Bắc thuộc đảng này.

Thảo nói Thơ đã thảo nghị dịnh thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ. Thơ còn thân Pháp. HĐNS dự trù có 118 người. 24 người do 12 thành viên HĐQNCM đề cử.

Lưỡng đảng

Báo chí: Dương Văn Hiếu chi tiền cho Tự Do; Đại tá Tung trả tiền cho Sài Gòn Mới. [p5]

Ki-tô đang bị chính trị hóa. Rất bất mãn việc có quá nhiều đại diện Phật Giáo trong chính phủ. Có quá ít người Bắc. Và nhất là sự dối trá về cái chết của Diệm. Vì thế đang có nỗ lực tổ chức một đảng chính trị Ki-tô. Đó không phải là Đảng Phục Hồi Quốc Gia của Huỳnh Văn Lang và Thảo. Thảo khẳng định Lang không có chân trong Đảng Phục Hồi Quốc Gia, dù bạn của Lang là lãnh tụ Đảng này. Lang có thể sắp bị bắt giữ. Một số Tướng cho rằng Lang là người của Nhu, và thâm lạm công quĩ. Theo Thảo, trước kia Lang là người của Nhu, nhưng gần đây thì khác. Thảo không tin Lang thâm lạm công quĩ: Vợ Lang giàu có; và Lang không có nhu cầu thâm lạm. Thảo đang tìm cách đưa Lang vào HĐNS để che chở cho Lang.

Thảo đã can thiệp với Đỗ Mậu và Mai Hữu Xuân để phóng thích Trần Kim Tuyến. Tuyến đang bị bệnh trĩ [hemorrhoids].

Thảo nói đã bảo Xuân bị nhiều người ghét, bây giờ là dịp trở thành người hùng. Xuân nhìn nhận trước đây thân Pháp, thâm lạm công quĩ và ưa đàn bà. Xuân có thể bị thay trong tương lai gần.

Về thanh niên, nên tiếp xúc Phạm Biểu Tâm. Tâm có người em làm việc cho Khiêm.

Về tâm lý chiến, theo Thảo, nên bàn với Minh hay Kim. Đại tá Chuân đang coi tâm lý chiến, nhưng Chuân không biết gì về tâm lý chiến. Thảo cũng phê bình tương tự về Nguyễn Văn Tan (?), Chủ tịch Ủy ban liên bộ về ACL. [p7]

(Memorandum ngày 12 Nov 1963; LBJL, NSF, Country File, Vietnam, Box 1)

 

 [11/11/1963] Nhân viên Mỹ nói chuyện với Phan Huy Quát.

Thảo luận về HĐNS, Phật Giáo, sinh viên, đảng phái, v.. v..

Quát nói Dương Văn Minh đã yêu cầu Quát cầm đầu HĐNS, và Quát đã nhận lời. Đặng Văn Sung, Bùi Diễm và Trần Văn Đỗ đã nộp cho Tướng Kim danh sách 40 người của Ban lãnh đạo HĐNS. Sau đó, Quát trao cho Đỗ Mậu danh sách 15 người. Chưa thể đưa ra đại biểu của nông dân. Cán bộ của các Hợp Tác Xã đều là cán bộ chế độ cũ, không được dân chúng ưa chuộng. HĐNS coi như em của ông anh HĐQĐCM.

Về những người lưu vong, Quát nghĩ họ chẳng có bao nhiêu ảnh hưởng. Những đảng phái cũ không có giá trị gì [validity] trong hiện tại, và họ cần điều chỉnh với tình thế mới.

Về Phật Giáo, Quát không nghĩ họ là một thế lực chính trị mạnh, và lãnh tụ thiếu tổ chức.

Sinh viên là một thế lực đáng kể, cần được hướng dẫn.

Thích hệ thống lưỡng đảng. Chống lại đa đảng. (Memorandum ngày 11 Nov 1963; LBJL, NSF, Country File, Vietnam, Box 1)

 

Oat-shinh-tân: Forrestal yêu cầu Colby, đang ở Sài Gòn, tìm những tài liệu cụ thể chứng minh sự unpopularity của họ Ngô. (IV:591 [TL 310])

Colby nhận lệnh Kennedy qua Việt Nam từ ngày 3/11 đến 19/11/1963. Honorable Men, pp. 217-220.

Thứ Ba, 12/11/1963:

Nhân viên Mỹ nói chuyện với Tướng Trần Tử Oai, Bộ trưởng Thông Tin.

Về cuộc đảo chính, Oai nghĩ thoạt tiên các Tướng định kết thúc vào nửa đêm 1/11/1963, nhưng kéo dài vì muốn thương thuyết. Nếu không thành công trước trưa ngày 2/11, kết quả có thể đổi khác.

Diệm và Nhu bị bắt trong nhà thờ, đưa ra TVX, còn sống. Diệm giữ được tư cách, nhưng Nhu đòi hỏi và sardonic đến phút chót.

Oai buồn vì cái chết của Diệm; nhưng không có gì đáng nói về Nhu. Một Tướng [Đính?] đã sai lầm tuyên bố anh em Diệm tự tử; sau phải sửa thành “tai nạn” [accidental suicide].

Về lãnh vực thông tin, Oai sẽ có kế hoạch biện minh cho cuộc đảo chính. Mỗi tuần sẽ tung ra một tin về chế độ Diệm; như cuộc đời tình ái của bà Nhu. Dân chúng như bầy dê, bò, cần hướng dẫn. Phan Văn Tạo, cựu Tổng Giám Đốc Thông Tin, đang bị bắt giữ. Nhu đã trao cho Tạo 12 triệu để mở chiến dịch chống Phật Giáo.

Đã bổ nhiệm một Đại tá coi về tâm lý chiến [Chuân?]. Người duy nhất có kiến thức về tâm lý chiến là Đại úy Lê Trung Thanh, đang bị cầm tù. Thanh mới được thăng cấp Thiếu tá. (Memorandum ngày 13 & 14 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

- Nhân viên Mỹ nói chuyện với Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư lệnh QK IV.

Có cho biết đang tiếp xúc với ba phe Hòa Hảo ở Châu Đốc, An Giang, và Long Xuyên.

Với Cao Đài, muốn sử dụng cựu BT Quốc Phòng Trần Quang Vinh.

Gửi lời thăm viên chức Mỹ đã tiếp xúc Có 2 năm trước ở Pleiku về phe thân và chống Diệm.

Đã cách chức Thiếu tá [Trần Khắc] Kính ở Cần Thơ, vì Kính là tay chân Lê Quang Tung. (Memorandum ngày 13  Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

Oat-shinh-tân: Mendenhall báo cáo lên Hilsman về chiến dịch vận động thương thuyết của NYT.

Đề nghị gưỉ công điện trấn an Sài Gòn; yêu cầu Kennedy tuyên bố rõ lập trường trong buổi họp báo ngày 14/11, và tiếp xúc Ban Chủ biên NYT để thảo luận. (IV, 1991:592-593)

Thứ Tư, 13/11/1963:

Nguyễn Ngọc Thơ tiếp Phillips.

Theo Thơ, từ năm 1959, Diệm gạt Thơ và Minh ra ngoài vì chủ bại.

Tại miền châu thổ, chính phủ đã thua trận vì mất lòng dân từ 2 năm qua. Thí dụ như mặc dù VN đã giết được trên 20,000 VC, VC hiện nay mạnh hơn trước. (IV:596)

Tại An Giang, chẳng hạn, dân chúng phải chịu sưu dịch 100 ngày một năm, tức mất khoảng 1,000 đồng lợi tức hay tiền thuê người thay. Trong khi đó, VC chỉ thu thuế từ 50 tới 100 đồng. Bởi thế, cách nào họ ủng hộ một chính quyền xấu hơn CS. (IV:596) Khi Thơ trình bày với Diệm, Diệm đưa ra một danh sách tự nguyện lao động, có chữ ký. Thơ nói tài liệu đó ngụy tạo, nhưng Diệm không tin, cho Thơ là defeatists.

Hòa Hảo là thành phần chống Cộng hăng hái. Thơ và Minh đã xin Diệm cấp vũ khí cho họ, nhưng Nhu gạt đi. Nhu áp dụng chính sách chia để trị. (IV:597)

Dân Khmer cũng vậy.

Theo Thơ, cần tránh những lỗi lầm cũ. Cần phải xét lại việc thực thi ACL. Ngay Thơ vàMinh cung mất dần lòng tin của dân chúng. Dân không còn tin ai sau một chuỗi những lời hứa không giữ của các chính phủ từ thời Pháp đô hộ.

Thơ và Minh có ý định: Sửa chữa lại những lỗi lầm cũ để thu phục nhân tâm; khuyến khích lực lượng Bảo An-Dân vệ hoạt động mạnh hơn. Cần trang bị vũ khí cho Hòa Hảo, Cao Đài và những phần tử Ki-tô chưa được trang bị. (IV:597) Sẽ huấn luyện và trang bị dân Khmer. (IV:598) Giúp phát triển kinh tế và xã hội trong các ACL, và bảo vệ an ninh cho họ.

Sẽ hoạt động mạnh ở vùng Cà Mau để đánh phá các mật khu VC. Dùng các toán biệt kích Hòa Hảo.

Sẽ thành lập các ACL một cách lựa chọn, và một cơ quan chỉ huy nỗ lực bình định. Đề nghị Phillips tiếp xúc Bùi Văn Lương, hiện tạm thời coi ACL. Do đề nghị của Thơ, Phillips đưa ra 3 đề nghị:

Thiết lập một cơ quan đặc trách bình định tổng quát.

Củng cố và cải thiện những ACL đã xây dựng.

Hủy bỏ vấn đề corvee. USOM sẽlàm mọi việc để giúp VN.

Phillips nghĩ rằng Thơ và Minh đã nghĩ đến vấn đề vùng châu thổ từ lâu, và muốn Big Minh coi việc bình định. (IV:598-599)

(Memorandum ngày 13/11/1963, Phillips; IV:596-599 [TL 314])

[13/11/1963] Nhân viên Mỹ nói chuyện với Trần Trung Dung.

Theo Dung, có khuynh hướng hỗn loạn [anarchy] hay quá khích [demagoguery]. Đơn xin thành lập đảng phái và hơn 100 đơn xin ra báo bộc lộ điều này.

HĐQĐCM đang đối diện nhiều khó khăn. Như việc thành lập HĐNS. Ngày hôm qua, Phan Huy Quát nói với Dung là Trung tá Thảo định chia HĐNS thành hai nhóm, nhờ Phan Huy Quát cầm đầu một nhóm bảo thủ, và Phan Khắc Sửu một nhóm cấp tiến hơn về cải cách xã hội. Quát chưa chắc đã nhận lời. Nhiều nhân vật tên tuổi có lẽ sẽ từ chối tham dự.

Dung đề nghị thành lập một Quốc Hội với những trách nhiệm giới hạn như nòng cốt của nền dân chủ sau này. Chọn 10 tới 15 lãnh tụ quốc gia có uy tín, nhờ họ đề cử người hiền tài. Quốc Hội sẽ soạn thảo hiến pháp và ban hành những luật cần thiết, như luật báo chí.

Dung yêu cầu Mỹ áp lực HĐQĐCM thực hiện ý kiến này. Nhân viên Mỹ đề nghị Dung tìm cách phổ biến ý kiến trên, như đăng một bài báo, và Mỹ sẽ yêu cầu HĐCM nghiên cứu vấn đề.

Trong số những người lưu vong, rất ít người có thể thủ diễn một vai trò. Nguyễn Tôn Hoàn khá, nhưng Phạm Huy Cơ vô dụng. Trần Văn Tung quá thân Pháp. Vũ Văn Thái hay Đặng Đức Khôi chỉ dùng ở vai trò chuyên viên, không chính trị. Trong số các đại sứ, Trần Văn Lắm, Trần Chánh Thành, Trần Văn Chương. Chương có thể làm Ngoại trưởng. Trần Kim Tuyến là người tốt, nhưng thuộc hạ xấu. Nhân viên Mỹ nghĩ Dung có thể đóng góp một vai trò. (Memorandum ngày 13 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

13/11/1963: Trung tướng Mai Hữu Xuân, TGĐCSQG, báo cáo lên Bộ An Ninh về tình trạng giáo dân.

Một số đồng bào gốc Bùi Chu vẫn ủng hộ Ngô Đình Diệm. Họ tập trung tại nhà thờ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng, nhà thờ Ngã ba Ông Tạ, nhà thờ Phú Nhuận cầu nguyện cho NĐDiệm. Theo họ Diệm còn sống, một ngày kia sẽ trở lại lãnh đạo VNCH.

Trong khi đó tín đồ Phát Diệm của GM Từ chống Diệm. PThT, HS 29253:

Xuân yêu cầu bộ Thông Tin có biện pháp đánh tan tư tưởng thân Diệm. PThT, HS 29253:

 

Đại diện Pháp tại Hà Nội, de Buzon, báo cáo Phạm Văn Đồng cho rằng đảo chính 1/11/1963 là đúng.

Sẽ đến lúc Mỹ chán chiến tranh. Yêu cầu Pháp ảnh hưởng Mỹ tôn trọng Hiệp ước Geneva. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL317]) 601n2)

Oat-shinh-tân: Forrestal nói chuyện với Đại sứ Pháp Alphand.

Alphand nói Pháp sẽ công nhận chính phủ mới, nhưng không nồng nhiệt như Mỹ. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 317]) 601

 

13/11/1963:

- Nhân viên Mỹ [Colby?] nói chuyện với Trần Trung Dung.

Theo Dung, có khuynh hướng hỗn loạn hay quá khích. Đơn xin thành lập đảng phái và hơn 100 đơn xin ra báo bộc lộ điều này. (Memorandum ngày 13 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

13/11/1963:

Sài Gòn: Rufus Phillips gặp Thơ về ACL. Thơ muốn Phillips cho biết ý kiến thẳng thắn về ACL.

Thơ “reminiscing” những ngày tháng làm việc với Lansdale, Big Minh và Hòa Hảo, Cao Đài, cố vấn cho Diệm; nhưng từ năm 1959 bị Nhu gạt ra ngoài vì coi là “chủ bại.” [IV, 1991:596-597]

Chính phủ đang thua trận ở miền đồng bằng. Thí dụ như hiện nay số VC nhiều hơn hai năm trước, dù 20,000 VC đã bị giết.

Tại An Giang, dân chúng phải sưu dịch tới 100 ngày một năm để làm ACL cùng tu bổ đường xá, cầu cống.

VC chỉ đánh thuế 50 tới 100 đồng.

Chính sách chia để trị giữa 3 tôn giáo lớn: Hòa Hảo, Cao Đài, và Ki-tô, và Việt-Miên. [IV, 1991:596-597]

Muốn viện trợ Mỹ một cách “thông minh.”

Đưa ra một số kế hoạch:

Sửa lại những lỗi lầm cũ;

Võ trang Hòa Hảo, Cao Đài và Miên.

Chú tâm đến khía cạnh kinh tế và xã hội của ACL đã thiết lập để lôi kéo sự ủng hộ của dân chúng.

Chú tâm đặc biệt đến vùng Cà Mau.

Dựng thêm ACL.

Lập một cơ quan chỉ huy ở trung ương kế hoạch bình định.

Đề nghị gặp Bùi Văn Lương. [IV, 1991:597-598]

Phillips đồng ý với Thơ; [IV, 1991:598-599] [Xem 18/11/1963]

13/11/1963:

Oat-shinh-tân: Bundy chủ tọa buổi họp hàng ngày của Ban Tham Mưu CVANQG.

Bàn về bài của Halberstam tấn công Harkins trên trang nhất NYT, “Coup Hurts Harkins.” Nêu lên sự khác biệt giữa Lodge và Harkins, giữa Harkins và các Tướng VN, Harkins chi phối Nolting. (Halberstam sắp rời VN)

Ngày này, NYT cũng loan tin về buổi họp quan trọng tại Honolulu vào ngày 20/11/1963 sắp tới.

13/11/1963:

Forrestal nói chuyện với Bob Kleiman, editor của NYT, về bài của Halberstam. Cho rằng “irresponsible” và chỉ do “personal animus” với Harkins.

Kleiman cho rằng nên nương cơ hội thương thuyết một giải pháp chính trị. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL])) 594-595)

13/11/1963:

BNG chỉ thị cho Sài Gòn: Chính sách của Mỹ Kennedy đã đưa ra những nét đại cương vào tháng 12/1961.

Giúp VN duy trì độc lập. Chính sách này được Rusk tái xác nhận ngày 8/11/1963.

Mục tiêu của Mỹ là trở lại tình trạng ngưng bắn năm 1954. Nếu thế, Mỹ sẽ rút quân.

Mỹ đã chứng minh thiện chí bằng lời tuyên bố sẽ rút 1,000 quân. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL])) 599-600)

13/11/1963: Rusk chỉ thị cho Lodge tìm cách ngưng những loại tin đồn về Harkins. (IV, 1991:600)

13/11/1963: Forrestal nói chuyện với Đại sứ Pháp về thái độ Paris với tân chế độ ở Việt Nam.

 

Alphand nói Mỹ chẳng bao giờ hỏi ý kiến Paris về ĐNA, Pháp cũng không cần tham khảo Mỹ trước. (IV, 1991:601)

Thứ Năm, 14/11/1963: * Đà Lạt: Nguyễn Khánh nói chuyện với phái đoàn Mỹ.

Cùng tham dự có Đại tá Ngô Dzu, TMT; Trung tá Quy, cựu Trung đoàn trưởng 41, tân Tỉnh trưởng Lâm Đồng; Đại tá Jasper Wilson, cố vấn trưởng QĐ II.

Khánh tiết lộ từng tham dự cuộc đảo chính. Khi Khánh gặp Đỗ Cao Trí, được Trí cho xem một chỉ thị mật bắt giữ bất cứ ai tổ chức đảo chính; tuy nhiên, Trí ngả theo Khánh. Thoạt tiên, cuộc đảo chính dự trù vào ngày 31/10/1963, nhưng lùi lại hôm sau để có đông đủ sĩ quan dự phiên họp về ACL có Ngô Đình Nhu chủ tọa. (Memorandum ngày 16 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

14/11/1963: Oat-shinh-tân: Kennedy họp báo.

Trả lời nhiều câu hỏi về VN, nhưng không đề cập đến vấn đề hội nghị quốc tế. (Public Papers, Kennedy, 1963, tr. 845-53)

15/11/1963: * SÀI-GÒN: Các đại học mở cửa trở lại.

- Thành lập Ban Chỉ đạo Lâm thời Sinh viên.

Gồm có Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Hữu Đông, Nguyễn Thành Sơn, Cảnh, Tô Lai Chánh, v.. v... (PThT, HS 29383)

Tuy nhiên, các đại diện phân khoa không chịu tham dự vì không tán thành đường lối của Hùng và Đông. Họ lập nên những nhóm riêng: Nho (Khoa Học), Dzi, Khoan (Văn Khoa), Da? (Dược), Phan Trọng Tuệ (con Phan Quang Đán), Lý Đại Nguyên, Trần Quang Thuận (Phật Giáo), v.. v...

Ban Chỉ đạo SV ngày càng mất uy tín và chia rẽ vì các sinh viên không hài lòng với tân Tổng trưởng Giáo Dục Phạm Hoàng Hộ. Hộ vẫn giữ nguyên các viên chức giáo dục cũ, từ Khoa trưởng, Giáo sư đến nhân viên văn phòng. Một số người này từng bị kết án làm tay sai mật vụ cho chế độ Diệm. Tại Đại học Văn Khoa, có: Khoa trưởng Bùi Xuân Bào (Cần Lao), Giáo sư Nguyễn Văn Trung (Cần Lao), Lê Thành Trị (Cần Lao, Dân biểu Khóa 3), TTK Bùi Đình Tân (mật vụ). Ngoài ra, Hộ còn gửi Thư Ngỏ đe dọa sinh viên.

Thiếu tướng Trần Tử Oai, cựu Tổng trưởng Thông Tin được giao đặc trách thanh niên và sinh viên. Oai giúp cho sinh viên một trụ sở hoạt động, phương tiện di chuyển, ấn loát, tài chính, giờ phát thanh hàng tuần và biệt phái một số sĩ quan Nha CTTL sang công tác với Sinh viên. Từ cuối tháng 12/1963, Trung tướng Phạm Xuân Chiểu đặc trách về sinh viên. Nhưng đa số đều nghi ngờ dụng tâm của các Tướng lãnh, thờ ơ với Ban Chấp hành Tổng Hội Sinh viên Toàn quốc. Sư hiềm khích Giáo-Lương cũng khiến THSVTQ mất dần uy tín.

Từ sau ngày “Chỉnh lý” (30/1/1964), sinh viên bị chính trị hóa hoàn toàn. Phe thân Nguyễn Tôn Hoàn, phe ủng hộ Trần Văn Lý. Các cán bộ Cộng Sản cũng bắt đầu xâm nhập. [Xem 5/2/1964]

15/11/1963:

Huế: Colby nói chuyện với Đỗ Cao Trí.

Trí nói về kế hoạch hành quân vượt biên giới qua Lào. Chưa tìm ra được tài sản của Cẩn. (Memorandum ngày 15 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

16/11/1963:

* SÀI-GÒN: Thành lập “Ủy Ban Điều Tra Tội Ác” và "Ủy Ban Điều Tra Tài Sản Thủ Đắc Bất Hợp Pháp” của chế độ Diệm.

- Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Liễu và những sĩ quan chống đối chế độ Ngô Đình Diệm từ Nam Vang về nước.

- Sở CIA Sài Gòn báo cáo: Lodge muốn thay Harkins

Các Tướng VN coi Harkins người của chế độ cũ. (IV, 1991:602-603)

Chủ Nhật, 17/11/1963: MTDT/GPMN ra tuyên cáo đòi:

(1) Mỹ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam;

(2) thành lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam; và,

(3) thống nhất đất nước.

* PHÚ YÊN: Hai dân vệ vô cớ bắn gãy thánh giá nhà thờ Ki-tô thôn Phú Dương, quận Sông Cầu.

Ngày 21/12/1963, Đỗ Cao Trí, Tư lệnh QĐ II, cho lệnh giải chức hai dân vệ trên. (PThT, HS 29372a)

Thứ Hai, 18/11/1963: SÀI-GÒN, 11G00: Big Minh tiếp Phillips.

Phillips đã quen Minh từ năm 1955. Minh nói không hề nghĩ rằng có ngày trở thành quốc trưởng, và cũng không ngờ phải đảo chính, một điều Minh muốn tránh bằng mọi giá.

Về ACL, theo Minh, trên lý thuyết tốt, nhưng khi thực hiện không đúng, và được khai thác cho riêng uy tín Nhu. Tại vùng châu thổ, nên cho dân chúng tựquyết định trở lại làng cũ hay ở lại trong ACL. Tại miền Trung, biện pháp hiện nay đúng, nhưng tại vùng châu thổ không áp dụng một cách máy móc được. Cần hành quân cấp nhỏ hơn sử dụng đại đơn vị tại vùng này vì làng mạc ở rải rác. VC sợ loại hành quân với đơn vị nhỏ này. Cần thu phục nhân tâm.

ACL, nguyên tắc tốt, nhưng áp dụng nhiều sai lầm. Tại đồng bằng Cửu Long, giữ một số ACL, nhưng cho dân chúng bị cưỡng ép vào ACL trở về quê cũ. Tại miền Trung, tốt; nhưng không áp dụng được ở miền Nam.

Đưa ACL vào kế hoạch bình định.

Muốn thành công trong việc bình định, cần tổ chức lại lãnh thổ quân sự. Cần đảo ngược hệ thống tam giác tập trung ở cấp quân hay sư đoàn. Các đơn vị được hoạt động tại một khu chỉ định trong một thời gian dài, và nhấn mạnh vào những cuộc hành quân cấp nhỏ. Ở cấp tỉnh cũng vậy. Cần tản quyền xuống cấp dưới.

Một trong những vấn đề khó khăn là thiếu người được huấn luyện chuyên môn ở cấp tỉnh, quân cũng như dân sự. Cần mở những lớp huấn luyện đặc biệt cấp quận.

Quân đội cần được cải tổ theo diện địa. Phân quyền tới cấp tỉnh.

Thiếu nhân lực, dân cũng như quân sự ở cấp tỉnh.

Vấn đề nghiêm trọng nhất là tham nhũng. (IV:605) Hiện nay tham nhũng lan tràn từ trung ương tới địa phương. Có lẽ phải dùng biện pháp hoán chuyển và nếu cần xử bắn những người tham nhũng nhất. Phillips đề nghị nên trừng trị họ hàng những người có quyền thế trong chính phủ mới.

Minh nói người Mỹ không biết được mức độ tham nhũng của chính phủ trước. Viên chức chính phủ bắt dân phải mua kẽm gai để làm ACL dù dân biết kẽm gai được phát không. (IV:605) Tỉnh trưởng Nha Trang cho môn bài độc quyền gạo và cá. Trên trung ương còn tồi tệ hơn nữa. Hoa thương đề nghị biếu quân đội 50 triệu đồng, và cá nhân Đôn 20 triệu để được độc quyền bán than đước. (IV:606)

Gánh nặng di sản của chế độ Diệm là tham nhũng.

Nhiều tỉnh và quận trưởng bán giây kẽm gai. Nếu cần bắn một vài người làm gương.

Cựu tỉnh trưởng Nha Trang và độc quyền môn bài cá. Hoa thương độc quyền bán than ở Cà Mau. Hứa cho Đôn 20 triệu và quân đội 50 triệu.

Thanh tra bất thần.

Tại miền Tây, nâng đỡ Hòa Hảo.

Sẽ bổ nhiệm Đại úy Đảo, tùy viên Tướng Kim, làm tỉnh trưởng Long An. Sẽ cho lên Thiếu tá. Kế hoạch khác là Cà Mau.

Phillips: He is as unpretentous and candid as in the past. (IV, 1991:603-7)

Minh định sử dụng 2 biện pháp: công khai tuyên bố và thanh tra bất thường. Cá nhân Minh sẽ đi các tỉnh để thanh tra. Việc thay đổi thái độ của các viên chức chính phủ với nông dân là điều ưu tiên hàng đầu chính phủ Minh muốn thực hiện. (IV:606)

Tại vùng châu thổ, hai kế hoạch chính là tái võ trang Hòa Hảo và thực hiện phương pháp ACL mới tại những khu khác. Minh định chọn Long An làm thí điểm. Đại úy Lê Minh Đảo, chánh văn phòng của Tướng Kim, sẽ được thăng Thiếu tá làm tỉnh trưởng. Cũng cần chú tâm vào vùng Cà Mau. (IV:606)

Cũng đáng quan tâm là nỗ lực trong sạch hóa trung ương. Nhiều viên chức cao cấp nằm trong danh sách trả lương của VC, qua hệ thống Hoa thương. (IV:606)

Theo Phillips, Minh vẫn không thay đổi gì. Là Tướng hàng đầu của VN. Có đức tính ân cần và cảm tình khêu gợi thiện cảm của dân chúng. Minh có thể trở thành một lãnh tụ lớn, nhưng phải thúc đẩy luôn, vì Minh vốn là người khiêm nhường [humble]. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 319] 607 (603-7)

Toà Đại sứ Philippines trao trả Ngô Trọng Hiếu, cựu Bộ trưởng Công Dân Vụ.

Hiếu, theo một tài liệu Mỹ, bị tình nghi là cán bộ tình báo chiến lược CS.

- Trung tá Vương Văn Đông từ Nam Vang về nước.

Thứ Ba, 19/11/1963: Colby rời Việt Nam.

CIA Sài Gòn báo cáo Đôn sẽ cho Phoumi bí mật qua thăm Việt Nam. Đôn, Kim và Khiêm cho CIA biết Big Minh đã đồng ý mời Phoumi thăm Sài Gòn vào cuối tháng 11/1963, và LLĐB dân sự VN sẽ hoạt động vượt biên giới qua Lào.

CIA Mỹ đồng ý, nhưng muốn duy trì liên hệ tốt với Souvana Phouma. Tel 2540, 19 Nov 1963, CIA Sài Gòn gửi CIA; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 320]) 607-608

Thứ Tư, 20/11/1963:

Sài Gòn: Tuyên bố thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ [Council of Sages]. Với nhiệm vụ tư vấn và đại diện các đảng phái.

 (Tel 1092, 20 Nov 1963, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL])) 609n2) [Xem 23/11/1963]

20/11/1963: * HONOLULU: TT Kennedy chủ tọa phiên họp Hội đồng chính phủ để duyệt xét vấn đề Việt Nam. Lodge, Harkins tham dự. (IV, 1991:608-624)

Công bố NSAM 263 đã biểu quyết ngày 11/10/1963.

Bàn thảo về tình hình VN.

Chính trị [Lodge, FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)

 [TL321]: 608-11

Tương lai gần đầy hy vọng [hopeful]. Các Tướng đoàn kết và muốn xúc tiến nỗ lực chiến tranh. Họ hiểu chiến tranh với VC không thuần túy quân sự mà còn về chính trị và tâm lý. Họ quan niệm cải cách xã hội và kinh tế trợ giúp cho chiến thắng. (IV:608)

Giảm hoặc hủy bỏ lao công bắt buộc [forced labor hay corvée].

Củng cố những ACL đã dựng, vì bành trướng quá nhanh. Tạm ngưng xây dựng thêm.

Loại bỏ các cai người Việt gốc Hoa và buôn lậu [racketeers].

Dồn nỗ lực đưa Cao Đài và Hòa Hảo về phía chính phủ. (IV:609)

Tái viện trợ giúp kinh tế hồi phục. Xin giữ mức viện trợ ít nhất bằng thời Diệm.

Các Tướng nói về khuyến khích sự phát triển các đảng chính trị, và bổ nhiệm thêm chánh án, biện lý, v.. v... Theo lodge, điều này quá lý thuyết. Hội Đồng Nhân Sĩ [HĐNS] và sự cấp tiến hóa chính trị đủ làm hài lòng một số ngưới tân học.

Không nên đẩy nhanh viêc dân chủ hóa như bầu cử, v.. v... Tại Việt Nam, việc thay đổi chính phủ bằng bạo lực chưa thể thay thế bằng bầu cử. Nếu trong 6 tháng tới không xảy ra việc gì giữa các Tướng đã là may mắn. (IV:609) Các Tướng là những người có đầu óc mới và họ hiểu nhu cầu cải thiện xã hội, kinh tế. Viên chức và báo chí Mỹ đừng mong biến họ thành những hình ảnh trong đầu óc mình. Không thể theo dõi và bắt bẻ họ từng chút một. Trong vài tháng hãy để họ thực hiện nhữn điều họ muốn. Từ ngày lên cầm quyền, các lãnh tụ VN hành động có cân nhắc. Họ cố gắng hạn chế việc thanh trừng chế độ cũ [purges], việc đối xử với dân chúng và báo chí cải thiện. Hiện giờ hưa biết ai nắm hết quyền lực, nhưng các Tướng nỗ lự đưa phe dân sự vào chính quyền. (IV:610) Tóm lại, những gì Mỹ đang làm nhắm vào thu phục nhân tâm [to win over the minds of the people]. Kể cả VC.  Thuyết phục binh sĩ VC ngưng cầm súng để tự cứu mình khỏi cái chết. Vấn đề như thế không chỉ quân sự, nhưng kinh tế, xã hội và chính trị nữa. (IV:610)

Lần đầu tiên trong nhiều năm, chính phủ trung ương được thị dân ủng hộ. Nhưng nếu muốn chiến thắng cần sự ủng hộ ở vùng thôn quê nữa. Hiện nay, nông dân vẫn “apathetic.”

Tình thế mới cũng cần thay đổi về phía Mỹ. Cần xem xét những chương trình nào phải thay đổi. Thí dụ như về quân sự, cần có hệ thống chỉ huy mới, tinh thần chiến đấu hơn phòng thủ, và số quân tham chiến cần thiết. (IV:610)

Về kinh tế, chẳng hạn, cũng nên xét lại. Hiện đang nỗ lực vượt qua chính phủ trung ương, làm việc với cấp tỉnh. Có thể có một cái nhìn mới với thư lại Sài Gòn.

Cần chuẩn bị ngày bàn giao cho Việt Nam. Báo cáo McNamara-Taylor đã định ngày tiệt thoái là cuối năm 1965. Nên định rõ ngày cho các kế hoạch USOM và USIS. Nhưng ở phút chót, chúng ta vẫn có thể nới dài kỳ hạn. (IV:610)

Lodge vẫn muốn sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam trong tương lai, nhưng với một vai trò và nhu cầu khác. (IV:611)

Trả lời câu hỏi của Rusk, là liệu có thể tiến dần đến dân chủ hóa mà không gây trở ngại cho nỗ lực chiến tranh, Lodge trả lời có thể có tiến bộ trong việc dân chủ hóa nông thôn, nhưng không nên trông đợi ngay một cấu trúc dân chủ kiểu Tây phương. (IV:611)

Rusk hỏi cách nào để các Tướng không chia rẽ. Lodge nói cần cho họ biết là chính phủ Mỹ quan niệm rằng sự đoàn kết có lợi cho sự sinh tồn của đất nước. Thí dụ như Mỹ chứng tỏ sự ủng hộ Tướng Minh. Qua những cuộc nói chuyện với Minh, Đôn, Kim, Lodge nghĩ rằng họ muốn tránh những hiềm khích trong nội bộ HĐQNCM. Họ tin rằng sẽ kiểm soát được Đính. Nhưng Lodge hoài nghi, vì Đính không chỉ nắm Bộ An Ninh, mà còn là Tưlệnh QĐ III.

Đáp câu hỏi của Taylor về ý định các Tướng về hình thái chính quyền, Lodge nói các Tướng hiểu HĐQNCM chỉ có tính cách tạm thời. Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy một nhân vật dân sự nào nổi bật. Lodge lập lại là Mỹ nên kiên nhẫn cho các Tướng tập trung vào nỗ lực chiến tranh, đừng thúc đẩy mạnh về cải cách chính trị hay bầu cử. TheoLodge, các Tướng thực sự lo lắng cho đất nước, chương trình của họ hợp lý [they are sincere, that they have the good of their country at heart, and that they have a basically sound program]. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL](611)

Quân sự [Harkins, FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)

[TL 321] 612-613

Harkins nói giữa Harkins và Lodge không có sự khác biệt về thực trạng cuộc chiến như báo chí mô tả. Lodge đồng ý.

Harkins nói tiếp là vấn đề không nằm ở số liệu thống kê, mà ở lòng dân. Muốn chiến thắng phải tới gần dân, lắng nghe họ.

Ngay sau khi cuộc đảo chính xảy ra, mức hoạt động của VC tăng lên 300-400%. Nhưng từ sau ngày 6/11, tình hình êm dịu dần, trở lại mức cũ. Từ đầu tháng 10/1963, mức độ chiêu hồi giảm xuống. Nhưng tuần qua, trên 350 Hòa Hảo về hàng. Cao Đài cũng vậy. Về dân thiểu số cao nguyên, khoảng 220,000 người hàng phục qua kế hoách CIDG. Hiện nay, khoảng 400000 dân Thượng nằm trong vùng chính phủ kiểm soát. (IV:612)

42 tỉnh trưởng và 253 quận trởng chắc chắn chịu ảnh hưởng cuộc đảo chính. Dân chúng coi họ nhưngười của chế độ cũ. Chính phủ mới chắc sẽ thay đổi hoặc bắt họ đoạn tuyệt với chế độ cũ. (IV:612)

Tướng Minh muốn thống nhất hệ thống chỉ huy, và đây là điều tốt.

Vấn đề là tân chính phủ có làm gì để bảo đảm an ninh cho nông dân, và cải thiện đời sống nghèo khổ của họ. (IV:613)

Chính phủ mới đang khám phá ra nhiều chuyện lạ: Trong Thành Cộng Hòa có tới 50 tấn đạn dược. (IV:613) Vấn đề tái bổ nhiệm những cựu tỉnh trưởng, quận trưởng và các HSQ chính trị. Nên làm gì với Hiến binh. (IV:613)

 

Kinh tế [Brent],

Ngày 7/11/1963, Nguyễn Ngọc Thơ và USOM đạt một thỏa ước:

Văn phòng Thủ tướng trách nhiệm việc viện trợ.

Văn pòng Thủ tướng phụ trách vấn đề ACL.

Một toán hỗn hợp Việt Mỹ sẽ nghiên cứu tình hình kinh tế. Khoa trưởng Vũ Quốc Thúc, Bộ trưởng Nông thôn Trần Lê Quang, và TGĐ Kế hoạch Diễm ở trong toán này.

Ngân sách, ngoại trừ Quốc Phòng, do Phủ Thủ tướng phụ trách. (IV:614)

Nhu cầu viện trợ Mỹ khá lớn. Ngân quĩ quốc phòng lên tới ¼ tổng số thu nhập quốc gia, và vượt xa trên thu nhập của chính phủ trung ương. Mặc dù QH Mỹ cắt giảm viện trợ, xin cho VN ít nhất cũng bằng ngân sách năm 1963.

Ngày 8/11/1963, viện trợ PL 480, Title I được tái cấp. Mỹ cung cấp 4.3 triệu MK nhập cảng bột mì và sữa đặc có đường.

Mỹ cũng đang theo dõi và nghiên cứu kỹ càng những đề nghị của Việt Nam. Một phần để giữ áp lực, vì không muốn cho VN một ngân phiếu để trống [blank check]. Hy vọng là kinh nghiệm mới đây sẽ cho phép Mỹ thảo luận việc phục hồi hoàn toàn viện trợ theo những đường hướng Mỹ muốn. (IV:614)

Hai điểm đáng ghi nhận: Việc ngưng viện trợ hàng hóa khiến giúp tia lửa điện cho cuộc đảo chính để vãn hồi nó; và, vệc ngưng viện trợ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt kinh tế nói chung. Sự gia tăng giá cả đã được chờ đợi từ trước. (IV:615)

Vế khía cạnh xã hội, cả 6 Bộ trưởng mà Brent thăm viếng đều muốn chấm dứt tình trạng sống trong sợ hãi. Sinh viên và Phật giáo nghĩ họ xứng đáng được tưởng thưởng về cuộc đảo chính. Họ đãthành lập một Tổng hội với những mục tiêu chính trị và có thể trở thành vấn đề. Tướng Minh đã tiếp xúc với họ và muốn thành lập một tổ chức giống như Peace Corps. (IV:615)

Có một khí thế mới ở Việt Nam. Các Tướng tự tin, nhưng không quá tự tin. Người Việthiểu rằng nếu thí nghiệm này thất bại, họ chẳng còn cơ hội nào khác.

Rusk hỏi về Thuần. Lodge nói Thuần muốn xuất ngoại và Minh có thể cử Thuần làm Đại sứ. (IV:615)

Về vấn đề cùnglàm việc hỗn hợp, Brent nói chỉ ở cấp tỉnh. Rusk muốn thấy ở cấp trung ương. (IV:615)

Thơ đồng ý giảm số nhập cảng bột mì và sữa của Pháp còn 50%. (IV:615-616)

Brent nói VN hy vọng xuất cảng 300,000 ton gạo trong năm. Và năm tới, tăng 30%. McNamara nói nên tăng viện trợ mua phân bón [fertilizer] để tăng mức xuất cảng gạo. Không thể tăng thuế, nên tăng uất cảng. (IV:616) FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 321]: 613-616

 

Các tỉnh [IV:616-618 [TL321]

Harkins nêu lên 13 tỉnh đáng lo ngại: Quảng Ngãi, Bình Định, Phước Thành, Bình Dương, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hòa, Chương Thiện và An Xuyên. (IV:616)

Tại An Xuyên, CS kiểm soát từ thập niên 1940. Mỗi năm, CS xuất cảng 10 triệu MK gạo và than sang Thái Lan, Singapore và lên Sài Gòn. Mũ đang nghiên cứu việc phong tỏa đường biển. (IV:617)

Cần tổ chức màng lưới tình báo tại các thôn xã vì lực lượng quân sự không đủ. (IV:617) Về ACL, chỉ có khoảng 60% ở phía Bắc NVN thành công. (IV:617)

Viễn ảnh với chính phủ mới [IV:618-622]:

Silver lược trình tình hình kinh tế Việt Nam:

Mức chi tiêu gia tăng 60% trong giai đoạn 1960-1964, trong khi viện trợ Mỹ (vào khoảng 40% sự chi phí của chính phủ trung ương) giảm xuống. Lý do chính yếu là gia tăng chiến phí, 100% trong giai đoạn này. Trong khi đó, chi phí không quân sự trong kế hoạch chống phản loạn cũng gia tăng, đặc biệt là ACL.

Trong tài khóa 1964, chính phủ Diệm ước tính sẽ bị deficit 9 tỉ đồng. USOM ước đoán khoảng 7 tỉ. 7 tỉ này vào khoảng 30% tiền phát hành (tương đương với 50 tỉ MK trong ngân sách Mỹ). (IV:618-619)

Đây là sự khó khăn vì VN cơ bản là xứ nông nghiệp, với một căn bản kỹ nghệ nhỏ. Thật khó để giải đáp nhu cầu về hàng tiêu dùng. Dù giá cả chưa tăng nhiều, nhưng tình trạng này khó giữ lâu.

Sự tồn đọng viện trợ và việc chuyển sự chi tiêu xuống cấp tỉnh giảm mức chi tiêu của chính phủ trung ương. Ngoài ra, số thặng dư ngoại tệ giảm từ 200 triệu năm 1961 xuống 155 triệu năm 1962, và tăng lên chút ít năm 1963 [khoảng 170 triệu] nhờ sự gia tăng xuất cảng. (IV:619)

USOM và VN sẽ ngồi xuống để giải quyết. Phải gia tăng việc thu thuế, tăng thuế (nhất là dầu lửa), và giảm chi dân sự 1 tỉ đồng. Cố gắng giữ mức chi phí quân sự ở mức năm 1963, và giới thiệu những biện háp tiết kiệm mới như tăng số kiến thiết (lottery), mở thêm ngân hàng nông nghiệp, v.. v... Nền kinh tế có thể chịu đựng nổi mức tăng tiến từ 1 tới 1.5 tỉ đồng. Như thế, VN sẽ bị deficit khoảng 2 tỉ đồng trong ngân sách. Số 2 tỉ này sẽ trích ra từ thặng dư ngoại tệ khoảng 170 triệu MK. Năm 1960, số ngoại tệ thu về là 88 triệu. Năm 1961 còn 70 triệu, do giảm giá cao su và gạo. Năm 1962 chỉ được 47 triệu, do nạn lụt làm hư hại mùa màng. Năm 1963, dự trù thu về 80 triệu, và n8m 1965, 95 triệu. Tổng số nhập cảng hiện nay là 250 triệu, chưa kể viện trợ MAP và ACL, nhưng kể cả CIP. Dự đoán này chỉ cho chính phủ, chư kể tư nhân. (IV:619)

Bundy hỏi tại sao mức thiếu hụt 2 tỉ quan trọng trong khi hai năm 1962 và 1963 thiếu hụt đến 3 và 4 tỉ. Silver nói giá cả đã tăng 15% trong 3 năm qua, và cộng với sự thiếu hụt cũ, 2 tỉ thêm vào này tạo vấn đề.

McNamara hỏi tại sao nửa phần trước năm 1963, số tiền cung cấp tăng 20%, số tiền này đi về đâu? Silver trả lời dân chúng giữ lại tiền, và nhất là VC muốn tăng dự trữ tiền đề phòng trường hợp ACL cắt đứt nguồn thu nhập tại nông thôn. (IV:620)

McNamara lo ngại rằng mức tăng tiền lưu hành, cộng với 9 tỉ thiếu hụt tích lũy những năm trước, sẽ tạo khó khăn cho chính phủ mới. Mỹ cần giúp duy trì sự vững chắc kinh tế trong vòng 12 tới 18 tháng tới. Nếu kinh tế khó khăn việc chuyển từ chính quyền quân sự qua dân sự hầu như bất khả.

McNamara nghĩ rằng Mỹ cần yểm trợ các tướng về kinh tế. Nếu cần, giảm bớt chi phí quân sự để bảo đảm sự ổn định kinh tế.

Bell nghĩ rằng cần gửi chuyên viên ngoại hạng Mỹ qua VN để cùng soạn thảo kế hoạch trong hai tháng tới.

Về nhập cảng, Janow nói năm 1962 VN nhập cảng 280 triệu, năm nay, 238 triệu và năm 1964, 255 triệu. Sự nhập cảng thương mại này cao hơn xuất cảng khỏng 150 triệu. Cộng với nững mặt nhập cảng khác, thiếu hụt khoảng 250 triệu. Số tiền này khiến kinh tế VN chịu đựng không nổi.

Tướng Timmes trình bày về ngân quĩ Bảo An và Dân vệ. 86% ngân sách cho Bảo An và 95% ngân sách Dân vệ dùng để trả lương và trợ cấp. Ngân sách QP n8m 1964 là 14.5 tỉ đồng. Có thể giảm bớt 100 tới 200 triệu đồng nếu chính phủ mới tái tổ chức các lực lượng.

McNamara nêu lên rằng ước lương của Timmes và Silver khác biệt nhau 750 triệu đồng. Theo McNamara, VN sẽ cạn hết tiền trước khi chiến thắng được CS. Chính phủ mới đang ngồi trên một thùng thuốc nổ [a keg of political dynamite]. Quân và kinh viện không đủ để bùvào sự thiếu hụt này.

Bell đồng ý. Đề nghị nên giữ chân các Tướng trên lửa, bắt họ phải tận dụng nguồn vật liệu bản xứ, và không thể cảm thấy thoải mái về kinh tế và quân sự trên mức thực tế.

Fraleigh nêu lên vấn đề sử dụng phân bón. VN ít dùng phân bón nên thu hoạch chỉ được 50% của Đài Loan hay Nhật Bản. Fraleigh đề nghị tăng gấp đôi tiền mua phân bón cho tài khóa 1964. Cứ 70 MK thêm cho phân bón, sẽ tăng mức thu nhập gạo lên 110 MK. Bell đề nghị nên gia tăng vi65c cho vay nợ [credit] mua phân bón. Lodge thêm vào là Nam VN có thể là nguồn cung cấp gạo nhiều nhất tại ĐNÁ.

Rusk nói sẽ bàn với Nhật về vấn đề phân bón trong chuyến đi tới.

McNamara nói cuộc đảo chính tạo nên một thứ euphoria trong tâm trí người Mỹ. Đồng ý các Tướng thân Mỹ, nhưng VC có khả năg duy trì cuộc chiến. Cần giúp các Tướnchiến thắng, khoan hy vọng quá sớm. (IV:622)

Những điều cần làm [IV:622-24]:

Trueheart nghĩ rằng các Tướng phải tiếp tục kế hoạch ACL, giữ lời hứa của chính phủ trước. Chỉ sửa chữa lại những lỗi lầm cũ, như overextension. Các Tướng cũng cần chọn vùng châu thổ Cửu Long làm ưu tiên hàng đầu, cùng 13 tỉnh tướng Harkins đã đưa ra. (IV:623)

Tương lai, sẽ phải thành lập thêm ACL, có thể lên tới 1000 đơn vị, và dời chỗ những ấp không tốt. 70% ACL ở châu thổ không đúng tiêu chuẩn. Cần cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của dân chúng. Số tiền 1 tỉ đồng cho ACL đã đủ, không cần MAP. (IV:623)

Rusk hỏi về vấn đề y tế trong các ACL. Harkins nói VN hiện có 750 y sĩ, nhưng 450 phục vụ trong quân đội. (IV:623)

Bundy hỏi về giới chức chịu trách nhiệm ACL. Trueheart nói Mỹ không thay đổi, VN do một Ủy Ban Liên Bộ phụ trách.

ACL khởi đầu bằng 10 triệu MK viện trợ. Hiện nay VN tài trợ, nhưng một phần trong số 35 triệu MK của Mỹ dùng cho ACL năm nay. Dân chúng cũng đóng góp sưu dịch để có sự ràng buộc với ACL.

Truheart nói là 70% ACL không đạt tiêu chuẩn, không có nghĩa là CS kiểm soát. Theo Harkins, một số ACL bị VC tàn phá, một số ngả theo VC. Không rõ VC kiểm soát baop nhiêu ACL. (IV:624) (Memorandum of Discussion, 20 Nov 1963; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)  [TL 321]) 608-626.

Thứ Năm, 21/11/1963:

* NEW YORK: Báo New York Times loan tin là tại Hội nghị Honolulu, chính phủ Mỹ quyết định triệt thoái 1,000 trong số 16,500 binh sĩ Mỹ tại Nam Việt Nam, hiệu lực từ ngày 1/1/1964.

Thứ Sáu, 22/11/1963:

* DALLAS, TEXAS, 12G30 CST [22G30, NVN]: Kennedy bị ám sát khi từ Love Field tới Dallas Trade Mart để đọc diễn văn.

13G00: Kennedy chết. 14G38: Phó TT Lyndon B. Johnson tuyên thệ kế vị Kennedy trên phi cơ Air Force 1, từ Dallas lên Oat-shinh-tân.

* OAT-SHINH-TÂN, 8G00: Bundy chủ tọa phiên họp Ban Tham Mưu HĐANQG.

Cần chấn chỉnh lại Tòa Đại sứ Sài Gòn. Có hiềm khích giữa Harkins và Lodge. Cần lập một Ban tham mưu cho Loge. Lodge là một strong-minded man, cần có một Phó Đại sứ lo việc quản trị [sẽ cử David G. Nes]. Phải duy trì ACL. Giới quân sự bắt đầu nhìn thấy sự nghiêm trọng ở vùng châu thổ.

Về chính phủ quân sự, e rằng sự hợp tác khó kéo dài.

Không hiểu sự liên kết giữa các Tướng sẽ kéo dài bao lâu. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 625-26 [TL322, 608-26])

Thứ Bảy, 23/11/1963: SÀI-GÒN: “Big” Minh ký Sắc lệnh thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ.

Sẽ gồm từ 40 tới 80 "nhân sĩ." Việc này đã được bàn thảo từ ngày 5-6/11/1963. Điều khiến các chính khách không hài lòng là quyền lực dành cho Thủ tướng Thơ trong việc liên lạc với HĐNS. (IV:648-49)

[Ngày 11/11/1963, Phan Huy Quát tiết lộ với nhân viên Mỹ là Dương Văn Minh đã yêu cầu Quát cầm đầu HĐNS, và Quát đã nhận lời. Đặng Văn Sung, Bùi Diễm và Trần Văn Đỗ đã nạp cho Tướng Kim danh sách 40 người. Sau đó, Quát trao cho Đỗ Mậu danh sách 15 người của Ban lãnh đạo HĐNS. Chưa thể đưa ra đại biểu của nông dân. Cán bộ của các Hợp Tác Xã đều là cán bộ chế độ cũ, không được dân chúng ưa chuộng. HĐNS coi như em của ông anh HĐQĐCM. (Memorandum ngày 11 Nov 1963; LBJL, NSF, Country File, Vietnam, Box 1)

[Ngày 13/11/1963] Trần Trung Dung nói với nhân viên Mỹ là ngày 12/11, Phan Huy Quát nói với Dung là Trung tá Thảo định chia HĐNS thành hai nhóm, nhờ Phan Huy Quát cầm đầu một nhóm bảo thủ, và Phan Khắc Sửu một nhóm cấp tiến hơn về cải cách xã hội. Nhiều nhân vật tên tuổi có lẽ sẽ từ chối tham dự.

Dung đề nghị thành lập một Quốc Hội với những trách nhiệm giới hạn như nòng cốt của nền dân chủ sau này. Chọn 10 tới 15 lãnh tụ quốc gia có uy tín, nhờ họ đề cử người hiền tài. Quốc Hội sẽ soạn thảo hiến pháp và ban hành những luật cần thiết, như luật báo chí.

Dung yêu cầu Mỹ áp lực HĐQĐCM thực hiện ý kiến này. Nhân viên Mỹ đề nghị Dung tìm cách phổ biến ý kiến trên, như đăng một bài báo, và Mỹ sẽ yêu cầu HĐCM nghiên cứu vấn đề.

Nhân viên Mỹ nghĩ Dung có thể đóng góp một vai trò. (Memorandum ngày 13 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1) [Xem 2/12/1963]

* OAT-SHINH-TÂN: McNamara làm phiếu trình lên Johnson, yêu cầu tăng quân viện cho VNCH.

Cần thay Harkins vì các Tướng nghĩ Harkins liên hệ chặt chẽ với chế độ cũ. Đề nghị cử người thay Trueheart vì Trueheart đã ở VN trên 2 năm. Hoàn tất trước ngày Lodge rời Oat-shinh-tân.Khẳng định vùng châu thổ Cửu Long là mục tiêu chính. Yêu cầu tăng viện trợ cho tân chính phủ VNCH. [TL 324]) 627-28

Rusk làm phiếu trình cho buổi gặp mặt giữa Johnson và Lodge.

Tình hình có vẻ hy vọng. Có nhiều bảo đảm thắng trận hơn chính phủ Diệm. Sẽ rút 1000 lính khỏi VN trước cuối năm 1963. Mối quan tâm là liệu các tướng có đoàn kết đến lúc chiến thắng. Về kinh tế có khó khăn. Năm 1964, thiếu khoảng 100 triệu MK sau khi có viện trợ. (IV:629)

Về chính trị, chính phủ lâm thời gồm HĐQNCM 12 Tướng, 1 nội các dưới quyền cựu Phó TT Nguyễn Ngọc Thơ và Hội đồng Nhân Sĩ. Minh và Thơ là bạn cũ, làm việc được với nhau. Nhưng các Tướng bắt đầu chia rẽ. Đáng ngại nhất là Tôn Thất Đính, Bộ trưởng An Ninh kiêm Tư lệnh QK III.

Chính phủ mới được sự ủng hộ của thị dân. Nhưng nông dân tiếp tục apathetic như thời Diệm. Các Tướng nhận hiểu nhu cầu thu phục sự yểm trợ của họ.

Ngay sau đảo chính, VC gia tăng hoạt động lên 1000 lần mỗi tuần. Hiện nay đã giảm xuống bình thường, khoảng 300-400 vụ. Chính phủ mới sẽ tập trung vào vùng châu thổ, Nam Sài Gòn.

Về kinh tế, mối lo nhất là sự thiếu hụt khoảng 100 triệu Mỹ Kim cho tài khóa 1964. Viện trợ Mỹ hiện nay là 95 triệu cho CIP và 30 triệu cho PL 480. Tại Honolulu, McNamara đề nghị nếu cần chuyển bớt viện trợ MAP qua, dù ngân sách MAP cũng thiếu 12 triệu MK. (IV:630)

Liên hệ nước ngoài: Liên hệ Mỹ-Việt tuyệt hảo [excellent].

Liên hệ với Kampuchea không tốt.

Chính phủ VN hợp tác với Phoumi. Đang áp lực VN làm việc với Souvana Phouma.

Liên hệ với de Gaulle không tốt, vì de Gaulle coi các tướng làm cản trở kế hoạch trung lập hóa. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 629-30 [TL 325])

Chủ Nhật, 24/11/1963:

* CÀ-MAU: Đánh lớn ở Chà Là, cách Cà Mau 20 cây số về phía Nam.

Phát hiện một đơn vị phòng không của CS. (IV:648)

* Hậu Nghĩa: 300 VC tấn công trung tâm huấn luyện Dân Sự Chiến Đấu tại Hiệp Hòa.

4 cố vấn Mỹ bị mất tích. Do nội tuyến dẫn đường. Thương vong cao, nhiều vũ khí mất. (IV:647)

* Phnom Penh: Chính phủ Kampuchea gửi điện văn cho hai nuớc đồng chủ tịch Hội nghị Geneva, yêu cầu triệu tập một hội nghị quốc tế để bảo đảm sự trung lập của Kampuchea.

Ngày 26/11, Bộ Ngoại Giao Kampuchea chuyển một bản sao thông điệp trên cho Tòa Đại sứ Mỹ. (Tel 417, 26 Nov 1963, Phnom Penh gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL?]) 641n3.

* [24/11/1963] OAT-SHINH-TÂN, 10G00: Lodge họp với Hilsman.

Buổi nói chuyện gổm 3 phần. Phần thứ 3 chưa giải mật.

Phần I: Đại cương:

Lodge đồng ý với chính sách tổng quát của BNG.

Chỉ yêu cầu việc xây dựng tòa đại sứ mới cần chú trọng vào việc an ninh và tự vệ. Trên sân thượng, cần một bãi đáp trực thăng [a helicopter landing pad]. Việt Nam là một dân tộc hung bạo [a violent people] and something violent could happen in the future. (IV:632)

Về chính phủ VN, cứ để họ phát triển một phương thức làm việc riêng.

Đồng ý chọn Nes làm Phó Đại sứ.

Tư lệnh Thái Bình Dương cần một Tướng Bộ binh. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 632-633 [TL 327]

Phần thứ 2: Cách đối xử với BV:

Có tin CSBV muốn thương thuyết. BV chẳng mong ước gì hơn là Mỹ rút khỏi miền Nam. Triệt thoái quân khỏi VN là tặng không BV trên đĩa bạc.

Đưa ra đề nghị 2 giai đoạn: cây gậy và củ cà rốt. Cây gậy: Thông báo cho Hà Nội là Mỹ bắt đầu hết kiên nhẫn, sẽ có những biện pháp trả đũa, trừ khi Hà Nội kêu VC ngưng hoạt động.

Cà-rốt: Dùng một đường giây khác cho Hà Nội biết Mỹ sẽ rút quân nếu Hà Nội called off the Viet Cong. (IV:634)

Kế hoạch này khác với kế hoạch thống nhất và trung lập của de Gaulle. Cũng khác đề nghị trung lập hóa miền Nam của CS và Kampuchea. Kế hoạch của Lodge là biến Bắc Việt thành một thứ Yugoslavia, một xứ CS trung lập. (IV:634) FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 328] 633-634

* Averell Harriman, Thứ trưởng NG đặc trách chính trị [Under Secretary of State for Political Affairs], gặp Lodge.

Bàn về Bắc Việt, Lodge có ý kiến là khi miền Nam đủ mạnh, sẽ đe dọa Bắc Việt phải ngưng yểm trở VC miền Nam, bằng không sẽ oanh tạc miền Bắc. Sau khi CSBV ở vào tình trạng sợ hãi, sẽ tiếp xúc trực tiếp với Hà Nội, đòi ngưng xâm nhập miền Nam để đổi lại việc ngưng oanh tạc. Lodge nghĩ rằng Hà Nội vừa sợ Mỹ oanh tạc, vừa sợ cầu cứu Trung Cộng vì khó đuổi TC ra. (Memorandum ngày 24 Nov 1963; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 329] 634

* 15G00: Lodge họp với TT Johnson, Rusk, McNamara, Ball, Bundy và McCone.

Lodge lạc quan về tình thế VN sau đảo chính. Vào tháng 2 hoặc 3 sẽ thấy kết quả. Cuộc chiến có thể rút ngắn. (IV:635)

Lodge nói không tham dự vào cuộc đảo chính, dù áp lực của Mỹ—đặc biệt là lời tuyên bố sẽ triệt thoái năm 1965—tạo khí thế cho [encouraged = khuyến khích] cuộc đảo chính. Bắc Việt có ý định dàn xếp. (IV:635)

Sau cuộc đảo chính ai nấy đều vui mừng, và đưa ra những bức hình chứng tỏ phản ứng của đám đông. Đôn đang có mặt ở Oat-shinh-tân và có thể cung cấp tin tức.

Ca ngợi TGM Khâm mạng Vatican, [Salvatore d'Asta] và tiết lộ sẽ gặp Giáo hoàng Paul VI ngày Thứ Tư  [27/11/1963] để trình bày về viễn ảnh căng thẳng Giáo-Lương. Theo Lodge, TGM Thục liên quan vào nhiều cuộc thanh trừng và bỏ tù nhiều người, kể cả ba linh mục Ki-tô. (IV:635)

Cẩn cũng giết hại nhiều người, và chôn vùi họ trong một nghĩa trang riêng. (IV:635)

Lodge nói cá nhân không chịu trách nhiệm về cái chết của Diệm-Nhu. Nếu Diệm-Nhu nghe lời khuyên của Lodge, họ đã được an toàn. Lodge nói chính mình đã cứu mạng sống Cẩn, và Thục rời VN theo lệnh Khâm sứ Vatican. (IV:635). [TT Johnson ghi thêm là chiều ngày 1/11, Lodge đã đề nghị giúp Diệm được an toàn thân xác, nhưng Diệm tảng lờ.” (Johnson, 1971:43)]

Lodge có vẻ lạc quan và thuyết phục được Johnson là đang thắng trận. McCone xen vào nói tình hình nghiêm trọng hơn Lodge nghĩ. Sự tiếp tục gia tăng hoạt động của VC từ đầu tháng 11/1963. Số lượng công điện giữa cấp chỉ huy VC cho thấy VC sẽ tiếp tục cuộc chiến. Quân đội không đáp ứng được khía cạnh chính trị và các lãnh đạo dân sự không hưởng ứng.

Johnson nói nhiều người cho rằng đặt vấn đề việc Mỹ dính líu vào cuộc đảo chính. Một số dân biểu và TNS đòi triệt thoái khỏi VN. Johnson vẫn tự hỏi việc lật đổ Diệm đúng hay sai, nhưng là việc đã rồi, và Johnson không phải quyết định. (IV:636)

Johnson nói không hài lòng với những gì Mỹ đã làm ở Việt Nam. Quá nhiều gấu ó và chia rẽ. Bundy nói sẽ thay Trueheart. Johnson lập lại là Đại sứ là nhân vật số 1, và chịu trách nhiệm với Johnson. (IV:636)

McNamara đề nghị cho kinh viện rộng rãi. Johnson đồng ý nhưng nhấn mạnh là Mỹ không thể cải biến mỗi người Á Châu theo định kiến Mỹ. Cần tiếp tục cuộc chiến, không quan tâm lắm về cải cách xã hội. (IV:636)

McCone ghi nhận điểm khác biệt giữa Johnson và Kennedy “tone”: Johnson muốn người hành động [doers], và không độ lượng sự phân hóa tại Nam Việt Nam. (IV:637)

Theo Johnson, ngay sau khi tuyên thệ kế vị, Johnson đã tự hứa sẽ nối tiếp đường lối của Kennedy trên lãnh vực ngoại giao quốc tế. Đặc biệt là Đông Nam Á và hiệp ước SEATO mà theo Johnson đúng. (1971:42) Nhớ rõ những lời cuối cùng của Kennedy tại bữa ăn sáng ở Hội Đồng Thương Mại [Chamber of Commerce] Forth Worth: “The balance of power is still on the side of freedom. We are still the keystone in the arch of freedom, and I will continue to do so as we have done in our past, our duty ... “ (Johnson, 1971:23) [Xem 27/11/1963]

Lodge lạc quan về tình thế VN sau đảo chính. Báo cáo sẽ gặp Giáo hoàng Paul VI để trình bày về viễn ảnh căng thẳng Giáo-Lương. Theo Lodge, TGM Thục liên quan vào nhiều cuộc thanh trừng và bỏ tù nhiều người, kể cả ba linh mục Ki-tô. Cẩn cũng giết hại nhiều người, và chôn vùi họ trong một nghĩa trang riêng. Lodge nói chính mình đã cứu mạng sống Cẩn. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 635 [Tài liệu 330)

[Sau buổi họp, Johnson chụp hình với Lodge, McNamara, Rusk và Ball. NYTimes ngày 25/11/1963 đăng bản tuyên cáo là Mỹ sẽ theo đuổi chính sách của Kennedy quyết định tại Honolulu] FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 635-637 [Tài liệu 330); Johnson, Vintage Point, 1971:22, 43-44) [Xem 2/12/1963]

Thứ Hai, 25/11/1963: * SÀI-GÒN: Lễ truy điệu và cầu hồn cho TT Kennedy.

Tại chùa Xá Lợi và Vương Cung Thánh Đường. Big Minh và HĐQNCM  dự lễ tại chùa Xá Lợi. (IV:648)

- Sinh viên, học sinh diễn hành tưởng niệm Kennedy.

Thứ Ba, 26/11/1963: * LONG-XUYÊN: Dương Văn Minh dự lễ tuyên hứa trung thành của Hòa Hảo.

Nhân dịp này Georges Perruche, Đại biện Pháp, có dịp nói chuyện với Minh,. Lê Văn Kim và Phạm Đăng Lâm. (91:266)

* Oat-shinh-tân: Ban hành NSAM [National Security Action Memorandum] 273 ngày 26/11/1963.

1. Mục tiêu chính của Mỹ là giúp Nam Việt Nam chống lại cuộc nổi loạn của CS do bên ngoài điều khiển và yểm trợ. Mọi nỗ lực của Mỹ đều nhắm vào mục tiêu Giúp VNCH chiến thắng.

2. Mục đích triệt thoái của quân Mỹ trong tuyên bố ngày 2/10/1963 [tức vào năm 1965] không thay đổi.

Mỹ sẽ rút 1000 quân như đã tuyên bố ngày 2/10/1963.

3. Mục tiêu lớn của Mỹ là yểm trợ chính phủ lâm thời để tự củng cố và thu phục nhân tâm [sự ủng hộ của đa số dân chúng].

Mỹ giúp chính phủ lâm thời hiện nay để củng cố và phát triển public support.

4. Tất cả mọi viên chức Mỹ đoàn kết để thực hiện những mục tiêu của Mỹ tại VN.

Các cơ quan, viên chức Mỹ cần đoàn kết.

5. Cần ổn định tình hình vùng châu thổ. [Hành động: Mọi người đều hành động dưới quyền Đại sứ]

Tập trung nỗ lực vào vùng châu thổ.

6. Quân và kinh viện không dưới mức đã cung cấp cho chính phủ trước. [Hành động: AID và DOD trong phạm vi]

Viện trợ Mỹ sẽ duy trì tương đương với chính phủ trước.

7. Soạn thảo kế hoạch tăng gia hoạt động. Kế hoạch phải được TT chấp thuận [Hành động: Ngoại Giao, DOD và CIA]. Trong mỗi trường hợp, phải ước lượng 4 yếu tố [factors]: Resulting damage to NVN; The plausibility of denial; Possible NVN retaliation; Other international reactions. (IV:639)

8. Hoạch định kế hoạch hành quân vào Lào.

Hành quân trong phạm vi 50 dặm trong lãnh thổ Lào.

9. Cải thiện liên lạc với Kampuchea [Hoạt động: BNG]

Cải thiện liên hệ với Campuchea.

10. Cần chứng minh cho dư luận quốc tế là Hà Nội sử dụng các tuyến xâm nhập từ Lào và những hệ thống khác. Cần một thứ Bạch thư mới.

(LBJL, NSC, NSAM’s; IV:637-640; Johnson, 1971:44-46) [Xem 2/12/1963] Công bố những tài liệu về sự xâm lăng miền Nam của BV. (FRUS, 1961-1963, IV:637-40 [Tài liệu 331])

The Jorden Report: A Threat to the Peace, North Viet Nam’s Effort to Conquer South Viet Nam” (8/12/1963)

The final version included the plan for SVN’s additional activity, especially for sea-going activities.

NSAM 273, a general instruction from the President to the department heads, instructing them “to assist the people and government of South Vietnam to win  the contest against the externally directed and supported Communist conspiracy” through training and without the application of overt US military support” was discussed on November 24, 1963 and approved by Johnson two days later; The Pentagon Papers: The Department of Defense History of United States Decisionmaking on Vietnam. The Senator Gravel Edition. 5 vols. (Boston, 1971); vol. II, pp. 191, 223-24; cited henceforth, The Pentagon Papers (Gravel); FRUS, 1961-1963, vol IV: Vietnam, Aug-Dec 1963, ed. by John P. Glennon (Washington: GOP, 1991), Docs 331: NSAM 273, pp. 637-40 [McGeorge Bundy’s version], 347: Hilsman’s memorandum of Dec 5, 1963 on the status of NSAM 273, pp. 666-79.

But Johnson also approved the  planning of covert actions against North Viet Nam by CIA-supported South Vietnamese forces, to be known as Operation Plan 34-A which was first raised on November 20, at the Honolulu conference; Robert S. McNamara, with Brian Van De Mark, In Retrospect: The Tragedy and Lesson of Vietnam (New York, 1995), pp. 102-3, 107-8  [NSAM 288, ngày 17/3/1964, p. 274; The Pentagon Papers (Gravel), 1971, vo lII, p. 314 [supporting Khanh, USOM has to report on any coup information]. Chester Cooper, in contrast, records that Johnson's first National Security Council meeting was not convened until Thursday, December 5. Idem., The Last Crusade: America in Vietnam (New York: Dodd, Mead, 1970), p. 222. (Cooper was then a White House aide to McGeorge Bundy, Special Assistant to the President for National Security Affairs.) The full text of NSAM 273 remains unknown. For Johnson's report on this meeting, see Lyndon Baines Johnson, The Vantage Point: Perspectives of the Presidency, 1963-1969 (New York: Holt, Rinehart & Winston, 1971), pp. 44-5.

1954-1960:

SVN: NSC 162 & 5602

SEA: NSC 5429 & 5612

VN: Kennedy, 1961-1963: : NSAM 52 [11/5/1961, steps to strengthen VN, The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 643; 111 [22/11/1961], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. ; 124 [18/1/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 660; 131 [13/3/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 667; 132 [19/2/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 666; 157[29/5/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 672; 162 [19/6/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 681; 178 [9/8/1962], 182 [24/8/1962], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 689; 211 [Diem’s reorganizational plans in exchange for US advisers (Jan 1962); (Gravel), II, pp. 449-54], 249 [25/6/1963], The Pentagon Papers (Gravel), II, pp. 726; 263 [Oct 11, 1963]; FRUS, 1961-1963,1991, pp. 395-96; United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 12, p. 578; The Pentagon Papers (Gravel), II, pp.769], 268 [20/11/1963],

Johnson: 273 [26/11/1963], The Pentagon Papers Gravel, II, pp. 457-54; FRUS, 1961-1963, IV:1963, pp. 637-40 [Tài liệu 331]) ], 288 [17/3/1964, approved all twelve recommendations of McNamara’s report of 16 March 1964], The Pentagon Papers Gravel, II, pp. 459-62], The Pentagon Papers (Gravel), 1971, vo lII, p. 314; FRUS, 1964-1968, I:1964, pp. 166-167 [153-67 [doc 84], 167-69 [tel 1454, Johnson gửi Lodge, 17/3/1964, 9:28 p.m., doc 85], 170-72 [524th NSC meeting, 17/3/1964; doc 86], 172-73 [doc 87]

 

Thứ Tư, 27/11/1963: Ngày 27/11/1963, Ban Bí thư Đảng LĐVN mới ra qui định về chế độ đối với cán bộ, nhân viên “công tác miền Tây.”

 

Mỗi nhiệm kỳ 3 năm. 40% phụ cấp lương. Mỗi năm được 15 ngày phép. Sau đó, tiếp tục. (VKĐTT, 24:1963, 2003:667-74) [Xem 29/11/1963]

Oat-shinh-tân: Johnson nói chuyện trước lưỡng viện QH:

“We will keep our commitments from South Vietnam to Berlin.” (Johnson, 1971:43)

Trần Chánh Thành gặp Hilsman. Thành là Đại sứ tại Tunisia, qua Oat-shinh-tân dự lễ tang Kennedy.  Hilsman trấn an Thành là chính phủ Johnson sẽ thực hiện chính sách yểm trợ Nam Việt Nam của Kennedy.

 [3/12/1963: Thành về nước] (IV, 1991:640-42)

Việc triệt thoái 1,000 quân Mỹ là một đòn chính trị, chứng tỏ sự thành công. Đồng thời tăng tinh thần VN và phản bác lại tuyên truyền của CS về mục tiêu Mỹ tại Việt Nam.

Vào thời điểm này, việc huấn luyện quân đội VN đã hoàn tất. Theo Thành, tại Nam Việt Nam, tuyên bố rút quân Mỹ có nghĩa chống lại Diệm. Yêu cầu Mỹ bỏ đi hàm ý ấy với chính phủ mới.

Về Khmer Tự Do [Khmer Serei], VN đã phá một đài phát thanh. Nhưng vẫn còn một đài khác. Yêu cầu Mỹ truy tìm đài này. Hilsman đồng ý.

Hilsman lập lại những điều kiện nhân viên BNG đã nói với Thành ngày 26/11: định lại biên giới; VN trả nợ cho Kampuchea. Về vấn đề người Việt gốc Khmer, nên tảng lờ vì họ là công dân Việt Nam. (Tel 874, 27 Nov 1963, BNG gửi Sài Gòn; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [Tài liệu 332) 640-642

 

Thứ Năm, 28/11/1963:

Thứ Sáu, 29/11/1963:

* Hà Nội: Chỉ thị số 69/CT-TW, ngày 29/11/1963, của BBT về việc tổ chức 1 tuần lễ ủng hộ miền Nam. (VKĐTT, 24:1963, 2003:675-679) [Lê Văn Lương ký] [Xem 16/12/1963]

* SÀI GÒN: TGM Francesco de Nittis, Khâm mạng Vatican, than phiền Giáo dân Ki-tô bị ngược đãi tại Thừa Thiên và Quảng Trị.

3/12/1963: Nguyễn Ngọc Thơ yêu cầu BT An Ninh điều tra. Tôn Thất Đính: CS xúi dục. (PThT, HS29253)

* Oat-shinh-tân: John McCone báo cáo về chính phủ vô hình VC.

Chiến lược võ trang giải phóng [armed liberation] của Mao và Hồ có mục tiêu chính yếu là thành lập những căn cứ an toàn và dần dần mở rộng chúng. Tại những khu an toàn này, từ năm 1946, VC lập nên những cơ phận của một quasi government.

Tại những vùng CS chưa kiểm soát, CS dùng chiến thuật “hit and run.”

Tin tình báo mới đây cho thấy VC đang theo những patterns tương tự. Lính VC vừa chiến đấu vừa thủ diễn vai trò civic-action. Tài liệu mới tịch thu được cho thấy VC chỉ thị các cấp giúp đỡ dân chúng và tránh tạo sự chống đối của dân chúng như vi phạm các chùa và nhà thờ.

VC vẫn tiếp tục kế hoạch cải cách ruộng đất, như cấp phát ruộng đất cho nông dân. Tuy nhiên, VC giảm thiếu áp lực trên nhóm “trung nông” và không thực hiện hợp tác xã nông nghiệp [land collectivation].(IV:633)

VC thường trả tiền hay bonds khi mua thực phẩm.

VC phân tán các thương bệnh binh trong các nhà dân chúng. Y dược và y sĩ, y công thiếu.

Có hệ thống giáo dục. Ngày 19/11, đài giải phóng loan tin có 1,000 trường học và 2 triệu học sinh tại vùng giải phóng. Số này có thể bị phóng đại, nhưng chắc chắn có một hệ thống giáo dục phổ thông.

VC cho các bộ lạc thiểu số tự trị và đưa một số ra Bắc huấn luyện. (IV:644)

VC cũng sử dụng đài phát thanh, báo chí, phim ảnh và những đoàn văn nghệ để tuyên truyền.

Có rất ít tin tức về “ấp chiến đấu” của VC. (IV: 645 [642-45, TL 333])

Thứ Bảy, 30/11/1963:

* SÀI-GÒN, sáng: Lodge gặp Minh và Kim.

Minh và Kim cho biết sẽ đặt trọng tâm vào việc bình định khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn và vùng châu thổ. Giao cho ba Tướng Phát, Thiệu và Có trách nhiệm. Minh và Kim cũng xác nhận không có ý định giết Ngô Đình Cẩn. (FRUS, 1961-1963, IV, 1991:645-47)

1. Lodge nói Johnson quyết tâm tiếp tục trợ giúp VN chiến đấu cho tự do.

2. Minh nói việc VC tấn công ban ngày là do nội tuyến, nhất là LLĐB. Chuyện này đã xảy ra từ 2 năm nay với sự đồng lõa của Nhu, trong những ngày cuối đã kêu cứu với VC. Điều này chính phủ VN có bằng chứng. VC cũng bán than Cà Mau cho chính phủ. (IV:645)

3. Minh đã bắt đầu hoạt động ngăn chặn xâm nhập, loại bỏ những HSQ được bổ nhậm vì lý do chính trị, và sẽ đặt các sĩ quan có khả năng đúng chỗ.

4. Dân chúng bỏ đi khỏi những ACL xấu, ở lại những chỗ tốt. (IV:645)

5. VC đã lợi dụng sự thay đổi chính phủ để củng cố những gì đã chiếm được dưới chế độ Diệm. (IV:646)

6. Sẽ xây dựng những ACL tốt. Chi phí cho mỗi ACL 20,000 đồng quá ít. Cần nhiều hơn.

7. Muốn có những toán “brain-trust” Mỹ làm việc với người Việt. Nhu muốn giữ một khoảng cách với Mỹ. các Tướng chẳng có gì để phải dấu diếm. (IV:646)

8. Rất khích lệ việc thu phục Hòa Hảo và Cao Đài.

9. Muốn Mỹ giúp phương diện tình báo. (IV:646)

10. Minh và Kim cho biết sẽ đặt trọng tâm vào việc bình định khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn và vùng châu thổ. Giao cho ba Tướng Phát, Thiệu và Có trách nhiệm.

11. Muốn biết Thái Lan có yểm trợ Khmer Tự Do [Khmer Srei] hay không.

12. Mỹ có giúp Diệm lập đài phát thanh Khmer tự do?

13. Thực chăng Sihanouk là CS? Tại sao không đặt một người chống Cộng lên thay?

14. Một phái đoàn Lào sẽ ghé Việt Nam.

15. Minh và Kim cũng xác nhận không có ý định giết Ngô Đình Cẩn.

16. Lodge muốn các Tướng ổn định tình hình trong tháng 1/1964. Minh và Kim nghĩ rằng vào cuối tháng 2/1964. (IV:647)

(Tel 1093, 30 Nov 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:646 [645-648] [TL 334])

Báo cáo của CIAvề tình hình VN đến ngày 30/11/1963:

Mặc dù hoạt động VC giảm xuống trong tuần, vẫn cao hơn bình thường.

Đáng kể nhất là ngày 24/11, 300 VC tấn công trung tâm huấn luyện Dân Sự Chiến Đấu tại Hiệp Hòa, Hậu Nghĩa. 4 cố vấn Mỹ bị mất tích. Do nội tuyến dẫn đường. Thương vong cao, nhiều vũ khí mất. (IV:647)

VC hoạt động mạnh ở vùng lãnh thổ hoạt động của SĐ 5, 7 và 9. Chiến sự tại vùng khác cũng gia tăng. Điều này chứng tỏ Hà Nội cho lệnh gia tăng hoạt động trước khi tân chính phủ ổn định.

Ngày 24-25/11/1963, đánh lớn ở Chà Là, cách Cà Mau 20 cây số về phía Nam. Phát hiện một đơn vị phòng không của CS, khiến một số phi cơ bị bắn hạ hay hư hại. (IV:648)

Tại một địa điểm khác, quân chính phủ tịch thu được 2 đại liên 50 do Mỹ chế tạo chế biến làm súng phòng không. Ngoài ra, còn vũ khí nhập cảng khác từ Trung Cộng và Nga.

Cái chết của Kennedy tạo xúc động ở Việt Nam. Lễ tưởng niệm tại chùa và nhà thờ Sài Gòn. Sinh viên biểu tình.

Ngày 23/11, Minh ký nghị định thành lập HĐNS từ 40 tới 80 người. (IV:648) Mặc dù tam đầu chế Minh-Đôn-Kim cầm đầu HĐQNCM, không rõ hệ thống làm việc hàng dọc hay hàng ngang. Tướng Mai Hữu Xuân tạo nhiều tiếng thị phi vì sử dụng tay chân cũ và hăng say bắt giữ các cựu viên chức chế độ cũ. (IV:649)

Bộ trưởng Thông Tin Trần Tử Oai theo đuổi một chính sách báo chí cởi mở. (IV:649)

(TDCS-3/658,154, 2 Dec 1963; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)  [TL 335]) 647-649 [Xem 2/12/1963]

17/11/1963: MTDT/GPMN ra tuyên cáo đòi (1) Mỹ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam; (2) thành lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam; và, (3) thống nhất đất nước.

20/11/1963: HONOLULU: TT Kennedy chủ tọa phiên họp Hội đồng chính phủ để duyệt xét vấn đề Việt Nam. Công bố NSAM 263 đã biểu quyết ngày 11/10/1963. 21/11/1963: Báo New York Times loan tin là tại Hội nghị Honolulu, chính phủ Mỹ quyết định triệt thoái 1,000 trong số 16,500 binh sĩ Mỹ tại Nam Việt Nam, hiệu lực từ ngày 1/1/1964. Thứ Sáu, 22/11/1963: DALLAS, TEXAS: Kennedy bị ám sát. Phó TT Lyndon B. Johnson lên thay.

Thứ Bảy, 23/11/1963: Trung tướng “Big” Minh ký Sắc lệnh thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ. Sẽ gồm từ 40 tới 80 "nhân sĩ."

23/11/1963: McNamara làm phiếu trình lên Johnson, yêu cầu tăng quân viện cho VNCH. Khẳng định vùng châu thổ Cửu Long là mục tiêu chính.

Chủ Nhật, 24/11/1963: Đánh lớn ở Chà Là, cách Cà Mau 20 cây số về phía Nam. Phát hiện một đơn vị phòng không của CS.

24/11/1963: Lodge họp với TT Johnson, Rusk, McNamara, Ball, Bundy và McCone. Lodge lạc quan về tình thế VN sau đảo chính. Báo cáo sẽ gặp Paul VI để trình bày về viễn ảnh căng thẳng Giáo-Lương. Theo Lodge, Thục liên quan vào nhiều cuộc thanh trừng và bỏ tù nhiều người, kể cả ba linh mục Ki-tô. Cẩn cũng giết hại nhiều người, và chôn vùi họ trong một nghĩa trang riêng. Lodge nói chính mình đã cứu mạng sống Cẩn. (FRUS, 1961-1963, IV:Tài liệu 330)

26/11/1963: LONG-XUYÊN: Dương Văn Minh dự lễ tuyên hứa trung thành của Hòa Hảo. Nhân dịp này Georges Perruche, Đại biện Pháp, có dịp nói chuyện với Minh,. Lê Văn Kim và Phạm Đăng Lâm. (91:266)

 

29/11/1963: TGM Francesco de Nittis, Khâm mạng Vatican, than phiền Giáo dân Ki-tô bị ngược đãi tại Thừa Thiên và Quảng Trị. 3/12/1963: Nguyễn Ngọc Thơ yêu cầu BT An Ninh điều tra. Tôn Thất Đính: CS xúi dục. (PThT, HS29253)

Thứ Bảy, 30/11/1963: SÀI-GÒN: Lodge gặp Minh và Kim. Minh và Kim cho biết sẽ đặt trọng tâm vào việc bình định khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn và vùng châu thổ. Giao cho ba Tướng Phát, Thiệu và Có trách nhiệm. Minh và Kim cũng xác nhận không có ý định giết Ngô Đình Cẩn. (FRUS, 1961-1963, IV:646)

Chủ Nhật, 1/12/1963: * New York: Báo NY Times đăng hình 2 anh em Diệm-Nhu chết trong lòng TVX.

Hình không được rõ lắm.

* Oat-shinh-tân: BNG chỉ thị Đại sứ tại Thái Lan và VN về Sihanouk đề nghị triệu tập một Hội nghị quốc tế về sự trung lập của Kampuchea.

Lập trường Mỹ là ủng hộ. (Tel 888, 1 Dec 1963, BNG gửi Lodge và Unger; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [Tài liệu) 654n2)

Thứ Hai, 2/12/1963:

* Sài Gòn: Harkins tuyên bố ngày hôm sau sẽ triệt thoái 300 quân khỏi VN.

Thêm 700 người nữa sẽ triệt thoái tới cuối năm 1963. (IV:652)

* [2/12/1963] M. Lyall Breckon thư cho Miller, Đệ nhất Thư ký Tòa Đại sứ.

Về việc báo cáo Miller rằng ngày 17/11/1963 [X?] nói các bạn của [X?] đã thấy văn thư chứng tỏ Nhu đã tiếp xúc khá xa với Hà Nội. Hồ sẽ làm Chủ tịch nước VN thống nhất và Nhu làm Phó Chủ tịch. Yêu cầu Miller sưu tập phóng ảnh những tài liệu này.

Thật ngạc nhiên là các Tướng chưa thực hiện lời hứa về việc Nhu móc nối miền Bắc. Ngày 30/11/1963 [Tel 1093], Big Minh đã nói với Lodge như bằng chứng biện minh cho việc làm đảo chính. (Thư ngày 2 Dec 1963, Breckon gửi Miller; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 651-52 [Tài liệu 338)

* Oat-shinh-tân: 12G00: Johnson họp các cố vấn.

Không bàn về VN.

Johnson gửi thư cho Rusk.

Chấp thuận một Phó Đại sứ cho Lodge.

Hài lòng về đề nghị “brain trust team” của Big Minh ngày 30/11/1963, yêu cầu đề nghị về nhóm này và có quyết định càng sớm càng tốt. Tuần sau, sẽ có một phiên họp đặc biệt về VN.

(Thư ngày 2 Dec 1963, Johnson gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 650 [TL 336])

Johnson cho lệnh Taylor chọn những sĩ quan xuât sắc nhất cho Harkins.

Johnson thư cho Taylor, nói VN là vùng quân sự quan trọng hàng đầu hiện nay của Mỹ.

[The more I look at it, the more it is clear to me that South Vietnam is our most critical military area right now; IV:661]. Chỉ thị cử những sĩ quan ưu tú nhất đến Việt Nam. (Thư ngày 2 Dec 1963, Johnson gửi Taylor; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 651 [TL 337])

Johnson cũng thư cho McCone, chỉ thị cử những người ưu tú nhất tới Nam Việt Nam. (IV:661n2)

16G48: Taylor yêu cầu Felt và Harkins báo cáo về tình hình Việt Nam. (Tel CJS 3799, 2 Dec 1963, Taylor gửi Felt; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 653 [TL 340])

Thứ Ba, 3/12/1963:

* Sài Gòn: Lodge gửi cho Harriman kế hoạch “trung lập hóa miền Bắc.”

BV muốn Mỹ rút quân. Mỹ quyết định rút quân vào cuối năm 1965. Ngày 16/9, Đại sứ BV tại Lào tuyên bố với Ray Herndon của UPI: tại sao nói chuyện với con khi có thể làm ăn với cha?” Vậy tại sao không mặc cả? Theo lối “cây gậy và củ cà rốt.”

Cà rốt: BV đang bị áp lực nặng nề của TC. Thực phẩm thiếu thốn.

Gậy: Lòng kiên nhẫn của Mỹ đang mỏng dần. Những căn cứ tiếp vận cho Lào và NVN sẽ không được yên ổn. Sẽ cho CIA phá một trung tâm tiếp liệu.

Việc trung lập BV sẽ được Nga ủng hộ, như một đối lực với Albania.

Nên khai thác ảnh hưởng HCM. Nếu BV không chấp thuận, chẳng có gì để mất. Có thể tiếp tục giữ quân chiến đấu sau năm 1965. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 656-59)

Nguyễn Ngọc Thơ yêu cầu BT An Ninh điều tra việc ngày 29/11/1963,  TGM Francesco de Nittis, Khâm mạng Vatican, than phiền Giáo dân Ki-tô bị ngược đãi tại Thừa Thiên và Quảng Trị.

Tôn Thất Đính báo cáo: Cộng Sản xúi dục. (PThT, HS 29253)

11G00: Lodge báo cáo về BNG v/v hội nghị trung lập Kampuchea.

Trong buổi gặp Minh ngày Thứ Bảy (30/11/1963), Minh và Kim muốn biết thái độ của Mỹ về lời tuyên bố của Shihanouk. Và thực chăng Sihanouk theo Trung Cộng. Nếu vậy, tại sao không thay Sihanouk bằng một người “quốc gia.” [Xem 30/11/1963]

Nếu Sihanouk thực sự trung lập, biên giới bị đóng kín, sẽ có lợi cho cuộc chiến ở Việt Nam.

Lodge không đồng ý với công điện 884 [ngày 1/12/1963 về Sihanouk] của BNG. Căn bản đề nghị của Sihanouk là không nhắm chủ trương giúp CS bành trướng vào các nước lân bang, nhưng để ngăn ngừa việc Việt Nam hoặc Thái Lan bành trướng sang Kampuchea. Nhưng Nam VN nhìn đề nghị của Sihanouk như ủng hộ một quốc gia đã hợp tác với CSBV. Hơn nữa, Sihanouk nổi danh với những trò blackmail [bắt chẹt]. Tham dự hội nghị chỉ mua lấy những rắc rối. Nó sẽ khiến lãnh đạo mới của VN hoài nghi.

Cách tốt hơn là cải thiện bang giao song phương Việt-Kampuchea.

Về vấn đề UBQTKSĐC [ICC], họ sẽ chẳng bao giờ giúp khóa kín biên giới Việt-Kampuchea. Đại diện Poland không muốn thấy điều này, và Sihanouk chỉ dùng để tố cáo VNCH xâm lấn qua biên giới. (Tel 1103, 3 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 654-55 [TL 341]).

Lodge thư cho Harriman.

(Thư ngày 3/12/1963, Lodge gửi Harriman; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) 656-59 [TL 42]). Gửi kèm memo ngày 30/10/1963 về vấn đề trung lập hóa Việt Nam; IV:656-59)

Thứ Tư, 4/12/1963:

* BÌNH ĐỊNH: Tỉnh trưởng [Trung tá Trần Văn Tươi] báo cáo lên TrT Chủ tịch HĐQN Cách Mạng:

Tân tòng ở Bình Định là Cộng Sản: Tiêu biểu là trong số 19,000 tân tòng, có trên 17,000 là đảng viên CS hoặc có liên hệ với Đảng viên tập kết. Trong những ngày gần đây chính họ phá phách nhà đồng bào, cả lương lẫn giáo.

Ngày 3/11/1963, khoảng 16, 17 thanh niên tân tòng bao vây nhà thờ Phước Hậu đòi lại các phái lai qui y và chuông mõ, tượng Phật mà nhà thờ tịch thu và buộc họ phải tòng giáo.

Năm 1959, tên Nguyễn Diễn, Hội viên Cảnh sát xã Phước Quang, sau khi đã tòng giáo, cùng một số người biến đình làng thành nhà thờ. Sau ngày 2/11/1963, tên Diễn lại bao vây nhà thờ đòi trả lại đình làng.

Không có việc xung đột tôn giáo. Chỉ yêu cầu thay thế các Linh mục Long (Q. Tuy Phước), Cần (Q. Bình Khê) và Ân (Q. Hoài Ân) vì trước đây một số giáo dân đã dựa vào các linh mục này “để đàn áp bóc lột.” (Báo cáo số 3787/BĐ/CTSV/T., ngày 4/12/1963 của Tỉnh trưởng Bình Định [Trung tá Trần Văn Tươi] gửi TrT Chủ tịch HĐQN Cách Mạng) (PThT, HS 29253)

Thứ Năm, 5/12/1963:

* SÀI GÒN: TrT Tôn Thất Đính gửi thư GM Nguyễn Khắc Ngữ, chấp thuận thành phần Hội đồng Quản trị CG Long Xuyên (đơn xin ngày 7/7/1963):

GM Micae Nguyễn Khắc Ngữ, CT

LM Phao Lô Trần Ngọc Quí

Đa Minh Nguyễn Văn Lãng

Pio Nguyễn Hữu Mỹ. (PThT, HS29253)

* Oat-shinh-tân: Hilsman trình lên Rusk những điểm chính về NSAM 273 tại VN. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp 666-79)

Mansfield nói chuyện với Johnson.

Hai ngày sau, 7/12/1963, gửi cho Johnson những văn kiện sau:

Diễn văn ngày 10/6/1962 tại MSU.

Đề nghị tìm cách ngưng bắn [a truce]. Resulting in “a Southeast Asia not cutting off from China, but, still, not overwhelmed by China.

Lôi kéo các nước, đặc biệt là Pháp. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp 691-92)

Thứ Sáu, 6/12/1963:

* SÀI GÒN: Báo Tin Mới đặt vấn đề thực chăng TGM Ngô Đình Thục vay Nông Tín Cuộc 10 triệu đồng?

Trên Tin Mới ngày 7/12/1963, và tài liệu họp báo của Thủ tướng Thơ ngày 9/1/1964 xác định Thục, với tư cách Hội Việt Nam Bảo Trợ trồng Dương Liễu và Bạc Hà ở Trung Phần chỉ vay có 7 triệu, và bảo đảm bằng một tài sản trị giá 27 triệu. Số nợ trên sẽ được trả trong nhiếu năm, sau khi bắt đầu bán cây dương liễu từ năm 1968. (PThT, HS29288)

* Oat-shinh-tân: Cooper, Giám đốc Tình báo Đoàn Việt Nam, trình lên McCone vấn đề VN.

Mặc dù chính phủ cách mạng quân nhân được đa số dân chúng ủng hộ, chính phủ này bắt đầu có những khó khăn [is running into snags in orgnizing itself for this task].

cá nhân các Tướng

nhân viên chế độ cũ (vendetta)

Nguyễn Ngọc Thơ: weak và vây bọc bởi người miền Nam.

Việc thành lập và bổ nhiệm HĐNS (Council of Notables)

ba cuộc tự thiêu sau đảo chính.[681]

VC hoạt động mạnh hơn. Quân số từ 80,000-100,000, gồm 21,000-23,000 chính qui; có phòng không. Thu được trên 2700 vũ khí của VNCH.

QLVNCH đã tăng lên khoảng 500,000. 215,000 chính qui; 83,000 Bảo An [Civil Guard], trên 200,000 phụ lực, kể cả Dân Vệ, và Citizen’s Irregular Defense Group [CIDG, Dân vệ Mỹ].

SĐ 9 đưa vào châu thổ.

77% dân chúng sống trong các ACL. Thành công ở những tỉnh duyên hải miền Bắc, tuy nhiên chỉ khoảng một nửa hữu hiệu.

Tại Cao Nguyên, chương trình ACL được tiếp sức bằng CIDG.

Hàng trăm ACL tại châu thổ và gần Sài Gòn bị tấn công. CP/QNCM phải củng cố chúng, không tiếp tục mở rộng nữa.

Cả Hà Nội lẫn MTDT/GPMN lại hòa điệu kêu gọi trung lập. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) , pp 680-84)

* Oat-shinh-tân: Họp tại BNG về các kế hoạch tại VN.

Rusk gửi công điện cho Lodge về kết quả phiên họp liên bộ.

Quan tâm đến nội tình VN.

Chuẩn bị những bước chống lại BV. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp 685-87)

Báo cáo của Earl J. Young về tình hình Long An.

“The only progress made in Long An during month of November 1963 has been by the Communist Viet Cong.”

Cuối tháng 9/1963, viên chức chính phủ báo cáo thành lập được 219 ACL. Cuối tháng 11/1963, chỉ còn 45. 25 ACL bị tấn công trong tháng 11, so với 77 trong tháng 6. Cách giải thích: Quá nhiều ACL đã bị vô hiệu hóa, nên chỉ còn 27 ACL xứng đáng bị tấn công.

Trong số tự vệ võ trang của 219 ACL, chỉ còn lại 50 toán. Những người khác đã đào ngũ hay trả lại súng.

Lý do là chính phủ không yểm trợ và bảo vệ các ACL. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) , pp 687-689)

Ngày 7/12, Lodge nhận xét: tân chính phủ “inherited a mess and we can expect more unpleasant surprises.” (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp 689-90)

* Oat-shinh-tân: Báo cáo tình báo gửi McCone.

Sự thay đổi chính phủ được sự ủng hộ của đa số dân chúng, nhưng gặp khó khăn trong việc tổ chức. VC gia tăng hoạt động và chứng tỏ khả năng kéo dài cuộc chiến.

Ngoại trừ việc giết hại Diệm, tân chính phủ được sự ủng hộ của dân chúng qua việc phóng thích tù binh và hủy bỏ những hạn chế về nhân quyền.

Tuy nhiên, có sự nguy hiểm là thiếu định hướng vững chắc—chính phủ trôi nổi [drifting].

Bắt giữ và thanh trừng các viên chức chế độ cũ. Do áp lực dân chúng và ngay chính nội bộ các Tướng.

Sự thay đổi nhân sự không gỉai quyết được vấn đề yếu kém hành chính. Chính phủ Thơ, đa số là chuyên viên người Nam, thiếu khả năng chính trị và hành chính. Thơ bị đánh giá như nhu nhược.

Nhiều chính khách vẫn đứng ngoài HĐNS, không muốn bị bó buộc vào hệ thống lưỡng đảng.

Sau đảo chính, còn 3 vụ tự thiêu. Điều này chứng tỏ còn tiềm ẩn sự hỗn loạn.

Từ giữa năm 1963, VC bắt đầu phục hồi sức mạnh trước giai đoạn Mỹ can thiệp. Lực lượng VC lên tới 80,000-100,000, kể cả 21,000-23,000 chủ lực. Các đơn vị VC gia tăng quân số và vũ khí. Khoảng từ 800 tới 3,000 cán bộ CSBV xâm nhập trong năm.

ACL, trụ cột của chương trình CPL. CIDG do Mỹ trực tiếp thành lập.

(“South Vietnam—Where We Stand?;” Memo, 6 Dec 1963, Cooper gửi McCone; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)  pp 680-684 [TL 348]),

* 15G10-16G30: Hội đồng nội các họp tại Nhà Trắng.

Rusk, McNamara, Bell, Wilson, Colby, McGeorge & Bill Bundy, U. Alexis Johnson, Koren và Hilsman. Bàn về VN. Không còn biên bản.

Nhưng đại cương nội dung phản ánh trong CĐ 908 của Rusk gửi Lodge, ngày 6/12/1963.

Thúc đẩy việc nghiên cứu hành động chống BV. (IV:686)

Mở rộng hoạt động qua Lào.

Phong tỏa duyên hải và thủy lộ.

Sẽ xúc tiến nhanh việc gửi chuyên viên kinh tế tới VN như Lodge yêu cầu.

Lodge được toàn quyền dàn xếp braintrust với HĐQNCM. (IV:687)

Sẽ cử William Jorden tới Sài Gòn để nhiên cứu các biện pháp chống lại CSBV.

(Tel 908, 6 Dec 1963, Rusk gửi Lodge; IV:685-687 [TL 351])

19G ngày 7/12, Lodge hồi đáp: Đã nói chuyện với Đôn sáng Thứ Bảy, 7/12/1963. Kim có thể có ý niệm khác về braintrust. Sẽ bàn thảo thêm ngày 9/12/1963.

“Chính phủ cách mạng thừa hưởng a mess and we can expect more unpleasant surprises.” (Tel 1123, 7 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), p 690  [TL 353, p 689-690])

Thứ Bảy, 7/12/1963:

* Sài Gòn, sáng: Lodge gặp Đôn về vấn đề Kampuchea và nỗ lực chiến tranh.

Đôn nhắc đến tình hình lụn bại về ACL tại Long An.

(Tel 1121, 7 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 352]). 687-689n3 [Xem CĐ 1122, 7 Dec 1963, infra]

* Nửa đêm: Lodge gửi chuyển tiếp báo cáo của Earl J. Young, thuộc USOM, về tình hình Long An ngày 6/12/1963.

The only progress made in Long An province during the month of November 1963 has been by the Communist Viet Cong. The past thirty days have produced a day-by-day elemination of US/Vietnamese sponsored strategic hamlets and the marked intense in Viet Cong influence, physical control of the country-side and Communist controlled combat hamlets.” (IV:687)

Cuối tháng 9/1963, viên chức chính phủ nói hoàn thành 219 ACL gặp đủ 6 tiêu chuẩn [the 6 [standard] criteria]. Từ ngày 30/11/1963, chỉ còn 45 ACL đạt tiêu chuẩn dưới mắt tân tỉnh trưởng, Thiếu tá Lê Minh Đảo, và nhân viên USOM, USAID. Trong tháng 11/1963, 27 ACL bị tấn công, so với 77 ACL trong tháng 6/1963. Đây không phải là dấu hiệu tiến bộ mà vì số ACL đáng bị tấn công chẳng còn bao nhiêu.

Trong số 219 ACL có tự vệ võ trang, chỉ còn lại 50. Những ACL còn lại hoặc trả vũ khí, hoặc bỏ đi. (IV:687)

Lý do là chính phủ không bảo vệ được ACL. Cứu viện chỉ đến vào sáng hôm sau. Các ấp trưởng bị thảm sát, nhà cửa bị phá hoại, hàng rào kẽm gai bị cắt đứt.

Các quận trưởng cũng không có lực lượng cứu viện. Lệnh chính thức và thông lệ là không hành quân cứu viện ban đêm. (IV:688)

ACL là kế hoạch gia tăng an ninh cho nông dân và giúp họ cải thiện đời sống kinh tế và xã hội. Nhưng sự tấn công của VC khiến ACL không thể thành công. (IV:688)

ACL cần được bảo vệ, nếu không tỉnh Vĩnh Long sẽ rơi vào tay CS.

Tân tỉnh trưởng và tân cố vấn Mỹ rất thông minh, nhiệt tình, chịu khó làm việc, nhưng họ cần được giúp đỡ.

Lodge thêm vào là Đôn nói về những tệ nạn ở các ACL như chính sách sưu dịch nặng nề và tham nhũng.

Long An nằm về phía nam Sài Gòn. Nếu lọt vào tay CS sẽ cắt đứt tiếp tế lương thực cho thủ đô. (Tel 1122, 7 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) p 689 [TL 352, tr 687-89])

Johnson trích hầu như nguyên văn đoạn đầu công điện này trong hồi ký The Vantage Point (1971:62-63). Cộng với bản tin tình báo đầu tháng 12/1963, Johnson quyết định gửi McNamara qua Việt Nam nghiên cứu lại tình hình, vì những số liệu của chính phủ Diệm không đúng sự thực. [Xem 21/12/1963]

* Oat-shinh-tân: 12G40: McNamara nói chuyện với Rusk.

Nói sáng nay, Johnson yêu cầu McNamara qua Việt Nam thị sát [trong hai ngày 19-20/12/1963]. Johnson sẽ tuyên bố việc này trong buổi họp báo. Sẽ ghé qua Sài Gòn sau khi bế mạc Hội nghị NATO.

(Memo ngày 7 Dec 1963; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 354, tr 691-92])

* [7/12/1963] TNS Mansfield báo cáo lên TT Johnson.

Gửi cho Johnson sưu tập những báo cáo lên Kennedy. Đề nghị nên tìm cách thương thuyết tại Việt Nam.

Theo Mansfield, chính sách hiện nay là thắng trận tại Việt Nam. Nhưng trận chiến này có thể mở rộng khắp Đông Nam Á, và lục địa Á Châu, với sự can thiệp của quân chiến đấu Mỹ và TH. Quyền lợi quốc gia nào của Mỹ sẽ khiến dân Mỹ yểm trợ một cuộc chiến đắt giá như thế? Chúng ta hình như đang đối mặt một tình trạng giống hệt Nam Hàn một thập niên trước. Nên gợi nhớ rằng phản ứng của Eisenhower không phải là tiếp tục cuộc chiến mà tìm hòa bình [hưu chiến = truce]. (IV:691)

Hiện nay có thể đạt được hòa bình tại Việt Nam và Đông Nam Á với môt cái giá thích nghi với quyền lợi nước Mỹ.

That peace should mean, in the end, a Southeast Asia less dependent on our aid-resources and support, less under our control, not cut off from China, but still, not overwhelmed by China.” [IV:691-92] Cần củng cố vùng VNCH đang kiểm soát, và mở mặt trận ngoại giao. Quốc gia quan trọng là Pháp. (IV:692)

(Memo ngày 7 Dec 1963, Mansfield gửi TT; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 357, tr 691-92]) [Xem 6 Jan 1964]

Ch Nhật, 8/12/1963:

* Bangkok: Thủ tướng, Thống chế Sarit Thanarat chết.

Sihanouk cho tổ chức “quốc lễ” ăn mừng. Sihanouk tuyên bố Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Sarit Thanakhat và “ông chủ lớn của những tên xâm lược này” tất cả đã chết. (IV, 1991:696)

* New York: NY Times đi bài xã luận về vấn đề thương thuyết để chấm dứt chiến tranh.

Thứ Hai, 9/12/1963:

* Oat-shinh-tân: Bundy báo cáo lên Johnson về trường hợp Lodge.

Có tin Eisenhower muốn Lodge ra tranh cử.

Forrestal mới từ Việt Nam trở về, [thăm VN sau Hội nghị Honolulu, rồi thăm Miên vào cuối tháng 11/1963] nói Lodge có thể ra tranh cử. [Xem 11/12/1963]

Bundy đề nghị Johnson chỉ thị McNamara nói với Lodge là có thể xin từ chức vào cuối tháng 2/1964. (IV, 1991:692-93)

Trước đây, Eisenhower đã đề tên Lodge vào danh sách ứng cử viên Phó Tổng thống. Nếu Lodge muốn tranh cử năm 1964, có thể nhờ McNamara nói xin từ chức vào tháng 2/1964.

(Memo ngày 9 Dec 1963, Bundy gửi TT; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991) [TL 357, tr 692-693])

 

Thứ Ba, 10/12/1963:

* Lodge báo cáo về BNG:

Minh và chính phủ cách mạng muốn gặp Lodge 10 giờ sáng hôm sau về đề nghị trung lập miền Nam [trên NY Times].

Yêu cầu chỉ thị. (Tel 1135, 10 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), tr 695n2 [TL 358]).

[10 Dec 1963], BNG chỉ thị Lodge gặp lãnh tụ VN giải thích chủ trương của Johnson là thắng cuộc chiến “win the war policy.” Bài báo của NYTimes không hợp với mục tiêu của Mỹ. (Tel 922, 10 Dec 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 358, tr 695-96]).

* Oat-shinh-tân: BNG chỉ thị Lodge gặp lãnh tụ VN giải thích chủ trương của Johnson là thắng cuộc chiến “win the war policy.” (IV, 1991:695-96)

Bài báo của NYTimes không hợp với mục tiêu của Mỹ. (Tel 922, 10 Dec 1963, BNG gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 358]). 695-96

* Oat-shinh-tân, 12G37-12G55: Johnson gặp David Nes, Phó Đại sứ chỉ định tại Sài Gòn.

Bundy đề nghị cho Nes tháp tùng McNamara qua Sài Gòn ngày 19/12/1963, rồi trở lại Oat-shinh-tân báo cáo. Nes sẽ trở lại London đón gia đình, và nhận nhiệm sở tuần lễ đầu tháng 1/1964. (Memo ngày 10 Dec 1963, Bundy gửi TT; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 357, tr 693-694])

 

Thứ Tư, 11/12/1963:

* Sài Gòn, 10G00: Lodge gặp Minh, Kim, Đôn, Đính, Thơ và Lâm.

Lãnh đạo VN tỏ ý bất mãn về nội dung bài NYTimes ngày 8/12/1963, do hãng AFP đánh đi, và phổ biến trên Vietnam Press.

Yêu cầu BNG ra tuyên cáo về khuynh hướng trung lập do NYTimes đề ra. (Tel 1142, 11 Dec 1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 359, tr 697-98]).

 

* Đại tá F. P. Serong, chuyên viên tình báo Úc, ghé thăm tòa Đại sứ, trao cho Lodge một phiếu trình về Việt Nam.

Sau 5 tuần tại chức, chính phủ Thơ chưa làm được gì. Mỹ phải trực tiếp nhúng tay. Bằng không sẽ phải giải quyết cuộc chiến qua ngả Geneva. (CĐ ngày 11/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

Theo Serong, trận chiến sẽ thua vào năm 1964, qua ngả Geneva.

Cách nào đi nữa, sự thực là Mỹ chịu trách nhiệm về việc điều hành chính phủ VN và cuộc chiến.

Trong 5 tuần hiện hữu, chính phủ NVN chứng tỏ bất lực—công việc quá lớn cho những chú tí hon [the job is far too big for these little men]. Họ đang phi ngựa quanh hàng rào. Trong khi cuộc chiến và quốc gia đang lụn bại.

Hãy còn một cơ hội để cứu vớt nó [salvage it]. Cơ hội ấy tùy thuộc ở Lodge. Phái take control of the GVN. Bắt chính phủ VN phải chấp nhận chính sách và sự chỉ huy tuyệt đối của Mỹ, xuống tất cả các cấp.

Thực hiện sự kiểm soát hỗn hợp mọi lãnh vực, mà quyền lực cuối cùng trong tay Mỹ. Dùng quân và kinh viện như dụng cụ của uy quyền [instrument of authority].

Serong nghĩ rằng chính phủ VN sẽ chấp thuận. [sai lầm rồi. Họ chống]

Cho chính phủ hiện tại biết họ không phải là chính phủ duy nhất. Một chính phủ khác chưa hẳn đã xấu hơn.

Lodge có đủ khả năng để nắm vững tình hình [to handle the situation].

Lodge cần lập một toán chuyên viên để phụ giúp.

Theo Serong ACL đã mở rộng quá mức, vì Nhu muốn mở rộng vùng kiểm soát quá nhanh. Tỉnh trưởng Long An nhận 4 lệnh khác nhau từ 4 viên chức cao cấp. Quảng Trị cũng bê bối như vậy. Việt Cộng vào các ACL hàng ngày; dân chúng chấp nhận VC. Tại Quảng Ngãi, VC đã dời vào ở trong các ACL.

Phải bảo Minh rằng cần chấp nhận một Tư lệnh Mỹ, hoặc tới Geneva vào tháng 6[/1964].

Lodge: Không muốn làm Toàn Quyền hay cần một Tư lệnh Mỹ. Hiển nhiên ACL đã phình trương quá mức, và còn nhiều confusion. Lodge cũng không hài lòng về sự thiếu định hướng cuộc chiến. Thành viên HĐQĐCM nói rất nhiều điều hay, nhưng họ chẳng thực hiện được bao nhiêu. Họ đã trở thành lãnh tụ chính trị quá đột ngột. Họ mắc phải lỗi lầm sơ đẳng là tưởng rằng có thể làm hài lòng mọi người. Trong khi đó, thay đổi nhân sự quá nhiều. Tuy nhiên, Lodge nghĩ họ sẽ có tiến bộ. (Tel 1141, 11 Dec 1963, Lodge gửi BNG; LBJL (Austin, TX), NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

* OAT-SHINH-TÂN: Forrestal viết phiếu trình về chuyến đi của McNamara sắp tới.

Tại Long An, chỉ còn 45 trong số 219 ACL. Có lẽ các tỉnh trưởng cũ đã man khai lấy tiền trợ cấp.

Các kế hoạch chống BV không thành công.

Mối quan tâm lớn nhất là sức mạnh của VC tại vùng châu thổ ngay phía Nam Sài Gòn.

Hành quân qua Lào

Hướng dẫn McNamara: Yêu cầu các Tướng chú tâm đến các tỉnh đồng bằng. Nghiên cứu hành quân chống BV và qua Lào. (IV, 1991:698-700)

Forrestal đi VN với Kattenburg sau hội nghị Honolulu [20/11/1963], và ghé qua Kampuchea, mới trở lại Mỹ đầu tháng 12/1963. (IV:698-700 [TL360]).

18G45: Harriman nói điện thoại với Forrestal. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL361]). 701

CIA hay quân sự điều khiển các kế hoạch bí mật. (IV, 1991:701)

Cambodia.

Thứ Năm, 12/12/1963:

* OAT-SHINH-TÂN, 14G00: Họp Ủy Ban Chống Phản Loạn [CIP]

Tình hình vùng châu thổ nghiêm trọng.

(IV, 1991:704-5)

Rusk đồng ý cho Lodge tuyên bố về hội nghị trung lập của Kampuchea.

Mendenhall nói cần có biện pháp đảo ngược tình thế.

McCone nói tình hình Long An suy giảm nhanh.

Đồng ý sau chuyến đi của McNamara [ngày 19/12/1963], sẽ theo dõi vấn đề, và có hành động.

Forrestal nói chính phủ VN nhận biết những khó khăn của họ, và sẽ hành động, nhưng làm rất ít. Nhân viên Mỹ cần thúc dục họ. Hiện chỉ có 2 cố vấn quân sự và USAID ở cấp tỉnh, nên tin tức phải dựa vào viên chức VNCH. [Hàm ý là cần cố vấn xuống cấp quận]

McCone nói chương trình Chiêu hồi rất quan trọng. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 364, tr 704-5])

* Rusk đồng ý việc chính phủ Mỹ sẽ có thông cáo về khuynh hướng trung lập.

(Tel 931, 12 Sept 1963, Rusk gửi Lodge; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 365, tr 706])

* McNamara thư cho Lodge, thông báo Johnson [Kennedy] quyết định phái McNamara qua Sài Gòn sau hội nghị NATO.

Sẽ đến Sài Gòn sáng ngày Thứ Năm, 19/12. Yêu cầu Lodge đánh giá chính phủ lâm thời.

Colby và Krulak đến sớm một ngày để lược duyệt tình thế trước khi McNamara tới. (Tel DIASO 34783-63, 12 Dec 1963, McNamara gửi Lodge; [TL 362, tr 702-3]).

Lúc 15G00 VN, Lodge hồi âm. Cho đến nay, chính phủ lâm thời chưa có một kế hoạch nào. Họ mới chỉ bàn thảo quan niệm và nguyên tắc.

(Tel 1146, Lodge gửi McNamara; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 363, 703]).

 

Thứ Sáu, 13/12/1963:

* Hà Nội: Bộ Chính Trị ra nghị quyết số 87-NQTW về việc thành lập Ban Chỉ Đạo chuẩn bị bầu cử QH. Hoàng Văn Hoan chỉ huy ban thường trực, gồm 6 người: Hoan, Nguyễn Khai, Ung Văn Khiêm, Trần Quang Huy, Tôn Quang Phiệt, Trần Đình Tri. VKĐTT, tập 20: 1963, 2002, tr. 680-81. Lê Dức Thọ ký.

* OAT-SHINH-TÂN: Quân báo Mỹ (DIA) báo cáo quân VC đã gia tăng hiệu năng.

Mặc dù QLVNCH gia tăng hành quân, không đủ sức ngăn chặn sự lớn mạnh của quân VC. VC đã mở rộng vùng kiểm soát và gia tăng cường độ tấn công. Trong năm 1963, VC gia tăng hoạt động ở vùng duyên hải, dù tập trung hoạt động ở vùng châu thổ. Bám sát các trục lộ giao thông và tấn công các ACL bất cứ lúc nào. Việc bố trí các đơn vị VNCH tại những vùng tuyển chọn không đủ sức làm giảm mức hoạt đông của CSBV. Hiện nay, du kích VC đủ sức đương đầu khoảng 500,000 quân chủ lực và Bảo An VNCH, với vũ khí trang bị tối tân hơn. Trong tháng 11/1963, mất 900 vũ khí trong tổng số 2400 mất trong năm. (IV:707-8)

Số thương vong của VC được ước lượng từ tháng 1 tới tháng 11/1963 là 27,000 (20,000 KIA)—cao hơn tổng số chính qui VC (khoảng 20,000-23,000) và gần nửa số địa phương (60,000-70,000).

Số thương vong của địch có lẽ over-estimated. Trong năm 1963, chỉ có 914 người xâm nhập từ ngoài, và VC đã tuyển mộ người địa phương thay thế. Điều này chứng tỏ chính phủ không đủ sức ngăn chặn việc VC tuyển mộ tân binh ở vùng nông thôn. (IV:708)

Năm 1962, chưa có một BCH Trung đoàn nào. Năm 1963, đã ghi nhận được năm 5 BCH/TrĐ. Năm 1962 chỉ có 30 tiểu đoàn VC, năm 1963 lên tới 37 tiểu đoàn. (IV:708) Năm 1962, quân số trung bình 1 TĐ VC là 250 người. Năm 1963, lên tới khoảng 400. (IV:709)

Các đơn vị VC có khuynh hướng chấp nhận giao tranh, không lẩn trốn như cũ. (IV:709) Gần đây bắt đầu có những cuộc giao tranh ban ngày. VC cũng gia tăng việc đặt mìn thủy lộ.

VC tăng gia khả năng phòng không nhờ bắt được vũ khí cộng đồng của VNCH, và gia tăng huấn luyện phòng không nhắm vào trực thăng và tuần thám bay thấp. Trong tháng 11/1963, trên 100 phi cơ bị hư hại vì súng VC bắn từ dưới đất lên. (IV:709)

Những yếu tố khác:

Số người về hàng giảm xuống.

Hệ thống tình báo và phản tình báo của VC hiện hữu. Bởi vậy, các đơn vị VC di chuyển tạm thời hay tổ chức phục kích. Đặc công CS xâm nhập lực lượng Dân sự chiến đấu [CIDG] và LLĐB.

Hoạt động của VC gia tăng phía Nam Sài Gòn dù chỉ 1/3 quân số VC đồn trú tại đây.

VC có hệ thống thông tin tinh vi.

Thực phẩm là vấn đề khó khăn, nhưng không phải là khó khăn chính.

Tóm lại khả năng quân sự và di chuyển của VC không bị giới hạn, và VC có khả năng ngăn chặn quân lực VNCH mở rộng vùng kiểm soát. Và khu an toàn lớn của VC là Bắc VN, Kampuchea và Lào. (IV:710)

VC đang phát triển mạnh khả năng quân sự, với sự trợ giúp từ vũ khí tịch thu được của VNCH. VC đã khai thác tối đa giai đoạn chuyển tiếp của chính phủ lâm thời. [Joseph E. Carroll, Trung tá KQ]. (Memo, 13 Dec 1963, Trung tá Carroll (DIA) gửi McNamara, FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 366, tr 707-10])

 

Thứ Bảy, 14/12/1963:

Chì thị của BBT só 70 CT/TW v/v tài chính. (VKĐTT, 24:1963, 2003:682-91)

Chủ Nhật, 15/12/1963:

Thứ Hai, 16/12/1963:

16/12/1963: Nghị quyết số 88-NQ/TW về việc thành lập Hội đồng địch tình.

Thành lập từ tháng 10/1957. Nay có nhu cầu tăng cường.

Hội đồng gồm: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng (QUTW), Trần Quốc Hoàn (CA), Nguyễn Văn Vịnh (Ban Thống nhất TW), Xuân Thủy (Ngoại Giao), Nguyễn Khang (CP 31), Lê Trọng Nghĩa, TTK.” (VKĐTT, 24:1963, 2003:692-93) [Lê Đức Thọ ký]

* SÀI-GÒN: Tịch thu tài sản của gia đình Ngô Đình Diệm và 21 thuộc hạ, cùng các phong trào chế độ cũ như Cần Lao Nhân Vị, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới, Hội Việt Nam Cao Đẳng Giáo Dục.

- Trí Quang gặp nhân viên sứ quán Mỹ về tin đồn dùng sinh viên đảo chính Nguyễn Ngọc Thơ.

Theo Trí Quang, có tin Phan Khắc Sửu, Nguyễn Tôn Hoàn (mới từ Pháp về), Trần Văn Đỗ và Phan Huy Quát định dùng sinh viên biểu tình để lật đổ chính phủ Thơ; và được Mỹ yểm trợ. Khi nhân viên Mỹ khẳng định Mỹ không hay biết gì về việc này, Trí Quang nói dù chỉ là tin đồn; nhưng không nên dùng sinh viên biểu tình mà Mỹ chỉ nên áp lực chính trị. Chính phủ Thơ kỳ thị dân Trung và Bắc, thiếu liên lạc với các đảng phái, thời cơ dưới thời Pháp và Diệm, có thể nghiêng về phía trung lập. Trong khi đó VNQDĐ mạnh ở miền Trung, nổi danh chống Pháp, được học sinh, sinh viên yểm trợ, Nguyễn Tôn Hoàn sẽ thêm sức mạnh Đại Việt cho nhóm này. Được hỏi lập trường nếu Sửu lên làm lãnh tụ, Trí Quang nói sẽ yểm trợ. Phật Giáo không phải là một tổ chức chính trị; nhưng các Phật tử có thể gia nhập các đảng phái, tổ chức.

Theo Lodge đây là lần đầu tiên Trí Quang công khai yểm trợ một nhân vật chính trị. (CĐ ngày 17/12/63, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

* Oat-shinh-tân: Bản ước lượng tin tức của CIA, tính đến ngày 14/12/1963. [CIA Intelligence Information TDCS DB-3/658,497] FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 368, tr 711-713])

Chưa có những bước tiến về chống lại CS.

Tiếp tục thay đổi quận, tỉnh trưởng. VC khai thác khoảng trống quyền lực và thiếu initiative của HĐQNCM.

Việc hoán đổi Đỗ Cao Trí và Nguyễn Khánh ngày 12/12/1963 là dấu hiệu tốt.

VC sẽ gia tăng hoạt động để kỷ niệm thành lập MT/GPMN (20/12) và Tết (2/1964).

Tuần trăng mật giữa HĐCM và báo chí có lẽ đã chấm dứt. Ngày 9/12, Big Minh họp báo chỉ trích những người vô trách nhiệm, cổ võ trung lập.

10/12/1963: Thơ họp báo, cải chính vai trò Thơ trong vụ bắt giữ Ba Cụt và Phật Giáo.

Tiếp tục bắt giữ những thành phần mưu đảo chính trước 1/11/1963: Nguyễn Duy Bách, Huỳnh Văn Lang, gửi Trung tá Phạm Ngọc Thảo qua Mỹ huấn luyện tại Fort Laveanworth.

Thuyên chuyển nhiều người, hoặc đưa đi ngoại quốc. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  (711-13)

Thứ Ba, 17/12/1963:

Thứ Tư, 18/12/1963:

* SÀI-GÒN: Hủy bỏ Sắc Luật 12/62 (Bảo Vệ Luân Lý), cho mở cửa vũ trường, nhưng đánh thuế nặng.

Phái đoàn McNamara tới Sài Gòn.

* PHNOM PENH: Trần Chánh Thành sang Nam Vang gặp Sihanouk.

Thứ Năm, 19/12/1963:

* SÀI-GÒN: Chính phủ tuyên bố thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ [HĐNS, Council of Sages] gồm 60 người.

* 15G00: Phái đoàn McNamara tới Sài Gòn.

Họp với nhân viên tòa Đại sứ đến 21G30.

* [19/12/1963] OAT-SHINH-TÂN: Bộ Quốc Phòng đệ trình kế hoạch hành quân (OPLAN) 34-A.

Bao gồm các chiến dịch đánh phá Bắc Việt, kể cả đánh bom. [Xem 16/1/1964]

Thứ Sáu, 20/12/1963:

* SÀI-GÒN: Sinh viên biểu tình trước Tòa Đại sứ Pháp, phản đối chủ trương trung lập của de Gaulle.

Theo công điện ngày 21/12/1963, Lodge nhận định rằng đa số lãnh tụ sinh viên là người Bắc chống Cộng. Họ chống trung lập, coi đó là bước chuyển tiếp [way-station] dẫn đến CS cướp chính quyền. Họ chống lại chủ trương trung lập của de Gaulle, và e ngại Mỹ sẽ bị thuyết phục theo đường này (Hiệp định Geneva về Lào năm 1962). Sinh viên hô hào đoàn kết.

Sinh viên không hài lòng về việc làm của chính phủ Thơ. Theo họ cuộc cách mạng 1/11/1963 chưa hoàn tất.

Sinh viên chống lại lệnh động viên. (CĐ ngày 21/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

- Báo Bình Minh đăng tranh hí họa về việc Lệ Xuân được qua Pháp cư trú.

7G45-12G45: McNamara tiếp tục thảo luận với nhân viên Tòa Đại sứ.

Bàn về hành quân chống lại Bắc Việt.

Sử dụng một toán tiền thám người Kha hoạt động phía Đông sông Sekong trong lãnh thổ Lào. FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),   (729) (728-29)

Loge trao cho McNamara nghiên cứu về Long An.

 (Memorandum, 20 Dec 1963, [một nhân viên CIA dấu tên, do Lodge trao cho McNamara; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  714-715 [TL370, tr 716-719])

 - 13G00-16G15: Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ và André Đôn tiếp McNamara. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991), pp 716-719)

15G45: Big Minh, Đôn, Kim và Thơ gặp riêng McNamara, McCone và Lodge.

McNamara yêu cầu các Tướng chỉ nên giữ một chức vụ. Big Minh tự nhận là Quốc trưởng. Đôn là cấp chỉ huy thứ hai. (Memorandum, 20 Dec 1963, Hilsman gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL370, tr 716-719])

* OAT-SHINH-TÂN: Hilsman báo cáo về tình hình Việt Nam lên Rusk.

 (Memorandum, 20 Dec 1963, Hilsman gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL371, tr 719-720])

Thứ Bảy, 21/12/1963:

* SÀI-GÒN: Phân tích tổng lược về sinh viên:

Đa số lãnh tụ sinh viên là người Bắc chống Cộng. Họ chống trung lập, coi đó là bước chuyển tiếp [way-station] dẫn đến CS cướp chính quyền. Họ chống lại chủ trương trung lập của de Gaulle, và e ngại Mỹ sẽ bị thuyết phục theo đường này (Hiệp định Geneva về Lào năm 1962). Sinh viên hô hào đoàn kết.

Sinh viên không hài lòng về việc làm của chính phủ Thơ. Theo họ cuộc cách mạng 1/11/1963 chưa hoàn tất.

Sinh viên chống lại lệnh động viên.

Lodge muốn nghiên cứu vấn đề thanh niên thiện chí tại vùng nông thôn. (CĐ ngày 21/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

[21/12/1963] Oat-shinh-tân: McNamara báo cáo về chuyến đi Việt Nam từ 19 đến 20/12/1963.

Theo McNamara, tình hình Việt Nam “The situation is disturbing.” Nếu tình thế không thay đổi, Nam VN có thể ngả về trung lập trong vòng 2-3 tháng và có thể trở thành một xứ do CS kiểm soát. (Johnson, 1971:63; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  pp. 732-35; McNamara, 1995:105-6)

 Tân chính phủ là nguồn gốc mọi lo âu. “It is indecisive and drifting.” (Johnson, 1971:63; IV:732; McNamara, 1995:105)

Mặc dù Minh khẳng định là người cầm quyền, nhưng thực tế chỉ có hư vị. Các cấp chỉ huy hành chính thì thiếu kinh nghiệm vì quá mới. McNamara nêu đích danh Đính, đương kim Tổng trưởng An Ninh kiêm Tư lệnh QĐ III, làm bằng chứng cho việc bỏ bê trách nhiệm. Tòa Đại sứ cũng rất yếu kém. Lodge và Harkins không giữ liên hệ thường xuyên. (IV:732) Tân Phó Đại sứ David Nes có khả năng. (IV:733)

Việt Cộng đạt được nhiều tiến bộ.

Mỗi tháng từ 1,000 đến 1,500 cán bộ CS xâm nhập bằng đường bộ, đường biển, đường sông. (IV:734)

Kế hoạch hoạt động bí mật ra Bắc xuất sắc. (IV:734)

Kết luận: Báo cáo của McNamara có thể quá bi quan. Lodge, Minh, v.. v... nghĩ rằng tới khoảng tháng 1/1964 sẽ có tiến bộ. (IV:735) (Memorandum, McNamara, 21 Dec 1963; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL374, tr 732-735]); The Pentagon Papers (Gravel edition) (1971), 4 tập (Washington, DC: 1971), III:494-495.

Ngày 7/1/1964, McCone báo cáo với Rusk rằng dữ kiện trong báo cáo về chuyến thăm Việt Nam từ 18 tới 20/12/1963 không chính xác. Lý do là các viên chức Việt thời Diệm không báo cáo đúng sự thực với chính phủ trung ương, và viên chức Mỹ không có cơ hội kiểm chứng. Đề nghị một hệ thống kiểm soát bí mật. (Letter, 7 Jan 1964, McCone gửi Rusk; FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992),  [TL 5, pp. 5-6]). Hôm sau, 8/1, Forrestal trình lên Bundy rằng ông ta tán thành, và đề nghị McNamara thiết lập một hệ thông kiểm soát tương tự. (Memo, 8 Jan 1964, Forrestal gửi Bundy; FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 7, tr 7-8]. Ngày 9/1/1964, McCone nạp một dự thảo mới.

Báo cáo ngày 21/12/1963 của Krulak, Phụ tá đặc biệt chống phản loạn và hành động đặc biệt về chuyến đi của McNamara: Tình hình nghiêm trọng (serious), but not irretrievable. Thiếu leadership và administrative experiences.

(Memorandum, 21 Dec 1963, Krulak; FRUS, 1961-1963, IV:Aug-Dec 1963, 1991, pp. IV:721-727 [TL372])

Báo cáo ngày 21/12/1963 của Sullivan, Phụ tá đặc biệt Thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách chính trị vụ.

Vì đến trễ, McNamara tiếp xúc viên chức Mỹ nhiều hơn VN. “The visit was a sobering one.” Vấn đề của chế độ cũ để lại.

(Memorandum, 21 Dec 1963, Sullivan; FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  [TL373, tr 728-731])

Báo cáo ngày 23/12/1963 của McCone: “less pessimistic.”

“Không có chính phủ ở Nam Việt Nam.” FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  pp. 735-738)

Chủ Nhật, 22/12/1963:

Thứ Hai, 23/12/1963:

* NAM VANG: Lê Văn Tất, "Thiếu tướng" Cao Đài, về nước cùng một số giáo hữu.

Tất là con Lê Văn Trung; đã trốn qua Miên cùng Phạm Công Tắc năm 1955.

McCone thư cho TT, nộp báo cáo về phản ứng trên báo cáo của McNamara.

McCone không quá bi quan như McNamara. Nhưng có nhiều lý do để bi quan hơn lạc quan. Bắt đầu gửi những nhân viên từng quen biết Nam Việt Nam trở lại. Muốn trở lại thăm Việt Nam trong 90 ngày. (FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991),  735-736)

Attachment:

Hiện nay không có chính phủ ở miền Nam. HĐQNCM cầm quyền, nhưng lãnh tụ mạnh và thủ tục hành chính bị thiếu. Các tỉnh và quận trưởng không hành động vì không có lệnh.

HĐQNCM [MRC] đã thay thế 70% trong số tỉnh trưởng và một số lớn trong 243 quận trưởng.

HĐQNCM đã đạt thỏa hiệp với Hòa Hảo và ngày 27/12/1963 sẽ ký thỏa hiệp với Cao Đài. (IV:736)

Những thành tích ghi nhận được trong năm qua nhiều sai lầm. Tình hình tại vùng châu thổ và các tỉnh tiếp cận Sài Gòn không tốt đẹp như được báo cáo. (IV:737)

Từ tháng 7/1963, cuộc chiến trở thành bất lợi cho chính phủ.

HĐQNCM nhận hiểu tình trạng ở vùng châu thổ và sẽ dồn nỗ lực ở đây.

ACL tại miền Tây gặp sức phản kháng vì dân không muốn dời thôn xóm của mình. Việc bỏ đi cả làng là do lý do này.

(Memorandum, 23 Dec 1963, McCone; IV:Aug-Dec 1963, (1991),   pp. 735-738 [TL375])

Thứ Ba, 24/12/1963:

* SÀI-GÒN: Báo Dư Luận đi một loạt bài về vụ trục xuất 126 gia đình đồng bào Nùng di cư tại Bao Hàm, ấp Nguyễn Thái Học, xã Dầu Giây, tỉnh Long Khánh.

Loạt bài này đăng tiếp trong các số ra ngày 25, 26, 27 và 29- 30/12/1963. (PThT, HS29288)

Thứ Tư, 25/12/1963: * SÀI-GÒN: Ra sắc luật cho phép các cựu chính trị phạm xin tái thẩm để bạch hoá hồ sơ.

Thứ Năm, 26/12/1963: Leonard Unger, Đại sứ tại Lào, viết thư cho NcNamara về lập trường Souvana Phouma.

Dù bất bình việc CSBV sử dụng hành lang Lào xâm nhập Nam Việt Nam, Phouma không muốn VNCH và Mỹ can thiệp khiến cuộc chiến sẽ kéo dài. (IV:Aug-Dec 1963, (1991),  (1991),  pp. 739-40)

 

Thứ Sáu, 27/12/1963: Tây Ninh: Cao Đài đồng ý hợp tác với chính phủ.

Lê Văn Tất làm tỉnh trưởng Tây Ninh.

Oat-shinh-tân: BNG chỉ thị Lodge khuyên Minh nên nhân dịp đọc diễn văn ngày 2/1/1964 trước HĐNS tuyên bố những kế hoạch rõ ràng về điều khiển cuộc chiến và lôi kéo sự ủng hộ của nông dân. (Tel 988, BNG gửi Lodge, 27 Dec 1963,; IV:Aug-Dec 1963, (1991),  pp. 748n2) [Xem 31/12/1963]

Jorden báo cáo lên Harriman về việc xâm nhập của CSBV:

(IV:Aug-Dec 1963, 1991, pp. 741-43)

Thứ Bảy, 28/12/1963: * KONTUM: Xô xát giữa tín đồ Ki-tô và Phật tử tại khu Dinh điền Trung Nghĩa.

Theo báo cáo của Trung tá Nguyễn Cả, Tỉnh trưởng, ngày 25/12/1963, Hội đồng xã Trung Nghĩa triệu tập một cuộc họp dân chúng về kế hoạch chỉnh trang hương lộ của dinh điền, và đồng ý hạ một chiếc cổng phía trên có cây thập tự (thánh giá) dựng trước một ngôi chùa ngoài hương lộ, ngã đi vào làng. Chiều ngày 27/12, ông đại diện xã và ông địa điểm trưởng Trung Nghĩa đích thân đến hạ cổng nói trên. Hôm sau, sau khi đi lễ về, một số tín đồ Ki-tô cho rằng Phật giáo đã hạ cổng xuống, xúm nhau dựng lại. Khi hai Phật tử tiến tới ngăn cản, tín đồ Ki-tô quyết không lùi, bạo động xảy ra. Hai Linh mục địa phương huy động một số giáo dân Thượng tập trung quanh Trung Nghĩa tới tăng viện. Kết quả 2 Phật tử và 1 tín đồ Ki-tô bị thương, một số người khác bị trầy da. (Phiếu trình ngày 29/1/1964, Tôn Thất Đính gửi Thủ tướng; PThT, HS 29372a)

Theo Tỉnh trưởng Cả, sự việc được giải quyết ổn thỏa ngay, nhưng có một thiểu số quá khích lợi dụng cơ hội, phóng đại một cách trầm trọng sự kiện. (Phúc trình số 12/NA/CT/1/M, ngày [10?]/ 1/ 1964, Tỉnh trưởng gửi Bộ An Ninh; PThT, HS 29372a)

Theo nguồn tin TNCSQG, từ trước trong tổ chức quản trị Dinh điền đã thường có nhiều thiên vị giới Công giáo khiến cho giới Phật giáo phải chịu lắm điều bất công thiệt thòi. Khi vụ tranh chấp xảy ra, chính các vị Linh mục lại sắp đặt để sẵn sàng huy động giáo dân và còn xúi dục binh sĩ Công giáo tìm bắt đồng bào Phật tử. Trước sự kiện như vậy mà ông Tỉnh trưởng chỉ can thiệp xoa dịu qua loa, không đề cập biện pháp cải tổ bộ máy quản trị Dinh điền nên đồng bào Phật giáo mới bất mãn phản đối ông Tỉnh trưởng.” Bởi thế, Tổng trưởng Đính truy tố những phần tử có trách nhiệm gây ra vụ xung đột và cải tổ lại guồng máy quản trị Dinh điền.” (Phiếu trình ngày 26/1/1964, Đính gửi Chủ tịch HĐQNCM; PThT, HS 29372a)

[28/12/1963]* SÀI-GÒN: Danh sách Hội Đồng Nhân Sĩ [Council of Notables]:

12 trong số 18 người thuộc nhóm Caravelle [1962]:

Phan Khắc Sửu [7/1963: Bị kết án 8 năm tù];

Nguyễn Lưu Viên, cựu Chủ tịch Hồng Thập Tự, bị bắt giữ trong dịp 11/11/1960;

Phan Huy Quát bị bắt giữ trong dịp 11/11/1960; giữa năm 1961, thành lập Mặt Trận Đoàn Kết Quốc Gia;

Nguyễn Tiến Hỉ, Đại Việt;

Trần Văn Đỗ;

Trần Văn Hương, Đại Việt, bị bắt một thời gian ngắn sau ngày 11/11/1960; Lê Quang Luật;

Trần Văn Văn [cựu BT Kinh tế, bị bắt một thời gian ngắn sau ngày 11/11/1960, được phóng thích tháng 4/1961];

Lương Trọng Tường [được phóng thích tháng 4/1961]; Đại Việt?

Nguyễn Tăng Nguyên;

Phạm Hữu Chương;

Trần Văn Tuyên [được phóng thích tháng 7/1963];

Thương gia: Nguyễn Thành Lập; Nguyễn Văn Vi; Võ Văn Thêm;

Ký giả: Bùi Diễm; Nguyễn Vỹ; Nguyễn Hoạt; Đào Đăng Vỹ; Phan Khoang; Lê Văn Tiến; Nguyễn Kim Bắc; Lê Văn Thu;

Lê Thị An, Đặng Thị Khiêm (Bà Cả Tề); Nguyễn Cao Hách; Nguyễn Văn Bông; Bùi Tường Huân; Lê Sĩ Ngạc; Phạm Biểu Tâm; Nguyễn Đăng Thục; Hoàng Cơ Bình; Phạm Văn Toan; Trần Thanh Hiệp; Vũ Văn Huyền; Mai Thọ Truyền; Đặng Văn Sung; Phan Bá Cầm, Trần Trung Dung; Lê Văn Hoạch; Sơn Thái Nguyên; Phạm Đình Nghi; Nguyễn Hữu Phiếm; Lâm Văn Tết; Lê Phung Thoi; Nguyễn Thế Truyền; (CĐ 1226, ngày 28/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NSF, Country File, Vietnam, Box 1)

Chủ Nhật, 29/12/1963:

* SÀI-GÒN: Nhật báo Chuông Mai khởi đăng lại loạt bài về tệ nạn phá rừng.

“Với chiêu bài Tổng Diệm, Cố ghiền, “bà cú Liên Đái,” người ta phá rừng để làm giàu . . .” (PThT, HS29288)

Thứ Hai, 30/12/1963:

* SÀI-GÒN: Bãi bỏ lệnh chào cờ trước khi chiếu bóng hay hát tuồng.

Oat-shinh-tân: Thư Johnson gửi Lodge.

Tin tưởng Lodge. Yêu cầu chuyển thư cho Big Minh.

Thứ Ba, 31/12/1963:

* SÀI-GÒN: Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo khai mạc ở Chùa Xá Lợi [cho tới ngày 4/1/1964].

Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, do Trí Quang soạn thảo, được chấp thuận. Tịnh Khiết, thuộc phái Bắc Tông, làm Tăng Thống (nhiệm kỳ 4 năm; nhiệm kỳ sau sẽ do phe Nam Tông giữ). Bầu cử Viện Hoá Đạo 12 người; Tâm Châu làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 2 năm; Thiện Hoa làm Phó. Trí Quang là Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.

- Trung tướng Mai Hữu Xuân báo cáo về việc “tấn công lục soát nhà thờ và các nhà nữ tu” tại Gia Bình, quận Gio Linh, Quảng Trị.

Theo Xuân, ngày 24/11/1963, tờ Thông Tin Công Giáo Tiên Hành số 73 loan tin ngày 9/11/1963, Quận trưởng kiêm Chánh án quận Gio Linh dẫn một số nhân viên tư pháp đến nhà Lê Văn Dụng, đại diện xã Gio An, để khám xét vì có tin báo tại đây tàng trữ tài liệu và võ khí trái phép. Muốn đến nhà Dụng, quận trưởng phải đi qua nhà thờ. Không có việc lục soát nhà thờ hay nhà nữ tu. (PThT, HS 29379)

- Trung tướng Đính, Tổng trưởng An Ninh,  triệu tập một buổi hội thảo chống trung lập tại Bộ An Ninh.

Tham dự có đại diện Bộ Giáo Dục và TNCSQG. Bộ Giáo Dục sẽ tìm cách hướng dẫn sinh viên, học sinh. TNCSQG theo dõi. Phát động một phong trào đại chúng chống trung lập. (PThT, HS 29383)

- Trung tướng Đính, Tổng trưởng An Ninh,  triệu tập một buổi hội thảo chống trung lập tại Bộ An Ninh.

Tham dự có đại diện Bộ Giáo Dục và TNCSQG. Bộ Giáo Dục sẽ tìm cách hướng dẫn sinh viên, học sinh. TNCSQG theo dõi. Phát động một phong trào đại chúng chống trung lập. (PThT, HS 29383)

Tối: Lodge gặp Minh.

Đề nghị Minh đọc diễn văn tuyên bố sẽ giải quyết những bất công và lời than phiền. Minh hứa sẽ thực hiện trong diễn văn ngày 2/1/1964.

Lodge nghĩ sẽ hướng dẫn Minh theo đúng đường. (Tel 1235, Lodge gửi BNG, 31 Dec 1963; IV:Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 381]) , pp. 748

Ot-shinh-tân: Phụ tá Đặc Biệt Sullivan làm tờ trình lên Harriman:

Có một chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân trên lãnh thổ VNCH. Nó kiểm soát từ biên giới Kampuchea tới bờ biển,vùng châu thổ Mekong ở phía Nam Sài Gòn chỉ vài dặm.

(IV:Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 383]) pp. 754-758

và ba tài liệu nhân chuyến đi Việt Nam. (IV, (1991),  749-752)

Phụ tá Đặc Biệt Jorden làm tờ trình lên Harriman:

Viên chức Mỹ-Việt bi quan hơn Jorden trông đợi. Việc loại Diệm không chấm dứt những khó khăn. Trên nhiều phương diện, tình hình suy thoái thay vì cải thiện.

Tâm trạng chung là “bi quan.” Có lẽ vì người ta quá cao vọng ở cuộc đảo chính. Người ta chú tâm sửa đổi những lỗi lầm của Diệm-Nhu hơn đánh bại CS [correct the evils of the Diem-Nhu regime” than to beating the Viet Cong].

Vấn đề trung lập: Người ta nghĩ Mỹ muốn trung lập miền Nam.

Tự do báo chí:

Lãnh tụ mới: stagnation. Không có kế sách rõ ràng.

Động viên nguyên lực:

Bang giao Mỹ-Việt: Lên cao.

Đề nghị:

Cần lãnh đạo mạnh, rõ ràng và giàu tưởng tượng.

Kế sách lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng.

Cần có một nhóm nhỏ làm việc thưởng trực với lãnh đạo VN.

Ed Lansdale Lou Conein Rufus Phillips Jim Kent Joe Mendenhall

(IV:Aug-Dec 1963, 1991, pp. 753-758 [TL 383])

 [31/12/1963] 12G34: Rusk gửi Lodge dự thảo thư Johnson cho Big Minh, hứa yểm trợ, và chỉ thị Lodge về 10 điểm:

Sau tháng 11/1963, Mỹ đã quyết định củng cố guồng máy chính quyền trung ương và các cấp hành chính địa phương cùng quân đội bằng cách tăng gia hệ thống cố vấn.

Tháng 12/1963, HĐ/QNCM yêu cầu Mỹ gửi qua Sài Gòn một phái đoàn cố vấn trung ương để làm việc với các Bộ, gồm ba cố vấn trưởng, với một số phụ tá, để giúp Minh và Thơ thực hiện kế hoạch tổng quát, chương trình chống phản loạn và kinh tế, và Quốc phòng cùng Bộ Tổng Tham Mưu. (The Pentagon Papers (Gravel 1971), II:308; Tel 1000, BNG gửi Lodge, 31 Dec 1963; IV:Aug-Dec 1963, (1991),  [TL 380]) pp. 747 [745-47].  [Ngày 11/1/1964, BNG gửi thêm CĐ 1055, I:22-24 về brain trust. Ngày 14/1, Lodge trả lời là VN chỉ muốn advisory role, không thể có văn phòng bên cạnh—có vẻ “colonial.”]

Tháng 12/1963: Hội Nghị Trung Ương thứ 9, khóa III, Đảng Lao Động Việt Nam.

Nghị quyết về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế. VKĐTT, 24: 1963, 2003:716-800.

Trung thành với những nguyên tắc trong hai bản tuyên bố ở Mat-scơ-va năm 1957 và 1960: “củng cố lập trường giai cấp, phát huy tinh thần triệt để cách mạng, chống ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại, khắc phục tư tưởng hữu khuynh và những tư tưởng sai lầm khác, xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng đao đức cách mạng của giai cấp vô sản, chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa tự do.[807]

“chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch là chân lý sáng ngời của thời đại chúng ta.” [809]

(VKĐTT, 24:1963, 2003:716-800)

Thông cáo: (VKĐTT, 24:1963, 2003:801-810)

Nghị quyết về miền Nam: (VKĐTT, 24:1963, 2003:811-862)

 

* Năm 1963, Trần Văn Trà rời Lào vào miền Trung, Tư Lệnh Lực Lượng Vũ Trang Giải Phóng Miền Nam.

Cường độ các trận đánh bắt đầu gia tăng. Một trong những trận đánh gây chấn động nhất là àp Bắc vào đầu tháng 1/1963.

Sau Đại Hội kỳ III của Đảng LĐVN, Bắc Việt đẩy mạnh việc xâm nhập.

Từ 1961 tới 1963, hơn 40,000 cán binh được đưa vào khắp 4 vùng chiến thuật. Ngoài ra, Hà Nội còn "chi viện" cho MT/GPMN 165,000 vũ khí đủ loại cùng hàng ngàn cán bộ chính trị và kỹ thuật để trang bị, tổ chức 73,000 tân binh miền Nam.

FRUS, 1961-1963, IV: Aug-Dec 1963, (1991)

 

1964

 

Thứ Tư, 1/1/1964:

* SÀI-GÒN: Johnson gửi thư cho "Big" Minh.

"[T]rung lập Nam Việt Nam đồng nghĩa với việc Cộng Sản đoạt chính quyền.... Nước Mỹ sẽ cung cấp cho ông và dân tộc ông những phương tiện đầy đủ nhất trong cuộc chiến gay go này.... Chúng tôi sẽ duy trì ở Việt Nam nhân sự Mỹ và vật dụng cần thiết để giúp ông đạt chiến thắng." (Public Papers of the Presidents of the United States, Lyndon B. Johnson, 1962-1964 [Washington, DC: GOP, 1965], vol I:106)

Khi chuyển thư cho Big Minh ngày 1/1/1964 , Lodge nhấn mạnh rằng cần phải có một Tổng Tham Mưu Trưởng và cần bổ nhiệm một Tư lệnh QĐ III [đang do Tướng Đính kiêm nhiệm], như McNamara yêu cầu trong buổi họp tại Sài Gòn ngày 20/12/1963. Minh và Thơ phải lưu tâm hơn vấn đề Ấp chiến lược.

 

- Lodge gửi công điện cám ơn TT Johnson.

Khẳng định chỉ thi hành lệnh của Kennedy. Nghĩ rằng Kennedy chưa được khen ngợi đúng mức về việc ngăn chặn khuynh hướng tàn hại ở Việt Nam. Nếu trong mùa Hè và Thu 1963, Kennedy không kịp thời ngăn chặn, tình thế ở miền Nam đã dẫn đến đại họa. Tự tin rằng Lodge ở vị thế cố vấn tốt cho chính phủ Dương Văn Minh. (Message CAP 63663, 1/1/1964, Lodge to President Johnson; FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 1, pp1-2])  Xem 7/1/1964

Thứ Năm, 2/1/1964:

* SÀI-GÒN: Khai mạc Hội Đồng Nhân Sĩ.

Tại Hội trường Diên Hồng, gồm 60 người. Có Trần Đình Nam, Phan Khắc Sửu, Phạm Biểu Tâm, Trần Văn Văn, Đào Đăng Vỹ, v.. v.. Không có Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Hương, hay các lãnh tụ đảng phái như Trần Quang Vinh (Cao Đài), Phan Bá Cầm (Hoà Hảo), Nguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Ký (Đại Việt), Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Lực (VNQDĐ), Nguyễn Văn Huyền (Ki-tô Giáo), v.. v... Trong khi  đó, có Trần Trung Dung, cháu rể Diệm.

Dương Văn Minh đọc diễn văn.

Thứ Sáu, 3/1/1964:

* GIA-ĐỊNH: 2,000 công nhân VINATEXCO đình công.

Cuộc bãi công kéo dài tới 45 ngày. (Việt Nam 1990:235)

Thứ Bảy, 4/1/1964:

* SÀI-GÒN: Đại hội Phật Giáo Thống Nhất chấp thuận Hiến chương do Trí Quang soạn thảo.

Chủ Nhật, 5/1/1964:

* SÀI-GÒN: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ cải tổ:

Nội Vụ: Tôn Thất Đính; Thông Tin: Đỗ Mậu; Quốc Phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân Đội: Trần Văn Đôn; Tổng Tham Mưu Trưởng: Lê Văn Kim.

Ngoài ra, Khiêm làm Tư lệnh Quân Đoàn III, và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Quan, Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội. (Mậu 1993:674-675)

- Tôn Thất Đính, Tổng trưởng An Ninh, chỉ thị Tư lệnh QĐ II điều tra về việc xung đột giữa Phật tử và tín đồ Ki-tô tại Dinh điền Trung Nghĩa, Kontum ngày 28/12/1963.

- Lễ truy điệu Nhất Linh tại vườn Tao Đàn.

Phan Khắc Sửu và Hiếu Chân tổ chức. (Bách Khoa, 15/1/1964)

Thứ Hai, 6/1/1964:

* OAT-SHINH-TÂN: Mansfield viết phiếu trình (Memo-randum) cho TT Johnson.

Johnson nói không muốn Việt Nam biến thành Trung Hoa thứ hai; Mansfield muốn thêm rằng không muốn thấy một Triều Tiên thứ hai. Không muốn Johnson tuyên bố quá nhiều về trách nhiệm và bổn phận của Mỹ tại Việt Nam, mà cần nói về trách nhiệm của chính người Việt. Johnson cần nghiên cứu những giải pháp hòa bình. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 2: Memo, 6/1/1964, Mansfield gửi President Johnson]) pp 2-3)

Johnson chỉ thị cho Rusk, McNamara và Bundy góp ý.

Ngày 8/1/1964, Rusk làm phiếu trình với những điểm chính sau:

1. Rusk đã nhiều lần nói với Mat-scơ-va rằng hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á sẽ chấm dứt nếu Hà Nội để các nước láng giềng yên ả. Những thông điệp tương tự đã chuyển tới Hà Nội. Mỹ đã khẳng định rõ ràng rằng Mỹ không muốn một căn cứ quân sự hay trú quân nào tại Đông Nam Á.

2. Bắc Kinh và Hà Nội đã vi phạm các Hiệp ước Geneva 1954 và [23/7/1962] tại Lào. Bởi thế, thật vô ích nếu tìm cách đạt một hòa ước tương tự như thế.

3. Vấn đề trung lập hóa Nam Việt Nam là một trò cuội. Rusk đã đề nghị với Gromyko là trung lập hóa cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam, nhưng Gromyko phản đối, nhấn mạnh rằng miền Bắc là một thành phần của khối Xã hội Chủ nghĩa và điều này không thể thay đổi. Trung lập hóa miền Nam Việt Nam như thế chỉ có nghĩa cô lập miền Nam khỏi sự viện trợ của phương Tây, dễ biến thành miếng mồi ngon cho Cộng Sản.

4. Rusk đã nói chuyện với de Gaulle, và lập trường de Gaulle rất gần gũi với Mỹ.

5. Nếu Bắc Kinh đồng ý cho các nước lân bang được độc lập, Mỹ sẽ sẵn sàng thương thuyết với Trung Cộng. Để thử xem đề nghị ngày 31/12/1963 của Khrushchev, trong thư gửi Johnson, về vấn đề giải quyết ôn hòa những vùng đất tranh chấp có mang lại gì mới lạ hay chăng.

Theo Rusk, quan điểm của BNG cũng chẳng khác biệt bao lăm với Mansfield: "Một Đông Nam Á ít tùy thuộc vào viện trợ và giúp đỡ, ít dưới sự kiểm soát của Mỹ, không bị cắt đứt với Trung Hoa nhưng cũng không bị Trung Hoa khống chế." Khác biệt chỉ là cách thực hiện: Mansfield muốn có "ngưng bắn," trong khi Rusk muốn hòa bình ở thế mạnh, khi Bắc Việt không còn tham tâm chiếm miền Nam. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 8: Memo, Tab A, 8/1/1964, Rusk gửi President Johnson]) pp 9-11))

Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara nhận định:

1. Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cuộc chiến Việt Nam là trách nhiệm của người Việt, và mới đây đã lập lại trong tuyên bố rút quân. Tuy nhiên, uy thế nước Mỹ không thể bị tổn thương.

2. Tình hình trầm trọng, nhưng chúng ta vẫn có thể thắng.

3. Đề nghị của Mansfield—chia Nam Việt Nam theo vùng kiểm soát lãnh thổ của hai phe (da beo)—thiếu thực tế. Sự chia cắt hay trung lập hóa có nghĩa là Mỹ phải triệt thoái, và toàn miền Nam sẽ bị sụp đổ.

4. Hậu quả của việc Cộng Sản thống trị miền Nam sẽ rất nghiêm trọng đối với những phần còn lại của Đông Nam Á và vị trí của Mỹ tại đây cũng như trên toàn thế giới.

5. Phải chiến thắng bằng mọi cách. [TL 8: Memo, Tab B, 8/1/1964, McNamara gửi President Johnson]) pp 9-11))

Theo Bundy:

1. Trung lập hóa miền Nam có nghĩa:

a. Sự sụp đổ mau chóng của lực lượng chống Cộng tại miền Nam, và sự thống nhất dưới chế độ CS.

b. Thái Lan sẽ trung lập, và gia tăng ảnh hưởng Hà-nội cũng như Bắc Kinh ở đây.

c. Sụp đổ của lực lượng chống Cộng tại Lào.

d. Áp lực mạnh trên Malaya và Malaysia.

e. Nhật và Philippines sẽ có khuynh hướng chuyển qua trung lập.

f. Tai hại cho uy tín của Mỹ tại Đài Loan và Nam Hàn.

2. Nếu trung lập hóa Việt Nam là phản bội những người chống Cộng, và có thể sẽ bị thất cử. (Ibid., 14)

3. Đường lối đúng nhất là tăng cường cuộc tranh đấu chống Cộng.

4. Mansfield có thể sẽ tán thành, nếu chúng ta sẽ có những vận động ngoại giao với Pháp và chứng tỏ thiện chí với Cambodia. Việc dò ý Pháp bất lợi. [TL 8: Memo, Tab C, 8/1/1964, McGeorge Bundy gửi President Johnson]) pp 14-15)

 

7/1/1964:

* OAT-SHINH-TÂN: Bundy đệ trình Johnson dự thảo kế hoạch OPLAN 34-A-64.

Bộ Quốc Phòng và CIA hoàn tất dự thảo ngày 3/1/1964, dự trù bắt đầu từ ngày 1/2/1964. Mục tiêu để cảnh cáo Bắc Việt phải ngưng xâm nhập cán bộ và vũ khí vào miền Nam. McNamara tán thành. John McCone (CIA) nghĩ rằng không nên trông đợi những thành quả lớn. Theo Rusk vấn đề nằm trong nội địa, không phải ở ngoài lãnh thổ miền Nam. Bundy muốn cùng McCone (CIA), Gilpatric và U. Alexis Johnson giám sát kế hoạch này. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 4] pp 4-5) [Xem 24/1/1964]

- John McCone báo cáo với Rusk rằng dữ kiện trong báo cáo về chuyến thăm Việt Nam từ 18 tới 20/12/1963 không chính xác.

Lý do là các viên chức Việt thời Diệm không báo cáo đúng sự thực với chính phủ trung ương, và viên chức Mỹ không có cơ hội kiểm chứng. Đề nghị một hệ thống kiểm soát bí mật. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 5] pp 5-6)

Hôm sau, 8/1, Forrestal trình lên Bundy rằng ông ta tán thành. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 7] pp 7-8)

 

Thứ Tư, 8/1/1964:

* SÀI-GÒN: Tổng trưởng Bộ An Ninh TTĐính gửi CĐ cho BTL/V2CT:

Ngày 28/12/1963 xảy ra xung đột Lương-Giáo tại Dinh điền Trung Nghĩa, Quận Kontum. Tỉnh trưởng đích thân tới nơi nhưng không giải quyết được. Yêu cầu can thiệp cha Seitz để chuyển LM Lễ đi nơi khác. (PThT, HS 29380b)

Thứ Năm, 9/1/1964:

* SÀI-GÒN: Học sinh Petrus Ký tổ chức tưởng nhớ Trần Văn Ơn (Văn thư số 01374/TCSQG/CSĐB/KH/1/K, ngày 13/1/1964, TGĐCSQG gửi BNV; TTLTQG 2 (TP/HCM), Phủ Thủ tướng [PThT], HS 29383)

Ơn đã chết ngày 9/1/1950 trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn.

- Đại hội bất thường của Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng Quốc Gia tại Tòa Đô chánh.

Biểu quyết giải tán Liên Đoàn Công Chức, và lập một liên đoàn khác sẽ chọn tên và điều lệ sau. Bầu ra một ban Quản trị Lâm thời để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng như quĩ chống Cộng (1% lương), nguyệt liễm, v.. v...

Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng Quốc Gia thành lập tại Đại hội ngày 9/9/1955 với mục đích “cách mạng hóa người công chức”:

nhất định trừ gian, diệt Cọng, bài Phong, đả Thực.

phụng sự chính nghĩa Quốc Gia, đặt quyền lợi tối cao của Tổ quốc lên trên hết

hòa mình trong nhân dân, trong phong trào cách mạng của nhân dân, đúng theo đường lối cách mạng nhân vị của Ngô Thủ tướng.

Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương: Nguyễn Hữu Khai.

Phó CT: Đỗ Văn Rỡ, Nguyễn Đình Bổn, Huỳnh Quang Phước.

TTK: Phan Văn Toàn. TK: Nguyễn Văn Đạt, Trương Thị Kim An.

31 ủy viên; 12 cố vấn (Lê Khải Trạch, v.. v...)

1963: PCT 1: Tôn thất Trạch; PCT 2: Nguyễn Quốc Hưng.

UV/Kế hoạch: Phạm Hữu Vĩnh. (PThT, HS 29388)

Thứ Sáu, 10/1/1964:

* SÀI-GÒN: Lodge họp với Dương Văn Minh và các cấp lãnh đạo VNCH trong hai tiếng đồng hồ.

Tham dự có Đôn, Kim, Thủ tướng Thơ, Bộ trưởng [Trần Lê] Quang và [Phạm Đăng] Lâm. Minh và Kim phản đối việc đặt cố vấn Mỹ xuống dưới cấp quận và xã, vì có vẻ "thực dân hơn cả Pháp;" và, sự hiện diện của họ khiến VC có cơ hội chứng minh rằng chính quyền miền Nam chỉ là ngụy, tay sai Mỹ. Minh cũng không có thiện cảm gì với những người làm việc trực tiếp với Mỹ, vì dân chúng nhìn họ chẳng khác gì những lính Haiho từng phục vụ Nhật trong Thế chiến. Minh và Đôn cũng than phiền về việc Mỹ trợ cấp đặc biệt cho Cao Đài và Hòa Hảo, và các giáo phái này đang dùng Mỹ chống lại chính quyền trung ương. Cuối cùng, các Tướng yêu cầu Mỹ ngưng chi tiền cho các nhóm sinh viên biểu tình chống Pháp. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 10, Tel 1290, 10/1/1964, 18G00, Sài Gòn gửi BNG,] 16-22) [Xem 21/2/1964]

* OAT-SHINH-TÂN: Walt Rostow, Chủ tịch Hội Đồng Thiết Kế Chính Sách, làm tờ trình lên Rusk:

Đề nghị phải trực diện Hà Nội. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), [TL 9, Memo, 10/1/1964, Sài Gòn gửi BNG,] 15-16)

15-6) Ngày 1/11 và 28/11/1963, Rostow đã đề nghị phải cảnh cáo Hà Nội là nếu không ngừng xâm lăng miền Nam, Bắc Việt sẽ chịu sự tấn công trả đũa.

Chủ Nhật, 12/1/1964:

* SÀI-GÒN: Các đại diện Phật Giáo bầu xong Viện Hoá Đạo và Tăng Thống.

Viện trưởng: Tâm Châu. Phó: Pháp Tri, Thích Thiện Hòa, Chanh Trí Mai Thọ Truyền. Tổng vụ Tăng sự: Trí Tịnh; Hoằng Pháp, Trí Thủ; Pháp sự, Quảng Liên; Tài chánh và Kiến thiết, Tâm Giác; Cư sĩ, Huyền Quang; Thanh niên, Thiện Minh.

Đổng lý văn phòng: Đại đức Đức Nghiệp.

Tăng thống: Tịnh Khiết, Phó, Tối Thắng; Chánh TK, Trí Quang; Phó TK, Thạch Gông; (Báo cáo ngày 16/1/1964, Nha TGĐCSQG; TTLTQG 2, PhThT, HS 29368).

13/1/1964:

* SÀI-GÒN, 13G00: Khoảng 10,000 SV, học sinh biểu tình chống Pháp trung lập.

Tin tình báo CP cho biết do nhóm SV Văn Khoa và Luật Khoa tổ chức để biểu dương lực lượng. Tới đường Duy Tân, có truyền đơn tung ra, tố cáo “Nguyễn Ngọc Thơ và tay sai đã lám phòng nhì cho Pháp-Nhu-Diệm.” (TTLTQG 2, PhThT, HS 29383).

15/1/1964:

* SÀI-GÒN: Tịnh Khiết nhậm chức.

Thượng tọa Tâm Châu nhận chức Viện trưởng Hoá Đạo. (Báo cáo ngày 26/1/1964, Nha TGĐCSQG; TTLTQH 2, PhThT, HS 29368).

* OAT-SHINH-TÂN: Robert F. Kennedy lên đường thăm viếng các nước Viễn Đông [cho tới ngày 27/1/1964].

16/1/1964:

* SÀI-GÒN: HĐ Nhân Sĩ họp về việc soạn thảo Hiến Pháp và bầu cử Quốc Hội.

- SV Văn Khoa và Luật Khoa biểu tình diễn hành chống báo Dân Chúng.

- Tín đồ Ki-tô tại khu Bùi Phát, đường Trương Minh Giảng, bí mật vận động giáo dân Xóm Mới và Tân Sa Châu biểu tình phản đối chính phủ Thơ chia rẽ Bắc Nam, không yểm trợ đồng bào di cư. (Công điện ngày 25/1/1964, Bộ Thông Tin; TTLTQH 2, PhThT, HS 29380b).

17/1/1964:

* SÀI-GÒN: Biểu tình chống Pháp vì chính sách trung lập hoá Đông Nam Á của de Gaulle.

Do Phong Trào Thanh Niên Cách Mạng Tiền Phong tổ chức. Giải tán sau khi Trung tướng Tổng trưởng Nội Vụ tới nói chuyện.

* BẾN-TRE: Khởi đầu chiến dịch "Phượng Hoàng Tiền Giang 1" tại vùng Thạnh Phú. (AP 18/1/1964)

Thứ Bảy, 18/1/1964:

* SÀI-GÒN: Agence France Presse [AFP] truyền đi bài viết mang tựa "Chính sách Á Châu của Pháp."

Tác giả bài này cho rằng Pháp muốn dùng việc công nhận Trung Cộng để dàn xếp ngưng bắn tại miền Nam. [Xem 23/1/1964]

Thứ Hai, 20/1/1964:

* SÀI-GÒN: Lodge gặp Minh, Kim, Thơ, và Lâm.

Hỏi ý kiến về kế hoạch OPLAN-34A. Minh đề cử Đôn, Kim và Chiểu nghiên cứu chi tiết với Tướng Harkins. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), 28-31)

Thứ Tư, 21/1/1964:

* SÀI-GÒN: Sinh viên biểu tình chống trung lập.

Người đứng ra tổ chức là Mai Văn Lễ và hai em Đỗ Mậu (Lương và Thảo), sinh viên Y khoa. (Phiếu trình Võ phòng Thủ tướng; TTLTQG 2 (TP/HCM), Phủ Thủ tướng [PThT], HS 29383)

23/1/1964:

* SÀI-GÒN: Hội Đồng Nhân Sĩ yêu cầu đoạn giao với Pháp. (Mậu 1993:675)

Thứ Bảy, 24/1/1964:

* HUẾ: Có tin Nguyễn Văn Dương, Giáo sư trường Bình Minh, vận động thành lập Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Thiên Chúa Giáo.

* Bình Định: Lodge cùng lãnh đạo VNCH thăm Bình Định.

Thảo luận về vấn đề Nghị quyết của HĐNS về trung lập và bang giao với Pháp, và bản tin của AFP. Theo Lodge, không tiện cắt đứt ngoại giao với Pháp. (CĐ 1397, ngày 28/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1)

* OAT-SHINH-TÂN: Johnson ký sắc lệnh phát động Kế Hoạch 34-A (OPLAN-34A).

Bộ Quốc Phòng trực tiếp chỉ huy; thay vì cơ quan CIA như từ năm 1962 tới nay.

26/1/1964:

* SÀI-GÒN: Tướng William C. Westmoreland tới Sài Gòn.

Westy được cử Phụ tá cho Harkins để chuẩn bị thay Harkins. [Xem 20/6/1964]

Thứ Hai, 27/1/1964:

* PARIS: Chính phủ de Gaulle nhìn nhận Trung Cộng.

Thứ Ba, 28/1/1964:

* SÀI-GÒN: Chính phủ Thơ ra thông cáo chống trung lập, và sẽ có biện pháp với chính phủ de Gaulle về việc nhìn nhận Trung Cộng.

- Cơ quan CIA báo cáo từ Sài Gòn:

Trung tướng Nguyễn Khánh nói với Đại tá Jasper Wilson, Cố vấn trưởng QĐ I, rằng sẽ có đảo chính vào ngày Thứ Sáu, 31/1/1964.

Theo Khánh, Tướng Mai Hữu Xuân sẽ đảo chính để tuyên bố trung lập. Trong nhóm chủ mưu có cựu Tướng Nguyễn Văn Hinh. Khánh sẽ vào Sài Gòn trong ngày hay ngày hôm sau để ngăn chặn đảo chính. Trung Tá Trần Đình Lan mới từ Pháp về, mang theo hai tỉ đồng để thực hiện trung lập. Người gọi Lan về nước là Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim. [Tại văn khố Bộ Ngoại Giao Pháp có một hồ sơ của Lan, chỉ giải mật vào khoảng năm 2029]

Đầu tháng 1/1964, một nhân chứng Mỹ thấy nhiều xe chở vũ khí tới doanh trại Tổng Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia của Xuân.

Trung tướng Lê Văn Nghiêm đã tiết lộ với các viên chức Mỹ và Việt rằng các Tướng Kim, Đôn, Nguyễn Văn Vỹ và Dương Văn Đức có khuynh hướng thân Pháp và nghiêng về trung lập. [Mendenhall ghi chú bên lề: Nghiêm là người Trung, trong một chính phủ đa số là người Nam. Một người nhiều tham vọng]

Đảo chính của Tướng Xuân dễ thành công vì gần đây, các đơn vị chính qui bị chuyển dần khỏi Sài Gòn. (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  36-7)

- Lodge đề nghị Oat-shinh-tân can thiệp với de Gaulle, yêu cầu ngưng âm mưu đảo chính.

Lúc 19G22 ngày 28/1 [07G22 ngày 29/1 Sài-gòn], BNG Mỹ trả lời rằng khó thể ảnh hưởng được de Gaulle. Chỉ thị Lodge kiểm chứng lại với Khánh.

- Khánh mặc thường phục đáp phi cơ dân sự vào Sài Gòn.

Phụ tá của Khánh là Đại tá Nguyễn Chánh Thi cũng vào Sài Gòn bằng phi cơ của Khánh, chuẩn bị lực lượng. Thi dựa vào lực lượng Nhảy Dù của Cao Văn Viên. Ngoài ra còn có các đơn vị của Đại tá Huỳnh Văn [Thanh] Tồn và Trung tá Trang Văn Chính.

Tối đó, Thi gặp Đỗ Mậu và Dương Văn Đức tại tư dinh của Khánh. Tuy nhiên, không tiết lộ bí mật với Thiếu tá Phạm Văn Liễu, khi Liễu và một người quen tới gặp Thi.

Thứ Tư, 29/1/1964: * SÀI-GÒN: Sinh viên biểu tình, đòi quốc hữu hóa tài sản Pháp.

- Phóng thích một số người bị kết án thân Bình Xuyên.

Gồm Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hữu Thuần, Nguyễn Văn Hiếu. Tuy nhiên, nhóm Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng vẫn bị câu lưu tại Chí Hòa. (Mậu 1993:675)

- 20G00: Lodge báo cáo về âm mưu đảo chính do Pháp chủ trương.

Theo Khánh tuyên bố với Wilson, Đôn, Kim và Xuân công khai tuyên bố có thiện cảm với trung lập, qua Pháp. Đôn và Kim cực kỳ thân Pháp, vì họ là cán bộ tình báo OSS của Pháp trong chiến tranh, và họ còn giữ quốc tịch Pháp. Đính thì có thể mua bằng tiền. [Đính mua nhà ở Pháp]

Cùng tham dự đảo chính có Trần Thiện Khiêm, Tư lệnh QĐ III; Đỗ Cao Trí, QĐ II. 90% quân đội và 70% công chức ủng hộ (?). Khánh muốn bảo đảm rằng Mỹ chống trung lập. Wilson trấn an Khánh bằng cách nêu lên lời tuyên bố của Lodge trên báo chí về vấn đề này.

Khánh cũng yêu cầu Mỹ bảo đảm sẽ cho gia đình [hiện đang ở Đà Nẵng] rời khỏi Việt Nam nếu thất bại; Lodge nói chỉ có thể bảo đảm cho tị nạn trong Tòa Đại sứ ở Sài Gòn, và cung cấp một phi cơ ở phi trường Đà Nẵng, nếu gia đình Khánh có thể tới nơi.

Theo Lodge, Khánh là Tướng có khả năng nhất miền Nam. Tuy nhiên, Lodge tin rằng Đôn và Kim là những người yêu nước nhiệt thành. Theo Lodge, Khánh sẽ tiếp xúc với Wilson tối nay. (CĐ 1431, ngày 28/12/1963, Lodge gửi BNG; LBJL, NS File, Country File, Vietnam, Box 1; FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), 37-9)

- Đại tá Wilson báo cáo với Harkins về kế hoạch đảo chính của Khánh. Sau đó, Harkins thông báo cho Lodge.

- 23G00: Khánh và Khiêm "chỉnh lý" nhóm Đôn và Kim.

Dù biết trước kế hoạch của Khánh—vì Khánh đã tâm sự với Trung Tá CIA Conein từ tháng 12/1963—Lodge chẳng những không ngăn cản, mà còn có vẻ khuyến khích. Vì Lodge hy vọng Khánh sẽ là nhân vật "mạnh bạo và tàn nhẫn" lý tưởng để chống Cộng.

Khiêm, Ki-tô giáo (?), sinh năm 1923 tại Sài Gòn. Năm 1947, ra bưng theo Việt Minh, nhưng lại về thành. Gia nhập Cần Lao miền Nam, dưới quyền Huỳnh Văn Lang. Từng cứu nguy cho Diệm vào tháng 11/1960. Sau ngày này, được thăng cấp Tướng, giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên quân (phụ tá cho Lê Văn Tÿ). Tháng 11/1963, tham gia đảo chính Diệm. Mở chân rết với cả ba nhóm Khánh-Đôn, Minh-Kim, và Lang-Thảo. Tháng 1/1964, được cử làm Tư lệnh QĐ III, giữa lúc đang ở Nhật. Việc bổ nhiệm này khiến Khiêm bất bình. Bởi thế, từ giữa tháng 1/1964, lại móc nối với Khánh làm đảo chính.

Ngoài ra, còn có Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Nhảy Dù; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có, SĐ 7; và, Nguyễn Văn Thiệu, SĐ 5. Thiệu từng hoạt động với Đại Việt, rồi cùng nhóm Xương, Khiêm, Lãm, Trung, v.. v... thành lập chi phái đảng Con Ó, tức Việt Quốc Dân , ở Huế. Sau khi bị lộ, ngả theo Diệm, được Linh mục Bửu Dưỡng "rửa tội" theo đạo Ki-tô năm 1958.

* OAT-SHINH-TÂN, 19G47 [09G47 ngày 30/1/1964, Sài Gòn]: Ball chỉ thị cho Lodge: Lodge có toàn quyền quyết định, miễn hồ đừng để Mỹ bị mang tiếng can thiệp. Nếu cảm thấy có thể được, hãy giữ Minh làm Quốc trưởng không thực quyền. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1996), 42)

- 21G15 [09G15 ngày 30/1 Sài-gòn]: Phó Giám đốc Tình báo và Sưu tầm (George C. Denney) báo cáo lên XLTV Ngoại trưởng Mỹ: Khánh làm đảo chính, với sự tiếp tay của các Tướng Khiêm (QĐ III), Trí (QĐ II), Có (QĐ IV), và một số sĩ quan quyền thế. Mục đích chính là loại bỏ chính phủ Thơ. Minh, Kim và Đính đang bị bắt giữ; tuy nhiên Minh sẽ được đề nghị chức Quốc trưởng không thực quyền. Những lý do sau đây có thể là động lực:

1. Không hài lòng với sự lãnh đạo của Minh và Thơ. Thơ bổ nhiệm quá nhiều người thân cận thuộc chính quyền Diệm. Nhưng Minh chống lại việc cách chức Thơ.

2. Tham vọng cá nhân: Khánh và Khiêm không hài lòng với chức vụ hiện tại. Khánh từng nắm binh quyền dưới chế độ Diệm; trong khi Khiêm từng là Tham Mưu trưởng Liên quân.

3. Lo ngại khuynh hướng trung lập và thân Pháp.

Hai người bị bắt giữ là Mai Hữu Xuân, Tổng Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và cựu Trung tá Trần Đình Lan. FRUS, 1964-1968, I:1964, (1992), 40-1)

Thứ Năm, 30/1/1964:

* SÀI-GÒN, 03G15: Lodge báo cáo cuộc đảo chính của Khánh sẽ khởi sự từ 04G00.

- 04G00: Từ trại Hoàng Hoa Thám, Thi điều khiển việc bắt giữ Đính, Đôn, Xuân, Kim, Vỹ, Trần Đình Lan, và Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, người bị tình nghi giết chết anh em Diệm-Nhu.

Xuân định chống cự, Trung tá Chính phải bắn chỉ thiên một phát súng colt để uy hiếp. Cũng Chính bắt giữ Lan. Tất cả đều bị giải về trại Hoàng Hoa Thám, rồi nhốt vào trại quân kỷ của Nhảy Dù. Lan bị giam trong hầm tối. Phần Nhung bị lấy khẩu cung và cho lệnh làm tờ khai về cái chết của Diệm-Nhu.

(Theo lời Tướng Thi, Nhung khai anh em Diệm-Nhu bị bắn chết khi đoàn xe ngừng lại ở một khúc đường đang có xe lửa chạy ngang. Đích thân Xuân cho lệnh bằng cách ra thủ hiệu, vì sợ giáo dân Ki-tô sẽ cướp tù nhân. Nhưng hồ sơ khám nghiệm tử thi Nhung tại nhà thương Saint Paul cho thấy Diệm và Nhu chết vì vết thương đạn xuyên qua gáy). [Xem 4/11/1963].

Sau đó, Nhung "treo cổ" tự tử. Thi nói chịu trách nhiệm tinh thần. (Phỏng vấn Tướng Nguyễn Chánh Thi, ngày 23/7/1994; lần cuối qua điện thoại ngày 14/8/2000) Theo một nguồn tin, thủ hạ Khánh mang Nhung tới một vườn vắng vẻ, hạ sát bằng súng. Rồi loan truyền tin Nhung đã treo cổ tự tử. (NYT, 2/2/1964)

- 06G25: Tư dinh Dương Văn Minh và Lê Văn Kim bị bao vây.

Lodge chỉ thị Khánh và Khiêm phải tránh đổ máu.

- 06G45: Minh và Thơ bị bắt vào TTM.

- 09G14: Lodge báo cáo Khánh định thiết lập một chính phủ quân sự, với Khánh làm Thủ tướng và Khiêm Tổng Tư lệnh Quân đội.

- 11G00: Khánh gặp Lodge.

Khánh hỏi Lodge về vấn đề nhìn nhận chế độ mới.

BNG trả lời rằng Khánh có thể chính thức thông báo cho Mỹ biết về sự thay đổi chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, không cần qua thủ tục công nhận ngoại giao. Ngày hôm sau, Khánh làm theo thủ tục này.

- 16G45: Đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên cáo của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng giải tán Ủy Ban Điều Hành, và bổ nhiệm Khánh làm Chủ tịch

Đôn, Kim, Đính và Nguyễn Văn Vỹ bị đưa ra giam lỏng ở Đà-[Nẵng?]. Mai Hữu Xuân bị an trí ở Huế. Trung tá Trần Đình Lan, bị cáo buộc là gián điệp Pháp, bị bắt. (NYT, 30/1/1964)

Nguyễn Huy Lợi, từng tham gia chính biến 11/11/1960, cũng bị bắt. Vương Văn Đông lẩn trốn khoảng hai tháng, rồi móc nối [Pauline Trần Thị Mỹ] nhờ MT/GPMN đưa ra khỏi lãnh thổ VNCH. (Phạm Xuân Tích, "Không phải chỉ một ngày;" trong Chính Đạo et al., Nhìn lại biến cố 11/11/1960 (Houston: Văn Hoá, 1996), tr. 172-3)

Thứ Sáu, 31/1/1964:

* SÀI-GÒN: Lodge vào Dinh Gia Long gặp Khánh.

Bảo Khánh rằng sự thăng tiến hay thất bại tùy thuộc ở khả năng đánh Cộng Sản. Mỹ không muốn tình trạng "chỉnh lý" kéo dài quá lâu. Khánh hứa sẽ giữ người có khả năng tại chức. Khánh cũng hỏi Lodge ai có khả năng làm Thủ tướng, và liệu Mỹ có giúp đỡ khi Khánh có "thái độ rõ ràng" với Pháp hay chăng?

- Do sự can thiệp của Lodge, "Big" Minh đồng ý đứng làm "Cố vấn." (NYT, 31/1/1964)

- 17G30: Khánh họp báo.

Tuyên bố chỉ "chỉnh lý," không đảo chính. Sẽ truy tố Trần Văn Đôn (Quốc Phòng), Lê Văn Kim (Tổng Tham Mưu Trưởng), và Mai Hữu Xuân (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát) ra tòa vì tội mưu đồ với nhân viên Pháp để chống lại chính sách chống Cộng, và thiết lập chế độ trung lập tại Nam Việt Nam. Bị các ký giả chất vấn về lời cáo buộc Đôn, Kim v.. v.. là trung lập. Khánh hứa sẽ công bố tài liệu khi các Tướng bị bắt ra tòa.

- Khánh phản đối de Gaulle xen vào nội tình Việt Nam. (NYT, 1/2/1964)

- Thiếu tướng Lâm Văn Phát thay Khiêm làm Tư lệnh QĐ III.

Đại tá Trần Thanh Bền nắm Tổng Giám đốc CS-CA. Dương Ngọc Lắm làm Đô trưởng.

- Tin Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, 44 tuổi, bị giết được lưu truyền.

* Huế: Trí Quang hủy bỏ chuyến hành hương India, Ceylon và Nhật, về Huế.

Cái chết của Nhung khiến Trí Quang sợ Ki-tô giáo sẽ trở lại chính quyền.

* Paris: De Gaulle đề nghị trung lập hoá toàn Đông Dương, và chấm dứt sự can thiệp của ngoại cường.

Tổng thống Đệ ngũ Cộng Hoà Pháp, 73 tuổi, còn tuyên bố Bắc Kinh sẽ thủ diễn vai trò quan trọng cho tương lai Đông Nam Á. (NYT, 1/2/1964)

31/12/1963:

* Mat-scơ-va: Khrushchev thư cho TT Johnson v/v peaceful settlement of territorial disputes. (Memo, Jan 9, 1964, McGeorge Bundy to the President; FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  p. 10 [8-11] [Doc 8, Tab B].

10/1953-3/1954: Trưởng Phòng 3 Đệ nhị Quân Khu ở Huế.

Ngày 5/11/1954, Huế: Đại tá Trương Văn Xương, Tư lệnh QK II, triệu tập một buổi họp tại tư dinh để thành lập Việt Quốc Dân Xã (Parti National Social Démocrats). Do sự khuyến khích của Trung tá Trần Đình Lan. Tham dự buổi họp: Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm (TMT QK II), Lan; các Thiếu tá Trần Văn Trung, Phạm Văn Kế, Lê Như Hùng, Phạm Văn Bông; Đại úy Huyến, v.. v... Mục đích là yểm trợ Nguyễn Văn Hinh, chống Diệm.

Thành phần như sau: Cố vấn: Xương; Chủ tịch điều hành: Khiêm; Phụ tá kiêm Thủ quĩ: Đại tá Lục Sĩ Mẫn; tuyên truyền: Trung úy Kế; Nghiên cứu: Thiệu; Trưởng ban tổ chức Nam TV: Thiếu tá Nguyễn Văn Mạnh; TTk; Đại úy Phan Văn Phan (trưởng phòng IV); Hành động đặc biệt: Lê Như Hùng; Tình báo: Đại úy Trần Đình Huyến (Cảnh sát miền Trung?); Bảo vệ đoàn viên: Thiếu tá Hòang Xuân Lãm (chỉ huy Thiết giáp) (10H xxx [3238]). [Xem 15/12/1954]

Ít lâu sau, đích thân Mạnh đi thu thập chữ ký của các sĩ quan để ủng hộ Tướng Hinh; nhưng khi Hinh phải rời nước, lại chính Mạnh đi xin chữ ký ủng hộ “Chí sĩ lnh tụ Ngô Đình Diệm” (Phỏng vấn cựu Đại tá Phạm Văn Liễu, Houston, 1994-1996).

10/1955: Trung tá hiện dịch thực thụ. Chỉ huy trưởng tiểu khu, trung đoàn trưởng.

Từ 1955, phần vì ảnh hưởng Pháp tàn lụn ở Việt Nam, phần vì uy thế Đại Việt xuống dốc, Thiệu sử dụng chiêu bài "công giáo" của họ nhà vợ để tiến thân. 1956, Chỉ huy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. 1957: Tốt nghiệp khoá huấn luyện Hành quân Không-Lục của TQLC Mỹ tại San Diego, California, rồi Đại học Chỉ Huy và Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas. 1957-1959: Chỉ huy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. 1958 : Theo học khóa 2 tháng tại Okinawa. 1961: Qua Mỹ lần thứ hai, học bổ túc khóa hướng dẫn hỏa tiễn tại Fort Bliss, Texas.

1959-7/1962 : Tham Mưu trưởng BTL Dã Chiến của Dương Văn Minh. 7/1962, Tư Lệnh Sư đoàn 1 ở Huế, rồi tháng 12/1962, Tư Lệnh Sư đoàn 5 ở Biên Hòa. 4/1963: Thăng cấp Đại tá. Năm 1963, khi Mỹ muốn đảo chính Diệm, Thiệu ngả theo phe Dương Văn Minh-Trần Thiện Khiêm. Diệm-Nhu chết, Thiệu được thăng cấp Thiếu Tướng. 12/1963: Tham dự lễ tựu chức của Park Chong Hui. 30/1/1964: Chỉ huy lực lượng thiết giáp và TQLC trong cuộc chỉnh lý 30/1/1964, đưa Nguyễn Khánh lên cầm quyền. Sau đó làm Tham Mưu Liên Quân. Tháng 6/1964: Qua Đài Loan thương thuyết việc viện trợ của THQG.

Đường hoạn lộ thênh thang từ đó. Được cử làm Tổng thư ký HĐQĐCM. 8-9/9/1964: Thứ trưởng Quốc Phòng. 15/9/1964: Tư lệnh QĐ IV. 20/10/1964: Một trong những phụ tá của Khánh trong HĐQL. Cùng một nhóm Tướng trẻ như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi v.. v..., tham gia hàng nửa tá những cuộc đảo chính, chỉnh lý trong hai năm 1964-1965. 1/1965: Trung tướng. 18/1/1965: Phó Thủ Tướng thứ 2 (chính phủ Trần Văn Hương). Thiệu là 1 trong 3 tướng bênh vực Hương, nhưng ngày 26/1/1965, Khánh quyết định bắt Hương từ chức. (LBJL (Austin), NSF, Country File, Vietnam, Box 29[doc. 28, 29/1/1965]

Dưới thời Phan Huy Quát, được giao trách nhiệm Tổng Tư lệnh quân đội dưới danh nghĩa Bộ trưởng Quốc Phòng (Trần Văn Minh nhỏ làm Tổng Tham Mưu trưởng).

Ngày 19/6/1965, Thiệu được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia [UBLĐQG], tức Quốc Trưởng. Ngày 3/9/1967, nhờ Hồng Y New York là Francis Spellman và Đại Sứ Ellsworth Bunker tiếp tay, Thiệu "đắc cử" Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) với 34.8% số phiếu.

Sự thăng tiến nhanh chóng của Thiệu trong thập niên 1960 phần lớn là do người Mỹ muốn tạo nên một thiểu số quân phiệt dễ bảo, tiện việc đánh “Cộng Sản” theo sở kiến và nhu cầu của Mỹ. Bởi thế, phía sau chính quyền hợp hiến—tương đối ổn định nhờ sự hiện diện của gần nửa triệu quân Mỹ, và guồng máy an ninh-cảnh sát kiểu “Diệm mà không có Diệm”—Thiệu chỉ ngày đêm củng cố uy quyền và lợi nhuận bản thân cùng họ hàng, thân thuộc. Phe đảng trở thành phương châm cai trị, với tham nhũng làm sức nối kết. Cả một guồng máy “chống Cộng” ở miền Nam chẳng khác gì một thứ siêu thị—người ta mua bán bất cứ thứ gì có thể sinh lợi, từ chức tước tới tấm giấy hoãn dịch. Từ hồ sơ mật an ninh quốc phòng tới đạn dược, thuốc men, phế vật chiến tranh, từ đầu đường, góc phố tới pháp đình, nha sở, dinh thự. Tệ hại hơn, Thiệu và phe đảng còn l một trong ba đường dây buôn bán nha phiến ở miền Nam.

 

18/4/1964: Rusk nói với Khánh là quan hệ Nga-TC chưa rõ ràng. Khrushchev có vẻ không muốn thấy hoàn toàn đổ vỡ [Khanh agreed that SVN should react. Rusk: the base should be made firmer. Khrushchev  believed that a full break between USSR and China may be prevented.” The US doesn’t want another Korean with larger conventional forces, and enlargement of the war might mean a high level of military action in which we would have tp using nuclear weapons. So, the first priority: to improve the situation in SVN before we started action against the North.” Some Asian allies: opposing the use of nuclears weapons. Khanh: we can use anything against China, the eternal enemy of the Asian peoples. (Memo of a conversation, Rusk and Khanh, Sai Gon, April 18, 1964; FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  p. 244 [244-48] [Doc 118].

5/8/1964: Khrushchev hồi âm Johnson về vụ tiểu đỉnh CSBV tấn công tàu Mỹ. Qui trách cho USA về vụ Gulf of Tokin. “the corrupt and rotten South Vietnamese regime which exists—and this is no secret to anyone—only because of the foreign support. [I:637] (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  p. 636-38 [Doc 295].

7/8/1964, 11AM: Westmoreland gặp Khánh, Khiêm, Thiệu (TMT/LQ, C/SJGS) và Đại tá Thắng (trưởng Khối hành quân( J3JGS): vấn đề phòng không cho VNCH, nhu cầu điều hợp chỉ huy khi đưa quân qua Lào. Khánh cho biết Vũng Tàu sẽ trở thành Sài Gòn thứ hai. CĐ MAC JOO 7565, Sài Gòn, 8/8/1964, 3:15 PM; (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  p. 649 [doc 303].

18/2/1964: VC controlled areas comprised better than 50 or 60 % of total area.

Memo ngày 8/2/1964, Helms (CIA) gửi Rusk; (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  pp. 84-5.

21/2/1964: v/v CAS Third appraisal:

Từ tháng 8/1963, suy giảm về lãnh thổ chính phủ kiểm soát, đặc biệt là sau ngày 1/11/1963.

VC thống trị trên 50% tại 23 tỉnh. Bình Dương, 45% (không phải 80%) Phước Tuy, 80%. Chính phủ còn kiểm soát 70% dân chúng nông thôn; nhưng VC chỉ kiểm soát 18% 1,687,000 dân thành thị, do chính phủ kiểm soát. Ngày hôm nay, hay ngày Thứ Hai, Khánh sẽ phát động chương trình bình định toàn quốc. Về vũ khí, không phải carbine Nga chế tạo. Đó là của TC, PE 53 carbine. Không có Czech submachine guns, đó là K-50, 7.62 mm. Tại vùng IV, lính VNCH không bị outgunned và outmanned. VC chỉ có 2 tiểu đoàn thiện chiến là 96 và 306.

Tel MAC 665, Feb 21, 1964, 4:15 p.m., Harkins, gửi Taylor,  Chairman CJS; (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  pp. 100-1 [Doc 58].

CIA report of 3/3/1964 regarding Khanh government  (McCone); (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  pp. 120-27 [Doc 68]: VC đã tổ chức cấp Trung Đoàn. Quân số tăng 5 tiểu đoàn [p. 123]

Báo cáo của McNamara ngày 16/3/1964 sau khi thăm  VN. (FRUS, 1964-1968, I:1964 (1992),  pp. 153-67 [Doc 84]

 

DESOTO patrols were a part of the international electric reconnaissance carried out by specifically equipped US naval vessels, McNamara, In Retrospect, 1995, p. 130-31.

Different from 34 A operations.

July 30-Aug 7: nine [9] days, the most controversial  period of the “Twenty- five-year War.” McNamara, In Retrospect, 1995, p. 128.

                                 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202012:15 SA(Xem: 23913)
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
04 Tháng Giêng 20205:40 CH(Xem: 22956)
Những tư liệu về thuở thiếu thời của Petrus Key đầy chi tiết trái ngược nhau. Năm 1958, Viên Đài & Nguyễn Đồng cho rằng thân phụ Trương Vĩnh Ký là “Lãnh binh Truơng Chánh Thi,” chết năm 1845 trong khi tùng sự ở Nam Vang (Bách Khoa [Saigon], số 40, [1/9/1958], tr. 43); năm 1846 mẹ (Nguyễn Thị Châu) ủy thác cho một giáo sĩ người Pháp có tên Việt là “cố Long” (tr. 44); năm 1847, Nguyễn Phước Thời (1847-1883), niên hiệu Tự Đức, lên ngôi, cấm đạo gắt gao phải chạy sang Cao Miên [Kampuchea]; năm 11 tuổi nói được 5 thứ tiếng (tr. 44); năm 1852 [sic] được cố Long hướng dẫn sang Đại chủng viện Penang, và ghé qua Sài Gòn gặp mẹ được vài giờ (tr. 44). Tại Penang học tiếng Anh, Nhật, Ấn (tr. 45). Năm 1858 mẹ chết, về Cái Mơn thọ tang. Ngày 28/12/1860 [sic], được Giám mục Dominique Lefèbvre giới thiệu “giúp việc cho Đại úy thủy quân” [sic] Jauréguiberry (tr. 45). Chữ “capitaine” của Pháp ở đây là hạm trưởng, không phải “đại úy” như quân chủng bộ binh.
24 Tháng Mười 20199:21 CH(Xem: 23943)
Hạnh phúc biết bao cho một người không có quá khứ, hay một dân tộc không có lịch sử—nhiều người quan niệm như thế. Nhưng con người, mỗi người trong chúng ta, đều có quá khứ, vui, buồn hay buồn vui trộn lẫn. Một dân tộc luôn luôn có lịch sử, vinh quang, tủi buồn, hay vinh nhục đủ mùi vị. Quá khứ luôn luôn là tấm gương cho mỗi người tự sửa mình, rút cho mình một kinh nghiệm sống, chuẩn bị cải thiện tương lai. Lịch sử một quốc gia, nếu được ghi chép trung thực, là kho tàng kinh nghiệm cho việc ích quốc, lợi dân, và phát huy tình nhân loại cho một thế giới đáng sống hơn.
20 Tháng Tám 20199:04 CH(Xem: 31366)
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
28 Tháng Hai 20192:35 CH(Xem: 40007)
Việt Nam cổ thời chỉ được ghi phụ chép trong cổ sử Trung Hoa như các xứ man di phương Nam rồi Tây Nam từng đến xin cống lễ, hay liên quan đến chiến công xâm lược, thực và giá lẫn lộn, của các triều đại—dưới các chiêu bài giáo hóa, phép thờ nước lớn, và/hay chinh phạt. Lịch sử thành văn của Việt Nam thỉ chỉ xuất hiện từ đời Trần (10[20]/1/1226-23/3/1400)—tức Đại Việt Sử Ký (1272) của Bảng Nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322)—nhưng đã tuyệt bản, chỉ còn những mảnh vụn sao chép và sửa đổi theo ý thích của các dòng họ cai trị mà Phó bảng Phan Chu Trinh từng chỉ trích là “hủ Nho” [ultra conservative confucianist].
08 Tháng Giêng 20192:06 CH(Xem: 29696)
Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist—nhưng thực chất, hiểu và dịch sai thuật ngữ “communism” [công hữu] mà Karl Marx-Engels đã hoang tưởng về “xã hội công hữu nguyên thủy.” Thượng tuần tháng 2/1979, ghé Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho Việt Nam [thân Nga, chống Tàu-Mỹ của Lê Duẩn-Phan Đình Khải] một bài học.”
30 Tháng Mười Một 20187:32 CH(Xem: 36145)
Pétrus Key (sau này trở thành Trương Vĩnh Ký) thường được ca ngợi là một học giả lớn miền Nam. Ông có công quảng bá loại tiếng Việt mới, tức quốc ngữ hiện nay mà các giáo sĩ Portugal và Espania đã sáng chế vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, Petrus Key cũng đóng một vai trò đáng kể trong cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp. Ông là một trong những thông ngôn người Việt đầu tiên hợp tác với Pháp, bên cạnh những giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã tiềm phục trong vương quốc Đại Nam từ nhiều thế kỷ.
22 Tháng Năm 20181:14 CH(Xem: 38313)
Hạnh phúc biết bao cho một người không có quá khứ, hay một dân tộc không có lịch sử—nhiều người quan niệm như thế. Nhưng con người, mỗi người trong chúng ta, đều có quá khứ, vui, buồn hay vui buồn trộn lẫn. Một dân tộc luôn luôn có lịch sử, vinh quang, tủi buồn, hay vinh nhục đủ mùi vị. Quá khứ luôn luôn là tấm gương cho mỗi người tự sửa mình, rút cho mình một kinh nghiệm sống, chuẩn bị cải thiện tương lai. Lịch sử một quốc gia, nếu được ghi chép trung thực, là kho tàng kinh nghiệm cho việc ích quốc, lợi dân, và phát huy tình nhân loại cho một thế giới đáng sống hơn.
28 Tháng Tư 20181:03 SA(Xem: 36581)
Từ ngày 7/3, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngỡ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người—có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa—bị sụp đổ hoàn toàn. Cảnh tượng “bỏ của chạy lấy người” suốt tháng 3/1975 của các đơn vị Nam quân khiến đó đây vang lên những lời chỉ trích nặng nề như “hèn nhát,” “tồi dở” v.. v... Sự thảm bại ấy, thực ra, chỉ là đoạn kết bi phẫn ngắn ngủi khó tránh của một cuộc chiến kéo dài đã hơn 30 năm. Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
01 Tháng Tư 20184:43 CH(Xem: 31562)
Buổi tối ngày 2/1/1946, tại một biệt thự ở Neuilly, ngoại ô Paris, Tướng Charles de Gaulle đã cảm khái nói với con rể tương lai như sau: "Nước Pháp thật thiếu may mắn!" [Vraiement, la France n'a pas de chance!]" (1) 1. L'Institut Charles de Gaulle, Le général de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982) pp 180, 182, 200. [Sẽ dẫn: De Gaulle et l’Indochine, 1982]. Lời than thở trên đã được thốt ra vì một món quà năm mới mà Thủ tướng Lâm Thời Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp chẳng hề trông đợi: Tám ngày trước, 26/12/1945, một tai nạn phi cơ giữa lòng rừng già Phi Châu đã phá hỏng kế hoạch bí mật mà De Gaulle và giới thân cận trù liệu từ nhiều tháng—Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá) Vĩnh San, lá bài chính của kế hoạch trên, có mặt trong số hành khách xấu số của chiếc phi cơ lâm nạn. (2)