- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Bài Sử Khác Cho Việt Nam (kỳ 1)

03 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27008)

Dẫn nhập:
w-tachidaitruong101_0_300x138_1"Lịch sử chỉ là những tiếp diễn của sự kiện mà không có cùng đích. Một quan điểm lịch sử hiện đại hoá như đang được bênh vực [tán dương những công trình thống nhất trong lịch sử Việt], mang tính chất finaliste trong triết thuyết, là của tôn giáo chứ không phải của khoa học. Muốn mượn ý của A. Comte thì phải nói là chúng ta vẫn đang đứng trong thời kì tiền sử của sử học chứ chưa bước vào thời kì có sử..."

Đó là một câu viết trong Sử Việt, đọc vài quyển (Nxb. Văn Mới, CA 2004, trang 294) tuy có vẻ dùng để chống báng một loại "sử học thời sự" như vừa có đủ bằng cớ chứng minh trong hơn 50 năm qua, nhưng quả thật chỉ là ý nghĩ bình thường của những người muốn làm việc sử học nghiêm túc. Nó vốn xuất phát từ những bài học căn bản cho "nghề nghiệp" của nhà trường đem dàn trải ra. Cho nên, đem áp dụng những bài học sơ đẳng từ trong thời nào xa tít, cộng với một chút lăn lộn tạo thêm tự tín bây giờ, chỉ mong rằng các dòng chữ sau đây là của một tập sử Việt thời có-sử, tuy chưa hẳn là hình ảnh trung thực của quá khứ nhưng chắc chắn đã không còn là huyền thoại bao trùm nữa.

Từ lâu, người ta đã quen với việc đọc mười quyển sử đã ra đời rồi đọc quyển thứ mười một của người "sưu tập" sử phẩm viết tiếp theo, người này đến sau nhưng có khi cũng không hơn gì mười ông trước. Đó là vì sự hình thành một nền sử học khoa học Việt Nam đã không được tiến triển thuận lợi ngay từ căn bản của quá khứ, lại còn phải chịu đựng trầm trọng thêm vì một hệ thống chính trị, theo kinh nghiệm tranh quyền, đã thấy rằng sự sử dụng lịch sử theo hướng quá khứ thật có ích lợi trong việc củng cố quyền lực cho mình.

Việt Nam từng vay mượn, chia sẻ một nền sử học chung thành hình ở Á Đông cho nên cũng phải vướng vào những khuyết điểm mà nếu bị xoáy sâu vào đó thì sẽ thấy ngay những dấu hiệu tiêu cực bộc lộ thật tệ hại. Trong hướng độc tôn hoá quyền bính thì việc viết sử là của nhà nước đã khiến cho sử quan lệ thuộc thật nhiều vào hệ thống tạo dựng, trả lương, điều khiển họ, lệ thuộc có khi ăn sâu cả vào trong tiềm thức, dù rằng đôi khi cũng có một vài chứng dẫn ngông nghênh của cá nhân, lôi từ trong hệ thống ra một số nguyên tắc lí tưởng dùng để "rửa mặt" cho tình trạng quỵ luỵ thảm hại kia. Việt Nam vừa thoát khỏi "đêm mù Trung cổ phương Đông" không lâu thì cuộc chiến giành độc lập lại lôi đất nước trở về khung trời chuyên chế ngàn năm cũ, trong đó chuyện kể về những anh hùng dân tộc, những chiến thắng vẻ vang có thật hay được tô vẽ theo tình hình mới, đã không cần thành sách vở nhưng vẫn tạo nên một khung lịch sử vững chắc trong đầu óc quần chúng để người cầm quyền mới tiếp tục khai thác, vò nặn lịch sử trong lòng tay mình. Lịch sử trở thành biên kịch, tiểu thuyết, thành huyền thoại ngay trong đời sống hiện tại, tin hay không mặc kệ! Thành phần trí thức Việt lại cũng không có quá khứ cứng cỏi đủ để làm ảnh hưởng đến chiều hướng đã định của người cầm quyền. Từ "kẻ biên chép ở nhà trong" / nội-thư-gia của Lí đến "người trong nhà chủ" / gia-thần, "thằng bé biên chép" / thư-nhi của Trần, "bầy tôi cùa vua" / quốc-thần của Lê Nguyễn, "người trong biên chế, con em công nông" một thời gian dài của thời mới, họ không đủ sức để thoát khỏi những những khuôn khổ xếp đặt bởi những chủ nhân thật sự trong hiện tại và quá khứ của họ, dù rằng có khi loáng thoáng ta thấy một vài điểm xuyết thu nhận từ kiến thức mới còn sót lại của thời thuộc địa hay len lách được qua những ngăn cấm không cản trở được của kĩ thuật mới.

Chính vì sự trì trệ quá sâu như thế mà ta thấy các sử gia trong nước không những bằng hành động mà cũng đã tuyên bố hoặc ghi rõ là họ làm việc nghiên cứu để phục vụ chế độ qua các văn kiện Đảng, các chỉ thị của cấp uỷ lớn nhỏ. Tuy nhiên những người đó phải loay hoay trong tinh thần "dân tộc", "yêu nước" đáng khen mà khô cạn sáng tạo đó không nói làm gì nhưng những đồng nghiệp bên ngoài, hoặc mang tinh thần chống đối về chính trị hay được thừa hưởng một nền giáo dục khác cũng không thể làm khác hơn. Những bàn tán xôn xao về kiến thức sử học trong các trường trung, đại học xuất hiện trên báo chí Việt Nam tháng 3-2008 chỉ là sự đột khởi mới để lấp khoảng trống truyền thông của một tình trạng chính trị hoá lịch sử tệ hại đã được kéo dài rất lâu mà không phải người ta không thấy. Kiến thức về lịch sử Việt Nam rõ ràng là đã được "định hướng" trong thế quần chúng áp đảo, cả về tương lai lâu dài. Sự thụt lùi của một nền sử học khoa học ở Việt Nam từ trong quần chúng lên đến tầng lớp trí thức đã tỏ rõ trong hiện tượng công khai hay lẩn lút theo thuyết Việt nho của Lương Kim Định và thuyết "Việt Phật" của Lê Mạnh Thát, cho thấy cả một sự hoang tưởng để mong bù lấp sự trống vắng của kiến thức cá nhân và lấp liếm cho sự tự ti kéo dài của tập thể ố với khác biệt nhỏ của hiệu quả là thuyết sau ra đời muộn màng nên không có tình hình thuận tiện để được đón chờ lan rộng, vồ vập đến hung hăng có lúc điên cuồng như thuyết trước.

Nhưng viết một điều gì thì không phải chỉ cho người cầm bút mà còn phải quan tâm đến người đọc nữa. Một khuôn khổ đã được lập trình suốt cả ngàn năm, bây giờ sắp xếp lại tất không tránh được sự vụng về của người ra tay, đồng thời là sự bỡ ngỡ của người tiếp nhận. Chưa nói đến cái "mới", cái "khác" cũng đã gây sốc cho người bảo thủ, có quyền bính hay không. Vì thế đã thấy phản ứng về những bài viết trước, là: nói ngược, lập dị, với thời thế là "nói xấu chế độ / dân tộc", "phản động", cả đến "cò mồi cho Việt Cộng" nữa... Tuy nhiên ngoi lên được từ những la ó - có khi gầm gừ ấy lại có những kết quả công nhận cụ thể, tuy theo tinh thần chính trị đương đại, không được phép ồn ào nhưng vẫn là có mặt, theo với sự thấm thấu qua không gian nhờ kĩ thuật mới. Một số ý tưởng khó nuốt thì được hoà nhập thân xác mới theo những cấp độ trình bày mạnh dạn hay rụt rè ngượng ngập... dù sao cũng chưa từng thấy xuất hiện trước đây. Hãy kể chuyện nho nhỏ như chuyện làng ca trù Lỗ Khê tẩy chay, không dạy bài "Hồng Hồng Tuyết Tuyết" của ông nghè Dương Khuê cho cô nghiên cứu sinh Pháp (báo Thanh Niên 27-4-2007) dù rằng bài hát nổi tiếng này đã được Lỗ Khê trình diễn và được thưởng Huy chương Bạc 2005, được danh ca Hà Thị Cầu thu vào đĩa lưu trữ, và xa hơn, đã được đập tom chát trong xóm Cầu Kiệu ở Sài Gòn trước 1945 - tất cả hình như chỉ vì một nhận định rất bình thường của chúng tôi trong quyển Sử Việt, đọc vài quyển (2004)...

Trước khi chúng tôi mở bài khảo sát về lịch sử cái đình làng thì mọi người chỉ khảo tả "cái sườn", xác thân của ngôi nhà chung cho rằng có từ thời Hùng Vương cổ sơ đó, và tán tụng ông thần mang ích quốc lợi dân trong các sắc vua ban mà thôi. Thế rồi trong tinh thần "chống phong kiến", người ta bỏ cách nhìn lịch sử từ trên triều đại để chuyển qua nhìn ngắm quyền lực quần chúng, và từ đó sử dụng cái đình làng như chứng tích về tinh thần kết tập căn bản đã làm nên dân tộc Việt, đất nước Việt Nam.

Những người quen nghe từ bài học nhà trường theo kiểu chuyện kể: "chém đầu vua Chàm, ruổi ngựa về kinh báo tiệp", hay đọc trong Toàn thư về "lòng khoan dung đại độ đối với kẻ chiến bại" của Lê Thánh Tông, bây giờ đọc sách giáo khoa trong nước, hẳn không còn bỡ ngỡ với ý kiến của chúng tôi từ những năm 60 của thế kỉ XX, muốn đem Chiêm Thành, Phù Nam vào lịch sử Việt Nam - công việc không phải vì lòng hào hiệp, bao dung nào cả mà vì ý tưởng viết lịch sử cho tất cả những tập đoàn người sống trên vùng đất nay là Việt Nam. Hi vọng rằng với thời đại mới, với thế giới rộng mở, người ta thấy các tên, ví dụ Bradresvaravarman tuy có kì quái nhưng vẫn không có gì "mọi rợ" hơn Bạt-đa-la-thư-la-bạt-la, hay là Bờ-ra-đơ-rét-va-ra-vác-man! Chưa kể đã có những chứng minh đầy tính thuyết phục - trừ những người không muốn nghe, về hậu duệ của tù binh Chàm làm vua nước Việt thực sự, làm tướng quấy đảo, chống đỡ cho các triều đại, về các tín ngưỡng đến từ vùng đất phía nam ngự trị trong cung vua, ngoài dân chúng, không phải chỉ hiện diện ở thời xa xưa mà đã thành một phần nền tảng dân tộc, tinh thần của người "Việt" ngày nay.

Lại cũng phải nói, thật ra điều phối hợp lịch sử gồm các thành phần khác nhau trên một đất nước vẫn không có gì mới như đã thấy từ lâu trong sách của người ngoại quốc, hay của người Việt dùng tiếng nước ngoài, viết về Việt Nam. Nhưng cái "khác" ở đây là ở ý thức chấp nhận các sự kiện: Một đằng coi như chỉ ghi chép theo dòng khách quan phải có, ở đây, với việc đó lại là coi như uốn nắn theo một tiến trình chủ quan hoá, đem lại công bình lịch sử, mở lối cho một nền sử học quốc gia / dân tộc thành hình mà không phải lâm vào sự hẹp hòi thô lậu. Tuy nhiên vẫn phải công nhận là còn có sự thiên lệch trong cách trình bày, đó là vì tài liệu thấy được, quá khứ đã không lưu giữ đều ở các tập đoàn người khác nhau. Thiên lệch chứ không phải là thiên vị. Cũng như nếu có đề cập đến những vấn đề gần đây thì không phải chỉ là cay cú, phản động...

Làm "khác" đi thì những điều khó khăn phải nói thật không cùng, nhưng làm khác đi không có nghĩa là vượt qua được những điều người trước đã gặp. Cho nên dù sao cũng phải có những thoả hợp ở một mức độ nào đó để cho "bài sử khác" vẫn là bài sử Việt Nam. Khó khăn ngay ở những điều tầm thường nhất vẫn còn đó. Đến bây giờ dùng "quốc ngữ" để ghi lịch sử mà vẫn không làm sao gọi đúng tên các nhân vật - một thành phần thiết yếu để dệt nên quá khứ. Tất nhiên phần lớn danh từ riêng có gốc là danh từ chung nhưng khi chúng trở thành riêng thì không thể mang hình dạng "gần gần", "sao cũng được" mà phải được định hình không thể nào thay đổi, một chừng mực nào đó giống như cái tên nằm trên tờ giấy khai sinh đi theo suốt cuộc đời, không phải chỉ chính là bản thân người mang tên đó mà còn là sự công nhận của xã hội đè lên nó nữa. Thế mà chưa kể những khó khăn từ gốc văn bản xưa mang hình thức văn tự khác, với những chồng chất vấn đề của nó, lời nói ngày nay vẫn mang dấu ấn lịch sử để một số khác biệt đã thành hình, thêm với tác động của những ngẫu nhiên bất chợt khiến không thể nào sửa chữa, đính chính được. Khoan nói đến sự chọn lựa có ý thức, một thói quen từ sự sai lạc nhưng tồn tại lâu dài cũng trở thành một dấu vết lịch sử. Ví dụ gần nhất là một lớp người rời nước được gọi là H-Ô, cái tên vốn từ một mã số hành chính H. 01, H. 02... thay vì đọc H zero 1, H zero 2... lại được phát âm là Hát Ô 1, Hát Ô 2... (lạc loài bất ngờ như theo kiểu đọc tên các nước Một Răng / Iran, Một Rắc / Irak), để rồi sự tiện lợi cứ tiếp tục lấn lướt lẽ đúng sai.

Hai tên Ngô Thì Nhậm / Ngô Thời Nhiệm nằm trên hai đường phố Nam Bắc được hiểu rõ ràng không thắc mắc, nhưng tại sao một tướng của Tây Sơn lại có tên Vũ Văn Nhậm chứ không phải là Võ Văn Nhiệm? Lí do có lẽ vì đây là viên tướng Tây Sơn mang đầy đủ tên họ tuy thuộc loại có tranh chấp về phát âm (vũ/võ, nhậm/nhiệm) lại đi đánh miền Bắc, được các nho thần ở đấy ghi chép (Hoàng Lê nhất thống chí) rồi qua tay các sử gia cùng vùng đất địch, viết ra quốc ngữ theo phát âm tại chỗ, nên thành "chết tên", không đổi được. Cũng như Võ Tánh, vì chưa vượt sông Gianh, không thể nào là Vũ Tính được. Nhưng tại sao một cơ sở huấn luyện của triều đình Thăng Long lại được gọi là Giảng Võ chứ không phải là Giảng Vũ?

Sự sai sót căn bản bắt nguồn bởi lí do từ xưa chúng ta không có một thứ văn tự biểu âm để, ví dụ có xác quyết rành rẽ là Lí Bí hay Lí Bôn. Rồi tiếp theo, là do rất nhiều nguyên cớ tụ hội vừa có tính cách địa phương (phương ngữ phía Nam ảnh hưởng bởi Hoa ngữ của dân lưu vong, biệt xứ như Hoàng Thị Châu và Cao Tự Thanh nêu rõ) vừa có tính cách lịch sử theo đà phát triển của quyền lực, dẫn đến những đổi thay của kẻ vội vã theo thời mà trong đó vẫn vướng víu những trì níu xưa cũ tạo thành những rối rắm thấy trên những trang sách. Thời thống nhất mang theo quyền lực của Nguyễn đã đưa các âm phía nam đi ra không gây chút thắc mắc nào, như chữ "thời gian" chứ không phải là "thì gian" chẳng hạn. Cũng như theo đà thống nhất vừa qua, dần dà có những đổi thay về tên cũ được đọc, viết theo cách phát âm mới của Miền Bắc, thành công cũng có (như Ghềnh Ráng chứ không phải là Gành Ráng - ở Quy Nhơn, như Tân Sơn Nhất chỉ còn là Tân Sơn Nhứt trong giao tiếp tại chỗ), hay thất bại trở về tên địa phương sau nhiều tranh cãi gay go (như cây cầu Trường Tiền bắt qua sông Hương, muốn đề bảng tên Tràng Tiền cho giống một phố ở Hà Nội.) Quá khứ không được dứt bỏ và hiện tại rụt rè trong việc lơ đãng sử dụng đồng thời văn pháp Hoa/Việt khiến có những biện minh sai lầm mà cứ tưởng là chân lí, nhất là khi viện dẫn đến tinh thần dân tộc, yêu nước để khó có ai cãi lại. Thật là xưa, nhưng không ai thắc mắc nhiều về tên gọi Quan Bích chỉ là theo văn pháp Việt. Lại cũng hình như không ai thắc mắc về hai tên Bắc Hà, Nam Hà ngay trong nguyên bản chữ Hán. Bởi vậy cho nên mới có tranh cãi về danh hiệu Việt Nam có phải là riêng biệt của Nguyễn hay không. Tuy nhiên ngoài tính cách chính thức về tên quốc gia của riêng triều Nguyễn, chữ Việt Nam dù có thấy trong bia đá, trong Dư địa chí của Nguiyễn Trãi (giả định rằng chữ còn giữ đúng với bản gốc thế kỉ XV) thì đó cũng chỉ là lối viết hoặc sơ hở không quan tâm đến văn pháp Hán, hoặc bởi nhìn chữ "việt" theo lối khác, chữ "việt" chỉ đất Quảng Đông mà thôi!

Đổi khác một lề lối suy nghĩ, tìm ra một tổng hợp thay cho cả một quan niệm sử học đã thành nếp, có quá khứ nhiều trăm năm, cộng thêm những áp lực quyền bính mới, đâu phải là chuyện dễ dàng. Thì hãy làm những thu xếp nhỏ, hãy cứ để sử dụng những từ ngữ, danh xưng đã thành quen, trừ phi cần đến một sự chính xác mang tính bao quát cho ngành sử học. Cho nên theo đà l’usage fait la loi, vẫn phải gọi tên Ngoạ Triều cho ông vua đầy tai tiếng này. Ví dụ cứ dùng tên các ông chúa Nguyễn lâu nay, thay vì theo danh sách mới đưa ra gần đây. Hãy cứ gọi Nguyễn Ánh, Gia Long hơn là Nguyễn Chủng! Cũng như gọi Trần Cảnh chứ không phải Trần Bồ, Trịnh Cương, Trịnh Giang hơn là Trịnh Chù, Trịnh Khương... Nhưng tránh chữ Kinh (trừ khi mượn của sử quan) chỉ người Việt lâu nay vì không những mang tính hẹp hòi khu vực mà còn làm sai lệch lịch sử trong ý nghĩa tiền định về một tộc người "thuần chủng" trên đất nước Việt Nam ngày nay. Chỉ giữ chữ Việt cho tập đoàn đa số nói tiếng Việt trên toàn lãnh thổ, còn (dân) Việt Nam để chỉ các công dân của nước Việt Nam bao gồm dân Việt và các tộc người thiểu số khác. Vì dính dáng tới quá khứ lâu đời nên vẫn dùng chữ Chàm, Chiêm, Chiêm Thành cho tộc người từng lập quốc trên bờ biển Miền Trung ngày nay- chữ Chăm là để nói về tộc người này trong hiện tại mà thôi.

Đáng lẽ có hình ảnh cho "sáng" sách, có đồ biểu, thống kê, bản đồ... cho "nghiêm túc" nhưng không làm được. Đành vậy (để bào chữa). Ai có nghĩa khí giang hồ thì xin giúp một tay. Cả Thư mục tham khảo để giúp ý kiến cũng được sao hay vậy (vừa có đó trong tay đã lộn mất đâu rồi), chỉ giữ tên sách cho thấy có món nợ gộp chung, không nêu rõ ý tưởng riêng biệt nào là của ai, đành cứ coi như lấy của người mà cố ý chạy tội vậy thôi. Người viết từ lâu vốn không được chủ động về thành quả sách vở của mình - làm việc lệch hướng, gần như lạc đường vào chuyên môn, người, sách, xứ sở cách nhau hai bờ đại dương, không xa chỉ vì đường đất mà còn cả ân oán giang hồ tập thể, quyền lực trước mắt cao vòi vọi, áp lực từ số đông trùng trùng, không định ý đi tìm quần chúng mà vẫn được đem ra đấu tố thay cho một chế độ đã bị sụp đổ, bỏ xứ ra đi vẫn phải được nhắc nhở trên báo Chợ, cho dù với thời gian có thấy hé được chút đường đi cũng còn biết bao là cản trở... rối mù như thế thì có gì phải phàn nàn về những khuyết điểm lăng quăng?

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN ĐỂ VIỆC TÌM HIỂU

LỊCH SỬ VIỆT NAM MANG TÍNH HIỆN ĐẠI

 

Đất cho người

Giở một quyển sách địa lí của lớp trung học, một quyển sách giới thiệu về Việt Nam, đi tìm thêm những số liệu mới nhất cho các biến số trong đó thì ta có thể có những dữ kiện ví dụ như sau:

102 08’ - 109 28’ Đông

8 02’ -23 23’ Bắc

329 241 km2

79 827 400 người (2002)

Bờ biển 3200 km, biên giới đất liền 4 510 km, rộng nhất 699 km Bắc Bộ, 50 km Quảng Bình. 54 dân tộc. (Non nước Việt Nam, sách Hướng dẫn du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam 2004, in lần thứ 6.) hay theo Nguyễn Đình Đầu lấy số liệu 2003 của Quốc hội:

Diện tích Việt Nam là 329.314, 56km2, dân số 80.930.200 người.

[Cứ tự nhiên thay đổi để được cập nhật hoá. Theo lối này thì biết đâu có thể hình thành một quyển sử của tập thể?]

Đó là bằng chứng của hiện tại, không có gì như một thứ định mệnh để hãnh diện hay than vãn. Tuy nhiên vốn chỉ là một dấu vết định vị để tìm hiểu quá khứ, nó lại chứa đựng những yếu tố hướng dẫn tận trong tiềm thức những nhà nghiên cứu về thời đã qua của đất nước. Ví dụ biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc đã khiến các học giả hai nước giành giật quyền làm chủ các trống đồng tiên khởi, giống như là các đường ranh ấy đã được vẽ ra để phụ thuộc vào các lập luận ngày nay vậy. Biên giới quy định vùng thống thuộc là kết quả vận hành lịch sử lúc nổi rõ, lúc chìm lắng của các tập đoàn tiếp giáp nhau. Cho nên cái u lồi qua phía tây của các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An ngày nay có được chính là nhờ những dòng vua ngự trị nước Việt từ thế kỉ XV đã phát khởi ở quanh vùng ấy. Không biết thì hãy đọc Lam Sơn thực lục để nghe chính lời người chủ thời đại nói về Ai Lao: "... lấy đất đai của nó làm nơi chứa quân của ta..." Vì lẽ đó khi nhìn thấy biên giới miền đông bắc có cánh cung lõm về phía nam thì ta hiểu được áp lực của Trung Hoa đè về phía ấy trong ý thức muốn chiếm lại thuộc địa xưa qua con đường xâm nhập quen thuộc từ thời cổ. Đó là biên giới xê xích của hai châu Giao, Quảng thời thuộc trị qua kèn cựa tranh chấp mà ưu thế lấn lướt là thuộc về phía Bắc.

Biên giới phía tây dọc Bình Trị Thiên hẹp lại khiến con đường Hồ Chí Minh trong cuộc chiến vừa qua phải băng qua đất Lào, biên giới ấy là dấu vết phân biệt sinh hoạt vùng đồng bằng quen thuộc của dân Việt tách ra với dân miền sơn cước, như khi Lê Quý Đôn phân biệt Man thượng, Man hạ, hay khi Nguyễn Thân lập luỹ Trấn Man vào nửa sau thế kỉ XIX trên vùng tây Quảng Ngãi. Phần phình ra phía Tây Nguyên là công trình lấn lướt đất Lào của người Pháp khi phân định ranh giới cho 5 "nước" Đông Dương của mình, cốt ý giành lấy một hậu phương sản xuất cho các cửa biển phía đông. Biên giới phía nam, tây nam là công trình của các vua chúa Nguyễn nhưng lại cũng có bàn tay người Pháp vẽ nên vào lúc cuối.

Cũng chính bàn tay người Pháp với lực lượng hải quân lớn đã đẩy xa biên giới phía đông đến quần đảo Trường Sa nơi các tên Itu-Aba, Spratley... Triều đình Việt xuất thân từ "miền Dưới" như Trần, vẫn chỉ chú ý nhiều đến các đảo ven bờ như Vân Đồn, cho đến khi chúa Nguyễn kế tục phần đất Chiêm Thành mới mon men ra ngoài Hoàng Sa để đất được ghi vào bản đồ của người Âu, thế mà cũng phải đợi đến triều Nguyễn mới có dấu hiệu chiếm lĩnh. Ý thức đại dương / biển lớn đến muộn trong đầu óc người Việt, các người cầm quyền Việt nên mới có chuyện năm 1958 Chính phủ VN DCCH công nhâỳn đường biên giới lãnh hải của CHND TQ.

Trước 1975, mua một tấm bản đồ Trung Quốc ở Chợ Lớn của Đài Loan in cho học trò trung học của họ dùng thì thấy ngay cái túi Tây Sa, Nam Sa thòng xuống sâu dưới biển Đông, và do đó khi người Pháp yếu thế, Hồng quân mới chiếm phần đông bắc Hoàng Sa và Đài Loan chiếm Itu-Aba, đổi tên là đảo Ba Bình. Còn đảng CSVN vốn theo một chủ thuyết quốc tế nhưng người lãnh đạo lại mang đầy tâm tình, kiến thức sách vở truyền thống, lớp người xưa hơn chỉ biết đến ông vua Hùng ở vùng Ngã Ba, thấy nơi dừng chân ở cái ải trên đường cống sứ cũng nhận là của mình, lớp người kế cận sôi động với tiếng gọi Nam tiến, chăm chắm nhìn vào đồng bằng Cửu Long màu mỡ, rồi theo tình hình chiến trận nhận ra vị trí chiến lược của Tây Nguyên gợi ý một tương lai quyền lực Đông Dương làm thoả mãn cả hai lí tưởng quốc gia lẫn quốc tế. Thế là từ câu thuộc lòng "Từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau" họ không thể có tầm nhìn chiến lược lớn rộng hơn cái khung sông núi cũ có hướng phình to ấy. Thêm với sự căm thù họ Nguyễn, không cần biết gì đến sách vở của họ và viết về họ, nên mới có sơ hở chính trị tai hại 1958, trong đó ý tưởng về sự đồng hành chiến đấu cho quốc tế, cho giai cấp chỉ là một sự biện minh muộn màng. Chứng cớ "Đảng" đã thực tình không biết Việt Nam có phần đất mịt mù ngoài biển kia là: sau 1975, người dân Miền Nam còn thấy một bản đồ Việt Nam DCCH (ấn bản của Cục Bản đồ 1972?) ghi tên Tây Sa và Nam Sa! Các bản đồ biển Đông xác nhận chủ quyền in ấn gần đây thật là lạc loài trên các sách địa lí trong nước, dù là của chuyên gia khảo sát kĩ từng khu vực, bởi vì nếu không quên luôn thì họ cũng chỉ loáng thoáng nhắc đến những tên quần đảo hờ hững mà không ghi nổi một chút chi tiết để tỏ ra có chút quan tâm nào. Những ồn ào về biên giới biển loáng thoáng trong báo chí quốc nội gần đây chỉ là cái đà thuộc loại phản ứng cạnh tranh với thành phần di tản ố các nhóm này thì như đã tìm ra được một chứng cớ để giành lại cái chính nghĩa đã tan tác, đem trở về phe mình mà thôi.

Có nguyên nhân tạo dựng phức tạp như thế cho nên chính ba khu vực cổ điển của nước Việt cũng mang dáng dấp khác biệt, không phải là do riêng biệt một quyền lực nào cố ý lập nên. Tuy nhiên khung cảnh thiên nhiên lại vẫn là điểm khởi đầu cho con người hoạt động nên các dòng sông đã hướng dẫn con đường di chuyển Nam tiến toàn vùng Đông Nam Á lục địa, rõ rệt trong thời có sử vì các chứng cớ được ghi lại và các kết quả hiển hiện trước mắt. Đó là những đoàn người đi theo triền lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Cửu Long cũng như về phía tây xa hơn, trên các sông Chao Praya, Saluen, Irrawaddi. Và cũng như mọi sinh hoạt phức tạp khác của loài người, hướng Nam tiến lớn rộng đã nói cũng không ngăn được những hướng di chuyển ngắn theo các chiều khác đã gây được những biến động lịch sử khuất lấp hay lại bị xếp vào tầm nhìn quen thuộc của thành kiến. Khó có thể tìm ra bằng chứng cụ thể của các dòng người từ biển đổ vào đất liền. Và dòng di chuyển của tộc Thái xuyên qua các ngóc ngách sông ngắn tây đông đã góp phần vào việc tạo dựng một triều đại Việt lâu dài nhất mà không được nhắc nhở, còn nói gì đến việc phủ nhận?

Vị trí nhiệt đới khuôn nắn nền nông nghiệp trồng lúa nước với những ưu thế và hạn chế của nó. Các dòng sông ngắn tuông ra biển mở ra những giao tiếp nhiều chiều trong những khuôn khổ vùng hạn hẹp vì các lưu vực nhỏ đã được nối với nhau qua đường nước mặn. Đó là tình hình các sông ngắn dọc miền Trung đã định hình cho các tập họp chính trị Chàm xưa. Các châu thổ lớn chứa đựng nhiều sức người, sức của lại làm cơ sở cho những tập đoàn lớn quy tụ và phát triển lấn át các tập đoàn nhỏ, rõ rệt trong trường hợp Việt Nam đối kháng với các tập đoàn Chàm trên những lưu vực miền Trung, và lanh chân trên châu thổ Cửu Long trong khi chính quyền Angkor khai thác cạn kiệt vùng Biển Hồ mới xuôi đến Phnom Pênh thì đã gặp chúa Nguyễn và Minh dân lưu vong.

Biển khơi lại mở rộng giao tiếp không chỉ bắc nam mà còn là đông tây, khiến cho người ta nghĩ ra tập họp từ "(Việt Nam là) bao lơn trông ra Thái Bình Dương". Lối nhìn khoa đại đó hợp với thói quen của tập thể nhưng dù sao thì nếu thu nhỏ lại cũng có ý nghĩa về nơi giao tiếp của một vùng riêng biệt được công nhận có tên là Đông Nam Á, sau những năm tháng tranh cãi về tính chất phụ thuộc của nó vào Trung Hoa hay Ấn Độ, hai trung tâm văn hoá khuynh loát một thời.

Người Hán khi lần mò xuống phía nam để tìm cách thông thương với Đại Tần ố đế quốc La Mã, đồng thời họ cũng chiếm được phần đất nằm trong khu vực nhiệt đới có các sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sang cả của họ nên không buông bỏ, và sẽ cố tâm chiếm lại hoặc áp đặt ảnh hưởng trên-trước, khi không thể cai trị trực tiếp được nữa. Tính chất nhiệt đới đem lại hệ luỵ cho Việt Nam như trên thì cũng gây khó khăn cho triều đình phương Bắc với thuỷ thổ khắc nghiệt làm chùn bước những cuộc tiến chiếm hay đóng quân cai trị. Và thế là đưa đến tình trạng nhùng nhằng độc lập / phiên thuộc còn ảnh hưởng mãi đến tận ngày nay sau thời gian ngắn rứt ra để Việt Nam rơi vào vòng tay người Pháp, thế giới Tây Phương hiện đại.

 

Các dấu vết và những tác động khúc xạ trong/ngoài, xưa/nay

Quá khứ phải được ghi lại mới thành sử, sử phải được kí. Và tất nhiên có nhiều hình thức ghi lại, trong đó chữ viết là chứng cớ xác định nhất vì nó là biểu hiện cụ thể, rõ ràng về sinh hoạt của một tập đoàn lưu giữ được qua thời gian. Tuy nhiên không phải là tập đoàn nào cũng có chữ viết và hình thức chữ viết nào cũng được sử dụng với kết quả lưu giữ quá khứ như nhau. Chữ viết trong vùng ĐNÁ là mượn từ hai khối văn minh có trước: Trung Quốc và Ấn Độ, nên lịch sử ghi lại trong vùng cũng phải chịu chìm nổi một chừng mực theo với tính chất văn minh của hai nơi đó. Nói một cách sơ sài, nền văn minh Ấn hướng nhiều về suy tưởng triết lí nên các ghi chép để lại không nhiều chi tiết cụ thể rành rẽ hơn phần của người Trung Hoa vốn từ rất sớm đã lưu tâm đến mặt sinh hoạt xã hội nhân sinh.

Sự khác biệt đó thấy rõ rệt ở quá khứ Việt Nam, nơi từng xuất hiện các tập đoàn xây dựng những thể chế chính trị riêng biệt chịu ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ trước khi thành một khối thống nhất chính trị bây giờ. Có thể nói phần đất phía nam, bao gồm Nam Bộ ngày nay, được nhắc đến một thời mang tên Phù Nam rồi từ đó toả rộng ra, là do sự tái hiện của các nhà nghiên cứu người Pháp, từ sử sách lan qua các tài liệu khảo cổ học. Và nước/các nước Champa tuy xuất hiện có bằng cớ, thường xuyên, dài lâu hơn nhưng không được biết đến rành rẽ, liên tục chỉ vì những điều có thể gọi là sử của họ là những ghi chép của người ngoài, còn phần của chính bản thân thì lại khắc trên bia đá với những khuyết điểm của chứng tích mang quan niệm nhân sinh thể hiện như ta đã nói. Hình thức "kí" mang dấu địa phương, trên lá buông ố không kể các thứ viết, sao chép lại trên giấy tây, giấy xi măng ố không có độ tin cậy cao không phải vì khiếm khuyết của vật liệu dễ hư nát mà vì từ căn bản suy tưởng thiên về trừu tượng, tôn giáo đã khiến chúng thiếu sự chính xác đòi hỏi. Số phận của một dân tộc nhỏ, thành tựu tương đối ít, bia đá để lại không nhiều, ví dụ so ngay với đế quốc Khmer, khiến cho có một lúc người ta đã thiên về các đền đài Angkor, bỏ lơ mọạt phần Champa vì chứng liệu dưới tay không bù lại được công sức học hỏi. Tuy nhiên các học giả Pháp dù không hoàn toàn lôi nước Champa từ trong tối tăm nhưng lịch sử nước này có sáng sủa hơn, liên tục hơn cũng chính nhờ họ khởi đầu.

Cái ưu thế về kí cho sử thật không chối cãi khi ta nhìn về phần Việt Nam phía bắc, nơi có va chạm với Trung Hoa từ rất sớm, khi đế quốc Tần Hán tràn xuống nam để liên tục cai trị khoảnh đất này, khuôn nắn nó theo hình thức dù bị co cưỡng nhưng cũng không thể rời bỏ được suốt trong tiến trình dài của lịch sử. Và do đó, chính ở phần đất này của Việt Nam ta đã gặp những chứng tích xưa nhất, hay những bám víu xưa nhất để có thể ghi lại như là lịch sử. Sự khiếm khuyết về bằng cớ văn tự như đã nói khiến người Việt không thể có những hiểu biết về chính mình từ tập đoàn Chàm đối chọi ở phía Nam, để quân bình với những huênh hoang tự phụ trong sử Việt cũ. Tình trạng chênh lệch về ghi chép ảnh hưởng đến việc định giá nhân vật, biến động lịch sử cũng tiếp tục xuất hiện ở hai chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài khiến cho sử gia chính thống ngày nay có dịp thoả mãn tính địa phương dưới chính nghĩa thống nhất bây giờ, đã đem Đô đốc Đặng Tiến Đông đầy đủ tên họ, bằng sắc, bia tượng đá, thay cho Đô đốc Long cụt ngủn, chỉ xuất hiện có một lần trong trận Đống Đa vang danh. Và Bảo tàng Quang Trung, ngoài dụng ý dành cho các nhà lãnh đạo "lưu danh hậu thế" ăn-theo nhân vật lịch sử, toàn thể hệ thống tưởng niệm đó như một cái đền ở đất Bắc đem vào với các danh thần di cư, mang cả bằng cớ biết rằng không thật như tượng chùa Bộc thay ông Quang Trung, để có người trẻ địa phương cảm thấy ông Nguyễn Huệ không chỉ lạc loài trên gò Đống Đa mà còn cô đơn ngay cả trên quê hương của ông. Tuy nhiên, dù sao thì sử gia cũng phải làm việc trong thực tế có được mà thôi.

Thật ra thì Phù Nam cũng có căn cứ xuất hiện đầu tiên rõ ràng là từ tài liệu Trung Hoa, ghi chép trong thế kỉ III. Trước khi Khang Thái, Chu Ứng từ đất Ngô Tôn Quyền đến (khoảng năm 250) thì đất này dù có hàng chục ông "vua", ta cũng không thể biết được chỉ vì bờ đông vịnh Thái Lan của đất Phù Nam đó còn là cách biệt với Trung Hoa, nơi những người có thói quen ghi chép. Trong khi đó trung châu sông Hồng nằm trong vòng sinh hoạt có văn tự đã lâu, vào lúc đã thấy sự tranh chấp lấn chiếm giữa các quan chức Thục Hán cũ và nhà Ngô thắng thế, và đã lưu lại chứng tích của cả một sinh hoạt phồn tạp, tuy không đủ thoả mãn người đời nay nhưng cũng làm đầy các trang sách... Cho nên ở đây, thật sớm, người ta đã biết đến không những các ông Lạc, Việt trước thời các ông Vua Núi ở phía nam kia mà còn biết có những ông mang tôn hiệu Vương dù "ở trần", nhờ xác nhận của Triệu Đà vào thế kỉ II tCn. Thế là vùng đất này khi ghép vào với đế quốc Trung Hoa tuy chỉ là phần bên lề nhưng quá khứ của nó cũng trở nên liên tục, rành rẽ hơn phần phía nam. Ông An Dương Vương khởi đầu, móc nối với nhân vật lịch sử Triệu Đà, ráng níu kéo ông Lạc/Hùng Vương, cho tiếp tục với các quan lại Thiên triều cai trị, làm loạn, với những tập đoàn bản xứ nổi dậy, thất bại theo sự thăng trầm ở trung ương xa xôi. Cho đến khi lấy được nền độc lập thì phần đất này có tên riêng, mang sẵn một lề lối chép sử của chủ nhân ông cũ, cứ tiếp tục theo ông Khổng Tử, ông Tư Mã Thiên, ông Chu Tử, theo các Quốc sử quán... để gầy dựng một truyền thống sử kí tuy không dồi dào như nơi cỗi gốc nhưng cũng đủ để mà hãnh diện với nơi khác. Và từ ưu thế đó, theo bước nhân tuần của kinh sách học hỏi, người ta lấy làm nòng cốt để viết lịch sử toàn vùng.

Chúng ta không nói đến những khuyết điểm tự thân của nền sử học gốc từ Trung Hoa tuy ở đó sự dồi dào các sách vở sử kí đã khiến người nghiên cứu ngày nay rộng đường tìm kiếm, suy luận hơn. Các vương triều Việt cai trị trên một đất nước nhỏ hẹp, chỉ "bằng bàn tay" như Trần Nhân Tông thú nhận, nên không để lại mỗi triều đại một quyển sử riêng biệt như ở nước lớn Trung Hoa mà chỉ chắp nối dồn vào một tập chính thức viết cho 17, 18 thế kỉ với tên chung là Đại Việt sử kí toàn thư, in năm 1697. Chỉ có nó nên sử quan triều Nguyễn muốn viết tiếp cho hết triều đại trước cũng phải dựa vào nó để thành Khâm định Việt sử thông giám cương mục, mà không biết đến một quyển sử xưa lạc loài trong cung nhà Thanh, quyển Đại Việt sử lược viết cho triều Lí trước nó. Toàn thư mang tính độc nhất đến mức độ các gia phả, địa phương chí (như Hoan Châu kí) cứ mang ra chép lại, gán ghép danh giá cho dòng họ mình khiến người sau thất vọng khi cứ tưởng có thể tìm thêm điều gì mới lạ cho sử học ở những bản sách mang tính cách riêng tư, khu vực như thế. Toàn thư mang tính cách độc nhất như vậy khiến cho các sử gia bây giờ, dù tân hay cựu, dù có lập trường chính trị chống đối không đội trời chung đi nữa cũng vẫn xê xích sao chép, tiếp nối truyền thống sử vương triều của nó, truyền thống thâm nhập sâu xa đến đương nhiên trở thành quốc sử thời của nhân dân, quần chúng. Các Thực lục của nhà Nguyễn thì dài hơi hơn nhưng đến lúc này thì sự giao tiếp quốc tế đã lớn rộng hơn.

Nhưng khuyết điểm của sử kí, ghi chép cũ của Việt Nam, gần như không được nhắc tới, là sai lạc đến từ tình trạng mượn một thứ chữ bên ngoài để ghi những sự kiện, địa điểm bản xứ, chưa kể đến trường hợp người sử dụng hoặc không đủ khả năng tự thân hoặc vì ngập chìm trong hệ luỵ thời đại mà không thể diễn tả ra cho đúng. Thấy con giông không biết gọi là gì liền dùng chữ chỉ con thạch sùng / thằn lằn quen thuộc trong nhà. Có đệm thêm chữ Nôm để diễn tả ngôn ngữ bản xứ thì cũng là một loại chữ-Hán-khác, không biết phải đọc theo đâu, làm cớ cho sự che giấu điều tưởng là đáng "xấu hổ", ví dụ tên của (Lí) "thường Kiệt". Thấy người ta dùng chữ "giao long", không chép chữ "thuồng luồng" Nôm trại ra (t’luồng) từ gốc Hán "long" lại cứ theo kinh sách văn hoa cũ, không chịu nghĩ ra rằng từ trong nguyên văn được tả, đó là con cá sấu quen thuộc ở xứ mình, con cá sấu hiện hình ngay trên các trống, đồ đồng Đông Sơn, không lẫn vào đâu đươc. Có lúc Nôm và Hán không loại trừ nhau, ví dụ địa danh lấy từ sự kiện có cái Thang (dùng để) Trông (xa) canh chừng địch quân, ghi vào sử chữ Hán: Vọng Thê thành danh xưng chính thức, lại không xoá được tên Nôm kia, thế là trên đất Nam Bộ ngày nay có cả hai: Thang Trông và Vọng Thê! Điều này rõ ràng nhất khi gần đây các ban viện, cá nhân cố sức dịch những tài liệu sử địa ngày xưa ra chữ quốc ngữ, và gặp những chữ Hán, Nôm ví dụ chỉ những loại cây trái, ngành nghề, các địa điểm mà dịch giả không thể nào kiểm tra để điều chỉnh cho chính xác được... Cho nên chúng ta gặp tình trạng có sách sử của một giáo sư Đại học cho quân Nguyễn Ánh Tây Sơn đánh nhau ở Giá Khê, Tam Phụ... như là ở bên Tàu chứ không phải lội bùn sình, lăn lộn cát bụi ở Rạch Giá, Ba Giồng trên đất Nam Bộ! Cũng may đây là sách vở của những thế kỉ gần gũi, tên đất chìm khuất nhưng vẫn còn đâu đó, sinh hoạt đổi thay nhưng còn có người nhớ lại, và còn có ý đi tìm. Với sách của những thế kỉ xa xưa thì không có những thắc mắc như trên để gợi sự hoài nghi, nên người ta cứ càng dễ dàng tin tưởng để sao chép, và nghi ngờ những ai nói khác đi.

Thật khó mà kể hết những sai lạc của Toàn thư chỉ riêng vấn đề dùng chữ Hán để ghi sự kiện Việt. Vả lại không phải chỉ lầm lạc của người xưa mà còn là sai sót của người nay khi dùng thứ chữ của thời đại mình để phô diễn kiến thức lấy từ sách cũ. Khuyết điểm của dụng cụ, của con người, sự chênh lệch văn hoá, do thời gian níu kéo với nhau làm cho sự thật xưa cũ như chập chờn đùa bỡn, nhạo cợt người nghiên cứu cứ mải phân vân giữa niềm tin sự thật và mối lo báng bổ tiền nhân khi tìm cách thoát khỏi thành kiến đã định hình.

Về khả năng biểu diễn sự kiện thì ngay chữ Hán cũng không theo kịp với đòi hỏi của ngày nay. Ví dụ ở bản in chữ Hán (hay ngay chính nơi bản thảo?) đã có sự lỏng lẻo trong cách phân biệt các danh từ riêng với danh từ chung. Việc thêm dấu chỉ định bên lề như thường thấy là thêm sự cách biệt của bản văn với tác giả. Và thế là, ví dụ, xác quyết rằng chúng ta từng có một quyển sử tên là Việt Chí đã làm bận tâm các học giả trong ngoài, xưa nay trong lúc nếu có sự phân biệt hình thức ngay từ lúc đầu để chỉ ra ý nghĩa của tập họp Việt - chữ in nghiêng hoặc đặt trong ngoặc kép, thì thấy ngay tính chất phiếm chỉ của tên quyển sách kia, vốn chỉ có nghĩa là "quyển sách viết về nước Việt"! Trong cuộc tranh cãi gần đây về quyển Toàn thư (muốn được gọi là) "bản Chính Hoà (1697)", một phe phản đối đã cho rằng cơ quan Nội các chỉ mới có từ thời Nguyễn cho nên bản sách kia không thể xuất hiện vào thời Lê Trung hưng, còn phe "chính thống" quan phương thì viện dẫn ngay ở Toàn thư, sự kiện năm 1673 ghi: (dịch) "Hạ lệnh cho các quan văn vào Nội các của Vương phủ để nghị bàn việc nước. Việc chầu hầu ở Nội các bắt đầu từ đấy..." để cho rằng Nội các đã được thành lập dưới thời chúa Trịnh từ trước năm in bản Chính Hoà (1697). Nhưng đó là cưỡng ép viết hoa một chữ không có dấu hiệu xác định trong nguyên bản! chứ tổ chức Nội các không hề được Phan Huy Chú nhắc tới. Các viện dẫn từ tổ chức của Minh, Thanh không có tính quyết định trong cuộc tranh luận này. Các từ trích dẫn "nội / Nội các" của thế kỉ XVIII hay đơn lẻ của chính Phan Huy Chú cũng không đủ bào chữa cho sự vắng bóng của một cơ cấu tổ chức chính quyền quan trọng như thế trong tác phẩm của ông sử gia. Trong lúc đó hàng chữ "Nội các quan bản" đối ứng với hàng chữ "Quốc tử giám tàng bản" chỉ rõ ràng đó là một cơ quan chính thức! Ông Hoa Bằng khi dịch (1975) Lịch triều tạp kỉ, đụng đến chữ "nội các" của năm 1673 trên, đã không viết hoa nó, chứng tỏ có sự dè dặt đáng kể hơn là những người nhiệt tình có quyền thế về sau.

Tuy Mạnh Tử dạy "Tận tín thư bất như vô thư" nhưng học sách đâm ra nhiễm sách, các sử quan của ta đã đem chuyện ở đất của Thánh Khổng vào xứ sở của mình, thay cho những sự việc cụ thể, đơn giản hơn. Sử của nho thần đến sau đã che khuất một lớp người viết sử trước không thuộc truyền thống của họ, đã đem ý thức hệ của mình để dẫn giải lịch sử. Họ từng chép nguyên cả lời đe doạ của vua Tần (do Lí Tư viết) về việc "phần thư", cho vào mệnh lệnh "đổi mới" của Lê Thánh Tông. Thế rồi cái đà chép sách đó đi vào sử, tên các sách sử Việt đầu tiên chưa thể xa rời quyển Sử kí Tư Mã Thiên nguyên gốc: Sử kí của Đỗ Thiện, (Đại Việt) Sử kí của Lê Văn Hưu. Người ta đưa chuyện con tin Đinh Liễn sống ở nhà họ Ngô theo giao kết liên minh trở thành chuyện của Bái Công Hạng Vũ thời Hán Sở tranh hùng. Chuyện Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn cướp ngôi Đinh theo tính chất truyền nghiệp cho thủ lĩnh mạnh thế được diễn tả như cuộc binh biến Trần Kiều chuyển từ Hậu Chu sang Triệu Tống như Nguyễn Nghiễm (thế kỉ XVIII) đã thấy ra nhờ tiếp xúc nhiều hơn với sách vở. Chuyện Lí Công Uẩn ôm thây Lê Long Việt khóc cứ như là bài bản của thời Xuân Thu Chiến Quốc! Trần Nhật Duật xông xáo vào vùng tập đoàn Thái ở Đà Giang được sử quan gia thần nịnh chủ coi như hành động của Đường Thái Tông, Quách Tử Nghi của nhà Đường khuất phục Hung Nô. Rồi chuyện bà vợ Trần Nhân Tông lấy chiếu che cho ông Hoàng Đế khi con hổ sút chuồng thật giống như sử quan đã viết giữa lúc nhìn vào bức hoạ của Cố Khải Chi (345-416) vẽ vợ Hán Nguyên Đế (48-33tCn.) che cho vua tránh con báo sút chuồng!

Chẳng biết có gây oan uổng cho người xưa hay không nhưng chẳng hạn, khi đọc đoạn tả chuyện Ngô Nhật Khánh rút dao rạch mặt vợ vạch âm mưu lừa dối của Đinh, việc Lê Phụng Hiểu cứu giá (1028), kể tội phản nghịch, chém Vũ Đức Vương, thấy sao mà giống một "truyện Tàu" nào quá! Thật có quá nhiều những điều trùng hợp để không thể coi là ngẫu nhiên. Có thể sử quan xưa chỉ làm việc tô điểm văn chương trầm bổng cho những điều ghi chép, thế mà người nay đã có quá nhiều kẻ tin là thật. Việc dời đô về Thăng Long mở ra một thời đại lâu dài, văn minh khiến cho sử quan phải tô vẽ chuyện lấy ngôi Lê cho dài hơi, với thật nhiều dấu vết thần kì (sấm kí, chó trắng mang chữ "thiên tử") cùng âm mưu lâu ngày, nhiều nhân vật tham gia, tình tiết khuất khúc... trong lúc thật ra Ngoạ Triều chết chỉ mới cách một ngày là đã có đảo chính!

Tất nhiên cũng không nên coi nhẹ những điều tô vẽ không-thật ấy. Một khi đã được đưa vào sách của nhà nước, chính thức, chúng trở thành những tín điều càng lúc càng vững vàng hơn qua thời gian, nhất là khi được quyền bính phù trợ, bồi đắp. Rồi từ tín điều, chúng thúc đẩy hành động tạo ra lịch sử mới, lúc bấy giờ thì không thể gọi là giả trá nữa. Chuyện Hùng Vương của thời đại ngày nay là một minh chứng hùng hồn nhất.

Tập họp Hùng Vương cùng tiên tổ đi vào sử Việt ở thế kỉ XV là do sự thoả hiệp của tầng lớp nho sĩ trung châu phải chịu đựng sự chèn ép của tập họp Mường Thái đến cai trị xứ này sau khi họ đánh đuổi được quân Minh. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng Ngô Sĩ Liên, người hạ bút, tuy nói đến "công đầu gây nên cơ nghiệp nước ta" vẫn đặt giai đoạn này vào phần Ngoại sử, hàm ý hoài nghi cẩn trọng - hay là để bày tỏ một phản kháng tinh tế? Nhưng đã ngự trị trong khung của quyền lực tối cao thì tác động của nó chỉ có đà tăng thêm mà thôi. Hơn một thế kỉ sau thời kì cái "triều đại" sơ khởi chỉ với 18 ông vua chưa có tên, với một ông tướng (Phù Đổng), hai ứng viên làm rể còn bị ngờ vực là không thật đấy, sau thời gian cũng vừa đủ cho một truyền thống bám víu, lớp hậu duệ Mường Thái thứ hai đã cố sức khai thác, thêu dệt để lấy chính danh cho phe Tây Việt làm công cuộc "trung hưng" cơ nghiệp cũ (Nguyễn Bính 1572), và tiếp tục củng cố nền trung hưng đó trong thế kỉ XVIII (Nguyễn Hiền 1737). Nhưng cũng trong thời gian đó lại có sự đổ vỡ khác của các tập đoàn đi từ đất Thanh Hoá: Trịnh và Nguyễn. Cho nên khi có sự thống nhất đầu thế kỉ XIX thì hệ thống Hùng Vương lại được khai thác như một sự thoả hiệp mới trong đó những nhận xét của sử quan, lời phê của Tự Đức cho thấy một chút gượng gạo công nhận của phe mới vừa thắng trận mà phải chịu lùi bước chiến thuật để việc chiếm vùng đất bên ngoài cương vực của mình, trở thành có chính nghĩa. Tác động của sách vở qua quá khứ lâu dài cũng đã thấy hiện lên trong sự kiện một phe của Quốc sử quán không chịu lối công nhận "một phần" (phần Hùng Vương) để đòi giữ nguyên công trình của Ngô Sĩ Liên.

Tuy nhiên hệ thống Hùng Vương dù qua bao thế kỉ thì cũng chỉ dành cho tầng lớp cầm quyền tối cao để giữ danh vị của mình, dành cho những người dùi mài kinh sử để mon men vào cơ cấu quyền bính. Tính chất phổ thông, "bình dân" của ông vua Hùng chỉ được mở rộng về sau theo với sự tiến bộ của thời đại giao thông thuận tiện, với báo chí, với câu ca, tiếng nhạc gợi tâm tình sâu kín về một đất nước nhọc nhằn nằm trong vòng ngoại thuộc. Cho nên, với công cuộc chiến đấu giành độc lập lọt vào tay một tập đoàn chính trị chuyên trách vận động quần chúng từng đạt hiệu quả trên toàn thế giới, ông vua Hùng đã nhảy vụt lên trên điện đài lịch sử, không chỉ gợi tâm tình thân thuộc kính nể mà còn được khoác áo khoa học với các ngành nghiên cứu mới. Nhưng trong lúc cùng đi với đà tăng tiến phổ thông hoá, hình ảnh các vua Hùng cũng mang theo sự trì trệ của quá khứ chính danh được làm mới lại. Các ông vua Hùng nay trở về trong tay những người lãnh đạo đất nước nắm giữ các phương tiện kĩ thuật, nhân văn mới đã không muốn chừa cho một sự phản kháng nào cả. Sự thống nhất bằng quân lực năm 1975 với những xáo trộn tiếp theo sau đã được củng cố bằng một lề lối cai trị khắt khe, trong đó có cả việc điều phối dân số vào Nam để củng cố chiến thắng tận nền tảng quần chúng. Rồi với sự thành công có chừng mực trong việc nâng cao mức sống, người ta nhận ra rằng ông vua Hùng có thể sử dụng như một hình ảnh mang tính tình cảm hơn, siết chặt thêm tính thống nhất mà còn có dáng thành công êm dịu hơn. Thế là có việc nâng ngày giỗ Tổ của các hội đoàn điện phủ đền Hùng lên thành ngày Quốc lễ. Ông Hùng Vương chính thức thành Quốc tổ nước Việt từ năm 2007 tiếp tục kéo theo sự xu phụ ồ ạt, tuy bình thường mà có dạng văn minh tân tiến: Danh hiệu Đông Sơn từng được ghép với "thời đại Hùng Vương" được cổ động, trở thành "thương hiệu" Việt Nam, nhắc kèm với danh vọng vài tay khoa bảng Tây; cái bánh chưng thiu, bánh giầy độn của truyền thống cạnh tranh với li cà phê đời nguyên tử, muốn lập kỉ lục Guineess để dâng Tổ; cái cồng của người thiểu số Quảng Nam cũng được dâng cho tổ Việt nhận ra sự hiện diện nhỏ bé của mình... Quá khứ, hiện tại quyện với nhau để những người di tản cũng lập đền Hùng trên đất mới, loan báo tổ chức Giỗ Tổ rầm rộ hơn (10-3âl. 2008), tranh giành quyền chính thống với những người đã xua đuổi họ để chiếm lấy nhà cửa, tiền bạc. Cả một sự thoả hiệp khuất lấp ban đầu, với thời gian, nay đã trở thành một lịch sử hoành tráng không dễ gì có thể đánh đổ được.

Chữ Hán, khung trời văn minh Hán đối với nhà nho là cao sang hơn tiếng nói, cuộc sống của tập thể dân chúng chung quanh cho nên họ thấy cần phải loại bỏ thực tế đó để vươn lên. Họ coi đất nước, triều đình họ phục vụ như một thứ mẫu hình (tiểu) Thiên tử chuyển từ phương Bắc xuống, giống như Lê Thánh Tông bắt chước Hán Cao Tổ đái vào mũ các quan, hay xưa hơn, Ngô Xương Văn xưng là Nam Tấn Vương mượn danh nhà Hậu Tấn đồng thời của phương Bắc, Lê Hoàn lấy niên hiệu Thiên Phúc (936-944) cũng của nhà Hạạu Tấn ngắn ngủi (936-946). Truyện tích Phù Đổng có kẻ xâm lấn là giặc Ân cũng thật dễ hiểu: Nho sĩ viết truyện, coi mình đang phục vụ một dòng chính thống Chu ("Ngô tòng Chu" - Khổng Tử), thì kẻ chống cự thất bại tất phải là kẻ thất bại của nhà Chu từ nơi cỗi gốc, nhà Ân. Vì thế cái cổng ngoài của Hoa Lư cũng mang tên Đồng Quan như trên đất Vạn Lí Trường Thành. Mơ mộng chuyển hình mẫu trở thành thực tế, họ chép luôn cả lời đồn đãi ước mơ thành sử kiện như chuyện Mạc Đỉnh Chi chụp lầm chim sẻ nơi triều đình Nguyên kèm theo bài văn tế nàng công chúa nước lớn.

Nho gia học thuộc lòng sách đã đem ra dẫn chứng, ngâm vịnh, sử dụng theo một tinh thần chiếm đoạt khá ngây thơ rồi để lại cho người sau bằng cớ như chính đó là của mình, của thời đại mình. Thơ Lạc Tân Vương, Tống từ được mượn để chứng tỏ kiến thức tột đỉnh của nhà ngoại giao thời mở nước. Cổ phong, từ khúc, Đường thi đã được Đặng Trần Côn xếp thành khúc ngâm của người Chinh phụ, tiền đề cho những dịch bản gây nhiều tranh cãi, đến ngày nay lại phảng phất thêm một ý hướng feminist tân thời. Điều vay mượn nhập-tâm này cũng dẫn đến một tinh thần hướng thượng trong hoang tưởng của tầng lớp trí thức gia thần xưa, của lớp sử gia cục bộ dân tộc / địa phương chủ nghĩa ngày nay, là chứng cớ rắp ranh đi vào sách vở chính thức của triều đình với hàng chục câu chuyện truyền khẩu về các ông "lưỡng quốc trạng nguyên" có khi mang dấu vết tiền thân là hoàng đế phương Bắc (có chữ chứng minh trong lòng bàn tay nắm chặt của cậu bé vừa lọt lòng mẹ chẳng hạn!)

Những khuyết điểm như thế đã không được sửa chữa mà nhân thời gian tranh đấu độc lập vừa qua, sự tự tôn dân tộc được tiếp cánh, các sự kiện trong sách của vương triều xưa lại trở thành bằng chứng hùng hồn không thể chối cãi về một quá khứ oai hùng, về một nền văn minh ưu việt của một trung tâm Thiên tử nhỏ chỉ có ban ơn chứ không thu nhận, chỉ có chiến thắng chứ không thất bại, chỉ có đạo đức vô cùng chứ không bạc ác xấu xa, dù chỉ là sai lầm bình thường như ở các khu vực nhân loại khác. Do đó khi giao tiếp được mở rộng trong thời đại mới để có dịp khoe khoang nhiều với các đối tượng vượt trên tầm mức địa phương, quốc gia, một lớp sử gia / học giả trịch thượng nối tiếp xuất hiện trên tư thế quyền uy, đương nhiên một cách thật trẻ con dễ thương. Cứ đem những nghiên cứu của các ông Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh ra so sánh với các tác giả ngày nay thì thấy rõ ràng sự khác biệt. (Ông Phạm Huy Thông, người có quyền chức bênh vực hùng hổ nhất cho Hùng Vương - Đông Sơn, trước 1945 chỉ nổi danh là thi sĩ chứ không phải là học giả, danh vị sau có vẻ là nhờ bằng cấp từ nước Pháp và sự nhanh chóng thích ứng với thời đại.) Tự ái địa phương giấu trong lớp vỏ dân tộc khiến người ta không thể chấp nhận sự thật rằng những bậc anh hùng khai sáng, vua chúa, con cháu dâu rể vua Hùng, tướng Hai Bà Trưng được ca ngợi, ghi vào sử sách từ lâu lại vốn chỉ là những loài "tinh gỗ đá, quái côn trùng", ma da, rái cá, cá sấu, rùa, rắn... Không chỉ có những ông quan xứ Huế xa xôi mỉa mai như trên mà người xứ Hải Dương Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút cũng từng càu nhàu bực tức nên lời về tình trạng công kênh thần thánh, lịch sử xứ mình như thế. Chưa kể loại bằng chứng ngờ nghệch của Lê Quý Đôn về việc ông thần Long Uyên bày tỏ oai linh, vật chết con trâu ngay giữa công đường! Cái ưu thế của một hai tập sách, theo với thời đại, đã có tầm mức lớn rộng hơn số lượng và nội dung thông tin nằm trong đó.

Đi theo với tính cách chủ nhân ông của đất nước, các sản phẩm tự tôn này xuống đến từng địa phương nhỏ, lan cả ra đến khối lưu vong, những người này hoặc dễ dàng chịu khuất phục vì sự nhỏ bé của mình, hoặc tuy mang tâm tình chống đối chính trị nhưng vẫn cảm nhận được thế yếu ớt của mình nên lại cũng ào ạt chia xẻ sự ngông nghênh kia, tưởng chừng như có thể lấy đó làm bằng cớ có thẩm quyền để phủ nhận quyền bính hiện tại nọ. Quyền bính vững chắc thêm một thế hệ nữa thì đủ thuyết phục đám con cháu của "khúc ruột ngàn dặm" không thích ứng được với xã hội mới, sẽ chịu lôi cuốn theo những Chuyện kể lịch sử, những phát hiện sử liệu mới vốn thật vô cùng xa lạ với tinh thần của nền giáo dục họ đang thụ nhận.

Sử học của thời mới cũng được phát triển nhờ sự tiếp trợ của những bộ môn khảo sát mới, nhất là khoa khảo cổ học, để đi sâu vào quá khứ hơn, ở những khu vực không có chữ viết làm bằng cớ hay có thoảng qua mà bằng cớ vật chất tiếp trợ còn ẩn sâu trong lòng đất đâu đó. Tên Phù Nam thì đã có trong ghi chép Trung Hoa, được học giả Pháp hồi đầu thế kỉ XX (P. Pelliot, 1903) diễn giải dài dòng cho ra hình tượng một vùng đất, nhưng bằng cớ vật chất cho "đế quốc" ấy hiển hiện có tính cách thuyết phục là từ những khảo sát đào bới của L. Malleret trước Thế chiến II trên vùng Nam Bộ, tập trung ở Óc Eo, để đem danh xưng khuất lấp này vào bản đồ khảo cổ học quốc tế. Đất nước Champa nằm trong sử sách Việt, Trung Hoa chỉ có những ghi chép cống sứ cầu cạnh, những tù binh chiến bại, tình hình thật hợp với các tháp đổ nát còn lại nhưng khảo cổ học đã làm sáng tỏ thêm những giai đoạn lịch sử của nó, đã đào bới, lưu giữ, bảo trì những tượng đài, những công trình kiến trúc chứng tỏ một nền văn minh đáng hãnh diện không những của một thời mà, nếu chịu khó suy nghĩ, còn thấy ẩn khuất dưới những hiện tượng, sinh hoạt của lớp người hiện tại, trước mắt. Trên vùng Đại Việt, học giả Pháp đưa ra tên một nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn còn giữ lại cái tên Hoà Bình mở rộng cho cả vùng Đông Nam Á, thêm một nền văn minh Đông Sơn cùng những chứng tích mộ táng thời Bắc thuộc, một giai đoạn nghệ thuật Đại La với những đình đền, chùa miếu thời độc lập được khai thác sâu hơn với các nhà khảo cổ học Việt Nam về sau. Có tầm mức lớn hiện nay là việc khai quật "hoàng thành Thăng Long" đang tiến hành, quan trọng thì có đó nhưng đến tầm mức quốc tế như đã khoe khoang ầm ĩ thì thật chưa đủ. (Xem sách ảnh Hoàng thành Thăng Long 2006.) Không biết người ta có tránh được cung cách "khảo cổ mĩ thuật" vướng víu trong ý thức tự tôn như khi khai quật các khu vực mộ địa mà chỉ lo thu hồi vật dụng, không quan tâm đến các cách sắp xếp, dàn trải các đơn vị..., đại khái những điều thuộc phần tinh tế của kĩ thuật đào bới, giúp người nay hiểu hơn về sinh hoạt bình thường của các tập đoàn xưa. Ch. Higham đã chê nhẹ như thế khi nói về các khai quật thời đá mới, đồng thau của Việt Nam.

Những ngành khoa học xã hội, nhân văn khác cũng góp phần vào việc làm sáng tỏ quá khứ toàn vùng. Có điều nền sử học khoa học non trẻ của Việt Nam đã phải chịu sự uốn nắn của những biến động chính trị hiện đại trong đó nền độc lập kết thành của đất nước lại lôi kéo sử gia trở về với vị trí sử thần xưa trong sự nhiệt thành mới, với quan niệm "văn chương để đời", được khuyến khích bằng các loại Bảng vàng bia đá mới như các công trình chịu mất danh hiệu riêng để gộp chung trong các "Tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh", như chứng cớ đã hiện hình nơi các tên đường "danh nhân" mới đặt ở các ngõ, xóm trung ương, nếu có chật hẹp thì lấn xuống phía nam! Đường hướng "Sử học phục vụ chế độ" được chỉ đạo đề ra từ quyền bính chính trị đã khiến các công trình tạo được tiếng vang với những người cả tin mà không thể nào ngờ đến mức độ sa sút phẩm chất của người nghiên cứu. Và vì thế chúng thiếu phần thuyết phục với những người nhìn ra, thấy được sự can thiệp trắng trợn của người cầm quyền: "Các đồng chí phải nặn óc tìm cho ra chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam", đó là lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói với các sử gia Miền Bắc. Cho nên, ví dụ trong công trình chứng minh Có một thời đại Hùng Vương tuy có sự nhiệt thành của những nhà nghiên cứu, nhưng vốn dụng ý về phía nhà chính trị là chứng minh một thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ đã khiến cho công trình khoa học kia thay vì là những lần mò tìm tòi theo chứng tích lại trở thành một bước đường tương đối giản dị: Chứng minh sự kiện theo một định đề có sẵn, chứng minh mọi sản phẩm đồng thau cao cấp (trống đồng, vũ khí, mộ táng...) đều là của một thời Hùng Vương hoàng kim không thể phủ nhận được. Hễ cứ thu nhặt được một sản phẩm đồng thì tất là của văn minh Đông Sơn (bao hàm thời đại Hùng Vương, thật xưa!) không nệ rằng chúng có chứng tích nằm trong thời đại lịch sử. Trống đồng Cổ Loa có các dòng chữ Hán của thế kỉ II, thế mà người ta cứ lập lờ để cả học giả ngoại quốc xếp chung với Ngọc Lũ thông thường được cho là của 6, 700 năm trước đó! Và vì thế người ta cứ giữ mãi thành Cổ Loa còn lại ngày nay cho là của An Dương Vương dù có chứng cớ trái lại.

Chuyện xưa đến chuyện gần gũi, chuyện nay: Chứng minh một thứ tinh thần dân tộc thống nhất có từ trong sâu thẳm của lịch sử loài người, trong tiềm thức của người dân Việt (?),không cần biết đám "người"/homo-, đám dân ấy phải chịu chuyển biến như thế nào qua thời gian, trên bước đường di chuyển. Mọi lí thuyết, sự kiện dẫn chứng mới có thể đưa đến một lề lối suy nghĩ rộng mở đều bị thu hẹp vào trong tinh thần "thống nhất" chính trị bây giờ để vẽ ra một tiến trình lịch sử rồng rắn cắn đuôi quy về "tổ tiên ta từ Miền Bắc..." hàm ý khuất nhục người khác theo một tiến trình lịch sử Nam tiến thuần chủng, suông đuột, tuy là đề tài mới nhưng đôi khi cũng có vẻ ngang ngược như chuyện Quang Trung thống nhất đất nước được tận tình đe doạ bênh vực một thời. Thêm một thế hệ, kể từ 1975, uốn mình theo các chủ trương (chiến thắng đế quốc, chống bá quyền, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh...) hay lúng túng xoay quanh các đề tài cũ, lúc co cụm, lúc rụt rè bứt phá, làm bằng chứng về phía học thuật cho tình hình chính trị co giật đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tình trạng đó rõ ràng các sử gia, một phần vì còn phải bám sát vào hệ thống thư lại mới nên đã tỏ ra còn tuân phục quyền bính hơn nhân vật của các ngành khác, như phía văn học chẳng hạn...(Còn tiếp)

Tạ Chí Đại Trường

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1703)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5105)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5908)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6526)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
20 Tháng Năm 20228:49 CH(Xem: 9572)
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84 Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
01 Tháng Mười Một 202110:17 CH(Xem: 13966)
CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963 / Vũ Ngự Chiêu / Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt
01 Tháng Chín 202110:30 CH(Xem: 12005)
Đầu năm 1950, Nguyễn Sinh Côn, tức “Đồng chí Đinh,” “đi bộ 17 ngày” từ Tuyên Quang tới Thủy Khẩu, vượt biên giới qua Long Châu (Quảng Tây). Rồi được Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shao-qi] đón lên Bắc Kinh.[1] Trước thập niên 1990, rất ít người biết chuyến “khất thực” bí mật này. Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Việt thu thập hơn 40 năm qua, kể cả chuyến tham khảo Việt Nam năm 2004-2005. Hai tài liệu văn khố Pháp quan trọng là nghiên cứu “Đảng Cộng Sản Trung Hoa tại Bắc Đông Dương” [Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord]” của Nha Thanh Tra Chính Trị Đông Dương, và “Trung Cộng và Việt Minh, từ tháng 9/1945 tới tháng 9/1948 [Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948)]” do Charles Bonfils soạn thảo.[2]
31 Tháng Tám 202112:22 SA(Xem: 11808)
Trong đời hoạt động của Nguyễn Sinh Côn [Hồ Chí Minh]—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911, do tự nguyện—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Đệ Tam Quốc Tế “Cộng Sản” [ĐTQT, Comintern] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Côn giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ ĐTQT chuyên nghiệp [apparatchiki, và agitprop=political agitation and propaganda]. Chuyến đi bộ 11 ngày lên Côn Minh [Kunming], Vân Nam [Yunnan] vào cuối năm 1944 cầu viện Mỹ—qua đường giây Tướng Claire Chennault, chỉ huy trưởng phi đoàn Cọp Bay [Flying Tigers], và Sở Tình Báo Chiến Lược [Office of Strategic Services], tiền thân Cơ Quan Tình Báo Trung Ương [Central Intelligence Agency], mở ra cho Côn cơ hội bằng vàng chiếm chính quyền trong vòng tám ngày ngắn ngủi từ 17 tới 25/8/1945 như một “đồng minh tự phong”của Mỹ, rồi tuyên bố độc lập với Pháp chiều 2/9/1945 ở vườn hoa Ba Đình.
10 Tháng Tám 20211:42 SA(Xem: 12343)
Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây—khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh (một trong những tên giả của Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969)—đã vội vã phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn tại Việt Nam. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc đang cai trị bằng còng sắt và kỹ thuật tra tấn của an ninh, mật vụ dưới họng súng quân đội—nên đã tạo ra hiện tượng đáng buồn về tình trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “rẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.(Chính Đạo)
30 Tháng Tám 202012:31 SA(Xem: 15830)
1/6/1802 [2/5 Nhâm Tuất]: Nguyễn Chủng lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. (ĐNTLTB, I, 11-12, 1962:230-264, & ĐNTLCB, I, I, 2:1778-1802, 1963:27, & XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24) Ban chiếu: Kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ tiên thái vương ta dựng nền ở miền Nam, thần truyền, thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Năm Canh Tí [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ còn chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ [nhà Lê] (ĐNTLCB, I, XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24)