- Life Still Continues / Ảnh Mỹ Dung
- Mục Lục Hợp Lưu 92
- Thư Tòa Soạn Hl92
- Nhận Thức Lại Thái Độ Thẩm Mĩ Của Nguyễn Trãi Trong "quốc Âm Thi Tập"
- Không Gian Sông Nước Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư
- Nói Chuyện Với Đình Đình
- Sự Tự Trào Trong Tác Phẩm Của Đình Đình
- Tam Quan Của Phạm Ngọc Lương
- Chó Vàng Quỷ Sứ!
- Phê Bình Văn Nghệ Và Đời Sống Xã Hội
- "hoan Nghênh" Hay "nhiệt Liệt Hoan Nghênh?": Chuyến Đi Việt Nam Của Tổng Thống Bush, 17-20/11/2006
- Chốn Về
- Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov
- Hỏi, Cắt Tóc, Vĩnh Cửu, Bài Thơ Cũ
- Từ Cầu Mỹ Thuận 2000 Tới Cây Cầu Cần Thơ 2008
- Vu Vơ Mùa Xuân
- Căn Gác Mưa
- Hoang
- Nói Chuyện Với Hoàng Chính
- Bất Diệt
- Rượu Còn Đầy Mặt Trời Còn Đỏ
- Paris Và Metro
- Mùa Của Lửa
- Người Ăn Muối
- Tâm Sự
- Rồng Rắn Lên Mây
- Lục Bát Hai Trong Một Tại Sao Không?
- Tình Bạn, Làm Nên Bó Hoa Giữa Đời Sống Khốn Cùng
- Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian
- Xa Quá Quê Ơi
- Bên Kia Đồi
- Hương Cổ Điển
- Hạt Bụi
- Tình Yêu Tay Dài
- Mưa Đêm Đài Bắc
- Ăn Sáng Ở Berlin
- Cấm Vận
- Hạnh Phúc
- Chợ Trời Dandenong
- Thoát Ra Hình, Tượng
- Mạn Đàm Văn Học H L 92
- Giới Thiệu Sách- H L 92
Hợp Lưu 92 Xuân Đinh Hợi (2007) đánh dấu mùa Xuân thứ năm kể từ ngày tạp chí Hợp Lưu bước sang giai đoạn chuyển mình, canh tân từ hình thức đến nội dung, nhằm mục đích phong phú và trẻ trung hoá. Đặc biệt là từ gần hai năm nay, Hợp Lưu đã vươn dậy, đứng vững được bằng chính đôi chân của mình và đã thật sự trưởng thành, nhờ sự hỗ trợ quí báu của quí độc giả, cùng sự cộng tác của học giả, văn hữu, thân hữu của Hợp Lưu khắp năm châu. Ngoài 6 số báo in chủ lực mỗi năm, Hợp Lưu cũng đang nỗ lực phát triển phụ trang Hợp Lưu điện tử tại địa chỉ www.hopluu.net, để phổ biến những biên khảo, sáng tác và nhất là mở cửa Diễn Đàn Hợp Lưu cho những ý kiến bám sát thời sự cùng sinh hoạt văn học, nghệ thuật.
Mùa Xuân biểu trưng dấu mốc của khởi đầu, của hy vọng, Xuân Đinh Hợi, với đại đa số người Việt, không chỉ có những hứng khởi và hy vọng mới cho mỗi cá nhân, mà còn hưng lên một niềm tin mới cho đất nước dân tộc trong thế kỷ XXI. Sau 20 năm đổi mới, mục tiêu hiện đại hoá đất nước, khiến dân giầu nước mạnh, tự do dân chủ, không còn thuần là ước mơ hay khẩu hiệu chính trị mà đang có cơ hội hiện thực. Việt Nam sẽ chính thức hội nhập vào kinh tế thị trường thế giới, với sự trợ giúp nhiệt thành của nhiều cường quốc và bằng hữu, và nhất là với sức mạnh tinh thần của chính mình. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) 2006 tại thủ đô Hà Nội là hai dấu mốc lịch sử cho chu trình toàn cầu hóa của Việt Nam. Học giả Chính Đạo, qua bài phân tích "Hoan nghênh hay nhiệt liệt hoan nghênh?– Chuyến đi Việt Nam của tổng thống Bush, 17-20/11/2006", ghi nhận như sau về việc Tổng thống Bush gõ chiêng khai mạc phiên giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM sáng 20-11: "Điều ít quan sát viên nhắc đến là thị trường chứng khoán– sản phẩm đặc thù của nền kinh tế tư bản–một phát kiến mà Karl Marx chưa hề dự liệu hay ý thức được tầm quan trọng. Sự hiện hữu của thị trường chứng khoán ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung báo hiệu con người có khả năng vượt qua được sự xiềng xích, trói buộc của những ý thức hệ hay niềm tin lỗi thời, đi ngược lại kiến thức khoa học của nhân loại và ngăn chặn sự tiến bộ của nhân loại." Ngoài ra, Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu thêm bài phỏng vấn đặc biệt với Giáo sư Tiến sĩ Anatoli Sokolov, một chuyên viên Việt Nam của Cộng Hòa Nga, về vấn đề này.
Hợp Lưu Xuân Đinh Hợi trân trọng giới thiệu Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hùng với bài biên khảo công phu "Nhận thức lại thái độ thẩm mĩ của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập", và nhà lý luận phê bình văn học Lại Nguyên Ân qua bài "Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội."
Những người viết trẻ hôm nay được tiếp nối với loạt bài của nhà phê bình văn học Thuỵ Khuê về Nguyễn Ngọc Tư, Đình Đình, Phạm Ngọc Lương.
Bên cạnh đó, thật sâu đậm với đồng bằng sông Cửu Long, "Từ cầu Mỹ Thuận 2000 tới cây cầu Cần Thơ 2008" của nhà văn Ngô Thế Vinh; dạt dào tình cảm với trời Âu, "Paris và Metro," của nhà văn Trần Mộng Tú. Nhà văn Phan Nhật Nam tiếp tục nhận định về "Người, Việc, Và Quán Tính" (phần 2); Pierre Bùi và Nguyễn Đức Tùng với hai tiểu luận sâu sắc và lý thú, "Lục bát hai trong một tại sao không?" và "Tình bạn, làm nên bó hoa giữa đời sống khốn cùng."
Về truyện dịch kỳ nầy chúng tôi đặc biệt giới thiệu "Immortality"(Bất Diệt) của Yiyun Li do Trần Viết Minh-Thanh chuyển ngữ từ tập truyện ngắn đầu tay, "A Thousand Years of Good Prayers" (Một ngàn năm với lời cầu nguyện), bằng Anh ngữ, đã được giải thưởng truyện ngắn quốc tế Frank O’Connor.
Về thơ, có sự góp mặt của các thi sĩ Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Trần Mộng Tú, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Kiến Thọ, Cát Du, Huỳnh Phương Lộc, Đặng Hiền, Khê Kinh Kha, Nnguong, Hoàng Chính, Lê Yêu Thương, Vũ Tiến Lập.
Truyện ngắn gồm những sáng tác mới nhất của Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoài Ziang Duy, Đỗ Kh., Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Trung Tây... cùng các nhà văn trẻ, đầy sinh động hứa hẹn những vượt thắng khó lường như Đình Đình, Nguyễn Văn Ninh, Ngô Ngọc Trang , Nguyễn Xuân Tường Vy. Người viết mới trong số nầy là Nguyễn Tiến Đạt với "Cấm Vận."
Bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Chính do Lưu Diệu Vân thực hiện. Các mục thường xuyên Hoàng Mai Đạt với Giới thiệu sách mới, Trần Thiện Đạo với Mạn Đàm Văn Học.
Trước thềm năm mới, Tạp Chí Hợp Lưu xin kính chúc qúi độc giả và văn hữu một năm Đinh Hợi an khang thinh vượng. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ qúi thân hữu Nguyễn Minh Hải, Phan Xuân Sinh, Ngô Đức, Phạm Đăng Khoa, Trương Bình Minh, Hồ Đình Nghiêm, Madame Lê Tất, Đào Hữu Dũng, Phạm Hữu Thịnh, và nhà xuất bản phát hành Văn Hoá Houston đã đại diện Tạp Chí Hợp Lưu khắp nơi.
TẠP CHÍ HỢP LƯU