- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thủy Và T6

26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 6683)
LTS: Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.

 

Chín giờ tối, tôi vẫn băn khoăn, do dự nhiều, để sửa soạn đi làm. Với tôi, đi làm là từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng. Bốn tiếng đồng hồ, có gì là lâu đâu! Tôi không quên N, cai gà nhắc tôi câu nói đó. Chiều hôm qua, khi chị đến thăm tôi, vì biết rằng tôi đã sinh cháu nhỏ ngoài ba tháng. Lại nữa, chị N kể chuyện rằng trong những kẻ đến mua vui, ở những tiệm khiêu vũ như Tự Do, Moulin Rouge, Olympia, đều là khách phong lưu, mã thượng; không ai là không nhắc đến tôi. Một vì sao sáng của dĩ vãng, nói theo kiểu trong nghề; nay đã hoàn lương.

Tôi lập gia đình rồi, thì không đi làm nữa. Vẫn chị N kể chuyện về con Nguyệt “Bây giờ chắc Thủy không biết nó, nhưng nó biết tiếng Thủy. Nó là một con gà được nhiều khách hào hoa mời bàn nhiều nhất. Nó hỏi chị, có phải trước kia chị Thủy là hoa khôi của những vũ trường không? Chị gâït đầu”. Trước khi ra về, N còn tặng tôi cái phong bì, mà trong đó tôi biết chắc rằng chị tặng gì vì thấu hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của chúng tôi bây giờ.

Tôi tiễn chị ra ngoài đầu ngõ, trước khi lên taxi, tiếng chào hỏi thiêùt tha vọng lại, gởi cho tôi nỗi buồn đau. Đã mười năm, tôi sống với nghề này, thử thách nhiều đêm mặn nồng tình ái, thấu rõ tâm lý đàn ông của nhiều lứa tuổi. Nói rõ hơn là thuộc như thuộc tâm tình con cháu trong nhà, chúng muốn và thích những gì, thì tôi đã đi guốc trong bụng từng đứa một trong những đứa chúng nó.

Dĩ vãng của tôi như mỗi người bạn thân thiết bủa vây. Như Đà Lạt của những ngày tôi gần hai mươi tuổi. Quán cà phê Huyền và những đứa con trai. Để rồi viên thị trưởng đã ra lệnh trục xuất chúng tôi. Những tấm ảnh vào thời son trẻ của tôi, mà vài tiệm chụp hình còn trưng bày. Theo như một anh bạn nhà văn của vợ chồng tôi kể lại, “nào họ có chịu bỏ đi, vẫn nhớ một ngôi sao sáng vụt đến vụt đi, rồi đi tận phương trời xa”. Hình hài tôi vẫn còn như hiện diện trong thành phố mù sương. Cả những khung cảnh gần gũi, như Suối Vàng, thác Pongour, Gougah, Rừng Thông. Mớ tóc dài như nước của Thủy. Vẻ ngây thơ xưa kia, bây giờ thay vào đấy, là chán và buồn về cuộc sống.

Bạn bè chồng tôi thật nhiều và đủ loại. T1 là luật sư. T2 là giáo sư đại học. T3 là văn sĩ. T4 là thẩm phán. T5 là kỹ sư và T6. Còn tôi là T ngoại hạng. Bảy, tám chúng tôi họp thành một nhóm, tiếng dội của cuộc đời và cũng là âm thanh vang vọng của cuộc đời. Nhiều vui và nhiều ray rứt. Từ ba mươi, nhìn lại thấy cuộc đời không quá vui và không quá buồn. Chồng tôi là T6. Bây giờ, tôi không muốn bỏ dĩ vãng. Tôi sẽ khó quên được những ngày ấy, trước khi lấy nhau. Thời kỳ 63 chưa đảo chánh, chồng tôi bị tù đày. Bao nhiêu là hình ảnh, bao nhiêu là nước mắt và tiếng cười chát chúa. Xa lộ vào những buổi chiều hàng ngày, hàng tuần. Với chiêùc xe Hillman loại Minx của T4. Với cách tiêu tiền không biết tiếc tay, cũng vẫn của T4. Nói thao thao bất tuyệt và đầy lý sự của T1. Với cái nghèo, nhưng bất cần đời của T3, văn sĩ. Với nét lầm lì, nhiều suy tư của T5, kỹ sư. Còn là em của giáo sư đại học T2. Và dáng hào hoa, trí thức của T6, chồng tôi bây giờ, lại hay chơi trội. Anh ta còn là giáo sư Anh văn, dạy ở các trường Tư thục.

Những T kia đang xiết chặt lấy tôi, thì đứa cháu lên gác gọi, hỏi xem dì nó đã sửa soạn xong chưa? Mẹ nó giục tôi đi làm vì chị N tới đón.

Bao vây trong cảnh túng quẫn, vì từ lâu, chồng tôi không còn làm gì, sau ngày ở tù ra. Vì trước đó, anh tham gia vào phong trào vận động sinh viên, trí thức chống chính phủ Diệm. Anh ôm lấy tì vết cuộc đời lao tù, nên đau và ốm, thấm đòn, đành nằm khàn. Chúng tôi sinh ra cãi nhau, một phần vì đồng tiền eo hẹp và tính độc quyền quyết định của anh đối với gia đình tôi. Lại giữa vào thời kỳ sinh nở, bao nhiêu thứ tiền cần phải chi dùng. Đồng tiền thu vào thì ít tiêu ra phải nhiều, anh em bạn không sao giúp đỡ nổi nữ 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12075)
(Xem: 10641)
(Xem: 10695)
(Xem: 10261)
(Xem: 9630)
(Xem: 9079)
(Xem: 9815)
(Xem: 10888)
(Xem: 10543)
(Xem: 10624)