- Mục Lục H L 108
- Thư Tòa Soạn Hợp Lưu 108 Xuân Canh Dần
- Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa
- Việt Nam Toàn Tỉnh Dư Đồ -xét Lại Kết Luận Của Harold E. Meinheit Và Nguyễn Đình Đầu
- Giá Trị Lịch Sử Và Ý Nghĩa Hiện Đại Trong Tác Phẩm " Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn" Của Trần Quốc Tuấn
- Phỏng Vấn Nhà Thơ Đặng Hiền
- Cổ Tích Xuyên Tạc
- Ba Năm Sau
- Cò Quăm
- Đức Tin
- Trăng Cho Du Tử Màu Thi Sỹ
- Nhai Nhựa (trích Tiểu Thuyết Giải Cấu)
- " Marguerite Duras Đã Cư Ngụ Nơi Đây..."
- Khúc Dạo Đầu Cho Một Nền Văn Chương Xốc Xếch
- Bạn Tôi
- Chân Dung Cuối Cùng
- Tận Đời
- Không Gian Sống Và Ngôn Ngữ Hội Hoạ Của Lê Thánh Thư
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of
TCHL
Tạp chí Thi Bình (The poet society of
Tạp chí Thi Bình: Đà Nẵng là một tỉnh thuộc miền trung của Việt
Đặng Hiền: -Tôi sinh ở Hoà Vang, Quảng Nam, quận Hoà Vang sát bên thành phố Đà Nẵng. Suốt tuổi thơ, tôi được ba má tôi gởi ở nhà bà ngoại nơi thành phố để đi học bởi làng tôi ở ven sông Hàn, giòng sông chảy ngang thành phố Đà Nẵng. Một điều giản dị là vì lúc nhỏ tôi rất mê biển cả và hay đi theo những người công nhân của gia đình tôi đi đánh cá ngoài biển khơi trong mùa hè, nhưng ba má tôi muốn tôi đi học và hấp thụ đời sống văn minh của dân thành phố vì làng tôi lúc đó vẫn chưa có điện. Khi vào Trung Học tôi lại được về nhà sống với gia đình. Nhưng thời ấu thơ sống ở nhà Ngoại là một dấu ấn khó phai trong tâm hồn tôi. Quê hương tôi là Quảng Nam Đà Nẵng, người dân ở đây hiền hoà, Hà Nội là nơi nào đó cấm kỵ xa xôi, Sài Gòn là chốn phồn hoa mơ ước. Chiến tranh xảy ra trên quê hương tôi cùng khắp, người phía này người bên kia. Sự phân hoá và thù hận vượt ngoài tình cảm của gia đình, bởi một lý tưởng nào đó chừng như cao đẹp nhưng thật ra chỉ là sự lầm lạc của con người trong một nước nhỏ ở Á Châu như nước Việt
TCTB: Cũng theo tôi được biết nhà thơ đã học, tốt nghiệp trường đại học Long Beach, Califonia, Mỹ và sống tại Mỹ từ năm 1979 tức là từ lúc nhà thơ 21 tuổi .Vào năm 1975 Việt Nam được giải phóng, sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam cũng là sự thất bại lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở nước ngoài. Vậy nhà thơ có thể cho tôi và độc giả biết lý do tại sao nhà thơ lại sống ở Mỹ?
ĐH:Vào năm 1975, Việt
Vào năm 1978 ba tôi được tha về, vì tương lai của các con nên ông đã liều lĩnh đưa cả nhà vượt biển năm 1979. Trước khi vượt biên tôi đã cưới vợ, đây là điều làm má tôi hài lòng nhất, bà thường nói nếu gia đình tôi vượt thoát vào 1975 thì làm gì bà có được cô con dâu hiền như thế, vợ tôi là người đàn bà tuyệt vời, là mẹ của bốn đứa con tôi sau này. Khi ở trại tị nạn Hongkong, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn gia đình tôi trước khi chuyển sang cho phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Gia đình tôi đã chọn tiểu bang
TCTB: Tại sao nhà thơ lại chọn văn học để bắt đầu sự nghiệp của mình? Bởi vì ai? Khi nào? Mong nhà thơ hãy nói cho chúng tôi được biết cái lý do lựa chọn của nhà thơ.
ĐH: Tôi còn nhớ vào năm 1972, Việt
TCTB: Mong nhà thơ giới thiệu cho chúng tôi được biết thêm về tạp chí “Hợp Lưu” đang được phát hành hai tháng một lần ở Mỹ. Ai sáng lập và được sáng lập khi nào? Thành viên của nhóm biên tập gồm có những ai? Và tiêu chí là gi? Các độc giả rất mong nhà thơ có thể tặng cho các độc giả một số bức ảnh quê hương của nhà thơ lúc nhỏ, hiện tại và cùng với một số các bức ảnh gia đình.
ĐH:Tạp Chí Hợp Lưu là một tạp san văn học nghệ thuật biên khảo, được sáng lập bởi một nhóm văn nghệ sĩ vào năm 1990, phát hành hai tháng một lần. Người chủ nhiệm sáng lập là nhà văn Nhật Tiến, chủ biên sáng lập là hoạ sĩ Khánh Trường. Vào tháng Tám 2002, tôi được mời vào Hợp Lưu với tư cách Tổng Thư Ký, và sau đó đến đầu năm 2005 trở thành Chủ Biên. Tôi vẫn giữ công việc nầy cho đến hôm nay. Những văn thi hữu chủ lực của Hợp Lưu là Sử gia Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Nhà phê bình văn học Thụy Khuê, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hùng, nhà văn Phan Nhật Nam, Trần Vũ, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Bình Phương... cùng một số các thi văn hữu trong và ngoài nước. Tạp chí Hợp Lưu là một diễn đàn văn chương, cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, không kỳ thị Bắc Nam, Trong Ngoài, ý thức hệ hay quan điểm chính trị. Nó sẽ tiếp tục đường đi đã vạch sẵn bấy lâu: đó là thủ diễn vị thế một diễn đàn phục vụ nghệ thuật, văn chương. Tạp chí Hợp Lưu không có tham vọng chính trị, không tự khoác những nhiệm vụ to lớn và hoang tưởng. Tham vọng duy nhất của chúng tôi là duy trì TCHL như một diễn đàn hoàn toàn độc lập, vượt ngoài sự chi phối hay khuynh đảo của bất cứ thế lực nào.
Tôi xin gởi đến quí vị một số bức ảnh theo như yêu cầu.
TCTB: Trong bài thơ “Xa quá quê ơi” của nhà thơ có xuất hiện hình ảnh những chiếc xe máy. Tôi lần đầu tiên đến Việt Nam, đã rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến hình ảnh những chiếc xe máy ở Việt
ĐH: Đó là lần đầu tôi về lại Việt Nam sau 20 năm, vào cuối năm 2000, với tư cách của một thành viên trong phái đoàn thương mại Việt Mỹ. Hà Nội, Đà Nẵng rồi Sài Gòn, đâu đâu cũng xe máy, khói mù mịt cùng với những bụi mù của các công trình xây cất. Vì đi chung với phái đoàn nên chúng tôi thường đi xe ca chở nhiều người giống như xe bus nhỏ ở Mỹ để di chuyển.Thú thật lúc ấy đầu óc tôi như tê dại, tôi là người Việt lại không phải Việt, tôi là người Mỹ lại không phải Mỹ. Không tin ai hết, tất cả đều đầu môi chót lưỡi, dùng một thứ ngôn ngữ ngoại giao, nói cho vừa lòng nhau. Lúc ấy, Việt
Rồi mới đây vào tháng 5-2009 tôi lại về Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, nhưng với tư cách là người về thăm gia đình. Lần nầy dễ chịu hơn vì được gặp một số bạn văn thơ trong nước. Văn chương thường làm cho con người gần và thông cảm nhau hơn. Đó là món quà quí giá tôi có được trong chuyến đi vừa rồi. Nhưng xã hội Việt
Trật tự mới trong bài luân vũ điên
Mất xa em những hình ảnh cũ mềm ẩn hiện
Căn phòng ẩm mồ hôi miền nhiệt đới
Danh vọng là trò đùa thân xác mệt lả cùng những cơn ho
vật vã
Chiều tan nhanh theo trăng tháng năm đứng đường
Tình cảm ô nhiễm bốc lên từ lon bia ngoại
Kỹ thuật cao ru phận đớn hèn
Ôi chao em, dòng nước xe buổi tan tầm
Tôi trôi lềnh bềnh trong văn hoá nhậu
Đào núi lấp biển có thêm hạnh phúc
Giọng nói thơm mùi mạ năm xưa
Trưa nắng từng góc phố ngủ ngồi
Mùa hè sớm hơn nơi phồn hoa miệt thị
Mang theo quán cơm bụi ngàn năm văn vật
Cướp chó bên chiều nhậu Hồ Tây
Ấn tượng nền văn minh treo cổ Sadam
Em tôi Ô sin khi mới lên mười
Sài gòn mập một cách giả vờ
Tôi chỉ in có 49 cuốn thơ
Làm sao mở miệng trong thế giới điếc
Thành phố tự hào có mùi cống rãnh
Chiều Hồ Gươm, đứng bên Hồ Gươm
Nắng mưa giao mùa nơi trái tim trong trái tim
Trơ trẽn như cơn mưa chưa lên câu khẩu hiệu
Tất cả trật tự, tự điều chỉnh để sinh tồn, lạ ghê.
ĐẶNG HIỀN
Việt
TCTB: Trong bài thơ “ Có lẽ ” dường như nhà thơ có một nỗi buồn mà ngay cả nhà thơ cũng không thể diễn tả được nó và cũng không thể tránh né nó được. Nhà thơ như đang chạy việt dã một mình trong thế giới tinh thần của mình. Nhà thơ đang muốn thoát ra khỏi thế giới đó. Nơi đó giống như một vùng núi rộng lớn. Trong bài thơ có câu “không ai yêu em”. Ở đây nhà thơ muốn một tình yêu gì? Nếu có thể được mong nhà thơ giải thích cho chúng tôi biết về tâm trạng của nhà thơ khi viết những câu thơ này? Sự phản bội của cuộc sống, sự tuyệt vọng của cuộc sống. Kết cục câu hỏi “ Có lẽ sống ở nước ngoài nhiều năm?” có vẻ là không chân thật . Trong bài thơ này lời mà tác giả muốn nói lên là gì? Bản chất cái bĩ cực của nhà thơ Đặng Hiền là cái gì?
ĐH:Khi nhỏ vì sống xa nhà, tôi sớm biết tự lo cho mình. Ở thành phố tôi hay bị chế diễu là dân biển, về làng thì bị chọc là thằng đi theo dân thành thị, nên lúc nhỏ tôi hay đánh lộn với những đứa bé khác, nhưng thường thường bị thua, về nhà lại không dám khóc, khóc là bị ăn đòn. Khi lớn lên hoàn cảnh đã bứng tôi ra khỏi quê hương tôi. Một chiều gần cuối năm đi qua vùng rừng núi
Bài “Có lẽ” hơi đặc biệt một tí về ẩn dụ và đối tượng thơ. Tôi dùng hình ảnh một thiếu nữ để bày tỏ tình yêu thương của mình đối với mảnh đất mà tôi đã được sinh ra và lớn lên, được dậy dỗ bằng những bài học thương yêu và lòng nhân bản. Xã hội miền
TCTB: Trong câu thơ “Chiều cuối năm với người bạn già” . Giống với một câu thơ trong bài thơ “ Ngày xanh” của nhà thơ Seo Cheong
ĐH:Bài này tôi làm để tưởng nhớ nhà văn Mai Thảo được đăng trong Hợp Lưu số 100, số tưởng niệm đặc biệt về nhà văn nầy. Ông ấy là thế hệ trước tôi, chịu nhiều đau thương hơn thế hệ của tôi vì những biến động đổi thay của Việt
TCTB: Trong bài thơ “Mưa Đà nẵng” , như người ta thường nói tất cả thơ của nhân loại là thơ của sự thất lạc. Mưa đang rơi, câu thơ “Ngang nhà em lòng buồn rưng rức” Đã vẽ lên điều gì? Giáo sư Bae Yang Soo đã biên dịch rất hay, đã nắm được cái hồn của nhà thơ trong bài thơ, đôi mắt hiền và mơ màng của nhà thơ Đà Nẵng đang ước hẹn và chờ đợi gì? “Nụ cười em tôi lặng lẽ đi tìm” . Em ở đây là ai?. Là Đà Nẵng hay là Việt
Tôi rất xin lỗi khi đã đặt những câu hỏi khó giải thích với nhà thơ.
ĐH: Anh là nhà thơ, hơn ai hết anh hiểu tôi. Thơ là thơ, thơ yêu nước hay thơ yêu em cũng chỉ là thơ. Khác nhau là HAY hoặc KHÔNG HAY. Thơ là từ trái tim mà ra, thơ nếu đúng nghĩa khó có gì theo kịp. Thơ chỉ NHẠT khi nào tác giả không sống thật với chính mình và viết toàn những câu giả dối sáo ngữ. Tuy nhiên, thơ tình thường là riêng tư, trong thế giới riêng tư đó, tác giả đánh thức người đọc bằng trái tim của chính mình, bằng tài năng và tình cảm trải lên những câu những đoạn của thơ. Vâng, Giáo sư Bae Yang Soo biên dịch thật tài tình, theo tôi đó là sự may mắn cho thi ca của hai nền văn hoá Việt-Hàn. Những cơn mưa Á châu thường dai dẳng và ảm đạm. Những thành phố miền Trung Việt
Bài Viết Lại ở Đà Nẵng
Ở đây mùa trốn mất theo những cơn mưa dài trong đêm
Thời gian hụt mất cơn say sâu ngang vết nhăn nụ cười buồn bã
Tuổi trẻ trôi xa theo nhau ngày cũ
Thành phố mưa
Không còn lá tương tư tuổi nhỏ
Không còn những chuyến đò xưa
Đêm bỗng thất thường như mưa
Con nước có về theo chiều của nhau không ?
Trên đường mòn mênh mông trí nhớ
Cơn mưa chạy hoài theo vết xe xa thành phố
Cơn mưa ở mãi cùng anh từ buổi chia tay
Tình không là tình của năm xưa
Khi ta đôi mươi qua thời thay đổi
Biết đến bao giờ trở lại
Đêm mơ như nước sông chảy xuôi về biển yêu thương
Và mùa chừng trốn mất nơi đây
Lạnh theo mưa...
ĐẶNG HIỀN
Đà nẵng-5-2009
TCTB: Câu hỏi cuối cùng.
Nhà thơ sẽ tiếp tục sống tại Mỹ? Và cũng sẽ chết tại đó? nếu không thì xin nhà thơ cho độc giả biết nhà thơ có ý định trở lại Việt
ĐH:Thành thật mà nói, ngoài Việt
TCTB: Đầu mùa thu năm 2010 chúng tôi dự định tổ chức hội ngâm thơ Châu Á và cũng dự định mời những nhà thơ đang sống ở Việt
Chân thành cảm ơn nhà thơ về buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Go Hyeong Ryeol / nhà thơ,
Tổng biên tập tạp chí Thi Bình.
PHỤ BẢN:
Những bài thơ của Đặng Hiền trong Tạp chí Thi Bình Hàn Quốc số mùa Thu năm 2009, do Giáo sư Tiến sĩ Bae Yang Soo biên dịch.
XA QUÁ QUÊ ƠI
Bắt đầu nhớ những con hẻm
Xe máy cùng bờ tường không sơn
Thành phố cùng tầm nhìn trong veo
Thành phố và những cơn mưa thầm lặng
Xe chạy mù, xe chạy mù
Dòng xe dài đàn kiến
Những con kiến chạy quanh
Hà Nội Sài Gòn Đà Nẵng...
(
MƯA Ở ĐÀ NẴNG
Cơn mưa buổi chiều mưa hoài không tạnh
Bước xuống đò về qua Hà Thân
Ngang nhà em lòng buồn rưng rức
Đầu dầm mưa, lòng cũng dầm mưa
Những ngày cuối năm mưa phùn gió bấc
Dòng sông Hàn nước đục, lục bình trôi
Bên kia phố có mắt hiền mộng mị
Nụ cười em tôi lặng lẽ đi tìm
Ngày em đi, tôi ngủ vùi không dậy
Nghe mưa bập bùng theo vết xe xa
Như nước đổ thương con đò xuôi ngược
Lòng tan hoang mưa lạnh rét đôi miền.
CHIỀU CUỐI NĂM VỚI NGƯỜI BẠN GÌA
Ngày rộng hàng hiên hẹp
Rót tràn ly rượu chay
Quê nhà xa muôn dặm
Đá cầm run bàn tay
Ở đây hồn mờ mịt
Chiều đập vỡ chai ra
Thoáng nghe đời rớt lại
Nát từng khúc tình ta
Sóng bên bờ năm cũ
Sóng tròng trành vành ly
Có ai về thắp lửa
Quanh nỗi nhớ câm lì
Khoé nhìn ơi thê thiết
Đồng vọng mấy mươi năm
Mắt già thôi tìm lại
Xanh một mùa rét căm.
CÓ LẼ
Tất cả giọng ca đều hàng đầu
Không ai ở cuối
Rượu mạnh và đau lưng
Thôi kiếp hư phù
Cho anh nhìn phóng qua thung lũng
Cho anh mây trời
Cho anh sóng biển
Cho anh bay lên từ em
Từ rừng trăng bát ngát
Xuân thập thò
Mùa thơm nắng ngây thơ
Tất cả thi sĩ đều tuyệt
Làm thơ làm dáng
Không ai yêu em
Không ai...
Có lẽ ở nước ngoài nhiều năm
Có lẽ anh chẳng thuộc về đâu
Những ngày hết năm bỗng nhớ nhà quá đỗi
Có lẽ.
ĐẶNG HIỀN: Sinh năm 1958 tại Hòa Vang, Quảng
Tác phẩm đã xuất bản :
Thơ Đặng Hiền (1994 Hoa Kỳ)
Bài Hai Mươi (thơ, NXB Văn Hóa