- Mục Lục H L 108
- Thư Tòa Soạn Hợp Lưu 108 Xuân Canh Dần
- Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa
- Việt Nam Toàn Tỉnh Dư Đồ -xét Lại Kết Luận Của Harold E. Meinheit Và Nguyễn Đình Đầu
- Giá Trị Lịch Sử Và Ý Nghĩa Hiện Đại Trong Tác Phẩm " Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn" Của Trần Quốc Tuấn
- Phỏng Vấn Nhà Thơ Đặng Hiền
- Cổ Tích Xuyên Tạc
- Ba Năm Sau
- Cò Quăm
- Đức Tin
- Trăng Cho Du Tử Màu Thi Sỹ
- Nhai Nhựa (trích Tiểu Thuyết Giải Cấu)
- " Marguerite Duras Đã Cư Ngụ Nơi Đây..."
- Khúc Dạo Đầu Cho Một Nền Văn Chương Xốc Xếch
- Bạn Tôi
- Chân Dung Cuối Cùng
- Tận Đời
- Không Gian Sống Và Ngôn Ngữ Hội Hoạ Của Lê Thánh Thư
LTS: Phạm Hoàng Quân là tác giả một số bài viết về cổ sử Trung quốc liên quan đến biển Đông, lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Phạm Hoàng Quân hiện sống và làm việc tại Sàigòn.
TCHL
Sau khi đọc bài viết “Phát hiện một bản đồ cổ Việt
Hình 1.
* Tóm lược về thời điểm và nội dung sự việc:
· Năm 1982, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ mua được một bản đồ nền giấy vẽ màu, địa danh viết bằng chữ Hán, có tên “Việt Nam Toàn tỉnh dư đồ” [VNTTDĐ] (Hình 1)[2][2]. Người bán bản đồ này là một nhà buôn đồ cổ có tiếng người Mỹ, người bán không cho thông tin liên quan và cũng không rõ xuất xứ của bản đồ.
· Mùa đông năm 2008, tập san The Portolan – cơ quan của Hội bản đồ Washington [Washington Map Society] – đăng bài viết của Harold E. Meinheit, nội dung bài viết này giới thiệu bức VNTTDĐ và kết quả nghiên cứu bản đồ này.
· Tháng Giêng năm 2009, H. E. Meinheit và Howard Lange [chủ tịch Washington Map Society] gởi thư đề nghị ông NĐĐ cho ý kiến về bài viết của Meinheit, đồng thời gợi ý ông NĐĐ nghiên cứu tiếp để giải quyết vài thắc mắc của Meinheit.
· Tháng 3. 2009, tạp chí “Xưa và Nay” – cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt
· Ngày 31 tháng 3.2009, Talawas đăng lại bài “Phát hiện một bản đồ cổ Việt
Bài viết của ông NĐĐ có 2 ý lớn: 1/. Giới thiệu tóm tắt công trình nghiên cứu của H. E. Meinheit; 2/. Giải tỏa được thắc mắc của Meinheit qua việc xác định được người soạn/vẽ VNTTDĐ là Hoàng Hữu Xứng, và năm hoàn thành là 1887.
Việc nhận xét, kết luận về VNTTDĐ, ngoài tính chất giám định một hiện vật cổ, còn mang một ý nghĩa khác thuộc lĩnh vực học thuật chuyên ngành lịch sử địa lý. Cổ vật (tạm gọi) này là một bản đồ hành chánh liên quan đến lịch sử địa lý Việt
Cơ sở 1- Xem địa đồ [được cho là] cổ
[coi, quan sát] địa đồ nhằm mục đích xác định thật – giả, mới - cũ. Địa đồ cổ/cũ phổ biến có 2 loại: loại in và loại vẽ. Đây chỉ nói riêng về loại địa đồ vẽ (ứng với VNTTDĐ).
Đối với địa đồ không rõ xuất xứ việc coi địa đồ đặc biệt quan trọng, tất cả những yếu tố thuộc hình thái vật chất của địa đồ và hình thức biển hiện/ diễn tả trên mặt địa đồ đều phải được xem xét tỉ mỉ.
a. Thuộc về hình thái vật chất, xem xét các yếu tố: Giấy, mực, màu vẽ [loại, kích thước, nơi sản xuất, năm sản xuất]. Các yếu tố này - ngoài cảm tính và kinh nghiệm của giám định viên – có khi cần phải có sự hỗ trợ bởi phương tiện kỹ thuật
b. Thuộc về hình thức biểu hiện, xem xét về bút pháp hội họa [tinh, thô, hợp thể hay ngoại lệ…], con dấu, ký hiệu hoặc ghi chép bên lề…, về những mâu thuẫn nếu có.
Nghiên cứu của Meinheit, qua giới thiệu tóm tắt của ông NĐĐ không cho thấy những chi tiết cần thiết thuộc phần giám định hiện vật như nêu trên. Mặt khác, trong phần nghiên cứu thêm của mình. Ông NĐĐ có viết: “Bản đồ VNTTDĐ được vẽ bằng bút lông và mực tàu, trên giấy bản dài 152cm rộng 98cm. Truyền thống xưa nay của Trung Hoa và Việt Nam chưa vẽ bản đồ nào to lớn như vậy”. Đoạn văn này, giá trị thông tin rất kém, lại sai ở nhiều điểm:
Một là, địa đồ rõ ràng được thực hiện với thành phần chính là màu nước [không phải mực tàu], loại màu sắc thấy được trên địa đồ có thể là màu nước [thủy thái]; mực màu thỏi [ngũ thái mặc] màu nước của Tây phương [water colors]. (vì chỉ nhìn VNTTDĐ qua file ảnh và bìa tạp chí Xưa và Nay, nên ở điểm này chúng tôi không xác định cụ thể được)
Hai là, giấy Bản mỏng hơn giấy Dó, thường chỉ dùng vào việc in sách, cả giấy Bản và giấy Dó đều có chiều rộng không quá 50cm [giới hạn này tương ứng với chiều rộng 1 cánh tay của người thợ làm giấy], kích thước lớn nhất của giấy Dó và giấy Bản không vượt quá 120cm x 50cm. Địa đồ VNTTDĐ có kích thước 152 x 98 cm, nếu được vẽ trên nền giấy Bản hoặc giấy Dó cần phải thông tin thêm “được ráp bởi mấy mảnh”, và cả tình trạng biểu, bồi,…
Ba là, [điểm sai này không thuộc kỹ thuật khảo tả mà thuộc về ý thức/tư tưởng phóng túng trong nghiên cứu] sai trong nhận định “Truyền thống xưa nay của Trung Hoa và Việt
Xin đưa một trong nhiều thông tin rất cũ:
“Năm 1685 (Khang Hi 24), quan chức ở Quảng Châu hoàn thành bức “Quảng Đông tổng đồ”, vẽ màu trên nền lụa, kích thước 295 cm x 196 cm.” [3][3]
Nói chung, việc xem xét cẩn thận về hình thái vật chất của địa đồ chỉ có thể thực hiện khi trực tiếp nhìn, cầm, sờ vào hiện vật, và việc này chúng tôi chỉ nêu ra để độc giả lưu ý nếu có điều kiện tiếp xúc VNTTDĐ.
Cơ sở 2 - Đọc địa đồ
Đọc địa đồ, hay nói cách khác là xem xét về nội dung mà địa đồ thể hiện, [việc này có thể tiến hành trên ảnh chụp]. Đối với địa đồ cổ/cũ không ghi năm thực hiện, việc đọc kỹ các địa danh hành chánh giúp xác định niên đại của địa đồ một cách tương đối, các loại tên gọi khác được ghi nhận trên địa đồ, như tên núi, sông, thành, trấn, lị sở, đồn, ải, chùa, miếu, hồ, đầm, cửa biển, hải đảo… cũng là những chi tiết góp thêm thông tin để xác định niên đại. Nói chung, muốn tiến hành nghiên cứu một địa đồ cổ hoặc ứng dụng địa đồ cổ vào công trình nghiên cứu đều phải đọc, dịch, chú giải hệ thống địa danh, hoặc cục bộ, hoặc toàn phần, tùy theo mục đích công việc.
Không đọc kỹ nội dung địa đồ sẽ đưa đến những sai lầm kỳ cục, thậm chí hỏng cả bài nghiên cứu. Dưới đây dẫn ra vài trường hợp sai nặng/nhẹ để tham khảo.
a. Địa đồ Thành Thăng Long đời Lê được Pierre Huard đưa vào sách với chú thích: “Citadelle de l’epoque Ts’ing” (thành trì thời nhà Thanh) – hình 2.[4][4]
Hình 2.
b. Địa đồ trong Hải Quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (Thanh, TQ) được ông Nguyễn Hồng Thao dùng minh họa cho bài viết và dẫn giải rằng trong đó có nêu địa danh “Bãi Cát Vàng” mà Lê Quý Đôn đã nói đến trong Phủ biên tạp lục[5][5]. (Hình 3)
c. Một trích đoạn Trịnh Hòa hàng hải đồ được ông NĐĐ minh họa cho bài viết và bảo “các đảo nằm trong đó đều thuộc chủ quyền Giao Chỉ quốc tức nước Đại Việt ta”, xem kỹ lại thì các đảo ông NĐĐ cần nói lại nằm ở đoạn khác của địa đồ, tức là bóc nhầm đoạn địa đồ không có liên quan gì đến phần lý luận để minh họa[6][6].
Hình 3.
d. An Nam đồ được vẽ bởi người Trung Quốc đời Minh, nơi một cửa biển viết “Tiểu Trường Sa Hải Khẩu” được ông Ngô Đức Thọ đọc là “Tiểu Nữ Bối Hải Khẩu”, rồi trên cơ sở cái ‘nữ bối’ mà lập luận, rốt cuộc hỏng cả bài viết.[7][7]
Ở ba trường hợp a, b và c người viết dùng địa đồ để minh họa hoặc củng cố lập luận, việc đọc không kỹ dẫn đến ảnh hưởng một phần bài nghiên cứu. Trong trường hợp d, địa đồ là đối tượng chủ thể để nghiên cứu, việc đọc sai và phát triển suy luận trên nền tảng sai nên toàn bộ bài viết bị gãy đổ.
Cơ sở 3 - Nghiên cứu địa đồ cổ
Sau khi đã xác định chắc chắn địa đồ đang xét là địa đồ cổ, việc nghiên cứu giúp xác định thêm các yếu tố về niên đại, về tác giả hoặc nơi thực hiện. Công việc này thông thường là lấy độ tuổi được phỏng định của địa đồ cho vào giai đoạn lịch sử cụ thể để tạo cho địa đồ một lý lịch, vì địa đồ cổ tương quan mật thiết với lịch sử, lịch sử địa lý nên thường được đối chiếu hoặc gắn kết với lịch sử, lập luận hợp lý sẽ tăng tính thuyết phục. Việc nghiên cứu cũng góp phần phân định cấp độ giá trị của địa đồ. Tỉ như, địa đồ hành chánh mà được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách như Sử quán, bộ Công, bộ Binh thì giá trị cổ vật và giá trị tham khảo cao hơn so với địa đồ được thực hiện bởi một người dân thường. Tuy nhiên, để tránh trường hợp địa đồ được làm giả cổ bởi một người giỏi về lịch sử địa lý và kỹ thuật họa đồ, người ta thường phải phối hợp xem xét trên cả 3 cơ sở, và giá trị tham khảo của cả 3 cơ sở này đều được coi trọng.
1. Các điểm cần xét lại
Trên đây là những cơ sở cơ bản có thể dựa vào để đi đến những nghi vấn về kết quả nghiên cứu VNTTDĐ của H. E. Meinheit và ông NĐĐ, như sau:
a. Dựa vào cơ sở 1.b, thấy “VNTTDĐ” thiếu hẳn hệ thống đường giao thông, trong đó gồm đường thiên lý từ Bắc chí
b. VNTTDĐ cũng thiếu nhiều đảo lớn ven bờ và quần đảo xa bờ. Ở điểm này, ông NĐĐ lý giải là “bản đồ vẽ chưa xong”, chúng tôi cho là vẽ thiếu, vì kỹ thuật màu nước không cho phép chồng màu [nhằm thể hiện một vật thể khác] lên màu nền, ở VNTTDĐ, màu nền thể hiện mặt biển đã hoàn chỉnh, nếu ý đồ của người vẽ có định thể hiện các đảo, họ sẽ phải chừa khoảng trắng của nền giấy ở nơi cần thiết, hoặc sẽ đi một nét viền để định hình vật thể ấy. Còn một lý do nữa để khẳng định địa đồ không thể “vẽ chưa xong” (sẽ nêu ở phần nghiên cứu địa đồ cổ).
c. Dựa vào cơ sở 2, thấy các địa danh cực quan trọng, kể cả quốc danh bị viết sai như:
· Giao chỉ quốc [giới], đối với những địa điểm thuộc biên giới Đại Thanh và Đại Nam, địa đồ Đại Nam phải ghi Thanh quốc [giới], hoặc cụ thể hơn như Quảng Đông giới, Quảng Tây giới, Vân Nam giới, hoặc cụ thể hơn nữa thì ghi “Hiệp Thanh Quốc Trấn An phủ giới” chẳng hạn. Cách ghi Giao Chỉ quốc nơi địa giới
cho phép suy đoán, tay vẽ địa đồ là người Trung Hoa.
· Phú Xuân tỉnh: Địa danh hành chánh triều Nguyễn chưa từng có tên đơn vị này, Phú Xuân có thể được ghi là Phú Xuân thành hoặc Phú Xuân kinh, để thay thế chữ Kinh thành, Kinh sư. Tuy nhiên, để biểu thị đơn vị hành chánh ở vùng này phải viết là Thừa Thiên phủ, như cách ghi trên “Đồng Khánh Ngự Lãm địa dư chí đồ”.
· Việt
· Tên của bức địa đồ “Việt Nam Toàn tỉnh dư đồ” có 2 điểm đáng phải lưu ý:
- Việt
- Theo mô tả của Meinheit thì tên địa đồ được ghi ở sau lưng bằng dòng chữ Hán “Việt
Một là: Tên địa đồ viết theo chiều dọc, bắt đầu từ góc trên bên phải, tức ứng với dòng thứ nhất theo cách viết văn bản chữ Hán [đại đa số theo cách này].
Hai là: Tên địa đồ viết thành hàng ngang ở trên địa đồ [thiểu số].
Ba là: Tên địa đồ được viết nhiều dòng, tạo thành một khối, đặt ở giữa phần trên của địa đồ [thiểu số].
Tóm lại, do file ảnh chúng tôi sử dụng chất lượng không cao, các địa danh nhỏ rất khó đọc, trên đây chỉ xét tổng quan về hình thể và vài địa danh lớn. Những điểm mà chúng tôi cho rằng thiếu và sai đối với VNTTDĐ, độc giả đều kiểm chứng được. Có thể đặt một giả thuyết rằng “Việt
c. Dựa vào cơ sở 3, chúng tôi cho rằng việc trích lục dài dòng về sự kiện soạn vẽ Đại Tồng đồ trong “ Đại
Về bức “Đại Tổng đồ” mà Hoàng Hữu Xứng cùng đồng sự ở Quốc Sử quán thực hiện, thực chất là một phụ lục của bộ sách Đại Nam quốc cương giới vựng biên, bức địa đồ này nếu còn, thì tên gọi của nó hẳn sẽ ghi đàng hoàng ở mặt địa đồ, với tên gọi đầy đủ là: Đại Nam quốc cương giới tổng đồ (rất có thể Đại tổng đồ là cách gọi vắn tắt), nói chung là, tên địa đồ phải trùng với tên sách, tức là đúng tính chất/chủ đề của nó. Sớm xác định VNTTDĐ của một nhà buôn đồ cổ nào đó người Mỹ là Đại Tổng đồ của Hoàng Hữu Xứng, nếu như sau này phát hiện được một địa đồ lớn khác có những điểm gần với nội dung bộ sách Đại Nam quốc cương giới vựng biên, thì không biết phải nói sao.
2. Nghi vấn và giả thuyết
Trở lại vấn đề ghi nhận thiếu và ghi nhận sai trong VNTTDĐ. Hoàng Hữu Xứng với cương vị Đổng lý (tức như nay là Chủ biên) công trình Đại Nam quốc cương giới vựng biên, coi sóc, đọc duyệt việc soạn sách và soạn vẽ đại tổng đồ ở Quốc Sử quán, đây có thể xem là công trình trọng điểm cấp nhà nước. Riêng về việc vẽ địa đồ, Hoàng Hữu Xứng đã cẩn thận tham khảo các địa đồ cũ, mới của nước ta, địa đồ Trung Quốc, địa đồ Tây Phương, lòng lúc nào cũng lo sợ thiếu sót. Công trình làm xong, bốn đại thần ở Viện Cơ mật là Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường đọc và sửa (theo tờ tấu đã dẫn). Kết quả là địa đồ được dâng lên vua Đồng Khánh ghi sai tên Quốc gia, sai tên Thủ đô, đề tên địa đồ sai quy cách, vẽ thiếu đường sá, thiếu hải đảo…!
Trong bài nghiên cứu của ông NĐĐ, chúng tôi thấy ông phân vụ việc riêng lẻ để lý luận, đại khái là cho qua chuyện, như để xác định VNTTDĐ do Hoàng Hữu Xứng soạn vẽ năm 1887, ông NĐĐ dẫn các văn bản năm ấy có việc ấy, rồi xác nhận địa đồ đã vẽ xong dâng lên vua. Đồng thời, để lý giải đối tượng địa lý quan trọng mà VNTTDĐ không thể hiện, thì ông NĐĐ lại đồng quan điểm với Meinheit mà cho là do địa đồ vẽ chưa xong!
Trở lại vấn đề Đại Tổng đồ trong Đại Nam Quốc cương giới vựng biên, sau khi trích dẫn mấy trang trong Đại Nam thực lục và đối chiếu với tờ tấu của Hoàng Hữu Xứng, ông NĐĐ lại trích dẫn Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu, mục đích của ông NĐĐ là để khẳng định sự thất lạc của Đại Tổng đồ. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng cần phải trích dẫn đầy đủ thì ông NĐĐ lại bỏ sót, chúng tôi thấy trong thư mục, sách Đại Nam quốc cương giới vựng biên[8][8] được ghi nhận hiện còn 5 bản viết, 7 quyển, 1 phàm lệ, 1 mục lục, 1 biểu dâng sách. Trong 5 bản viết này có 4 bản không đầy đủ, mỗi bản thiếu vài quyển. Ở bản thứ 4 “ký hiệu A. 1342; 104 trang, 29 x 16 (chỉ có quyển 3 và một phần quyển 5, có bản đồ)”. Như vậy, trong bản A-1342, phần nội dung sách tuy mất nhiều nhưng địa đồ vẫn còn, nếu như ông NĐĐ đọc xuống thêm 3 dòng của trang sách đã tham khảo thì địa đồ tưởng mất hóa ra còn. [Hồi cuối năm 2005, tôi có đến Thư viện Viện Hán Nôm (Hà Nội) xin sao chụp một ít sách, trong đó có bản A. 1342, nhưng ông Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh bảo là bản A. 1342 nằm trong số những sách không được tham khảo và sao chụp, tôi bèn thôi, không mơ đến chuyện xem địa đồ ấy nữa].
Như vậy, bức Đại tổng đồ mà Đại Nam thực lục ghi nhận và tờ tấu của Hoàng Hữu Xứng nói đến có thể là bức địa đồ nằm trong sách “Đại nam Quốc cương giới vựng biên”, (bản nay mang ký hiệu A. 1342). Muốn xác định rõ điều này ắt phải cậy cục mấy vị ở Viện Hán Nôm, xin mấy vị ấy xem sơ về sách ấy bản đồ ấy và góp ý thêm với ông NĐĐ.
Về giả thuyết VNTTDĐ là do người Trung Hoa thực hiện, ngoài điểm đã nêu về tên gọi Giao Chỉ, chúng tôi dựa vào cách đề tên địa đồ, tên địa đồ được viết là Việt Nam toàn tỉnh dư đồ, thủ đô thì viết là Việt Nam đô thành - nếu địa đồ này được thực hiện 1887 như ông NĐĐ xác định; hoặc trong khoảng 1830-1875 như Meinheit phỏng đoán - thì cách gọi tên nước Việt Nam là cách gọi của vua quan nhà Thanh đối với nước ta. Trong giai đoạn này, Thanh triều hoặc gọi nước ta là An Nam, hoặc gọi Việt Nam, gọi Việt Nam là dựa vào sự kiện năm 1803, vua Gia Khánh đổi gọi tên này từ tên Nam Việt do vua Gia Long đề nghị, [mặc khác, có lẽ vua quan nhà Thanh dị ứng với tên gọi Đại Nam, mà triều Nguyễn dùng chính thức (đến năm 1945)].
Tham khảo vài địa đồ tập Trung Quốc như Hoàng triều Trung Ngoại nhất thống dư đồ, khắc in năm Đồng Trị thứ 2 (1863), phần hướng nam, quyển 9, ghi tiêu đề là “Việt Nam quốc”, địa đồ cũng viết vậy. Trong Lịch đại địa lý diên cách đồ của Mã Trưng Lân, khắc in năm Đồng Trị thứ 10 (1871), ở các địa đồ thứ 19, 20, 21 tức Quảng Đông toàn đồ, Quảng Tây toàn đồ, Vân Nam toàn đồ, thấy các nơi biên giới Đại Thanh – Đại Nam đều ghi là Việt Nam quốc giới. Địa đồ Đông nam dương các quốc diên cách đồ trong quyển 1, sách Hải quốc đồ chí (1842) của Ngụy Nguyên cũng thấy ghi tên nước ta là Việt
Trong khi ấy, thư tịch ở nước ta, pho sách liên quan mật thiết với vấn đề đang nói là Đại Nam nhất thống chí, tên sách này thể hiện quốc hiệu chính quy, ở phần Phàm lệ, điều thứ 5, viết: “Trọn cả nước vẽ chung một bản đồ Đại Nam quốc, một bản đồ riêng xứ Trung kỳ ,…” (bản năm Duy Tân thứ 3 – 1910).
Tóm lại, giả thuyết nêu trên căn cứ vào sự bất phù hợp trong cách tự xưng của người nước ta hồi thời Nguyễn [gọi Đại
[9][1] Xưa và Nay số 328, tháng 3. 2009, tr. 8-13.
[10][2] Đây là hình đã in trên bìa Tạp chí “Xưa và Nay” số 328. Tuy nhiên, hình này được cấp bằng file từ tòa soạn X&N phía
[11][3] Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy, Trung Quốc đại bách khoa toàn thư Xuất bản Xã, Bắc Kinh 2003.
[12][4] China d’hier et d’au Jourd Hui Civilisation–Art–Techniques, Horizons de France, Paris, 1960, p.128.
[13][5] TS Nguyễn Hồng Thao, Sang xứ bò tót tìm dấu tích Hoàng Sa - Trường Sa, TuanVietNam, 01/4/09.
(http://tuanvietnam.net/sang-xu-bo-tot-tim-dau-tich-hoang-sa-truong-sa).
[14][6] Phạm Hoàng Quân, Bàn tiếp về sách “Hoàng Sa – Trường Sa, lãnh thổ Việt
[15][7] Phạm Hoàng Quân, Sai lầm của ông Ngô Đức Thọ trong việc nghiên cứu “An
[16][8] Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu,tập 1, tr. 496, số thứ tự 863.