Nguyễn Nhược Nghiễm dịch
Saburo Sakai
Samurai ! Những trận không chiến dữ dội nhất lịch sử Thái Bình Dương
[Phần 1: Lời tựa ]
Lời nói đầu của Martin Caidin:
Saburo Sakai đã trở thành một huyền thoại “sống” ở Nhật Bản trong suốt thời đệ nhị thế chiến. Khắp nơi, các phi công Nhật Bản đã nói đến những chiến công không thể tưởng tượng được của
Nhân viên bảo trì cho phi cơ anh tâng bốc anh không tiếc lời. Một chuyên viên cơ khí sẽ lấy làm hãnh diện khi được chỉ định săn sóc cho chiếc chiến đấu cơ Zéro của
Saburo Sakai nhận lãnh những vết thương trầm trọng trong trận không chiến ở
Hai vết thương nầy đã quá đầy đủ để chấm dứt những ngày chiến đấu của bất cứ ai. Hãy hỏi bất kì một cựu phi công chiến đấu nào đã từng gặp những khó khăn kinh khiếp, xem họ có bao giờ lâm trận chỉ với một con mắt hay không? Nhứt là khi viên phi công một mắt đó phải quay lại chiến đấu trong một chiến đấu cơ Zéro cổ lỗ để chống lại những chiếc chiến đấu cơ Hellcat tối tân và siêu đẳng của Hoa Kỳ vừa đưa vào sử dụng.
Sau những tháng dài dằng dặc oằn oại đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, giữa lúc hy vọng trở lại với tình yêu đầu, tức không gian bao la kia, đã tắt hẳn. Một lần nữa
Người đọc chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng Saburo Sakai chưa bao giờ nhận bất kì một loại huy chương hoặc tuyên dương công trạng nào do chính phủ của anh ban tặng. Những loại ban tặng nầy, người Nhật chưa hề biết đến. Công trạng chỉ được thừa nhận sau khi một người đã nằm xuống. Trong khi những phi công giỏi hạ trên 10 phi cơ địch của các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, trên ngực họ sẽ lòe loẹt hết dãy huy chương nầy đến dãy huy chương khác và kèn trống rình rang mỗi khi được ban tặng.
Lần đầu tiên câu chuyện của Saburo Sakai sẽ cung cấp cho người đọc một sự hiểu biết cặn kẽ về phía “đối phương”.
Trong lúc viết quyển sách nầy, tôi có được sự may mắn đàm luận với nhiều người bạn Hoa Kỳ trong số những người đã từng lái chiến đấu cơ tham dự mặt trận Thái Bình Dương trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Những người nầy đã nhìn các phi công chiến đấu Nhật Bản, địch thủ của họ, như là một thực thể khó hiểu. Họ không bao giờ nghĩ các phi công chiến đấu Nhật là một con người đúng nghĩa của nó, mà là một cái gì xa lạ và khác biệt đối với họ. Chẳng hạn như Sakai Samurai! Những kẻ đã mang trận chiến trên không ở Thái Bình Dương vào một phối cảnh mới. Các nỗ lực tuyên truyền thời chiến của Hoa Kỳ đã bóp méo hình ảnh người phi công Nhật, biến họ thành một bức hoạt kê khó chấp nhận được. Nội dung của bức hoạt kê nầy đã mô tả một kẻ xẩy chân từ trên không trung xuống với đôi mắt kèm nhèm, và hắn ta sở dĩ còn lơ lửng được là nhờ ơn trời.
Thái độ khinh thường nầy là một thái độ nguy hiểm. Saburo Sakai là một thiên tài bậc nhất trên không, không thua gì các phi công tài ba nào của bất kì quốc gia nào. Anh luôn luôn phải được xếp vào hàng những phi công vĩ đại nhứt mọi thời đại. 64 phi cơ đã rơi trước họng súng của anh. Tiếng chuông báo tử sẽ gõ nhiều hơn nữa, nếu anh không nhận lãnh những vết thương trầm trọng. Hành vi và lòng can đảm của các phi công Hoa Kỳ được mang ra thử thách trong suốt cuộc Đệ Nhị Thế Chiến không cần đòi hỏi sự biện giải. Chúng ta, người Mỹ, cũng có sự vĩ đại và tầm thường của chúng ta. Tuy nhiên, rất nhiều trong số những chiến thắng trên không của chúng ta được ghi vào tài liệu cũng chỉ dựa trên giấy tờ.
Chẳng hạn như câu chuyên phi thường của Đại úy Colin P. Kelly Jr., người đọc sẽ không tìm thấy một mảy may hứng thú nào trong câu chuyện kể của
Theo câu chuyện về cái chết của Kelly trước đó: ông đã tấn công và đánh chìm thiết giáp hạm Haruna, ông đã tả xung hữu đột mở lối xuyên qua một nhóm chiến đấu cơ đối phương, ông đã tự sát bằng cách bổ nhào xuống một chiến hạm địch, ông đã được truy tặng huân chương Danh Dự của Quốc Hội Hoa Kỳ. Nhưng tất cả chỉ là một câu chuyện sai lầm. Tại vì sự quan sát chiến trường không chính xác hoặc tại vì nôn nóng muốn tìm cho ra một vị “anh hùng” sau trận Trân Châu Cảng của dân chúng Hoa Kỳ?
Vào lúc mà chiếc Haruna được báo cáo bị đánh chìm, nó đang ở phía khác của Nam Hải, đảm trách nhiệm vụ yểm trợ cho mặt trận Mã Lai Á. Không có một thiết giáp hạm nào của Nhật ở quần đảo Phi Luật Tân. Chiến hạm mà Kelly đã tấn công nhưng không đánh chìm, theo
Để bổ túc đầy đủ thành tích và câu chuyện của Saburo Sakai, trong vòng một năm Fred Saito đã gặp Sakai mỗi cuối tuần, để khai quật quá khứ chiến đấu của một phi công đại tài Nhật Bản, hiện nay vẫn còn sống ngay sau chiến tranh, Sakai đã sắp xếp lại tập ghi chép đồ sộ về những kinh nghiệm mà anh đã trải qua. Tập ghi chép nầy, cộng thêm hàng ngàn câu hỏi được đặt ra bởi Saito, một thông tín viên tài ba và kinh nghiệm của Associated Press đã làm sống lại câu chuyện riêng của
Sau đó, Saito đã tìm tòi lục lọi qua hàng ngàn trang hồ sơ của Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản. Ông đã đi khắp nước Nhật, phỏng vấn nhiều sỹ quan và phi công còn sống sót, để thâu thập những câu chuyện do họ kể lại. Nhằm tạo ra tập tài liệu xác thực nầy, quân nhân mọi cấp, từ anh binh nhì thuộc nhóm chuyên viên bảo trì cho đến hàng tướng lãnh và đô đốc đều được hỏi dò. Thật ra, nhiều câu chuyện kể về các trận đánh của
Tài liệu có giá trị đặt biệt là nhật ký chiến đấu của cựu đại tá phi công hải quân Masahisa Saito. Đại tá Saito, cấp chỉ huy của
Có một khuyết điểm vào lúc đó, là các sỹ quan hầu như không báo cáo những khó khăn vấp phải trong khu vực chỉ huy tiền tuyến của họ về tổng hành dinh hậu phương. Sự kiện đặc biệt thường xảy ra trong hệ thống chỉ huy của Hải Quân Hoàng Gia. Nhật ký cá nhân của đại tá Saito đã ghi lại đầy đủ chi tiết con số phi cơ trở về hoặc không trở về từ các phi xuất được thực hiện hầu như hàng ngày ở mặt trận New Guinea. Ông cũng ghi lại nhiều cuộc chiến thắng của phi công Hoa Kỳ với sự chứng kiến trực tiếp của ông. Đại tá Saito vẫn còn sống, và những cuộc phỏng vấn kéo dài với ông đã chứng tỏ sự giá trị của quyển sách nầy.
Trung tá phi công hải quân Tadashi Nakajima, nhân vật xuất hiện hầu như trong suốt quyển sách nầy, hiện thời là một đại tá trong tân không lực Nhật Bản. Qua nhiều cuộc tiếp xúc với đại tá Nakajima, ông đã cung cấp cho chúng tôi nhiều dữ kiện cần thiết nhất. Đồng thời giúp chúng tôi nhận được sự giúp đỡ lớn lao của trung tướng Minoru Genda, nguyên là một đại tá phi công Hải Quân và là người đã chỉ huy Sakai trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Chúng tôi cũng mang ơn đại tá Masatake Okumiya hiện thời là giám đốc cơ quan tình báo kiêm tham mưu trưởng hỗn hợp Nhật Bản. Đại tá Okumiya, một trong những người cộng tác với tôi để viết 2 quyển “ Zéro” và “Chiến đấu cơ Zéro”, đã tham dự nhiều trận không chiến hơn bất kì sỹ quan Nhật Bản nào khác, và vào năm cuối của cuộc chiến, ông đã chỉ huy công việc phòng không nội địa của Nhật Bản. Qua các cố gắng của ông, chúng tôi mới được xem qua những hồ sơ cần thiết trong các văn khố của Bộ Hải Quân Hoàng Gia trước kia.
Tôi thấy cũng cần phải nói qua thái độ của
“Hồi ở trong Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản, tôi chỉ biết một đường lối duy nhứt là làm sao để điều khiển một chiếc chiến đấu cơ và làm sao để tiêu diệt cho nhiều kẻ thù của xứ sở tôi. Việc nầy tôi đã làm gần 5 năm, ở Trung Hoa và trên Thái Bình Dương. Tôi không biết đời sống nào khác. Tôi là một chiến sỹ của không trung. Với cuộc đầu hàng, tôi bị quăng ra khỏi Hải Quân. Mặc dù người mang đầy thương tích và thời gian phục vụ khá lâu, tôi không được lãnh một món tiền trợ cấp nào cả. Chúng tôi là những kẻ trắng tay, và tiền hưu bổng hoặc trợ cấp tàn phế chỉ được dành cho những cựu chiến binh của một quốc gia chiến thắng.
Ngay cả việc ngồi trên ghế lái phi cơ tôi cũng bị nhà cầm quyền chiếm đóng cầm đoán, không cần biết đó là loại phi cơ gì. Trong 7 năm chiếm đóng dài đăng đẳng của Đồng Minh, từ năm 1945 đến 1952, tôi bị cấm nhận lãnh bất kì chức vụ công nào. Việc nầy không có gì khó hiểu, tôi từng là một phi công chiến đấu.
Sự kết thúc của cuộc chiến Thái Bình Dương chỉ mở ra cho tôi một cuộc xung đột, còn tồi tệ hơn bất kì cuộc xung đột nào mà tôi đã từng gặp trong khi chiến đấu. Có nhiều kẻ thù mới và ghê gớm hơn, nghèo khổ, bệnh tật, bịnh hoạn và bao nỗi bực bội khác. Nhà cầm quyền chiếm đóng đã xây một hàng rào sừng sững quanh tôi. Hai năm của một kẻ lao động chân tay nhọc nhằn nhứt, tôi chui rúc trong các khu ổ chuột, với quần áo đầy chí rận và hiếm khi no lòng.
Một cú đấm chí tử: cái chết của người vợ thân yêu nhứt của tôi do bịnh hoạn gây ra. Dưới những trận mưa bom, dưới những hiểm nguy của cuộc chiến, Hatsuyo đã sống sót. Tuy nhiên nàng không thể nào thoát khỏi tay kẻ thù mới nầy.
Cuối cùng, sau nhiều năm thiếu thốn, đói khổ tôi đã góp nhóp dành dụm tiền để mở ra một quán ăn nhỏ. Có công mài sắt… và ít tia sáng đã nhìn thấy trước mắt. Tôi đi tìm ngay góa phụ của đề đốc Takijiro Onishi, mà tôi đã gặp nhiều tháng trước đây. Đề đốc Onishi đã mổ bụng tự sát ngay sau cuộc đầu hàng vào năm 1945. Ông không muốn sống trong lúc những người nhận tử lịnh của ông không bao giờ trở về. Bởi lẽ, cha đẻ của Thần Phong Kamikaze không ai khác hơn là Onishi. Đối với tôi bà Onishi còn hơn là một góa phụ của một vị đề đốc, bà chính là người dì của trung úy Sasai, một người bạn thân nhất của tôi. Sasai đã bay vào cõi chết trên không phận
Nhiều năm nay bà Onishi tàn tạ, rách rưới, lang thang xin ăn trên đường phố. Tôi xúc động khi nhìn thấy thân thể gầy gò của bà ghém trong manh áo tả tơi, nhưng tôi không biết cách nào để giúp đỡ. Bây giờ, với một nhà in nhỏ, tôi cố thuyết phục bà đến làm việc với tôi. Công ăn việc làm của chúng tôi sớm phát đạt. Tôi lại để ý tìm kiếm và mang về cơ sở thêm nhiều góa phụ khác, cũng như một số anh em của những người bạn thân đã từng bay với tôi và chết trận trước đây. Cũng may, mọi việc đều biến chuyển. Hiện thời chiến tranh đã chấm dứt hơn 10 năm rồi. Cơ sở của chúng tôi càng ngày càng phát đạt và những người làm việc với tôi đã phục hồi lại nếp sống của họ.
Quả thật, những năm sau nầy là những năm đầy lạ lùng đối với tôi. Trong tư cách khách mời danh dự, tôi được lên thăm viếng một số hàng không mẫu hạm và các tàu chiến khác của Hoa Kỳ. Việc thay đổi bất ngờ từ những chiếc chiến đấu cơ Zéro, Hellcat cổ lỗ sang các phản lực chiến đấu cơ tối tân khiến tôi kinh ngạc. Tôi đã gặp những người từng đối đầu với tôi trên không, ngồi bên nhau nói chuyện, và tìm thấy tình thân mật. Nhiều lần tôi được mời cộng tác với Tân Không Lực Nhật Bản, nhưng tôi đã từ chối. Tôi không muốn trở lại quân đội, tôi không muốn quá khứ sống lại trong tôi. Nhưng bay, cũng giống như bơi lội, không dễ gì quên được. Tôi đã ở trên mặt đất hơn 10 năm. Tôi luôn luôn thấy như mình đang rờ mó lại tất cả những dụng cụ trên phi cơ, tất cả những gì mà người phi công đã biết.
Không, tôi không bao giờ quên được nghề bay. Nếu Nhật Bản cần tôi, nếu quốc gia của chúng tôi bị Cộng Sản đe dọa, tôi lại bay nữa. Nhưng tôi chân thành cầu nguyện rằng đó không phải là lý do để tôi trở về với bầu trời cao.”
Saburo Sakai, Đông Kinh, 1956
Martin Caidin,