- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tôi Đi Dự Giỗ Đoạn Tang Của Cố Nhà Báo Đỗ Ngọc Yến

16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 116755)

dongocyen-doantang-3_0_269x300_1Ký sự / Trùng Dương ghi

 

Khác với vài trăm người tham dự giỗ ba năm ngày cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến qua đời (17 tháng 8,) tôi được cái may mắn dự tới hai đám giỗ anh vào chiều thứ Sáu tuần rồi. Đám giỗ đầu, đơn sơ song thân mật vì là trong giờ làm việc của anh chị em, tại tòa soạn tạm thời trong khu “phố báo” đường Moran, Westmisnter, Calif. của nhật báo Việt Herald vừa mới ra đời được hơn một tháng; và một tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt ở cuối đường Moran, với sự tham dự của nhiều nhân vật tên tuổi và văn nghệ sĩ trong cộng đồng người Việt ở Quận Cam.

 

Nhà báo Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) sáng lập ra nhật báo Người Việt vào cuối thập niên 1970, vài năm sau khi rời miền Nam sang Hoa Kỳ tị nạn Cộng sản năm 1975. Người Việt là tờ nhật báo đầu tiên, nhiều tuổi đời và có số phát hành lớn nhất của làng báo Việt Nam hải ngoại. Có thể nói không ngoa, như lời một người trong đám giỗ anh tại tòa soạn Việt Herald khi nhìn hình anh Yến trên bàn trưng đồ cúng, là anh là "ông tổ của làng báo hải ngoại".

 

Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.

 

Riêng cá nhân tôi thì, hồi vừa chạy khỏi Sàigòn vào mùa xuân năm 1975, chẳng những được ở chung lều với gia đình anh Yến và chị Phương Loan cùng các con ở Guam, rồi Camp Pendleton ở Nam California, và sau đó tại "Làng Hy Vọng" tại Weimar, phía bắc Sacramento, dưới sự điều hành của hội thiện nguyện Food For the Hungry. Cũng trong thời kỳ này, hai anh em tôi đâu lưng làm một trong những "tờ báo" đầu tiên của làng báo hải ngoại, đó là tờ newsletter có tên là Làng Hy Vọng, do anh Yến viết bài đánh máy, tôi giữ phần... bỏ dấu và trình bầy, minh hoạ, vv. Báo in roneo, phát cho bà con trong làng đọc biết tin tức tị nạn và đỡ nhớ nhà. Tôi còn giữ được số đầu tiên, hình như là duy nhất, thấy anh Yến xem một cách thích thú nên tặng lại anh Yến khi anh ghé thăm gia đình tôi vào năm 1977 tại Sacramento. Dạo ấy anh vừa thôi việc, giao phó việc nhà và cả mưu sinh cho chị Loan lúc ấy còn ở Texas, để đi đó đi đây tham quan, với ý định xuất bản một tờ báo Việt ngữ. Kết quả của chuyến đi tham quan đó là tờ Người Việt, ra đời tại quận Cam, California, vào cuối thập niên 1970.

 

Anh Yến là một trong những người làm báo hải ngoại có một cái đam mê đặc biệt dành cho báo chí, và là người có khả năng thu hút người về cộng tác với anh nhờ tinh thần xã hội, tính khoan hòa, rộng lượng rất hướng đạo sinh. Một việc làm của anh và anh chị em, đặc biệt là cố ký giả Lê Đình Điểu, mà tôi rất ngưỡng mộ, đó là thực hiện một cuốn stylebook cho tòa soạn để thống nhất cách viết, một điều vô cùng thiếu xót trong không chỉ riêng giới báo chí, mà còn cả văn học (tất nhiên là phía tự do) Việt trước 1975 và đến cả bây giờ.

 

Nhìn hai bức hình của anh Yến tại hai buổi giỗ, tôi nghĩ có lẽ anh Yến sẽ vui lắm khi trong cùng một ngày có tới hai đám giỗ dành cho anh, kể cả một đám do nhóm anh chị em vừa tách khỏi nhật báo Người Việt ra xuất bản một tờ báo riêng, đó lả nhóm Việt Herald. Tôi nhìn nụ cười rất tươi của anh trong bức hình trưng trên bàn giỗ ở Việt Herald, tưởng tượng như anh đang nói, rất khoan hòa, kiểu hết sức Đỗ Ngọc Yến: "Ôi chao, càng đông thì càng vui, càng cạnh tranh càng tốt, mỗi tờ báo sẽ nỗ lực làm tốt thêm, càng chỉ lợi cho độc giả được hưởng những món hàng ngày một giá trị và đúng tác phong báo chí hơn, thế thôi, có sao đâu."

 

Mong vậy thay.

 

Sau đây là vài bức hình tôi chụp bằng iPhone, vì hôm ấy không có ý định làm tường thuật, bài viết này là do ngẫu hứng, muốn thân hữu và độc giả ở xa cùng có dịp theo giõi và tưởng niệm “ông tổ của làng báo hải ngoại”, do đấy phẩm chất ảnh không được tốt lắm. dongocyen-doantang1e_0_300x200_1

Hình 1: Bàn thờ cúng cố ký giả Đỗ Ngọc Yến tại toà soạn tạm thời của nhật báo Việt Herald trong khu "phố báo" đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Nhật báo Việt Herald do một nhóm anh chị em Người Việt tách ra thực hiện, bắt đầu xuất bản vào ngày 4 tháng 7 vừa qua, ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, với Đỗ Việt Anh làm chủ nhiệm, Bùi Bích Hà chủ bút, Vũ Ánh phó chủ bút và Đỗ Dũng tổng thư ký. Một người, tôi không nhớ là ai, khi cúng trước di ảnh của anh Yến, đã gọi anh, rất đúng, là "ông tổ của làng báo Việt Nam hải ngoại". Anh Yến là người khai sinh ra tờ nhật báo đầu tiên của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhật báo Người Việt tới nay đã trên 30 tuổi. Thời còn Việt Nam Cộng Hoà (trước 1975) cũng chưa có tờ báo nào thọ được đến như vậy. (Ảnh iPhone của Trùng Dương)

 

 

 dongocyen-doantang2_0_600x212_2

Hình 2: Hình trên, ở hậu cảnh, là bàn thờ cố ký giả Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt trên đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Buổi tưởng niệm có sự tham dự của nhiều thân hữu và văn nghệ sĩ. Chị Phương Loan, quả phụ của anh Yến, áo đen sơ mi trắng ngồi giữa bên di ảnh của anh Yến, đang theo giõi những trao đổi của các thân hữu tới đến dự buổi tưởng niệm ba năm ngày anh Yến mất. Anh Yến mất ngày 17 tháng 8, năm 2006 tại quận Cam, Calif., thọ 65 tuổi. 

(Ảnh iPhone của Trùng Dương)

Trùng Dương 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96462)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76057)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84742)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109923)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98809)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152091)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87859)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88187)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91402)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99690)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”