- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tôi Đi Dự Giỗ Đoạn Tang Của Cố Nhà Báo Đỗ Ngọc Yến

16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 116506)

dongocyen-doantang-3_0_269x300_1Ký sự / Trùng Dương ghi

 

Khác với vài trăm người tham dự giỗ ba năm ngày cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến qua đời (17 tháng 8,) tôi được cái may mắn dự tới hai đám giỗ anh vào chiều thứ Sáu tuần rồi. Đám giỗ đầu, đơn sơ song thân mật vì là trong giờ làm việc của anh chị em, tại tòa soạn tạm thời trong khu “phố báo” đường Moran, Westmisnter, Calif. của nhật báo Việt Herald vừa mới ra đời được hơn một tháng; và một tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt ở cuối đường Moran, với sự tham dự của nhiều nhân vật tên tuổi và văn nghệ sĩ trong cộng đồng người Việt ở Quận Cam.

 

Nhà báo Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) sáng lập ra nhật báo Người Việt vào cuối thập niên 1970, vài năm sau khi rời miền Nam sang Hoa Kỳ tị nạn Cộng sản năm 1975. Người Việt là tờ nhật báo đầu tiên, nhiều tuổi đời và có số phát hành lớn nhất của làng báo Việt Nam hải ngoại. Có thể nói không ngoa, như lời một người trong đám giỗ anh tại tòa soạn Việt Herald khi nhìn hình anh Yến trên bàn trưng đồ cúng, là anh là "ông tổ của làng báo hải ngoại".

 

Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.

 

Riêng cá nhân tôi thì, hồi vừa chạy khỏi Sàigòn vào mùa xuân năm 1975, chẳng những được ở chung lều với gia đình anh Yến và chị Phương Loan cùng các con ở Guam, rồi Camp Pendleton ở Nam California, và sau đó tại "Làng Hy Vọng" tại Weimar, phía bắc Sacramento, dưới sự điều hành của hội thiện nguyện Food For the Hungry. Cũng trong thời kỳ này, hai anh em tôi đâu lưng làm một trong những "tờ báo" đầu tiên của làng báo hải ngoại, đó là tờ newsletter có tên là Làng Hy Vọng, do anh Yến viết bài đánh máy, tôi giữ phần... bỏ dấu và trình bầy, minh hoạ, vv. Báo in roneo, phát cho bà con trong làng đọc biết tin tức tị nạn và đỡ nhớ nhà. Tôi còn giữ được số đầu tiên, hình như là duy nhất, thấy anh Yến xem một cách thích thú nên tặng lại anh Yến khi anh ghé thăm gia đình tôi vào năm 1977 tại Sacramento. Dạo ấy anh vừa thôi việc, giao phó việc nhà và cả mưu sinh cho chị Loan lúc ấy còn ở Texas, để đi đó đi đây tham quan, với ý định xuất bản một tờ báo Việt ngữ. Kết quả của chuyến đi tham quan đó là tờ Người Việt, ra đời tại quận Cam, California, vào cuối thập niên 1970.

 

Anh Yến là một trong những người làm báo hải ngoại có một cái đam mê đặc biệt dành cho báo chí, và là người có khả năng thu hút người về cộng tác với anh nhờ tinh thần xã hội, tính khoan hòa, rộng lượng rất hướng đạo sinh. Một việc làm của anh và anh chị em, đặc biệt là cố ký giả Lê Đình Điểu, mà tôi rất ngưỡng mộ, đó là thực hiện một cuốn stylebook cho tòa soạn để thống nhất cách viết, một điều vô cùng thiếu xót trong không chỉ riêng giới báo chí, mà còn cả văn học (tất nhiên là phía tự do) Việt trước 1975 và đến cả bây giờ.

 

Nhìn hai bức hình của anh Yến tại hai buổi giỗ, tôi nghĩ có lẽ anh Yến sẽ vui lắm khi trong cùng một ngày có tới hai đám giỗ dành cho anh, kể cả một đám do nhóm anh chị em vừa tách khỏi nhật báo Người Việt ra xuất bản một tờ báo riêng, đó lả nhóm Việt Herald. Tôi nhìn nụ cười rất tươi của anh trong bức hình trưng trên bàn giỗ ở Việt Herald, tưởng tượng như anh đang nói, rất khoan hòa, kiểu hết sức Đỗ Ngọc Yến: "Ôi chao, càng đông thì càng vui, càng cạnh tranh càng tốt, mỗi tờ báo sẽ nỗ lực làm tốt thêm, càng chỉ lợi cho độc giả được hưởng những món hàng ngày một giá trị và đúng tác phong báo chí hơn, thế thôi, có sao đâu."

 

Mong vậy thay.

 

Sau đây là vài bức hình tôi chụp bằng iPhone, vì hôm ấy không có ý định làm tường thuật, bài viết này là do ngẫu hứng, muốn thân hữu và độc giả ở xa cùng có dịp theo giõi và tưởng niệm “ông tổ của làng báo hải ngoại”, do đấy phẩm chất ảnh không được tốt lắm. dongocyen-doantang1e_0_300x200_1

Hình 1: Bàn thờ cúng cố ký giả Đỗ Ngọc Yến tại toà soạn tạm thời của nhật báo Việt Herald trong khu "phố báo" đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Nhật báo Việt Herald do một nhóm anh chị em Người Việt tách ra thực hiện, bắt đầu xuất bản vào ngày 4 tháng 7 vừa qua, ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, với Đỗ Việt Anh làm chủ nhiệm, Bùi Bích Hà chủ bút, Vũ Ánh phó chủ bút và Đỗ Dũng tổng thư ký. Một người, tôi không nhớ là ai, khi cúng trước di ảnh của anh Yến, đã gọi anh, rất đúng, là "ông tổ của làng báo Việt Nam hải ngoại". Anh Yến là người khai sinh ra tờ nhật báo đầu tiên của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhật báo Người Việt tới nay đã trên 30 tuổi. Thời còn Việt Nam Cộng Hoà (trước 1975) cũng chưa có tờ báo nào thọ được đến như vậy. (Ảnh iPhone của Trùng Dương)

 

 

 dongocyen-doantang2_0_600x212_2

Hình 2: Hình trên, ở hậu cảnh, là bàn thờ cố ký giả Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt trên đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Buổi tưởng niệm có sự tham dự của nhiều thân hữu và văn nghệ sĩ. Chị Phương Loan, quả phụ của anh Yến, áo đen sơ mi trắng ngồi giữa bên di ảnh của anh Yến, đang theo giõi những trao đổi của các thân hữu tới đến dự buổi tưởng niệm ba năm ngày anh Yến mất. Anh Yến mất ngày 17 tháng 8, năm 2006 tại quận Cam, Calif., thọ 65 tuổi. 

(Ảnh iPhone của Trùng Dương)

Trùng Dương 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101842)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117024)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91677)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89176)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105741)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89225)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101784)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96623)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89446)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119017)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.