- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chuyện Đời Thường

10 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 93510)

Không biết những người dân ngồi chờ đã bao lâu. 7giờ 58 phút trưởng Công an xã mới lù mặt tới. Hắn bước vào bàn và kéo chiếc ghế nhích ra ngoài, hắn lấy tờ “nhật trình” để trên bàn phất vài cái vào mặt ghế, hắn ngồi xuống. Tay trưởng Công an xã liếc qua chồng chứng từ, hắn không cần phải ngẩng mặt lên nhìn ai (có thể là một thói quen?), sau khi nghiền ngẫm xong từng tờ đơn xin hay khiếu kiện gì đó. Hắn lấy cây viết cài trên túi áo rồi hắn ký chậm rãi dưới những tờ đơn. Còn lại hai giấy cuối cùng.

- Ai là Nguyễn Thị Kim L… xin tạm vắng 6 tháng lên thành phố Hồ Chí Minh làm gì? Tay trưởng Công an hỏi cắc cớ như vậy nhưng hắn đã đọc qua lý do xin tạm vắng.

- Dạ, anh Tẻn có ghi trong đó rồi chú Ba!

Thằng Tẻn thư ký ban Công an xã, cúi đầu xuống nói nhỏ vào lỗ tai trưởng Công an, hắn gật đầu và ký một cái rẹt.

- Lên đó nhớ làm ăn cho đàng hoàng, chứ đừng mang thân tàn ma dại về đây nghe chưa?!

- Còn Thạch Lai E… là ai, bị lập biên bản ở quán con Ph… Xù?

- Dạ, xin anh Ba thông cảm, nó mới xuống dưới này mới có mấy ngày. Thằng Tẻn nói thay cho Lai E…

- Quê con nhỏ này quê ở đâu?

- Nó ở Thanh Điền, Giá Rai… Dạ, nó cũng biết điều rồi anh anh Ba. Ngày mai nó về quê nhà xin giấy tạm vắng!

Trưởng Công an xã (Ba T…) đứng dậy cũng không cần phải nhìn ai, hắn bước ra cửa văn phòng ban, hắn đưa tay ngoắc thằng Tẻn chạy ra, hắn nói với nó: “Tao lại nhà anh Út B… chủ tịch nhậu, nếu có gì không giải quyết được, mày điện cho tao liền!”. Thằng Tẻn dạ lia lịa. Lúc này gần 10 phút nữa mới đúng mười giờ đồng hồ.

 

Tính đến ngày hôm nay, người dân xã miền biển ở đây sống với cái nghề nuôi tôm sú cũng đã sáu bảy năm rồi. Có nhà đang khắm khá và có nhà thì vỡ nợ trắng tay. Sao lại có chuyện kỳ cục vậy? Chuyện gì trên đời này nếu xảy ra đều phải có nguyên nhân của nó. Kể từ khi xuất hiện những quán nhậu bình dân như: Biển Nhớ, Sóng Tình, Hương Biển… nó đã làm thay đổi được bộ mặt và phong cách cánh đàn ông từ thanh niên cho tới những cha, chú tuổi gần 70 nay yêu đời hơn, không còn tụ năm tụ bảy ở nhà uống rượu rồi cao giọng xuống câu hò với cây đàn phím lõm. Chỉ cần đến quán với túi không cũng được, rượu có người rót, mồi nhắm có người gắp đưa tới miệng, vừa ăn nhậu có người hát rất ngọt mùi mẫn lỗ tai, thỉnh thoảng hứng tình quá ôm ghì với nhau hôn hít thỏa thích, nếu muốn giải quyết “vụ kia” sau tiệc nhậu chạy ra ngoài thị trấn không quá năm cây số, nhà trọ nhan nhản trước mặt. Nhậu cho “tới bến” đến lúc tính tiền chủ quán ghi vào sổ, nếu chơi cho “đã ngứa” ít lắm cũng gần một chai (triệu) trong đó có tính tiền bo cho em rồi; số tiền nợ được chia đều cho từng “huynh-đệ”. Ký lãnh phần trách nhiệm thiếu nợ này người nào cũng được, chủ quán không sợ bị giựt. Vì sao lại có chuyện quá hào phóng này? Đã có mấy “ông trời” bảo kê, nếu thử không trả rồi sẽ biết. CA mời tất cả “con ngọc hoàng” lên xã đồng thời mời luôn mấy bà vợ tới để biết căn cơ.

 

Những vuông tôm cách nhà độ chừng hơn 100m. Sáng sớm chỉ mặc độc nhất cái quần đùi, Tám K… tay cặp cái thau nhôm bên hông, tay cầm tay lưới được cuốn tròn, hai chân Tám K… bước đi lạng quạng trên bờ rạch để ra ngoài vuông tôm.

- Anh Tám, hồi hôm anh có nhậu ngoài chòi anh Năm Th… hôn? Thằng Tẻn hỏi.

- Có, gần sáng tao mới về. Mà mày hỏi có chuyện gì hôn mậy?!

- Tui biết hồi hôm mấy anh nhậu chung với mấy con “gà” móng đỏ, lính ở quán con Ph… Xù. Nhớ là phải kỹ, chứ mấy bả mà biết được phục kích thì các cha chết tươi liền!

Nói vừa dứt lời, thằng Tẻn rồ ga chiếc xe phóng đi trên con đường bờ rạch được lót những tấm bê tông xi măng 1x 2 m

 Để cái thau và tay lưới trên bờ, Tám K… bước xuống vuông ngay lỗ trổ, hai tay đè mạnh tấm ván xuống bít lại miệng cống, con nước đang rút xuống rạch đổ dồn ra biển. Tám K… bung tay lưới ra cắm một đầu xuống gần bờ, hai tay cầm hai đầu cây tầm vông luồn trong đầu lưới, Tám K… cúi người xuống kéo rề lưới qua một bận, hắn gỡ từng con tôm bỏ vô thau.

Tiếng máy nổ lạch-tạch rồi tắt hẳn, chiếc xuồng cặp sát vào bờ rạch, tay cầm sợi dây hắn nhảy lên bờ rồi cột dây vào gốc dừa.

- Hồi nãy anh Tám điện cho em có gì hôn? Tay đi mua tôm lẻ về bán lại cho cho mấy xí nghiệp chế biến hải sản ngoài tỉnh hỏi.

- Mày cân dùm tao mớ tôm này nghen? Tám K… đưa cái thau cho hắn.

- Tôm chưa đúng lứa mà anh bán chi vậy?

- Mày thông cảm cho tao, tao đang kẹt dữ lắm!

- Tình nghĩa có trước, có sau tôi chỉ mua dùm cho anh với giá “bèo” thôi.

Hắn thừa biết là mấy cha nông dân này tập tành ăn, nhậu, gái “gú” nay đã ghiền nặng, nợ nần chồng chất ngập đầu đành phải bán tôm non. Thời đại thông tin bùng nổ, chỉ cần a-lô muốn gì mà không có, cha nào cũng tìm cách ra ngoài chòi ngủ để giữ vuông tôm, chứ ngủ ở nhà với con vợ ngán tới cổ họng, nó hôi bùn đất và đã cho ra đời bảy tám miệng ăn.

 

- Ba ơi! Bữa nay ba có đi miệt trong lấy củi hôn? Lai E… hỏi ông Sáu bán củi.

- Có, cơm ba nấu rồi đó, ba mới ăn lát nữa ba đi.

Người dân ở xã này đều biết mặt lão, vì lão đến đây những ngày đất nước đã yên bình, lão kiếm được miếng đất gần bờ rạch, cất một căn nhà lụp xụp mái lá dừa, vách cũng lá dừa chừng 20m vuông. Nếu hỏi tên lão người dân chỉ lắc đầu, mà biết để làm gì! Hàng ngày lão chèo xuồng vô sâu trong rừng tràm nguyên sinh để kiếm những nhánh tràm khô, lão chặt từng khúc đều đặn sắp ngay ngắn vào lòng xuồng, gần đỏ đèn lão mới về tới nhà. Khi trên đường về nếu nhà nào có nhu cầu nguyên liệu chất đốt lão bán với giá rẻ, lão mong sao có tiền mua gạo và vài thứ linh tinh… đời sống lão chỉ nghĩ tới một chữ nhàn, không tranh đua danh lợi. Người dân gọi lão là ông Sáu bán củi.

- Nay con có ra ngoài quán hôn?

- Bữa nay mệt quá con nghỉ. Hôm qua con nhậu với mấy cha chính quyền xỉn quá, con ói tới mật xanh.

- Con ăn cơm không được, ba đi nấu cho con miếng cháo nghen?! Lão hỏi Lai E…

- Chút nữa con ra ngoài quán mua chai xá xị uống vô sẽ khỏe liền.Con còn tiền ba cứ lấy mà mua gạo với đồ ăn. Tháng này mưa dầm ba nghỉ vài bữa nghe ba?!

- Đừng lo chuyện đó, con dành dụm tiền kha khá gửi về trển cho má con lo cho mấy đứa nhỏ!

Lai E… xuống đây gần một năm rồi, lúc đầu cũng ở chung với mấy con nhỏ dân tứ xứ như nó. Phái nữ sống chung đụng nên phức tạp vô cùng, những lúc vắng khách tụ lại đánh bài cắc tê, có những chuyện không ra gì cũng sinh ra gây gổ chửi nhau như chó. Ở đời thì phải sòng phẳng, Ph… Xù chủ quán Sóng Tình tính toán răng rắc không lõi một đồng; các em phải trả tiền nhà, tiền điện, nước… chỉ có tiền cơm như lời dân gian nói (ăn mắm-hút giòi) là không phải trả. Lai E… nhớ cái ngày ông Sáu đẩy xe đạp chở hai bó củi tới quán. Lai E… hỏi thăm ông Sáu, biết là nhà không có ai, ông sống chỉ một mình nó liền xin lão đến đó ở, mỗi tháng nó nói là phụ cho lão chút ít tiền thuê. Từ nhà đi bộ tới quán chừng 15 phút. Tháng này qua tháng khác lão không lấy tiền của Lai E…, lão còn nhận nó làm con nuôi. Nó hỏi vì sao mà lão chỉ sống có một mình? Lão tâm sự với nó: Thời gian trước 75 lão là sĩ quan chế độ cũ, sau ngày giải phóng lão vào trại tập trung cải tạo hơn một năm. Ngày trở về thì mới vỡ lẽ ra, vợ của lão đem thằng con trai cho người khác và vợ lão lấy chồng cũng là một sĩ quan chế độ mới. Nếu tính tuổi đời lão chưa tới “cổ lai hy”. Lão thương đám con nít ở xứ sở bùn đen biển mặn này, vào mùa mưa phải xăn ống quần lên tới đầu gối, tay xách dép, tay ôm cặp đi học ngang qua nhà lão, thường thì lão hay kêu vô nhà rồi lấy vài ba ngàn cho mấy đứa nhỏ. Lai E… còn biết quê hương của lão ở xa lắm. Nếu có muốn về thăm, từ mờ sáng bữa nay, chiều tối ngày hôm sau mới tới.

 

- Nè Tẻn, con Lai E… cũng khá gái phải không mậy? Ba T… trưởng Công an hỏi.

- Dạ, nó lai Miên nên cặp mắt nó quyến rũ. Nó nhiều mối lắm nghe anh Ba. 

- Nó tới nhà thằng cha Sáu bán củi ở, vậy thì, thằng cha Sáu có đồ chơi rồi. Ba T nói xong rồi cười kha khả.

- Em nói chuyện này chỉ có hai anh em mình biết thôi nghen. Ai nói xì ra chết ráng chịu, hôm tối thứ bảy em ra ngoài thị xã uống cà phê với mấy thằng bạn. Em thấy anh Út B… chở con Lai E… chạy trên đường 30 tháng 4. Em không dám kêu!

- Thằng cha này chơi phỗng tay trên tao rồi!? Ba T… nhìn thằng Tẻn chờ nghe nó có nói gì hay không.

- Gái đẹp thiếu gì, nếu có con nào mới xuống xin tạm trú, em sẽ “nạp thịt” cho anh Ba liền.

Hai thầy trò cùng phá lên những tiếng cười rất lố bịch.

 

Hết những ngày mưa cuối mùa, trời bắt đầu hanh khô, nhiều đám mây trắng trên bầu trời đang trôi đi, gió từ phương Bắc mang hơi lạnh về để báo hiệu là sắp hết năm. Lai E nằm vật vạ ở nhà, không thiết ăn uống gì hết, mặt tái xanh. Ông Sáu nhìn nó rồi thở dài:

- Con ráng ăn chút gì, hoặc uống sữa cho có sức.?!

- Con cũng muốn ăn, nhưng khi đưa tới miệng là con muốn ói. Lai E… trả lời ông Sáu.

- Sáng mai ba chở con ra ngoài chợ thị trấn đến bác sĩ tư khám coi con bệnh gì!

Lai E… im lặng một hồi lâu: “Để ngày mai con đi xe ôm, ba già rồi chở con đi mệt lắm!”. Gần 11 trưa. Lai E… với những bước đi mỏi mệt vô nhà, ngồi phịch xuống giường tre vói tay lấy cái gối, nó nằm xuống hai mắt nhìn lên mái nhà không nói một lời gì với ông Sáu. Lão biết nó đang mệt nên không hỏi, thì từ từ chứ có muộn gì. Lão nhủ thầm như vậy.

- Bác sĩ nói là con đã có chửa, uống thuốc vài bữa sẽ hết ói. Lai E… nói với ông Sáu.

- Có con thì tốt, nhưng phải biết ai là cha của nó để sau này khi lớn lên, nó biết có một người cha để hãnh diện với đời?! Lão an ủi Lai E…

- Mấy tháng nay con không có “đi” khách nào hết! Chỉ có một người thôi, ba ơi, con không thể nói cho ba biết là ai! Con hứa là phải giữ uy tín và danh dự cho y, nếu có con y sẽ cho con tiền để nuôi con nhưng với một điều kiện; con phải về quê đẻ đứa nhỏ!

- Như vậy cũng tạm ổn, còn làm được ở quán ngày nào thì con ráng đi làm, nhớ là đừng uống rượu nữa, phải giữ gìn sức khỏe nghe con!

Thời gian vô tình đi qua. Những hình thái trên bề mặt trái đất này từng ngày biến đổi, người dân ở xứ biển cứ nghĩ rằng: đứa con trong bụng của Lai E… tác giả chính là lão Sáu bán củi, có người nói thẳng vào mặt lão: “Ông già còn gân lắm, ông đạo đức cái con C…” Lão không trả lời hay trả vốn gì hết, lão chỉ mỉm cười. Cái bụng càng ngày càng lớn, Lai E… ở nhà lão Sáu với một số tiền hơn chục triệu đã tích lũy được. Mùa khô, ngày nào lão Sáu cũng thức dậy thật sớm pha một bình trà, rồi lão vo gạo nấu nồi cơm, kho lại mẻ cá… Uống vài ly trà, lão sang một phần cơm qua cái nồi nhỏ, đồ ăn lão cho vô cái hộp nhựa có nắp, lão mang ra đặt xuống xuồng, lão quay lên lấy chai nhựa 2 lít rồi thụt vào cái lu mái vú chứa nước mưa để quanh nhà. Lão chèo xuồng lướt nhẹ trên mặt nước, tai lão còn nghe tiếng con gà trống gáy rất đúng giờ một khi xuồng của lão rời khỏi bờ rạch độ chừng 50 mét.

 

Có phải là nghiệp chướng [?] Thằng nhỏ từ lúc sinh ra cho đến bây giờ có hơn ba tháng, nó hết khò khè lại chuyển qua tiêu chảy. Vì muốn tiết kiệm đồng tiền cho hai mẹ con Lai E… nên lão Sáu phải nghỉ ở nhà chở hai mẹ con nó đi bệnh viện thị trấn. Ngày nào lão biết thằng nhỏ bớt bệnh, sáng hôm sau lão mới lên đường dong ruỗi vào khu rừng tràm nguyên sinh.

 

- Sống hay chết, con nhất định là không về quê, vì ba con khó lắm. Không biết dạo này trên đó cả nhà sống sao!

- Con ra điện thoại công cộng điện về nhà hỏi thăm!

- Ở quê con chưa có điện thoại, nhà này cách nhà kia xa lắm!

Lão Sáu gật đầu không nói thêm nữa. Thằng nhỏ nằm trên võng cựa mình khóc không ra tiếng.

- Ba thấy thằng cháu ngoại nó càng ngày càng yếu!

- Con cũng không biết tính sao bây giờ. Y không cho tiền vì con không về quê! 

- Phải chi nó mạnh giỏi ba ở nhà giữ nó, con đi ra quán làm kiếm tiền.

Mặt trời xuống thấp gần chạm mặt biển. Tay trái ông Sáu bán củi cầm chắc ghi đông xe đạp, tay phải vịn cái quách được ràng sau baga, lão đẩy xe lên bờ rạch. Lai E… theo sau khóc thút thít. “Thôi, con đừng khóc nữa, người sống trên cõi đời này ai cũng số mạng con ơi!!!” Lời khuyên chia sẻ của lão Sáu có pha chút ngậm ngùi.

Mấy ngày nay Lai E… không đi ra quán, cứ xế chiều cơn sốt không được mời, nhưng nó cứ tới nhà để nhập vào thân xác Lai E… Nó run lập cập dù lão Sáu đã trùm cho nó hai cái mền.

- Cái cử này như vậy hoài chắc con chết quá ba ơi!

Sáng sớm lão Sáu chở Lai E… tới bệnh viện thị trấn. Sau khi đóng tiền để xét nghiệm máu và chụp X quang… Bác sĩ cầm tấm phim và cho lão biết: “Con gái bác bị nám phổi rất nặng. Bác cầm giấy này xuống phòng chống lao lãnh thuốc đem về trạm xá địa phương điều trị!” Lão hỏi bác sĩ: “Nguyên nhân nào đã gây ra bệnh này, thưa bác sĩ.” Bác sĩ liền trả lời: “Có rất nhiều nguyên nhân, cháu kể ra cả ngày cũng chưa hết. Mong bác thông cảm, nếu muốn biết chính xác, bác qua phòng tài vụ đóng 300 ngàn, bệnh viện sẽ gửi mẫu máu đến viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm.” Lão nói lời cám ơn bác sĩ, rồi lão bước sang phòng tài vụ đóng tiền, lão không quên hỏi chừng nào có kết quả. Cô nhân viên phòng tài vụ trả lời: thứ hai tuần sau.

 

Cầm tờ giấy xét nghiệm ông Sáu đọc kỹ từng chữ “Kết quả: Bệnh nhân đã chuyển từ S qua HIV”. Ông Sáu đạp xe một mạch về tới nhà, lão rót trà vào ly rồi hớp một hớp cho tỉnh táo. Lấy tờ giấy từ trong túi ra, lão bật quẹt ga đốt tờ giấy xét nghiệm, ngọn lửa lan ra và cháy bùng, lão đưa tờ giấy lên để mồi điếu thuốc Đà Lạt đang ngậm trên môi. Lai E… nằm mê man không biết là lão đã về.

Ông Sáu bán củi biết trước phải có một ngày này.

- Ba ơi, ơn của ba kiếp này con không trả được. Nếu con có chết rồi, con nguyện kiếp sau đầu thai lên làm người con sẽ trả cho ba!!! Ánh sáng của ngọn đèn dầu vàng vọt, nhưng vẫn thấy rõ hai dòng nước mắt chảy xuống thấm ướt cái gối. Ông Sáu nói với Lai E…: “Còn nước còn tát, con đừng có nghĩ bậy bạ, con còn trẻ mà, phải sống đi làm kiếm tiền lo cho gia đình, ba má và các em lúc nào cũng chờ con về!”

- Con biết trong mình con… lúc chưa bịnh ra quán làm để dành được một triệu đồng con nhét trong áo gối. Ba mua cho con cái hòm rồi đem con vô rừng tràm chôn con ở trong đó nghe ba?!

Con gà trống vỗ cánh phành phạch cất giọng gáy đầu canh. Không có ánh trăng xuyên qua vách lá. Từ xa văng vẳng tiếng chim cú từng hồi đúng theo thời khắc. Hương biển nồng nàn hòa vào ngọn gió mùa thu đang hát ru làng biển. Không biết rồi sẽ tới người nào tiếp tục ra đi chối bỏ kiếp làm người [?] 

tháng 8/2008 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101832)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117011)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91671)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89161)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105725)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89021)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101581)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96614)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89435)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119004)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.