- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103024)

w-final3-hopluu92-98_0_300x197_1Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam. Ông là tác giả nghiên cứu Việt Nam và Quốc Tế Cộng Sản, đã được chuyển dịch qua Việt ngữ, xuất bản tại Hà Nội năm 1999 (dù bản dịch không được nhuyễn và chính xác). Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới nói về hơn 50 du học sinh Việt Nam đã đến Nga từ năm 1923 tới thập niên 1930.

Giáo sư Sokolov từng qua Mỹ du khảo hai lần, tại Indochina Archive, UC-Berkeley, Oakland, California và Trung Tâm Việt Nam thuộc Đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas dưới sự bảo trợ của cố học giả Douglas Pike. Qua giao tình với Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Giáo sư Sokolov đồng ý cho Hợp Lưu phỏng vấn về những biến cố mới nhất ở Việt Nam trong tháng 11/2006, mà ông có dịp viếng thăm nhân dịp dự Hội thảo văn học quốc tế ở Hà Nội.

Hợp Lưu trân trọng giới thiệu với quí văn hữu và độc giả bốn phương ý kiến của Giáo sư Sokolov. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai được phổ biến những nghiên cứu giá trị của ông về Việt Nam, đặc biệt là bài Tham luận về liên hệ văn học Việt-Nga mà ông mới phát biểu tại Hà Nội.

Tạp chí Hợp Lưu

 

 

 

 

Hợp Lưu: Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao quốc tế, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 21 lãnh tụ các quốc gia tại Hà Nội. Chủ đề chính là việc hợp tác kinh tế vùng Thái Bình Dương. Xin ông cho biết cảm tưởng chung về Hội nghị này?

 

Anatoli Sokolov: Thật là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh như thế. Một mặt, đối với Việt Nam đây là một khả năng giới thiệu với thế giới những thành tựu kinh tế và xã hội trong 20 năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có uy tín cao trong khu vực Đông Nam Á, cho nên có thể cầu vọng đóng vai trò của một nước thủ lĩnh (leader) trong khu vực này. Nói chung, Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế này rất tốt.

 

HL:. Là một học giả/chuyên gia Nga về Việt Nam, quen biết sâu rộng với các chuyên gia Việt Nam, ông có thể tóm lược quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin? Tổng thống George W. Bush? Và, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào? Theo sự đánh giá của ông, ai được "hoan nghênh?" Ai được "nhiệt liệt hoan nghênh?".

 

AS: Mục đích chung của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những vị lãnh đạo khác là gặp nhau và trao đổi về những vấn đề chính trị và kinh tế nóng hổi trên thế giới và trong khu vực này, thảo ra những triển vọng hợp tác trong những năm sắp tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Putin xác định lại rằng nước Nga vẫn có lợi ích ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục hợp tác, trước hết trong lĩnh vực năng lượng. Có thể nói rằng sau nhiều năm nước Nga thực sự trở về vào Việt Nam.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ và Việt Nam phải xây dựng mối quan hệ đa phương, xuất phát trước tiên từ những lợi ích chung hiện nay và tương lai, rằng những vấn đề quá khứ đã ôn hòa rồi.

Cuộc thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chứng minh rằng mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng có lịch sử chung lâu đời. Như mọi người đều biết, lịch sử này vẫn tiếp diễn.

Theo tôi, cuộc thăm viếng của đoàn Mỹ được phía Việt Nam (giới chính thức) nhiệt liệt hoan nghênh. Và cái đó dễ hiểu, bởi vì đối với Việt Nam việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là một sự kiện và thắng lợi rất quan trọng. Xin nêu lên một chi tiết như sau. Tổng thống Bush đã bắt đầu thăm viếng chính thức Việt Nam 2 ngày trước khi Hội nghị APEC khai mạc, cho nên toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Bush ở Việt Nam là tương đối dài. Trong khi đó, toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Putin ở Việt Nam chỉ có 3 hôm, kể cả 1 ngày thăm viếng chính thức.

Nếu nói về tình cảm của quần chúng thì chính là Tổng thống Putin được nhiệt liệt hoan nghênh từ phía nhân dân Việt Nam.

Theo tôi, chính quyền Việt Nam cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với Nhật Bản, coi nước này là một đối tác hết sức quan trọng, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những lĩnh vực khác nữa.

 

HL: Báo chí thế giới nói về sự khác biệt giữa Nga và Mỹ về vấn đề Trung Đông, nhất là vấn đề trừng phạt [sanctions against] Iran. Theo dư luận Nga, có sự tiến triển nào trong việc thâu ngắn sự khác biệt Nga-Mỹ nói trên?

 

A.S.:Theo tôi, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ("mặc cả") với nhau về vấn đề Iran. Nga vẫn sẽ tiếp tục chống lại trừng phạt Iran. Một trong những lý do của thái độ như vậy là như sau: Nga muốn tiếp tục xây dựng những công trình công nghệ cao ở Iran, trước hết bởi vì (1) đây là những đơn đặt hàng cho các xí nghiệp Nga, (2) ở nước Nga hiện nay không có điều kiện (nhu cầu) xây dựng những công trình tương tự.

 

HL: Thật là một trùng hợp đáng chú ý: Việt Nam chính thức vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006. Mười hai ngày sau, Nga và Mỹ cũng ký thỏa ước chấp nhận Nga vào WTO. Theo ông, gia nhập WTO có lợi gì cho Việt Nam? Cho Nga? Và, có những thách thức nào trong tương lai?

 

A.S.:Việc gia nhập WTO một mặt là quá trình khách quan trong bố cảnh toàn cầu hóa (globalization). Nói chung việc Việt Nam (và sau này nước Nga) hội nhập kinh tế thế giới là điều tốt. Mặt khác, nó đặt nhiều vấn đề hết sức khó khăn với các nước – thành viên mới của tổ chức này: chẳng hạn, nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam (sau này Nga) sẽ phát tiển trong tương lai như thế nào, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (sau này – hàng hoá Nga) trên thị trường quốc tế sẽ ra sao? Ở nước Nga các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp sẽ vấp phải nhiều khó khăn sau khi Nga gia nhập WTO. Cái gì có lợi, cái gì có hại thì phải chờ thời gian mới biết rõ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 20159:32 CH(Xem: 34822)
Theo tạp chí The Diplomat [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.
03 Tháng Mười 201512:15 SA(Xem: 32156)
Nhật ký của Phương Ngày …tháng …năm Vậy là mình đã rời cha mẹ, quê hương, rời xa những kỷ niệm một thời hồn nhiên trong trắng để bước vào ngưỡng cửa của những tháng năm sống tự lập nơi thủ đô. Cánh cổng trường đại học liệu có thật sự là nơi giúp mình hoàn thành những khát khao hoài bão tuổi trẻ một cách suôn sẻ hay sẽ là nơi mình phải oằn mình giành giật sự thành công từ những giọt mồ hôi và nước mắt?
27 Tháng Chín 201511:36 SA(Xem: 36470)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Trương Đình Phượng sinh năm 1984. Hiện sống và làm việc tại Miền Trung Việt Nam. Làm thơ từ năm 2010. Đã có đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước. Thơ của Phượng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Trương Đình Phượng.
27 Tháng Chín 20151:47 SA(Xem: 32647)
Vũ chầm chậm quay lại nhìn Phương. Đêm loang máu. Một thứ máu nghẹn đặc và khăm khắm. Trên khuôn mặt Phương từng giọt lệ nhiễu xuống gò má xanh xao, như những giọt ký ức đã bị người ta vắt kiệt hồng cầu.
24 Tháng Chín 20155:56 SA(Xem: 34883)
Phường ấy là phường Văn Minh, trong phường Văn minh có tổ dân phố Văn hóa, trong tổ dân phố Văn hóa nhà nào cũng được tặng danh hiệu gia đình Văn Hóa. Nhờ có cảnh sát khu vực Kỳ, gọi là Kỳ Khu vực, lâu nay trong địa bàn chưa xảy ra vụ việc nào đáng kể. Kỳ Khu vực cao to đẹp trai, đầu óc thông minh thực dụng, biết lợi dụng chức vụ để kiếm tiền nên giàu có và lắm gái theo. Hàng ngày Kỳ khu vực đeo súng cưỡi xe Mô tô đi tuần khắp nơi, trông càng oai.
20 Tháng Chín 201512:07 SA(Xem: 30644)
Cánh đồng cỏ trải dài dường như bất tận, gió ào ạt thổi tràn qua cánh cửa, những ngọn cỏ xanh run rẩy không ngừng. Bị khung cảnh làm cho choáng ngợp tôi đứng im như tượng một lúc, tim đập liên hồi và trong trí óc của một đứa trẻ năm tuổi nảy ra đủ mọi ý nghĩ sợ hãi, kỳ quái.
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46436)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).
08 Tháng Chín 201511:47 SA(Xem: 30861)
"Đời sống bên này có cái thực tế khắc nghiệt là vậy. Càng khắc nghiệt tôi càng trầm tĩnh. Nghiệm ra một điều: hãy làm hết sức mình cho một công việc tốt, cũng có lúc bù đắp lại. Những tấm tranh cũng đã từng nuôi sống tôi, tôi không thể bỏ vẽ được". (Đinh Cường)
03 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 28978)
khi những ngón tay không còn theo đuổi những thanh âm phím đàn nghẹn ngào góc tối cây tỳ bà bỏ quên bên vách tường và khóc hoang vu trăng xanh
02 Tháng Chín 201511:35 CH(Xem: 30188)
Có một sự xáo trộn trong mùa đông năm nay bắt đầu từ chiếc áo màu đỏ cô mặc. Đó là chiếc áo len mang hơi ấm của ba con người, ba cuộc đời kéo dài trọn một thế kỷ trừ ra những năm nó nằm vạ vật ở một nơi nào đó mà cô đã làm thất lạc.