- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÓN XUÂN NÀY TÔI NHỚ XUÂN XƯA

17 Tháng Hai 202512:12 SA(Xem: 4190)
vẽ - tranh PHUONG BÌNH
Vẽ- ảnh và tranh Phương Bình

Thái Thanh

ĐÓN XUÂN NÀY TÔI NHỚ XUÂN XƯA

 

Giao Thừa. Phút cuối cùng còn lại của năm cũ bước sang năm mới. Thời khắc mà mọi người đều hân hoan giữa đất trời với hương hoa chào đón Giao Thừa. "Tôi chúc gì đây vào mùa xuân này"(*)... Xin dành phút thời gian cho riêng mình gởi chút tâm tư. "Mang những hoài mong đi vào ngày tháng."(*). Mừng xuân mới.

 

 

Mấy hôm rày tôi không hát  "ầu ơ ví dầu..." để ru cháu ngủ mà lại hay hát cái bài "Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa". Cái thằng cu Ben em cu Tèo nghe êm tai mà "phê" vào giấc ngủ bình yên. Có lẽ do "ruột gan" của Ngoại nó có gởi qua đó để hát mà lị!

 

Bây giờ già già thiệt rồi nên cứ hay nhắc câu:  "Nhớ hồi xưa!". Mà nhớ gì nhất nào! Có ai giống như tôi: "Nhớ Tết nhất!". Đó là nỗi nhớ nồng nàn nhất trong muôn nỗi nhớ của cuộc đời.

 

Hồi xưa tôi cũng  "sến" nên khoái và hay ca cẩm câu: "Xuân này tôi vẫn còn cô độc. Ngồi ngắm người quen dạo phố phường!"(*) .

 

Mà tôi cô độc thiệt suốt mấy mươi mùa xuân trôi qua như thế. Nhưng thật sự tôi hổng có buồn vì tôi bận buôn bán từ những ngày trước Tết và cả những ngày đang Tết. Bán sỉ và bán lẻ luôn tay, rồi lại bận cúng kiếng và dọn dẹp nhà cửa chờ các con đi học xa về ăn tết cùng.

 

Tết này thì cái câu đó nó thành xưa mất rồi, bởi năm nay tôi đang ở Sài Gòn. Con cháu, anh chị em đầy đủ nên cái "máy rên" đành tạm ngưng hoạt động; bù lại cái não tôi phải điều khiển tay chân cho lẹ mà làm công việc nhà, lu bu nhất là chăn hai cái thằng cháu ngoại "number one!" của mình.

 

Cu Tèo giống bà Ngoại.nhớ dai. Hồi nó còn bé nghe Ngoại hát: "Ai đang đi trên cầu tre, té xuống sông ướt cái quần ni lông". Khoái chí nó cười nắc nẻ và nhớ luôn câu hát dí dỏm của bà mình trong trí nhớ.

 

 

 

Cu Tèo bây giờ đang tuổi thắc mắc, chuyện gì cũng hỏi. Hôm ba nó đón ở trường về ngang qua đường xe cộ tấp nập. Nó nhìn lên thấy nhà ai đó để hình ông HCM tuốt trên cao nó hỏi: "Ba ơi! cái ông đó, ổng trèo lên trên đó làm cái gì vậy Ba?" Uh! thằng cháu của tôi nó chưa biết "người đương thời" đó là ai!

 

Nó làm cho tôi liên tưởng đến cái Tết năm xửa năm xưa thời bao cấp hay cúp điện. Mỗi lần như vậy bực mình tôi gắt lên: "Chán ghê cộng sản lại cúp điện rồi!".

 

Hôm sau đúng vào ngày Tết. Nhà đang có khách. Khách là ông Quân là chồng của nhỏ bạn tôi, là công an gộc, là cộng sản chính hiêu đến chơi. Vì hồi đó tôi nhờ ông í xin việc làm cho tôi mà...

 

Đột nhiên nhà cúp điện. Con bé gái năm tuổi của tôi bắt chước giọng điệu của mẹ:

 

- Mấy ông "cộng sả" lại cúp điện rồi!

 

Lão công an Quân nghe vừa lọt tai lão hỏi:

 

-Hả nó nói cái gì vậy?

 

Tôi chưa kịp mở miệng thì thằng anh Hai bảy tuổi của nó giải thích liền.

 

- Dạ "cộng sản" mà nó cứ kêu là "cộng sả". Nó nói mấy ông "cộng sản" cúp điện rồi!

 

Quân hỏi:

 

- Biết cộng sản là ai không?

 

-Dạ biết. Mẹ con nói mấy ông đó khó ưa lắm, là dân ác ôn là kẻ xấu

 

Ôi trời đất ơi! Tôi bụm miệng nó không kịp. Thế rồi không có "sóng to gió lớn" mà từ đó tôi mất toi nhỏ bạn mình...(hic!! chuyện nín khe cho đến bây giờ mới kể)

 

 

 

Rồi cũng đã trôi xa suốt mấy mươi năm rồi.

 

 

Sài Gòn những ngày giáp Tết, phố phường đông vui. Nhưng lạ năm nay tôi hổng thấy bóng công an đứng bên đường mà bắt bớ thổi phạt nữa.

 

Nhớ những ngày cuối trước khi nghỉ hẳn chợ. Tôi từng ôm hàng ra buôn bán vỉa hè;, bị công an rượt chạy xịt khói. Điều ấy giờ nó cũng thành kỷ niệm. Hy vọng năm nay. Những người buôn bán ở quê xa đó được nhẹ thở hơn để họ có thể buôn bán kiếm ít đồng mà đón Tết. Họ là những người thiện lương buôn gánh bán bưng chỉ để kiếm sống mỗi ngày thôi mà.

 

Hồi xưa mỗi lần đến tết mua bán thật vui. Đó là thời chính quyền bắt đầu nới lỏng ra một tí cho dân. Cái thời mà buôn bán không còn bị xem là thành phần lười lao động "ngồi trong mát ăn bát vàng" nữa. Nhưng buôn bán vẫn chưa thịnh vì lòng dân còn ngờ vực nên không dám đi buôn.

 

Cái gì hiếm thì lại đắt hàng. Còn bây giờ hàng hóa phong phú hơn xưa lại ế ẩm nên tôi phải nghỉ hẳn... Đặt quang gánh cuộc đời xuống đôi vai khi tròn 60 tuổi chiều tà. Nhìn lại cái thời 30-40 tuổi của mình nó vẫn xôn xao hoài trong trái tim bé nhỏ. Những người bạn hàng tình nghĩa suốt mấy mươi năm họ cũng già theo thời gian như mình.

 

Tôi lại nhớ đến một người. Lâu quá rồi không gặp. Lâu quá rồi cũng chẳng nghe lại tiếng nói quen thuộc ấy dù chỉ qua điện thoại."Chúc em bán đắt hàng!."..." Em ăn cơm chưa, bán được không em? Sao lạ anh cứ thích gặp em, thích điện thoại cho em" ...

 

Nghe như không thật nhưng đó là "người dưng" mà thật thà nhất trong số những người dưng tôi đã gặp trong đời mình. Cũng là người đồng cam, cộng khổ chia sẻ niềm vui cùng nỗi buồn bên tôi suốt mấy mươi năm dù ở cái tuổi muộn màng.

 

Có thể nói tôi may mắn gặp được một người  rất đỗi chân thành. Đó là một tình yêu dù ở trong tầm tay nhưng tôi không với tới. Bởi tôi không đủ can đảm đón nhận.

 

Cho đến một ngày... "Người đã đến và người đã về bên kia núi". Tất cả rồi xa. Rồi chỉ còn là kỷ niệm... Kỷ niệm một đoạn đời tôi đã đi qua. Thôi không day dứt nữa làm gì vì tôi vẫn chẳng thấy mình sai.

 

Buổi sáng gọi cu Tèo dậy đi học. Tôi hay chằng mắt chằng miệng giả làm mèo meo meo gọi cháu thức dậy. Cu Tèo khoái chí cười nắc nẻ nó đọc câu bà Ngoại ru cháu.

 

"Con mèo mày trèo cây cau, hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa, mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo..."

 

Ôi, không biết đến bao giờ nó mới biết được cây cau bởi nó cũng chưa biết con chuột nó ra sao mà. Hôm tất niên của chung cư, nó cứ giành micro của mấy chú để hát.

 

- Con hát bài gì?

 

-Bài "Tết là tết".

 

-Hát thử Ngoại nghe coi.

 

Nó hát hết bài cô giáo dạy. "Ôi trời ơi nhạc gì mà nó dở tệ vậy trời !"

 

Mẹ nó bênh vực nó

 

-Mẹ ơi, bây giờ cỡ 20 tuổi như dì Thư dì Mi của nó đã không thích nhạc xưa của mẹ rồi. Cái thời của nó làm gì còn "Cây đa, bến cũ con đò năm xưa" . Đâu có cái ông lái đò chèo đò đưa khách sang sông. Đâu còn "Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi". Cũng hổng có viết lá thư dài mấy trang ra bưu điện dán tem mà gởi  nữa mẹ.

 

Ừ mà cũng phải. Tất cả thế hệ sau nó không giống như thế hệ trước. Tình yêu và cuộc sống lại càng khác xa hẳn ngày xưa.

 

⁰Thời trẻ tôi cắm đầu ở chợ buôn bán nuôi con. Đơn giản bình dị. Con tôi được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những bài hát ạ ơi, ru ngủ bằng câu chuyện cổ tích thời xưa mẹ kể. Được mẹ cầm tay viết chữ O cho tròn. Nên khi đi học xa, con trai con gái đều viết thư về cho mẹ bằng nét chữ, bằng giấy bút tem thư

 

. Những chuyện ấy có lẽ xưa như trái đất mất rồi. Và chính tôi cũng thích nghi như vậy tự lúc nào vì bây giờ tôi không còn dùng bút viết nữa. Tôi gõ thẳng lên máy mà đưa trực tiếp lên luôn nè. Nó tiện hơn nhiều...

 

Thỉnh thoảng lật từng trang vở có chữ viết mềm mại ngày xưa của mình thời con gái mà ngắm... Tôi lại bâng khuâng tiếc nuối một thời... Rồi tự an ủi mình. Thôi kệ! Những điều thay đổi, đổi thay rồi mình cũng quen và chấp nhận điều đương nhiên ấy kia mà

 

Cũng như những người sống ly hương sau biến cố 1975. Lúc mới đi, đi mãi đến bây giờ... Lòng luôn đau đáu nhớ về quê hương đất mẹ. Nhưng chỉ là nuối tiếc mà thôi. Rồi họ già đi và mất. Con cháu họ sẽ sống và làm việc với quốc tịch của nước người và có lẽ nhiều người nghĩ rằng cho dẫu ngày mai có như thế nào đi nữa, họ và con cái sẽ chẳng về lại Việt Nam để sống nữa.

 

Em trai tôi cùng cả gia đình đi Mỹ. Hồi mới qua đến nơi, cô em dâu gọi điện về cho tôi: "Chị ơi qua đây sao mà buồn quá, em nhớ nhà quá chị ơi. Em muốn về lại Việt Nam"

 

Nó nói trong nước mắt. Làm tôi lo lắng đau lòng cùng nó. Mấy năm sau nó về nước, có ghé thăm.

 

Tôi nói:

 

-Nhà cửa vẫn còn, thôi về lại Việt Nam mà sống đi em.

 

Nó cười hóm hỉnh:

 

-Chị ơi đã định cư ở Mỹ mà còn đòi về Việt Nam sống lại thì Mỹ nó cười đó.

Tôi chưng hửng vì mình quả thiệt là ngớ ngẩn.

 

Mọi sự xảy ra thật hoàn hảo lúc này chưa chắc đã là điều tuyệt vời ở lúc sau.

 

Hồi còn trẻ. Tôi có một chị bạn hàng mua sỉ rất đàng hoàng rất uy tín. Hàng của tôi, chị chỉ chưng bày trong tủ kính để bán cho vui vì cửa hàng chị bán quần áo rất to, khách khứa dập dìu.

 

Cho đến một ngày. Tôi ngỡ ngàng khi thấy công an tới nhà còng tay vợ chồng chị đưa lên xe. Nhà cửa bị tịch thu hết trọi. Nghe đâu chị vay nợ lên đến bạc tỷ (ở cái thời đó tiền tỷ nó lớn lắm). Tôi vào thăm chị ở trại giam. Chị khóc khi nhìn thấy tôi nhưng rồi chị lại cười mãn nguyện khi nhắc đến con mình. "Các con chị đều vào làm được Bưu điện!". Cái thời đó ai mà có con làm được trong ngành bưu chính viễn thông thì ngon lành lắm. Chị đã chạy tiền để lo cho con vào cái nơi cao cấp nhất. "Hy sinh đời bố củng cố đời con"...

 

Cả hai vợ chồng đều lãnh án tù chung thân. Chồng chị đã chết ở trong tù còn chị đến nay đã hơn 20 năm trôi qua vẫn chưa được tự do khi đã ở vào cái tuổi ngoài 80. Bưu chính viễn thông bây giờ lại rất xoàng không còn là chỗ làm tốt nhất. Con của chị nó chỉ là nhân viên quèn ăn lương nhà nước không đủ sức để tìm cách đưa ba mẹ mình ra khỏi nhà tù. Mà dẫu nó có ăn nên làm ra liệu có an lòng trong sự hy sinh quá sức của ba mẹ. Huống chi là thời thế xoay chiều không như là mơ. Cái giá phải trả quá đắt cho cuộc đời của chị thật đắng cay.

Cho nên muôn sự tại Trời. Mình tính không bằng trời tính.

 

 

 

Có những đợi chờ; những ước mong sẽ chỉ là mong ước mà thôi nhưng chưa chắc đã là điều xấu cho mình. Người phụ ta hay ta phụ người bây giờ chưa biết ai hơn ai trong mai này. Cuộc sống vô thường. Được mất là quy luật hiển nhiên.

 

Vẫn biết rằng: "Dĩ vãng tìm đâu thấy, như bóng mây chiều lững lờ theo gió bay"(*)

 

Đón xuân này. Tôi vẫn nhớ xuân xưa

 

Chỉ là nỗi nhớ. Chỉ là hoài niệm trong tim những tháng ngày xưa cũ mỗi độ xuân về. Rồi tất cả sẽ nguôi quên. Ta lại là ta của những ngày sau đó khác dần xưa cũ để mà quên...

 

Thái Thanh

     

 

(*) Trong bài có sử dụng một số câu thơ và nhạc của nhiều tác giả.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 2782)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.
27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 2718)
'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần: hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha…
27 Tháng Tư 202510:53 CH(Xem: 2184)
Xuân dò tìm trên mạng thấy có cơ sở tuyển nhân viên massage. Xuân nghĩ công việc này chắc cũng ok vì mình sức trẻ, đôi tay mạnh mẽ có thể đáp ứng được công việc cần lực ở tay. Môi trường làm việc trong nhà, không mưa, không nắng vậy cũng đỡ. / Thế rồi cậu đăng ký dự tuyển và được nhận vào làm. Sau khi làm được một tuần lễ thì cậu mới nhận thấy đây không phải là xoa bóp trị liệu bình thường mà thực chất là một động ăn chơi. Chỉ là mang dưới tên massage phục vụ cho cả khách nam và khách nữ. Có những lúc sau khi massage, khách còn yêu cầu đi từ A- Z, Xuân cũng phải chịu khó làm để kiếm tiền. Lâu dần cũng quen. Chàng trai 19 tuổi nghĩ đây xem như một công việc tạm thời, cũng có đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống, đỡ đần ba mẹ. Ngoài lương cơ bản, tiệm trả cho Xuân thì còn được khách trả tiền tip nữa nên trong túi nhiều khi cũng rủng rỉnh bạc tiền. Có ngày kiếm thêm 500 k + tiền boa.
27 Tháng Tư 202510:05 CH(Xem: 2623)
Về đồng nghe nắng nghe mưa / Con trâu đi với sớm trưa cùng cày / Mẹ cầm đon mạ trên tay / Cánh cò bay mỏi đâu hay bạt ngàn
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 1643)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
26 Tháng Tư 20252:10 SA(Xem: 4164)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam / làm chết con nghé què / bỏ vườn đi lên tỉnh / ** gã nằm khóc một mình / chẳng vì mất tình yêu / của con bồ hàng xóm / vượt biên sau bảy lăm
25 Tháng Tư 20256:47 SA(Xem: 2872)
Ta gối đầu lên đêm gió hú Cội nguồn mở cửa ngón tay trăng Những câu kinh ròng ròng máu đổ Tiếng chuông ngân xương trắng tủi hờn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2490)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 4258)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 3164)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.