- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGHĨ VỀ CÁI CHẾT

19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 4615)
HOA SEN- ảnh Internet
Hoa sen trắng - ảnh Internet


Thái Thanh

NGHĨ VỀ CÁI CHẾT


Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết.
Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian.
Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết.
Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh.
Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
Hồi ấy mình đau lòng lắm vì ba và cả nhà chưa kịp nói với nhau lời nào mà đã vội đi.
Nhưng bây giờ về già mình lại thấy như thế lại hay.
Ta đến đôi bàn tay không. Ra đi cũng không cầm nắm theo gì.
Cả đời mình hết lòng vì con cháu gia đình và không hề có một sự lựa chọn cho riêng mình.Thôi thì phút cuối ... cũng mong trọn vẹn cho một kiếp người đừng làm cho ai phải phiền lòng vì mình.

Đời người tuy sống bên nhau nhưng hiếm khi lại nói hết cạn tâm tư sâu kín trong lòng.
Để lúc rời thật thế gian này cả người chết và và người còn sống lại hối tiếc vì sao mình không nói.
Không biểu lộ cho người biết mình đã yêu người đến độ nào.
Mình đọc và thuộc làu câu của ai đó nói rằng:
" Hãy nói lời yêu thương với người mà mình rất yêu thương vì đó có thể là lần gặp sau cùng".
Thế nhưng mình đã làm hụt mất tăm những người thương mà không hề nói được.
... Khi người đi về cõi vĩnh hằng lòng lại chùng xuống một nỗi buồn trong sâu thẳm
Những điều muốn nói lại chôn chặt trong lòng.

Nghĩ về cái chết.
Mình nghĩ mai sau mình sẽ đi về đâu.
Ngày xưa mình thích chết được chôn trên núi đồi giữa muôn vàn cỏ dại xanh rì.
Còn bây giờ mình muốn được thiêu để về với biển, muốn quên đi tất cả nỗi buồn dương thế, quên mất mình đi để bớt đắng cay lòng.
Càng sống nhiều thêm càng thấy nhiều hơn những cuộc sinh ly tử biệt. Hôm qua người còn nói cười reo vui lẫn oán trách giận hờn, hôm nay biền biệt tăm mù không thấy nữa.
Những lúc chạm phải sự vô thường, lòng mới thấm đau sự mất mát.
Tuy vậy nhưng nếu còn được sống thì phải sống khỏe sống vui sống giúp được cho người. Còn như thọ mạng không còn nữa thì nên đi nhanh trước khi thấy tủi thân phận mình.

Mỗi người có một cách chết khác nhau.
Mình giống ba có cái tai to. Ba mình mặt đầy đặn phúc hậu từ đôi mắt đến gương mặt nụ cười. Nếu xem tướng thì ba có tướng thọ. Thế nhưng ba lại ra đi sớm chỉ mới 62 tuổi nhưng ba đi nhanh nhẹ nhàng của người hiền đức.
Thật lạ là dòng họ mình ai cũng có tai to tướng thọ vậy mà cô mình: cô Dư, cô Hai, bà nội cũng mất năm 62 tuổi.
Chỉ có bác tám là sống được 93 tuổi với một cuộc đời khá tròn vẹn. Bác mất khi con cháu giàu có thành đạt nhà cao cửa rộng và bác mất như hết thời hạn dạo chơi cõi trần nên bác phải bay về trời. Bác khồng hề đau yếu. Buổi sáng ăn điểm tâm uống một ly sữa. Bác ngồi thong dong trên ghế bố và bảo: trời đang tối dần tối dần quanh bác đó. Bác khép mắt lại và đi nhẹ nhàng.
Cô Hai mình cũng vậy, không đau yếu gì, nằm ngủ rồi đi luôn.
Nhìn bác Tám mình ước chi ba má mình cũng được như vậy để nhìn thấy được con cháu đề huề vui vẻ bên nhau. Mỗi khi đi đâu chơi hạnh phúc bên gia đình, ăn được món ngon, thong dong ngắm cảnh đẹp mình cứ chạnh lòng mà ước sao còn có ba má để được cùng nhau cho bù lại ngày xưa khốn khó mình đã chưa phụng dưỡng cho người chu đáo ... nhưng đã không còn dịp nữa rồi.

Nghĩ về cái chết mình nghĩ:
Nếu mình là người sống lâu.Mình nguyện lòng sẽ cầu nguyện cho người đi trước.

Bạn mình - một người bạn rất thân - thương rất thương vừa mới qua đời.
Mình lại nghĩ đến cái chết
Chính vì nghĩ rất sâu về điều này nên khi bạn minh vữa ngã  hôn mê mình đã cầu nguyện thiết tha cho người bằng chính trái tim yêu thương và thấu hiểu sâu xa vê bạn.
Cầu cho bạn được nhất thân ly khổ nạn. Nếu thọ mạng không còn xin Đức Phật độ trì cho bạn được ra đi thật an lành.
Và rồi lời cầu nguyện ấy đã thành như thật ...Mình lại vẫn tiếp tục nguyện cầu cho người những điều tốt đẹp nhất khi người về thế giới bên kia dù rằng bạn có biết hay không nhưng mình tin lòng thành sẽ cảm đến Phật đài.
Hôm nay đã là thất thứ tư.
Ngày bạn thành khói mong manh rời bỏ cõi tạm này. Mình không có mặt nơi xa ấy nắm lấy bàn tay, lau dòng nước mắt lăn lần cuối nhưng mình đã khấn giữa hư không rằng nếu có cảm nhận cùng nhau hãy cho mình gặp nhau lần cuối đi và đêm đó mình mơ thấy người rất rõ trong mơ với nụ cười hiền năm cũ ngày xưa ... Rồi sau lần đó cả trong mơ cũng không còn thấy nữa.
Chỉ còn có thể dành cho nhau là những lời cầu nguyện rồi vĩnh biệt ngàn trùng.

Ai bảo rằng trong kinh sách Phật dạy không hề có phâp cầu siêu độ cho vong linh chư?
Mình tin điều này và biết cầu nguyện từ khi má mình mất.
Những người mà mình cầu kinh khấn nguyện cho họ sau 49 ngày đều về báo mộng ttong giấc ngủ của mình với vẻ hân hoan.

Nghĩ về cái chết
Mình cảm nhận điều này sâu sắc trong tâm:
"Mọi thứ đều vô thường, khi cảm nhận được sâu sắc điều này, con người sẽ không còn đau khổ và bất an nữa; suy nghĩ đó là con đường đi xuyên qua những giông bão trong cuộc sống".[1]

Thái Thanh
Sài Gòn 2023
_______________________
[1] Viết lại từ câu kinh Pháp Cú 277.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 79879)
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 97558)
Sáng hôm nay ông Năm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hết ngồi xuống lại đứng lên. Ông bước chầm chậm lại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìn xéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ông nhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷ ngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gì đâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128406)
Thạnh móc trong túi ra một miếng vải được buộc túm chặt bằng lạt tre, cẩn thận gỡ sợi lạt. Một dúm muối hột đen bẩn hiện ra. Thạnh trân trọng, nâng niu múc, vừa chẵn được hai thìa, đổ vào bát của Tường.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 111703)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98882)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32322)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110736)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128176)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84121)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.