- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀI THƠ CHO THÁNG BA- HOÀI NIỆM

20 Tháng Ba 20234:57 CH(Xem: 6830)


Dalat 02-2022.- Ảnh Nguyễn Quang Thạnh
Đà Lạt 2022- ảnh Nguyễn Quang Thanh



Thy An

BÀI THƠ CHO THÁNG BA - HOÀI NIỆM

 



BÀI THƠ CHO THÁNG BA
t
háng ba

còn chút đam mê mỏi mệt

chạy đùa trên những ngón tay gầy

vu vơ câu chữ ngợi ca quá khứ

con đường phẳng lỳ

bước chân mỗi ngày gần thêm mục đích

nhắm mắt nhìn chung quanh

đôi khi lực bất tòng tâm

bạn bè cầu xin một chút bao dung đâu đó

 

những lời chào và những câu từ biệt

cố gắng nhìn nhau như không gì xảy ra

ánh mắt buồn vui lẫn lộn

đầy những bâng khuâng

người ngồi trên ghế, kẻ nằm trên giường

cùng nhau khua vang kỷ niệm

phiến lá xanh kiên nhẫn 

trông chờ san sẻ câu thơ

 

tháng ba

trong vô danh của thành phố

xã hội vẫn sống

lớp người vẫn đi

anh hùng ngã quỵ

quỷ dữ nhe nanh

tình yêu và hận thù lẫn lộn tàn nhẫn

tuổi trẻ rong chơi ngày tháng

kinh sách mở ra đọc không hết

bụi bám lên chữ nghĩa

 

rồi cuối cùng ngôi sao rơi vào yên lặng

của ngân hà bàn tay che mặt

núi và sông cũng im lặng

bài thơ viết cho bạn bè

cũng im lặng…

 

thy an

 

 

 

 

GÁNH HOÀI NIỆM

 

chiếc lá bồ đề vừa ngắt, chảy nhựa

màu trắng như mủ của nhân sinh

giữa cơn băng hoại hư thối

thiền sư già lắc đầu mệt mỏi

con chim hót giọng lăn xăn

đồi chuông ẩn hiện kinh chiều

tỉ tê sơn hà mây xám

mấy đợt can qua tâm cảm 

bé nhỏ và đôi mắt long lanh

đợi chút dỗ dành từ mây xanh như màu áo

tuy thiếu thốn trong bao la

nhưng tiếng nói ngọt ngào vẫn gửi mẹ gửi cha

 

dòng sông lặng lẽ trôi qua

khu rừng dang tay đón người đàn bà

tóc buồn như ngày mưa đất ẩm

gánh một lưng hoài niệm

đong đưa chiếc lá đỏ thương thân

hạt bụi hồng trần

rụng vai áo mỏng 

vô thuờng rơi vào nỗi buồn nhóm lửa

ngày mùa đông tắt nắng

nghe cô đơn âm ỉ bao la

 

thy an

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121844)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103023)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108299)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 97002)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130834)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121888)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111382)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118190)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46767)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76490)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?