- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHI LÒNG LẮM NỖI CHÔNG CHÊNH

08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 6545)
Soi bóng- ảnh Nguyễn Quang Thạnh

Soi bóng- ảnh Nguyễn Quang Thạnh

Thái Thanh

KHI LÒNG LẮM NỖI CHÔNG CHÊNH


Về già ngẫm lại kinh nghiệm cuộc đời. Ta thường tự răn mình và tự nhắc nhở con cháu chớ có phô bày sự may mắn của mình sẽ bị con người kể cả tạo hóa hay ganh tỵ.

Người xưa thường bảo: "Nói trước bước không tới" hay "Khen quá té hen"... Cũng là điều nhắc nhở ta như thế. Đại loại những gì mà mình sung sướng có được thì tự nhiên vô hình chung sao đó nó sẽ bị hủy hoại không thành hoặc sẽ bị cái quả ngược lại sự mong đợi. Những điều hiển nhiên xảy ra này khiến cho ta dần cảm thấy bất an mà dè dặt lại.

Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó. Ai cũng chia sẻ lên face cái gì mình có: khoe ông bà, ba mẹ, vợ chồng, khoe cháu khoe con khoe nhà cửa, áo quần kể cả con người thật của mình qua hình ảnh, qua văn chương, thơ phú...Chỉ một số ít rất ít là không phô bày thôi. Bởi vì ai cũng phô bày chút chút về mình cả nhưng có người không nhận ra điều đó nên xét nét phê phán người khác tự cho rằng mình là kín kẻ chứ không biết rằng chính họ cũng không thể thoát ra khỏi cái tính cách kỳ cục này..Bạn có cháu bạn yêu nó quá, bạn bỗng thấy nó thật dễ thương, bạn tự hào khi nói về chúng, bạn chia sẻ chút hạnh phúc nhỏ nhoi này với mọi người là xấu sao?Nếu bạn hát hay, bạn xinh đẹp, bạn tài năng, mọi thành quả đó của bạn khi về già đều muốn được chia sẻ. Tôi thấy dễ thương mà, có gì đâu mà lên án điều này.

Ngay cả nỗi buồn cũng vậy. Người già thường cô đơn nên thường sẻ chia tâm sự, từ đó có những bài thơ những status thầm thì trên face. Ban đầu ai cũng đều chỉ viết về mình, về môi trường sống quanh mình, về những người thương đã khuất cùng với những kỷ niệm xa mờ. Viết bằng cảm xúc thật tự lòng mình.  Đâu có phải là nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp đâu mà viết theo trí tưởng tượng, theo đơn yêu cầu chuyện đâu đâu không thuộc về mình. Thế nên lại bị gắn cho cái tội là "phô bày" chuyện của nhà mình lên face. Thật ra ai cũng vậy kể cả nhà văn khi khởi sự viết lách làm thơ họ đều viết tự cho mình, rồi mới lớn dần ra thế giới bên ngoài.

Hồi nhỏ tôi nhớ đọc trong "Quẳng gánh lo mà vui sống của Nguyễn hiến Lê". Có kể chuyện những người bị bệnh điên, bệnh trầm cảm khi vào viện bác sĩ cho họ ở chung phòng, người này cùng người kia tâm sự với nhau nói sạch hết lòng. Cuối cùng bệnh nhân dần hết bệnh. Facebook cũng thế, đừng trách vì sao người ta lại phô bày chính mình như thế mà đôi khi kể cho người xa lạ lại được cảm thông hơn với người trong nhà hoặc người quen của mình
Đó như là một sự sẻ chia cùng nhau hoàn toàn khác xa cái từ mà hiện nay thiên hạ hay dùng là từ "nổ".Tỉ như một đội tuyển đá banh vừa được vào chung kết thì báo đài vang rân tưng bừng  "nổ banh xác" cuối cùng xui xẻo không thể nào thắng nỗi. Cái quả của sự huyên hoang khoác lác thường là như thế. Phô bày thật ra thì không phải như thế, là có cảm giác bất an nên muốn được sẻ chia thông cảm từ người khác. Ví như nếu bạn trúng số độc đắc hoặc có một số tiền quá lớn hoặc bạn bị một chứng bệnh khó trị dễ chết. Những điều quá sức này bạn sẽ không chia sẻ phô bày cho một ai biết đâu. Người phô bày sẻ chia chút chút về mình là còn đi quanh đời sống hằng ngày có mình có ta.

Nhưng thực tế "Phô bày" lại luôn chịu cái quả không may mắn, lại bị xét nét đố kỵ từ người, lại mất hên khi cho người biết khiến tạo hóa cũng không đồng tình. Nên nếu có thể giấu được bao lâu thì cứ giấu hết về mình cho nó an. Là tôi nghĩ thế nhưng chưa thực hiện trọn vẹn được. Thôi thì đứng giữa bao la của đất trời, ta nhỏ bé tựa nương vào một vị nào đó để sẻ chia. Tâm con người không thể bao dung được hết thì ta tựa nương vào đó, cứ phú hết cho trời khi lòng lắm nỗi chông chênh./.

Thái Thanh
Sài gòn 28/2/2023

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 111671)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98866)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32308)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110719)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128156)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84098)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.