- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6336)
tranh LeMinhPhong2
tranh Lê Minh Phong

 
Ngô Quốc Phương

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

 

Con đường phía trước còn dài,

chúc ai vững bước, dùi mài chí kia,

ngày mai rồi hết phân ly,

quê hương, bốn bể, một bề lành an,

nhắc ai dừng bước gian tham,

nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân,

con đường phía trước canh tân,

là đường nhân loại muôn phần đẹp hơn,

chúc ai mềm đá cứng chân!

 

***

Đường phía trước đường đang hé mở,

chí tang bồng ai bước nhẹ tênh,

làm điều thiện chẳng băn khoăn,

cũng không cả nể, ấm thân lụy người,

rồi đây non nước tuyệt vời,

hoa nở phía trước, xuân mời đón xuân,

quê hương ngày ấy canh tân!

 

***

Đường phía trước, đường đi nhân loại,

học hỏi nhiều qua quá khứ, sử xanh,

tới một ngày, loài Vượn thông minh,

sẽ lựa chọn một tương lai hòa ái,

để đường đi chỉ toàn hoa trái,

bom đạn kia quẳng thẳng sọt rác kia,

hay làm lưỡi cày, như tiền nhân đã bảo,

hay làm ghế sắt công viên kia cho em nhỏ chơi vui

đường phía trước, chân trời hé rạng,

xuân sắp đến rồi, nhân loại cất bước thôi!

 

NQP, London, 06/2/2023

(Cuối đông, đầu xuân, trời ấm dần, chim vui hót cùng ai)

 


CON SÓI ĐƠN ĐỘC

 

Con sói đi dưới ánh trăng trong đêm lạnh,

hay đặt những dấu chân qua miền có gió hạ, cát nóng, mặt trời thiêu,

xung quanh có lúc làm bạn với xương rồng, có khi hít hà bông hoa tuyết,

tuyết lạnh, hay mặt trời đốt thiêu,

gió từ miền xa như của cõi hồng hoang,

tiếng gọi như của Jack London như thể từ thuở còn ai săn đào vàng,

sói vẫn đi,

thỉnh thoảng dừng lại và nhìn trời, hay nhìn trăng, sao,

nỗi cô đơn chính là bạn đường,

nếu có lúc buồn, lúc vui,

dù hoa nào có đến chúc mừng, lá nào có đến chia sẻ,

thì cảm ơn,

nhưng nếu không có đến, thì cũng cảm ơn,

đường đi đã tự mở,

vui cũng thế, buồn cũng thế,

lặng lẽ làm bạn rồi

ta cứ bước đi thôi!

 

(NQP, London, 06/2/2023)

 

 

ĐẤU TRƯỜNG, ĐẤU SỸ VÀ NHÀ VÔ ĐỊCH

 

Đấu trường Colosseum không còn nằm ở Roma,

nó đã di chuyển về xứ sở kia,

nhưng trò đấu sỹ thì vẫn còn,

những đấu sỹ làm vật hy sinh đã có trong danh sách,

kịch bản là sẽ chết ngả, chết nghiêng, chết chùm, chết sặc, chết ngoẹo cả đầu

 

bên thắng thả đội tinh binh giết chóc của mình xuống,

họ có đủ thứ, giáo sắc, kiếm sắc, giáp dầy, cung nỏ mạnh,

lại có hùm beo đưa vào màn dạo trước, quần đối thủ tả tơi,

thực ra, họ chỉ cần xuất hiện để đâm những nhát đâm chí tử kết liễu, hay ra những cú đòn "ân huệ" tắc tử mà thôi

 

bên thất thế, số bị thương nặng, số chết khó mà đếm xuể,

phía trên khán đài, tứ bề, khán giả no nê cơn giải trí,

ồ, xem kìa, đấm, đá, thúc, chọc, đập, quăng, xiên, phang, siết, bóp, vụt, đè bẹp, hốt xác,

ô kìa, van xin, chạy, trốn, lăn, lộn, cúi, ngã, quỳ, tắt thở, thanh minh...

hê hê, hê hê,

 

lại có những cái loa, hình như ở một miền ở giữa nào đó đưa ra, hòa âm cùng giàn tinh binh cũng ở nơi trung phần nào đấy,

hô hào, đánh nữa, giết nữa, phang nữa,

rồi ngợi khen nhà Vua là minh quân tuyệt hảo, bàn tay sạch, làm như thế thật được lòng dân, và Vương triều sẽ mãi mãi trong tim nhân dân,

khán giả lại say mê, hoan ca,

chỉ có một nhóm nhỏ các Quý tộc và Quan lại ngồi trên, quan văn có, quan võ cũng có, lặng lẽ nhìn xuống,

họ biết rõ cuộc đấu và đấu trường này thực sự là gì, đem quyền lực cho ai!

 

(Ngô Quốc Phương, London, Anh quốc, 05/02/2023)

 

LIÊN HOÀNH CHỜ CƠ MỚI?

 

Ông Pu tìm ông Tập,

lo lập thế liên hoành,

chống hợp tung mà Mỹ,

phương Tây làm lâu nay,

ông Tập cũng đi giây,

nếu nghiêng về Nga quá,

rủi Putin thiệt thua

canh bạc Ukraina đó,

thì lãi lỗ khó bù.

 

Ông Tập nhìn ra biển,

có hai nút bấm kia,

một: Đài Loan bướng bỉnh

hai: Biển "Nam Trung Hoa",

nếu bấm nút một êm,

thì nút hai thẳng tiến,

nhưng sa lầy thì sao?

tiền của, người tiêu hao,

lại chuốc bao thù cừu,

canh bạc chưa ăn chắc.

 

Trong lúc chờ xoay vận,

ông Pu vẫn xuống tay,

đâm lao, lại cưỡi hổ,

trót rồi phải tiếp thôi,

nhất là người trong cuộc,

đang quấn, ghì lẫn nhau,

đấu trường khó phân định,

thắng bại tháng ngày này,

một số người suy đoán,

rồi sẽ có xuống thang (?)

vì túi tiền hai bên,

cũng đang dốc gần cạn,

chỉ nạn nhân chiến tranh,

là đau đớn khôn nguôi,

cuộc thế đã thế rồi,

mong tìm được công lý,

năm 23 vừa sang!

 

NQP, London, 03/01/2023

 

CHÍNH DANH?

 

Ông Tập nắm Trung Hoa,

sau sáu ông ngồi trước,

trong cuộc nắm binh quyền

luôn phải lo chính danh.

 

Đã không bầu cử thật,

quốc hội rặt đảng ta

hiến pháp đảng đặt ra,

nhà nước dựa súng ống,

nay hết Anh, Nhật... rồi,

lấy gì giữ quyền đây.

 

Vậy kế sách có ngay,

diệt ruồi, đánh tham nhũng,

tăng gây sự Biển Đông,

đe dọa "tỉnh" Đài Loan,

lại thêm 0 Covid...

 

Điều lệ đảng sửa tiếp,

để cầm quyền trọn đời,

vào quan tài thì thôi,

còn lại cứ ngồi mãi,

ấy chính danh của ta!

Ngày nọ có người bảo,

này Hoàng đế Đỏ kia,

trò "chính danh" giả dối,

đã hết thời, quá nhàm,

thứ chủ nghĩa hạng bét,

với lịch sử đảng máu,

đáng vứt vào sọt kia,

thành rác rưởi lịch sử!,

 

càng ngồi lâu ông nhé,

Trung Hoa càng tệ lâu,

và thế giới càng khổ,

vì cái đầu tham lam,

rồi một ngày kia đến,

sẽ rơi vào lãng quên!

 

NQP, London, 03/01/2023

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85633)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88828)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92081)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89788)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111246)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91857)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91383)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81652)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86136)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87136)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.