- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN

17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 8997)


 

vu_thu_hien_2
Nhà văn-Nhà biên kịch Vũ Thư Hiên

 

 

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn    

 

Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…

Một C.ty văn hóa tư nhân núp bóng Nhà nước mời tôi làm phim về TP. HCM dịp kỷ niệm 15 năm, mang tên “Thành phố không mệt mỏi”. Sau khi đã quay tư liệu một vài cơ sở sản xuất kinh doanh, lúc tới C.ty của doanh nhân nổi như cồn Tăng Minh Phụng, tôi được biết nhà văn Vũ Thư Hiên đang làm cố vấn cho ông ta trong việc giao dịch hàng hóa với nước Nga (lúc Liên-xô sắp sụp đổ).

Tôi hồi hộp lắm, vì đã được biết sơ qua về quãng đời tù đày của một nhà văn đang có tên trong cơ quan tôi với chức danh “nhà biên kịch” từng tốt nghiệp trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên-xô (VGIK). Nếu được gặp ông, tôi sẽ nói gì đây?  Bảo rằng: “Thưa bác, em vinh dự là người cùng cơ quan với bác”, hay là: “Các rạp chiếu phim đã biến mất trở thành quán bia, vũ trường, đầu phim thì dành cho các nghệ sĩ lớn có công với CM và nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú thực hiện rồi, nên thằng đàn em đành thất nghiệp chạy vào đây, may quá được gặp bác…”?

Nhưng để làm gì? Để tìm sự cảm thông, lời an ủi của bậc đàn anh trong nghề cũng đang bỏ nghề ư?… Nhưng thật ra, tôi chợt nảy lòng thương ông, và thương mình… Tôi quyết định không kể cho ai là tôi có biết ông, thậm chí biết rõ về lai lịch của ông. Không phải vì sợ có người bĩu môi: “Úi giời, thấy người sang bắt quàng làm họ”, mà bản năng mách bảo tôi: biết đâu đó cũng là cách tôi bảo vệ ông, khi ông đương tìm cách náu mình an toàn để mưu sinh…

Tôi đã gặp ông hai lần tại C.ty thương mại đang ăn nên làm ra nọ, với tư cách chỉ là hai người làm thuê cho ông chủ nhiều tiền và biết trọng trí thức. Nhà văn không thể biết rằng có một kẻ vô danh tiểu tốt mới vào nghề điện ảnh đã kín đáo quan sát ông, tự hỏi ông đang làm gì cho ông chủ ấy trong lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với ông là kinh doanh…

Mấy năm sau, qua hồi ký của ông, tôi được biết đó cũng là thời gian ông âm thầm viết “Đêm giữa ban ngày” giữa nguy hiểm vẫn còn rình rập. Và cuốn sách đó cũng góp phần trả lời giúp tôi cái câu hỏi vấn vương trong nhiều năm – đặc biệt qua những dòng hôm nay tôi đọc lại để hiểu thêm về những điều mình sẽ phải viết:

“…sau khi ra tù, không đi làm cho nhà nước nữa, đời sống gia đình tôi khấm khá hẳn lên, tinh thần cũng thoải mái, kể cả khi tôi làm thuê cho những người theo lý thuyết của các nhà mác-xít là những tên bóc lột. Những ông chủ cá thể xử sự có văn hóa hơn hẳn ông chủ lớn mà tôi phục vụ suốt đời” (ĐGBN).

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106409)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101649)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 109009)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93404)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113363)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 87168)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94809)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94187)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111061)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 114979)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.