- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG

25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 8066)


anh tray chua Huong

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi… Lần đi với anh Hoàng Kỳ - con trưởng của ông, tôi có hỏi anh về câu thơ trên, anh liền đọc thêm câu: “Em trẩy chùa Hương phía giải oan” của cha mình, rồi bảo: “Em tinh đấy! Theo anh, đó là câu thơ nói được con người cụ nhà anh rõ nhất…”

Tôi cứ ngẫm nghĩ về câu nói trên của anh Hoàng Kỳ, cùng cái cảm xúc mới mẻ gợi trong tôi như một góc nhìn riêng về Thơ Hoàng Cầm còn đeo đẳng cho tới hôm nay… Toàn bộ thơ, truyện thơ, kịch, văn xuôi Hoàng Cầm, tôi nghĩ đã được viết ra từ “phía xót thương” này; những tìm tòi về chữ nghĩa, thi tứ, hình tượng thơ, các thi pháp ẩn ngữ, mỹ cảm tâm linh hóa, v.v, của ông chắc chắn đều có cái nền của “phía xót thương”…

Xót thương cho thân phận của người phụ nữ chị hai quan họ, nguyên mẫu của mẹ nhà thơ suốt mười năm trời bị chồng xa lánh hắt hủi chỉ vì mê hát (Tôi người làng quan họ); xót thương cho đôi trai gái “luyện giọng từ năm cùng chín tuổi” yêu nhau mà “biết bao giờ nên vợ nên chồng”, để rồi “Em đã chết mòn sau cánh cổng/ Tình chúng ta vỡ như bong bóng” (Khi mùa xuân trở về); xót thương cho cô vợ anh bộ đội Việt Minh sống trong vùng địch hậu - người mẹ trẻ “nước mắt nhiều hơn sữa/ Ngực lép con nhay đã rã rời” (Tâm sự đêm giao thừa); xót thương cho đứa bé “lủi thủi tìm miếng ăn” bởi “bố cường hào nợ máu”, mẹ bỏ con vào Nam, lại xót thương cho chị bần nông cốt cán “bị đình chỉ công tác” chỉ vì “Nhìn đứa trẻ mồ côi/ Cố tìm vết thù địch/ Chỉ thấy một con người” (Em bé lên sáu tuổi); xót thương cho sông Lô mà thi sĩ hóa thân thành “em bé sông Lô”, cho sông Đuống “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” trong nỗi “nhớ tiếc, sao xót xa như rụng bàn tay”…

Có lần, tôi nói với ông Hoàng Cầm về ý đồ xây dựng một phim điện ảnh về số phận của các liền anh liền chị quan họ quê hương ông, mắt ông sáng lên và hào hứng đọc cho tôi nghe mấy bài liền từ bản thảo “Tiếng hát quan họ”. Cặp mắt ông như rớm lệ trước những số phận quan họ ở “Chân trời tua tủa mảnh chai”, rồi nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu ạ, cội nguồn của tiếng hát quan họ là Tình thương đấy…” Mấy lần được nghe ông nói chuyện ở các trường học ở Thuận Thành, tôi hiểu: cái thông điệp chủ yếu ông gửi gắm tới thầy và trò qua thơ – văn chỉ là nỗi xót thương, sự đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người. Tập bản thảo có tranh vẽ của tác giả mà nhà thơ Hoàng Cầm đã yêu quý, tin cậy tặng cho tôi, cũng nồng ấm sự gửi gắm này…

Trước đêm ra mắt “Về Kinh Bắc, 100 năm Hoàng Cầm”, tôi có đọc lại bài viết của nhà thơ Hoàng Hưng nói về Lễ kỷ niệm này, có đoạn: “Con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào nghệ thuật hiện đại của Việt Nam”.

Và tôi nghĩ thêm, thực ra chỉ là những điều mà nhà thơ có số phận long đong gắn với ông Hoàng Cầm và tập “Về Kinh Bắc” chưa tiện nói:

Hơn ai hết, Thơ ca Hoàng Cầm là sự trả nợ/ nói hộ/ nói thay/ nói tiếp cho một thế hệ thi sĩ Việt sống trong thời đại sắt máu muốn nói lên tiếng nói của Tự do, của Bản thể người, với bản chất của khát vọng Thi ca & sứ mệnh Thi ca là mong mỏi cho Con người được Người hơn; dù có phải đối mặt với bao đe dọa về tính mệnh lẫn sinh mệnh Thơ ca, dù có lúc phải hạ mình nhẫn nhục, phải vờ hèn hạ để đợi dịp bật ra sự thật của Tình yêu và lòng Căm giận tự đáy lòng mình… Tình yêu và Lòng căm giận đó được viết ra bằng “ngôn ngữ của vết thương” (Chu Văn Sơn), có sự bảo đảm bởi một trái tim luôn hướng về “phía xót thương”.


Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Sáu 202210:20 CH(Xem: 7925)
Mãi rồi cũng về đến núi. Chính xác là về đến chân núi, đèo Ngao. Vượt qua con đèo dài 32 cây số cả lên lẫn xuống này, mới đến bản Tồng, quê Mìn. Nhảy xuống khỏi thùng cái xe tải chở hàng cứu trợ, nằm vật xuống bãi cỏ bên một búi tre chân đèo. Thở dốc. Mệt mỏi. Mìn ngửa mặt nhìn trời. Trời đầu thu xanh thẳm không một gợn mây, nắng vàng rười rượi ấm áp tỏa khắp nhân gian. Vậy mà sao Mìn thấy lạnh lẽo quá. Lạnh từ trong tâm can ruột rà sâu thẳm lạnh ra. Xung quanh không một bóng người, không một tiếng gà kêu chó sủa. Con đường quốc lộ chạy qua chân đèo, con đường đèo nối mấy huyện vùng cao thường ngày tấp nập người xe, vậy mà nay vắng lạnh. Mà mới chỉ đầu giờ chiều. Mọi thứ như có một cái phép thần của mụ phù thủy, vung lên một cái, biến sạch. Khi dời bản bỏ núi xuống phố làm thuê, ba tay Mìn, Lù, Phủ đã uống rượu thề sống chết có nhau. Thế mà bây giờ, về tới chân núi chỉ còn có một mình…
02 Tháng Sáu 202212:19 SA(Xem: 9651)
Tháng Tư, mặt trời phương Đông / Những tượng đá im lìm níu giữ / Có mùa hoa kẹt lại bên song / Người cũng không về nữa
25 Tháng Năm 20227:11 CH(Xem: 9250)
Người về tím chiều cánh diều châu thổ / chập chờn mái lá / những chú bê nấn ná vạt cỏ non / vườn cây xanh trần ai khát khao cánh chim tìm tổ / vọng tiếng cười đợi chờ son sắt nhân duyên / Đất từ bi mộc mạc / Đất chân chất yêu thương / dường như cánh sen rơi nước mắt / và mùa hạ đang nở nốt hồn nhiên
25 Tháng Năm 20226:43 CH(Xem: 9536)
Tôi viết dăm ba chữ / rồi gán đó là thơ / nhướng con mắt mỏi đọc / trong cát gió mịt mờ
25 Tháng Năm 20226:30 CH(Xem: 8215)
Cách đây mấy năm, trong khi làm phim tài liệu chân dung “Lê Đại Cang - nhân cách bậc quốc sĩ”, nhà báo - Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa đã đưa tôi tới sông đào Ngũ Huyện Khê để ghi hình ảnh bộ cho phim này.
20 Tháng Năm 20228:49 CH(Xem: 10353)
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84 Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
12 Tháng Năm 202210:30 CH(Xem: 10865)
anh sẽ không nhận ra em / gặp nhau bên ngoài thư viện / đơn sơ, blue jeans T shirt không son phấn / một cuốn sách mở, anh sẽ đoán / dù mọi người đang viết tiểu thuyết bí ẩn. đời mình
29 Tháng Tư 202210:44 CH(Xem: 11248)
thành phố tan hoang mảnh vụn / phố nhà, cao ốc, bệnh viện vỡ tung / thây người la liệt / khói lửa ngút trời / từ đâu niềm hung ác của kẻ láng giềng thô bạo / mới hôm qua là anh em ?
29 Tháng Tư 20221:40 SA(Xem: 8675)
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
29 Tháng Tư 20221:33 SA(Xem: 10537)
Cầm tay biền biệt / mà nói không cùng / vì trời mưa dột / ướt mềm vai chung