- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MƠ XUÂN

24 Tháng Giêng 20229:52 CH(Xem: 9838)
XuanThi
Ành minh họa- Tô Thúy Loan




 

Nhật Quang

MƠ XUÂN

 

Tháng Giêng

vạt nắng nhẹ tênh

Giòn tan

trên áo trinh nguyên

lụa mềm

Nở trên môi

nụ cười hiền

Ấp e…

tuổi mới hoa niên

ngạt ngào

Nụ thương

anh gối mộng…trao

Mơ xuân …chắp cánh

bay vào thiên thai

Gío mơn man

tóc mây cài

Tim anh

thơ thẩn

ngỡ dài đêm mơ…

Trăng soi

khem khép cửa hờ

Để anh

hôn khẽ lên bờ môi ngoan.

 

                      Nhật Quang

                   

 

 

 

 

XUÂN HY VỌNG

 

Cơn gió miên man

vùi ta vào giấc mộng…?

đằng đẵng chuỗi ngày giá đông

quẩn quanh nỗi trầm mặc  

chật chội cõi lòng…

chờ ban mai cửa bật tung nắng ấm

 

Khẽ lay dậy làn hương Xuân

hoà vaò gió sớm

áng mây hồng sẽ bay qua

gọi những cánh én về rong chơi

báo tin Xuân vọng vang tiếng cười

gieo phiến nắng áo trời thiên thanh lãng đãng

 

Tay nâng niu nụ hồng

ươm vào diễm mộng…

nguyện bình an nở đoá phúc, lộc yêu thương

quên đi những âu lo…

biến chủng đại dịch khôn lường

cho nhân gian hái mùa Xuân hy vọng

 

Thắm ngời lá hoa

bừng tươi ươm nhựa sống

treo ước mơ lên những nhánh mai vàng

mở lòng người

tiệc chúc tụng hân hoan

uống cạn Xuân vui, mơ say miền hạnh phúc.

 

                                     Nhật Quang

 

 

 

XUÂN THÌ

 

Xuân đến, rồi Xuân lại ra đi

Em ơi! Hãy đánh thức dậy xanh những vòm lá

Dẫu mai gió Đông còn buốt giá

Những đêm  đơn côi không vai lạnh bơ vơ

 

Xuân chỉ thoáng qua, em ơi! chớ hững hờ

Mai Hạ về thắp phượng hồng nhung nhớ

Cuộc tình xưa cũng một lần dang dở

Hãy yêu nhau  đi đừng để sắc Xuân phai

 

Hong ước mơ vào màu nắng ban mai

Đời đẹp lắm, em đừng vương sầu nhé!

Hãy khơi dậy niềm tin, Xuân mang đầy sức trẻ

Đoá mai vàng nở khát vọng chờ mong

 

Xuân đến, Xuân đi ta vẫn mơ mộng …

Em đừng buông lơi mùa xanh tình ái

Dẫu mộng trăm năm không như thực tại

Nhưng hạnh phúc sẽ đến khi ta biết yêu

 

Xuân có thì, em đừng để Xuân cô liêu

Hương tình ủ ấp…gói vào nồng nàn thắm mãi

Hạnh phúc sẽ đâm chồi khi màu nắng trải

Lá sẽ xanh vuơn tới níu tình Xuân.

 

                                        Nhật Quang

                                       

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98819)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32247)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110660)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128065)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84039)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.