- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÁ VÀNG

09 Tháng Giêng 202211:48 CH(Xem: 9353)
TRANH DINH CUONG
Tranh Đinh Cường

Lê Chiều Giang     

CÁ VÀNG     

 

“Sao lòng ta bỗng rộn ràng

Như những toa tàu sắp chạy

Thăm những nhà ga sắp hồi sinh

Những nhà ga sắp thở…”

[Đinh Cường 1969]

 

 Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi:” Làm sao để thành ...Cá?”.

Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy dụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững?

Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng.

 

Năm 1997, anh Trần Công Sung từ Paris viết bài về chuyến ghé thăm một số bạn bè sống ở California và một vài tiểu bang khác.

Tạp Chí Thế Kỷ 21 gửi xuống San Diego bài viết của Trần Công Sung viết riêng cho Nghiêu Đề, chỉ bởi từ câu nói đùa của anh:” Suốt bao năm, Giang ngắm nhìn tôi như thích một con Cá Vàng”.

Anh Trần Công Sung viết lời ngợi ca, khen tặng tất cả những “Vợ hiền” trên trái đất. Dù có thấp thoáng chút hồn thơ mộng, vẫn không dám chểnh mảng cái trách nhiệm khó khăn muôn đời của “Hội phụ nữ” chúng tôi: Bằng mọi gíá, luôn xây dựng, vun xới quyết liệt cho một gia đình ấm êm, và hạnh phúc

 

Cuối cùng, Anh Nghiêu Đề đau ốm buông bỏ hết mọi thứ, rồi ra đi.

Và trước khi tôi bước những bước dài theo một Nhân Duyên hoàn toàn mới. Trong những chuyến du lịch xa xôi, tôi ghé Virginia thăm ngôi nhà thơ mộng của anh chị Đinh Cường.

Trên chiếc xe nhỏ mầu đỏ, Anh chạy nhiều vòng qua mọi phố, loanh quanh cùng tôi xem những kiến trúc yêu kiều của DC.

Nhớ nhất là lúc tôi ngồi dưới bóng của một tàn cây xanh mát, kiên nhẫn chờ Anh viết cho xong bài thơ bên dòng Potomac. Dòng sông với nước lung linh sáng trong ánh nắng gay gắt giữa trưa. Đúng giờ Ngọ.

Nhìn bóng nước xôn xao, tôi chợt tự hỏi có phải Anh đang nghĩ đến chiếc nhẫn anh đã quăng xuống hồ Tịnh Tâm? Ném đi mất tăm mối tình đầu tan vỡ của anh, ngay giữa dòng nước hồ tịch lặng.

Chiếc nhẫn cũng như đáy hồ… Toàn những chuyện tôi được nghe kể lại. Chỉ có điều

duy nhất mà tôi còn nhớ,  sau 75 lúc phải sống, phải điên đầu trong than lửa nhọc nhằn, anh Nguyên Khai đã tiếc nuối hỏi đùa Đinh Cường :” Mi ném nhẫn đó góc nào? để tau ra Huế, tìm cho ra chiếc nhẫn vàng dưới đáy hồ, sửa soạn một bữa tiệc linh đình, đãi anh em”.

 

Lái xe có khi lạc đường, quên lối, nhưng chúng tôi chẳng mấy quan tâm. Anh ghé hai quán Cafe có trưng tranh, treo bán nhiều tác phẩm rất nhỏ anh ký gửi. Tôi thú vị tìm ra cái hay hay của những bố cục muốn vượt hẳn ra ngoài khung tranh, những nét vẽ miên man, bất tận trong một không gian nhỏ hẹp. Rõ ràng tôi đã quen thưởng lãm tác phẩm Đinh Cường qua những tấm canvas lớn. Bóng thiếu nữ dịu dàng đứng bên góc nhà thờ, thanh thoát bay cùng tiếng chuông xa vời, trong chiều thu im vắng.

Anh dặn dò: ” Hôm nay anh mời, Giang phải uống rất nhiều, có thể uống trăm ly Cafe cho hết tiền của hai bức tranh nhỏ vừa bán”. Tôi cũng hay Cafe sáng, trưa và chiều tối, có khi cả tỷ tỷ ly trong những lúc chán đời, buồn bã từ ngày anh Nghiêu Đề đau ốm rồi ra đi. Nhưng hôm nay, một ngày rất đẹp, rất vui ở DC, chắc tôi không nên phí hoài như thế.

Anh tiếp tục lái xe, cứ lạc lối và cứ lạc đường, quyết để tìm mua những chai Red Wine, dưới trăm cái tên mà cả anh và tôi đều chẳng biết rượu ngon hay dở. Anh muốn dùng cho hết tiền tranh vừa mới có, không hết bởi Cafe, thì phải uống thêm rượu đỏ. Uống như sự đãi ngộ, phải như một tưởng nhớ về người bạn thân vừa mới bỏ đời, ra đi...

 

Chiều nhạt nắng với ngàn lá phong rơi rụng, con đường mòn phía sau nhà Anh trải đầy lá úa. Chúng tôi ngồi Cafe, nhắc lại nhiều kỷ niệm từ những ngày còn Hội Họa Sĩ Trẻ, những ngày tôi còn đi học, tôi còn bé xíu.

Tôi nhất định không muốn quên lời khiếu nại trong lần đầu tiên tôi gặp anh,  anh theo dõi bức tranh của Nghiêu Đề. Bức tranh mà khi mang tới phòng triển lãm của Hội Hoạ Sĩ Trẻ ở Alliance Francaise Gallery. Chân dung đẹp mơ màng của tôi với khung tranh chỉ được anh Nghiêu Đề quấn rất vội vàng bằng những sợi giây lạt. Với tôi, đó là một khung tranh khác lạ hay hay, và có thêm cả sự chân tình, dễ thương. Nhưng ngay lập tức, anh Đinh Cường nói với tôi theo một ý nghĩa khác:” Bằng mấy vòng giây lạt đó, “Nó” sẽ trói đời cô vào cái kiếp sống lơ tơ mơ, sống vất vưởng trên cung trăng, sống lang thang bên ngoài trái đất …”

Và lời anh Đinh Cường nói đã như một tiên tri, những sợi giây lạt tưởng như mong manh dễ rớt rơi đó, đã trói buộc tôi với anh Nghiêu Đề, một họa sĩ tài hoa nhưng nghèo nhất nước.  Chúng tôi đã sống chan hòa, sống cùng nhau cho đến hết, và cho cả đến chết.

 

—---------------

 

Chị Đinh Cường mời thêm họa sĩ Ngọc Dũng, người có nhà rất gần, một bạn thân mà như hàng xóm. Chiều tà với lá tả tơi bay, lá rụng vàng theo gió sau hiên nhà. Chúng tôi ngồi với Cafe, và những ly rượu đỏ.

 

“...Ngoài ta ai đón trăng huyền lặn

Mà dẫn đi qua khỏi cửu trùng?...”

[Trần Dần]

 

 Anh Ngọc Dũng đọc thơ Trần Dần, Hữu Loan. Tôi ngâm thơ Hoàng Cầm, Quang Dũng...

 

“...Vầng trán em vương trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây phương

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ em nhớ thương?...”

[Quang Dũng]

 

Chúng tôi như đang sướt mướt, gọi mời những hồn ma bóng quế trong Nhân Văn Giai Phẩm về đây, ngồi với.

 

“...Chồng em rách nát chiến bào

Vi vu gió thổi, bay vào Kinh Đô…”

[Hoàng Cầm]

 

Chút se sắt lạnh của chiều như làm những lời thơ xưa, nửa hùng tráng nửa buồn hơn.

Tôi nhắc anh Đinh Cường bài thơ mới bên dòng Potomac.

Anh tìm trong túi áo, anh ra tìm ngoài xe… Bài thơ chưa thuộc, bài thơ biến mất. Anh

tiếc nuối những vần thơ vừa mất tích.

Nhớ nhớ quên quên, Anh thở những hơi dài trong Pipe thuốc, đọc chút thơ có nhắc chiếc nhẫn đã quăng giữa lòng hồ Tịnh Tâm. Nhìn khói haft & haft mơ màng bay, nghe thơ mà tưởng như đang nghe anh kể lại những kỷ niệm xa vời...

Tránh đi chút nặng nề của quá khứ, anh mời chúng tôi xuống basement, Studio với rất nhiều tranh sơn dầu. Hội Hoạ Sĩ Trẻ chỉ có anh là người vẽ nhiều tranh nhất. Anh có nhã ý tặng bức nào tôi muốn mang về california.

Tranh của anh tôi treo trong phòng khách, vẫn rất mơ màng và u hoài như một bài thơ cổ.

 

---------

 

Chỉ một năm, sau lần chúng tôi ngồi Cafe bên khu rừng phong rất đẹp ở nhà anh Đinh Cường. Từ nơi khác xa xôi, tôi biết tin anh Ngọc Dũng ra đi.

Nghiêu Đề, Ngọc Dũng, và rồi Đinh Cường. Những con Cá Vàng như lời ví von của một năm nào, rất cũ. Lần lượt đã theo dòng nước trôi, rồi biến mất tăm, và sẽ quên lãng hết, ngay cả trong lòng người.

 

Duy nhất anh Đinh Cường, người ước ao biến thành “Cá Vàng”.

Cá vàng đã lững lờ lặn sâu xuống dòng nước cũ, đã tìm cho ra dưới lòng hồ Tịnh Tâm, chiếc nhẫn nào đã ném đi từ những năm xưa.

Trên chiếc cổ nho nhỏ, Cá Vàng có mang thêm chiếc nhẫn.

Nhẫn vẫn đẹp rực rỡ và óng ánh sáng như một chiếc kiềng vàng.

 

Lê Chiều Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91481)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81766)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86239)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87260)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78373)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100411)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81325)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192308)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84824)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114805)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ