- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY TRẦM

29 Tháng Bảy 20212:11 SA(Xem: 13553)


Chân dung Hy Quỳnh-2021
Hy Quỳnh - SG 2021

Thơ Hy Quỳnh

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY TRẦM

 

LTS: Hy Quỳnh là tên thường gọi cũng là bút hiệu. Hy Quỳnh sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, hiện vẫn sống và làm việc tại thành phố này. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của người làm thơ mang tên Hy Quỳnh.

TCHL

 

 

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY TRẦM  
                     

Tháng năm âm lịch

Thắp hương lòng nhớ ngoại

Mơ thấy gối cưng

 

Một năm mấy đi qua

Lũ sâu ma lì lợm ở hoài

Vạn vật thoi thóp thở

 

Một người đàn bà

Có bao nhiêu cái mười năm?

Anh đi đi


Các bạn đeo khẩu trang

Đứng ngoài phố phát cơm không đồng

Đẹp thật cần gì giải

 

Mùa ngăn sông cấm chợ

Cũng như nhiều thị dân, tôi đi

Xí phần rau củ quả

 

Hai tuần lại hai tuần

Bức tường nhìn không ra màu gì

Ai cần hỏi thứ mấy

 

Những hộp cơm tình thương

Vừa đơn sơ vừa đầy ắp

Nước mắm ngọt như mật

 

Ngày qua ngày xớ rớ

Loay hoay khấn nguyện trong chật chội

Cầu vồng nơi tay Chúa

 

Vụn vặt này, vụn vặt

Đáng chi đâu văn xuôi xuống dòng

Tắt đèn nhìn trăng sáng

 

Hy Quỳnh

Sàigòn 21/7/2021

 

THÁNG CHÍN

 

Hãy ngồi xuống đây với em

Mặc kệ nắng đang say rượu

Hãy nói người vẫn chưa quên

Mắt xưa nghiêng bên thềm cũ

 

Đã quá lưng chừng tháng chín

Xốn xang áo đỏ đợi ai?

Gói ghém niềm riêng giấu kín

Lỡ tay rơi tiếng thở dài

 

Đến đây thì ngồi xuống đây

Nói gì cho em cười với

Cho cơn buồn đừng thức dậy

Làm ơn đi, em van đấy!

 

Tháng chín trôi nhanh hay chậm

Ngày ấy năm này còn mưa

Người đến tình dài ý ngắn

Nhớ thương kể mấy cho vừa.

 

Hy Quỳnh

 

 

TỪ EM

 

Từ em sắc sắc không không

Tôi về ngơ ngác hỏi lòng hư vô

Từ em là thoáng mơ hồ

Tôi về pha mực vẽ tô bóng mình

 

Từ em bỏ mặc cuộc tình

Tôi về viền lại bức hình tương tư

Từ em tựa khói sương mù

Tôi về gảy phím hát ru nỗi buồn

 

Từ em như cánh chuồn chuồn

Đến đi bất định, vô thường nắng mưa

Tôi về đốt hết tình xưa

Gửi tàn cho gió, cho vừa lòng em.

 

Hy Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 111671)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98866)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32308)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110720)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128156)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84098)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.