- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BỆNH NHÂN TÂM THẦN

05 Tháng Sáu 202112:24 SA(Xem: 12364)
tranh LE MINH PHONG 2
tranh Lê Minh Phong

Truyện ngắn

Vũ Đảm

BỆNH NHÂN TÂM THẦN

 

 

Sáng nay, Trại tâm thần Tĩnh Tâm đón nhận thêm một bệnh nhân mới, đích thân  ông giám đốc cụt tai  chỉ đạo cho phòng hành chính tiếp đón và bố trí cho bệnh nhân Ngô Tuấn ở chung phòng với bệnh nhân Lê Duy. Một căn phòng dịch vụ sang trọng hơn hẳn những căn phòng khác mà người nhà bệnh nhân phải trả tiền thuê cho Trại tâm thần. Người nhà bệnh nhân nghèo khó gọi đây là những căn phòng VIP dành cho những bệnh nhân tâm thần VIP. Dĩ nhiên bệnh nhân VIP ở đây không phải là bệnh nhân nặng nhất, hay đập phá, chửi bới, đánh nhau, đánh bác sĩ, đánh nhân viên nhất mà lại là những bệnh nhân xuất thân từ thành phần sang trọng, gia đình giàu có. 

Bệnh nhân Ngô Tuấn, béo tốt, mặt vuông chữ điền, tóc muối tiêu, dáng dấp như một cán bộ; nếu không bị tâm thần mà vững bước trên con đường quan lộ, không chừng trở thành Bộ trưởng. Bệnh nhân Lê Duy dáng thư sinh, đẹp trai như một tài tử điển ảnh; nếu không bị tâm thần mà theo nghiệp điện ảnh không khéo trở thành minh tinh màn bạc.

          Ngay sau khi nhập phòng, thay xong bộ quần áo đồng phục màu xanh lá cây của bệnh nhân tâm thần, Ngô Tuấn có cuộc làm quen với bệnh nhân Lê Duy, không chào nhau theo kiểu, rất hân hạnh được làm quen với anh hay anh vào đây đã lâu chưa? Cũng không có cái bắt tay thân thiện mà là một nụ cười:” Hì”. Lê Duy không đáp lại bằng một nụ cười hay một câu nói mà chỉ gườm gườm nhìn lại. Đôi mắt không ngây dại như những bệnh nhân khác nhưng cũng đủ làm cho Ngô Tuấn thấy sởn da gà. Bệnh nhân VIP thì VIP nhưng biết đâu nó lên cơn, lại chả cho mình một cái đạp hay một quả đấm như trời giáng vào mặt thì nguy to. 

          Bệnh nhân Ngô Tuấn đi ra khỏi phòng, tránh đôi mắt gườm gườm của  Lê Duy. Ngô Tuấn đi lang thang trong khuôn viên Trại tâm thần, khi đi qua khu bệnh nhân nặng hay đập phá, Ngô Tuấn liếc mắt nhìn vào. Những bệnh nhân tâm thần vật vờ, đầu tóc bù xù, quần áo bị xé rách, có kẻ cởi bỏ quần áo quàng lên cổ. Một bệnh nhân vẫy vẫy Ngô Tuấn lại:

  • Cho tao miếng cơm cháy, tao đói quá!
  • Hì hì, không có!
  • Đi mua, đi mua, tiền đây, tiền đây.

Bệnh nhân đưa cho Ngô Tuấn tờ giấy vụn, Ngô Tuấn cầm lấy, cười cười đáp lại, bệnh nhân kia cũng đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ như thể chỉ một chốc nữa thôi, đồng tiền mà mình đưa cho Ngô Tuấn sẽ biến thành miếng cơm cháy ngon lành. Bệnh nhân này vốn thích ăn cơm cháy thời còn sinh viên, bị cô người yêu xinh đẹp bỏ rơi lấy một anh nhà giàu thành phố nên bị điên tình, được đưa vào đây đã ba mươi năm nhưng  ngày đêm gọi tên cô người yêu, hứa sẽ chung thủy với cô suốt đời. Mồm vừa nói lời chung tình nhưng khi cô y tá đến cho uống thuốc thì bệnh nhân đã ôm chầm lấy cô, hét lên vợ ơi, anh yêu em hơn cả cơm cháy!     

Ngô Tuấn vứt miếng giấy xuống đất, tiếp tục rảo bước trong hành lang. Bỗng Ngô Tuấn giật bắn mình bởi một bàn tay ở trong khung cửa sắt chộp lấy cổ áo mình giật mạnh:

  • Ha ha, mày định trốn trại à?

Ngô Tuấn són đái cả ra quần, cố hết sức đưa tay gỡ bàn tay gày guộc của kẻ tâm thần đang nắm cổ áo mình nhưng bất lực. Bàn tay cứng như sắt siết lấy cổ áo, phản xạ trước nguy cơ có thể tắc thở, Ngô Tuấn cắn vào tay gã bệnh nhân, gã kêu ối lên một tiếng rồi buông tay ra. Ngô Tuấn chạy thục mạng ra khỏi dãy bệnh nhân nặng, vẳng theo sau là tiếng kêu của gã bệnh nhân : «  Giết người, thằng kia giết người, cứu cứu... ».

Ngô Tuấn chạy ra phía khu vườn, có nhiều cây tỏa bóng râm mát, lại có cả hoa, tiếng chim hót trên cành, Ngô Tuấn ngồi xuống một ghế đá, thả người ra phía sau thở hổn hển. Chưa kịp tĩnh tâm thì lại có tiếng người ở phía sau :

  • Ê, thằng kia ra đây làm gì ?

Ngô Tuấn vẫn ngồi im lặng, nhân viên Trại tâm thần đi lại, quát :

  • Mày định trốn trại à ?

Ngô Tuấn quay lại, cười :

  • Hì !
  • Hì cái con c...đi vào !

Nhân viên cầm tai Ngô Tuấn xách mạnh, Ngô Tuấn đau đớn nhưng không kêu, đứng dậy đi vào. Thấy Ngô Tuấn đi vào phòng VIP, người nhân viên có vẻ sợ sệt ngó trước nhìn sau. Nó là bệnh nhân VIP mới đến, may mà mình mới chỉ xách tai nó, chứ đánh nó thì khéo mình cũng biến thành tâm thần! Đã có qui định luật bất thành văn của Bán giám đốc Trại tâm thần, cán bộ, nhân viên của Trại không được đánh, chửi bệnh nhân VIP, ai vi phạm thì bị kỷ luật, nhẹ thì trừ lương, nặng thì đuổi việc. Những người làm việc trong Trại tâm thần bảo, ông giám đốc có biệt thự mấy triệu đô, có ôtô nửa triệu đô cũng là do thân nhân bệnh nhân VIP biếu cả nên ông coi bệnh nhân VIP như ân nhân của ông. Thế nhưng ông hay nhắc nhở cán bộ, nhân viên trong Trại không được ăn chặn chế độ của bệnh nhân tâm thần, họ là những kẻ bất hạnh cả về tâm hồn lẫn thể xác, ăn bớt ăn xén của họ là thất đức. Ông giám đốc còn đưa ra một minh chứng, có ông giám đốc ở trại điên tỉnh nọ, ra lệnh  cho nhà bếp rút khẩu phần ăn của bệnh nhân xuống một nửa, ông bảo đối với bệnh nhân điên, ăn cơm gạo tám với thịt gà cũng biết ngon là gì đâu và ăn cơm gạo mốc với rau luộc cũng có biết khó nuốt là gì đâu; số tiền ăn bớt khẩu phần ăn của bệnh nhân được chia nhau lên đến năm trăm triệu trong ba năm. Bị người nhà  bệnh nhân tố giác, bị báo chí phanh phui, nhục nhã quá nên ông giám đốc đã phát điên, đúng là trời quả báo!

 Ông giám đốc trại tâm thần Tĩnh Tâm chưa bị trời quả báo nhưng đã bị người quả báo, người ấy chính là bệnh nhân tâm thần của ông. Một cô gái mười tám tuổi bị phụ tình nên phát điên được đưa vào trại. Thấy cô trắng trẻo, xinh xắn nên ông giám đốc ham muốn, ông cho cô cái bánh, dụ cô vào phòng làm. Thấy cô ngồi im cho ông ve vuốt, ông nghĩ người điên chỉ điên cái đầu chứ bộ phận sinh dục có điên đâu nên họ cũng có nhu cầu ham muốn như người bình thường. Nghĩ thế nhưng ông vẫn cảnh giác, ông từ từ cởi áo cô ra xem cô có phản ứng gì không? Không thấy, mà ngực cô trắng, đẹp quá, ông nuốt nước bọt đánh ực. Ông xoa xoa vào ngực cô, đôi mắt cô lim dim. Giời ạ, đàn bà, con gái chịu để cho đàn ông xoa ngực mà mắt lại lim dim thế kia thì dục tình đang nổi cơn thèm khát. Chả còn nghi ngờ gì nữa, ông thoăn thoắt cởi  quần mình ra rồi tụt váy cô xuống, nằm đè lên người cô. Bỗng ông thét lên đau đớn, cô điên cắn đứt tai của ông nhai ngấu nghiến. Từ đó ông trở thành kẻ cụt tai và để che dấu chiếc tai cụt này, ông phải đi ra nước ngoài làm tai giả. Cũng từ đó, nhác thấy cô điên là ông giám đốc cụt tai lại ớn lạnh. Nếu có dẫn đoàn kiểm tra xuống mà vào phòng cô điên, bao giờ ông cũng đứng cách xa đề phòng mặc dù cô điên chả biết ông là ai, lại càng không nhớ là mình đã xơi tái chiếc tai của ông. Mà lạ lắm, bị cụt một tai nhưng ông giám đốc lại rất thính tai, mà thính thai với chính những âm thanh, tiếng động phát ra từ cô điên. Có lần đang giao ban trên phòng họp bật điều hòa khép kín, cả ban giám đốc  và các trưởng phòng chả nghe thấy gì thế mà ông bảo con điên đang la hét cái gì mà to thế? Anh trưởng phòng hành chính chạy xuống kiểm tra, lúc sau quay lên bái phục giám đốc thính tai, quả là cô điên đang lên cơn gào thét gọi tên người yêu. Lại có lần đang nói chuyện với bác sĩ, ông giám đốc cụt tai hỏi cô điên bị viêm họng hay sao mà ho khù khụ thế. Bác sĩ vội xuống phòng cô điên xem thì thấy cô đang ôm ngực ho rũ rượi liền đưa cô lên phòng y tế khám. Cô điên bị viêm phổi do đêm qua cởi trần ngủ nên bị nhiễm lạnh. Chiều qua, ông đang ngồi trong phòng làm việc, nghe thấy tiếng xòe xòe, quái lạ sao con điên lại đái trước cửa phòng mình thế này? Ông mở cửa sổ he hé nhìn ra, mắt nhìn ngây dại vào cặp mông trắng muốt của cô. Cơn dục tình nổi lên nhưng ông không dám đi ra dụ dỗ cô  vào phòng nữa. Ông vò đầu bứt tai, quên cái tai giả thế là bứt luôn nó rơi ra. Từ đó không hiểu sao cái tai giả rất thính của ông chuyển thành cái tai điếc đặc. Nếu bịt chặt tai kia đi thì có hét vào tai điếc ông cũng không nghe thấy gì.   

Bệnh nhân Lê Duy đã đi ra ngoài, Ngô Tuấn nằm ườn ra giường, không có báo đọc, không có ti vi, và không có cả bàn cờ tướng mà trước khi nhập trại, bệnh nhân Ngô Tuấn rất đam mê . Dĩ nhiên, bệnh nhân tâm thần thì biết gì mà đọc, biết gì mà xem, lại càng biết gì mà đánh cờ tướng- một môn thể thao trí tuệ !

  • Giám đốc, tao giết mày, tao giết mày !
  • Ha ha ha, thích quá, đánh nữa đi, đánh nữa đi, hahaha !

Có tiếng huyên náo, ầm ĩ ở ngoài sân, hai bệnh nhân nặng trong lúc nhân viên chăm sóc sơ hở đã lẻn ra ngoài sân choảng nhau. Kẻ ra đòn là một bệnh nhân gày nhom nhưng sức mạnh thì phi thường, gã giáng những cú đấm như trời giáng vào mặt bệnh nhân cao to, lực lưỡng, máu me be bét cả mặt nhưng bệnh nhân cao to lại không chống đỡ mà miệng còn cổ vũ cho đối thủ đánh nữa đi, đánh mạnh vào, cứ như thể càng được đánh thì càng lấy làm sung sướng lắm !

Giám đốc, tao đánh mày? Nếu ở thế giới bên ngoài, hẳn người ta sẽ tưởng nhân viên đánh giám đốc nhưng trong thế giới tâm thần ở đây, điều đó chỉ đúng một nửa. Bệnh nhân gày nhom trước kia là Phó giám đốc Sở, tố cáo Giám đốc Sở tham ô mấy chục  tỷ, có con ngoài giá thú với hai cô nhân viên. Cứ tưởng Giám đốc sẽ bị cách chức, mình sẽ lên thay nào ngờ Giám đốc có ô to che chắn nên đã cách chức Phó giám đốc xuống làm nhân viên vì tội vu khống ! Oan ức chịu không nổi nên Phó giám đốc đã phát điên. Ông Giám đốc Sở cao to nên  hễ cứ gặp ai cao to là bệnh nhân gày nhom lại lao vào đấm đá túi bụi để trả thù ! 

Hai nhân viên bảo vệ, thêm hai nhân viên chăm sóc phải cố gắng hết sức mới tách được bệnh nhân gày nhom ra khỏi bệnh nhân cao to. Ấy thế mà bệnh nhân cao to lại tiếp tục xông vào, không phải để ra đòn trả đũa kẻ đánh mình đến hộc máu mồm mà để được đánh nữa : Đánh đi, đánh đi !

                   Ngô Tuấn đi ra khoảng sân dành cho những bệnh nhân nhẹ có thể đi dạo hoặc ngồi trên ghế đá nghỉ ngơi. Chọn chiếc ghế đá ở góc sân không ai ngồi, Ngô Tuấn ngồi xuống, không ngắm nhìn những chậu hoa đặt trong sân, cũng không ngắm nhìn những bệnh nhân tâm thần mà Ngô Tuấn nhắm mắt lại. Ngủ ? Không, thỉnh thoảng vẫn mở mắt ? Nghĩ ngợi ? Cũng chẳng biết vì bệnh nhân tâm thần liệu có còn tư duy để suy nghĩ, chiêm nghiệm ?

          Một bệnh nhân đi lại ngồi xuống cạnh Ngô Tuấn, chả biết cả hai có nhận ra mình là bạn cùng phòng không mà không thấy thấy bắt tay  nhau hay cười hì một cái xã giao. Bệnh nhân Lê Duy lia mắt nhìn theo một bệnh nhân nam đang tụt quần ra, gã thản nhiên ngồi bĩnh ra một bãi to tướng. Trong đầu Lê Duy, những thỏi vàng cứ thi nhau nhảy múa.  Liếc nhìn sang Ngô Tuấn, bệnh nhân Lê Duy vỗ vai :

  • Kìa đống vàng 9999 to tướng, mày ra mà ăn đi.
  • Mày điên à, đống cứt thằng kia nó ỉa ra đấy chứ !
  • Ô thế ra quan bác cũng vào đây trốn tội tham nhũng như em à ?

Cả hai bệnh nhân tâm thần VIP mỉm cười, bắt tay nhau thân thiết.

VŨ ĐẢM

                                                                  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65876)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54387)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63514)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60240)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70349)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93629)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 91071)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94955)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93579)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98974)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.