- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHO NGÀY XANH ƯỚC MƠ

13 Tháng Năm 20214:51 CH(Xem: 12723)


NguoiMauTHUY LOAN
Người Mẫu Thúy Loan - Photo: Nhật Quang

thơ
Nhật Quang

CHO NGÀY XANH ƯỚC MƠ

 

Ta thắp một ngày xanh mơ ước

hong màu nắng tinh khôi

lấp lánh những chùm hoa bằng lăng tím nở

có vài chú sẻ nâu nô đùa trong vòm lá

lao xao, lao xao gió rừng cây thầm thì

những mái phố như vẫn còn ngủ mê

mặc cho tiếng ve ray rứt điệp khúc gọi nắng Hè

 

Ta thả hồn lênh đênh tĩnh lặng...

chơi vơi cảm xúc tháng Tư

những cánh bứơm mê mải sắc hương

bên bờ giậu hoa giấy ngõ về rêu mốc

đôi bồ câu vô tư quấn quít môi hôn âu yếm

trên tầng cao ô cửa vẫn khép kín im lìm

 

Vạt gió trong veo thấm bờ vai

ta thênh thang

gót bước nhẹ trên thảm cỏ non óng mượt

ân cần ghi lại những khoảnh khắc…sẽ vời xa

gom vào ký ức…một thời để nhớ!

nghe trái tim bung nụ hoa đời ngát xanh kỷ niệm…

cho em một ngày rất tươi trẻ hồn nhiên.

 

                                        Củ Chi 04 / 2021

                                                Nhật Quang

 

 

NHÁNH HOA PHƯỢNG BUỒN

 

Em còn thả ngọn tóc dài

Lối về hương thoảng mơ hoài trong ta

Vai mềm áo trắng thướt tha

Nắng vương bím tóc nhánh hoa phượng hồng

 

Tôi về ấp ủ hương nồng

Thầm trao em đóa hoa lòng tím mơ 

Biết em có nhớ mong chờ?   

Riêng tôi từ đó thẩn thơ, bồi hồi…

 

Thời gian gõ nhịp đời trôi

Em vô tư…để tim tôi lặng sầu

Vu qui em bước qua cầu

Tôi nghe ray rứt hạt ngâu trĩu hồn

 

Lối xưa phượng tím ru buồn

Tiếng ve nức nở, mưa tuôn góc trời

Đưa tay níu cánh hoa rơi

Chợt nghe ký ức…rã rời phượng ơi!

 

                                   Nhật Quang

 

 

 

VƯƠNG BÓNG HỒN QUÊ

 

Đêm chong nỗi nhớ

gió khuya buốt…ngấm vào da thịt

ký ức nào quyện về chập chờn dưới đèn khuya

tiếng đàn vọng ngân hồn quê da diết

bồi hồi…bao kỷ niệm vấn vương

 

Miền đất nắng ấm

lênh loang trăng soi dòng Rivera hiền hoà

nơi tôi khai sinh uống dòng sữa phù sa thơm mát

mồ hôi cha đã gieo xuống ươm trổ những mùa vàng

đôi vai mẹ vẹt mòn gánh gồng tính toan đời cơm áo

 

Tôi gieo vàn ước mơ…

theo cánh thiên di xuôi miền phố thị

hành trình xa…bỏ lại huơng vị chốn quê nghèo

gom lại những mùa chắt chiu mẹ lam lũ nắng mưa

bớt nhọc nhằn đường cày tay cha chai sần ruộng cỗi

 

Bóng quê rợp yên bình

níu buớc chân những lần trở lại

thèm được ngả lưng tựa vào bến quê

nghe sông hát khúc chiều lam con đò sang bến

lưu luyến lòng lại biền biệt xứ xa.

 

                                            Nhật Quang

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116880)
Nắng chiếu óng ánh trên mái tóc ngắn của cậu con trai, chiếc sơ mi mầu xanh dương hơi nhàu nơi hai bàn tay cô gái níu. Cô níu chặt quá, làm cái cổ sơ mi như muốn lật ngửa ra soi rõ một cái gáy thanh xuân mạnh mẽ. Cô gái nằm phía dưới tuy không nhìn rõ hết khuôn mặt, nhưng vầng trán nhô ra rất thanh tân.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 74315)
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85105)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96267)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83920)
Bài viết này duyệt lại huyền thoại trụ đồng Mã Viện xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV-V, nhưng không hề có dấu vết trên thực địa hay trong quốc sử Hán. Những dã sử về số lượng và vị trí trụ đồng chẳng những thiếu cơ sở, mà còn di động, từ châu Khâm tới Hà Tiên-An Giang—không ngừng nam tiến, giống như tấm bản đồ biển Đông Bắc Kinh mới công bố năm 2009, ấn chứng của “thực dân xã hội chủ nghĩa” [Han social-colonialism ], vò đựng mới cho tinh thần Đại Hán phong kiến.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 73636)
Vichto Olegovich Pelevin sinh ngày 22.11.1967 tại Moskva, trong một gia đình quân nhân. Năm 1989 Pelevin thi vào trường đại học năng lượng, từ 1989-1990 học hàm thụ trường đại học viết văn Maxime Gorki. Pelevin bắt đầu sáng tác vào giữa những năm 80, mười năm sau, chưa đầy ba mươi tuổi, có trong tay hơn chục tiểu thuyết, truyện vừa và năm-sáu tập truyện ngắn, anh đã trở thành "hiện tượng bí hiểm nhất và nổi tiếng nhất trong thế hệ các nhà văn hậu Xô Viết".
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90494)
Nhân viên trực phòng xác bật đèn. Ánh sáng xanh nhợt gây thêm sự lạnh lẽo. Hai bàn tay Sinh nắm chặt lại trong túi áo khoác. Gã nhân viên liếc nhìn Sinh, rất nhanh. Sinh tưởng như hai người kia cũng nghe được tiếng tim đập của mình. Gã nhân viên kéo chiếc hộp sắt hình quan tài nằm sâu trong vách tường. Nhẹ nhàng, cẩn thận như thể gã cũng ngại làm người nằm bên trong thức giấc.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82749)
...Anh là cơn gió chướng của đời em. Anh là nỗi ám ảnh không mặt mũi, nhưng tồn tại mãi trong ngăn kéo ký ức em. Em đọc được trong mắt anh ước muốn hoan lạc của một tình yêu với một thân xác. Một sự hoà hợp nhịp nhàng như sấm sét và mưa. Cho anh tan chảy như trăng trong ngõ ngách đêm.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90528)
... Thiếp không muốn về, cũng không muốn ngồi lên, cũng chẳng hề thấy lạnh. Thiếp chỉ muốn nằm đó, với chàng, muôn kiếp muôn đời gặm nhấm niềm yêu. Khởi đầu chỉ là những mưu toan mà trời ơi, sao người ta cứ phải dùng những tấm thân liễu yếu, sao người ta vẫn cứ phải nhờ vả chút nhan sắc bọt bèo.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 78656)
Alexandre Lucien Abel de Rhodes mang gương mặt thống khổ và si mê của oan hồn chưa hề biết đến tình yêu. Những ai bắt gặp giáo sĩ những năm thánh chiến, thảng thốt nhận ra bóng ma mang nỗi buồn chín thối ruột gan của một người đàn ông chưa toại nguyện thân xác. Hôi thối đến nỗi những người lính Marốc của tiểu đoàn 10 Tabor tăng cường cho trung đoàn 3 Lê Dương phải bịt mũi trước xú uế nồng nặc bốc toả từ nhà thờ chính toà Cao Bằng.