- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIẾC GỐI NHỒI LÔNG

07 Tháng Năm 20215:08 CH(Xem: 13008)


HORACIO 1

CHIẾC GỐI NHỒI LÔNG

 

 Horacio Quiroga

Trần C. Trí chuyển ngữ

 

 

 

Horacio Quiroga (1878-1937) là nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ và kịch tác gia người Uruguay. Truyện của ông xoay quanh các đề tài đấu tranh sinh tồn của con người và động vật, những chứng bệnh tâm thần và trạng thái hoang tưởng. Ảnh hưởng của ông có thể thấy qua khuynh hướng hiện thực ảo (magic realism) trong các tác phẩm của Gabriel García Márquez, hay khuynh hướng siêu thực hậu hiện đại (postmodern surrealism) trong các tác phẩm của Julio Cortázar. Truyện ngắn El almohadón de plumas được trích trong tập truyện Cuentos de amor, de locura y de muerte (‘Yêu, Điên Và Chết’), xuất bản năm 1917.

 

Tuần trăng mật của hai người là một chuỗi ngày rờn rợn và dài lê thê. Nàng có mái tóc vàng, xinh đẹp và e lệ. Chàng thì tính khí lạnh lùng, khiến những giấc mơ diễm tình thời con gái của nàng trở nên băng giá. Nàng yêu Jordán rất đỗi, tuy lắm khi lại thấy lo sợ bâng quơ, nhất là mỗi đêm cùng chàng đếm bước trên đường về nhà, nàng lén nhìn dáng vẻ cao to của chàng, lầm lầm lì lì không nói không rằng. Còn chàng cũng yêu nàng thắm thiết, nhưng không thích biểu lộ ra ngoài.

Trong suốt ba tháng trời—họ lấy nhau vào tháng Tư—hai người sống trong hạnh phúc tràn trề. Cố nhiên là nàng ao ước được dễ thở hơn trong khung trời tình yêu lạnh lẽo đó, để được yêu dấu buông thả hơn, để được chiều chuộng nồng nàn hơn; nhưng vẻ mặt nghiêm nghị của chàng lúc nào cũng làm nàng cụt hứng.

Ngôi nhà nơi hai người đang ở cũng có phần nào ảnh hưởng đến nỗi sợ hãi của nàng. Khoảng sân im lặng, trắng toát—với nhiều cột trụ và những pho tượng bằng đá hoa—như toát ra không khí ảm đạm của mùa thu trong một toà lâu đài bị phù phép. Trong nhà, các bức tường óng ánh như băng tuyết, không gợn một vết trầy xước, càng làm tăng thêm cảm giác lạnh lùng đầy bất an. Từ phòng này đi qua phòng khác, tiếng chân người nghe vang vọng khắp nhà, tựa hồ như ngôi nhà bị bỏ hoang lâu ngày khiến âm thanh đó nghe càng thêm thăm thẳm.

        

 

Trong tổ ấm tình yêu lạ lẫm đó, Alicia đã trải qua hết mùa thu. Cuối cùng, nàng đành phủ một tấm khăn voan lên những mộng mơ ngày xưa của mình, để tiếp tục giấc miên trường trong ngôi nhà xa lạ, không buồn nghĩ ngợi gì nữa, khi nào chàng đến với nàng thì đến.

Nàng gầy đi trông thấy. Chỉ bị một trận cúm nhẹ thôi—nhưng nó cứ kéo dài dai dẳng hết ngày ngày qua ngày khác—nàng không bao giờ bình phục hẳn. Một hôm, nàng đủ sức ra ngoài vườn, có chàng dìu tay đi bên cạnh. Trông Jordán vẫn lãnh đạm như mọi ngày. Đột nhiên, chàng dịu dàng đưa tay vuốt tóc nàng. Alicia chợt oà lên khóc nức nở, vòng hai tay ôm lấy cổ chàng. Nàng khóc cho hả hết những nỗi sợ hãi câm nín bấy lâu nay, mặc cho nước mắt thi nhau tuôn trào mà không mong gì được vỗ về. Rồi những tiếng nấc nghẹn dần dần nguôi ngoai, nhưng nàng vẫn giấu mặt trong cổ chàng, không cử động, cũng không nói lời nào.

Đó cũng là lần cuối cùng nàng còn đi đứng được. Ngày hôm sau, vừa thức giấc là nàng đã ngất đi. Bác sĩ riêng của Jordán đến khám cho nàng thật kỹ, ông ra lệnh cho nàng phải tuyệt đối tĩnh dưỡng.

          - Tôi cũng không rõ nữa—vị bác sĩ trầm giọng nói với Jordán lúc đi ra đến cửa. Tôi nghĩ không ra vì sao bà nhà lại yếu như thế, lại không nôn mửa, chẳng có dấu hiệu gì... Nếu ngày mai mà bà thức dậy với tình trạng như hôm nay, ông phải gọi cho tôi ngay.

Rồi một hôm, bệnh tình của Alicia trở nặng. Khám lại cho nàng, bác sĩ kết luận Alicia bị thiếu máu trầm trọng, nhưng cũng không rõ nguyên do từ đâu. Alicia không còn ngất xỉu nữa, nhưng rõ ràng là nàng đang tiến dần đến cái chết. Phòng ngủ của nàng suốt ngày đêm bật đèn sáng trưng và hoàn toàn chìm đắm trong im lặng, cái im lặng nặng nề kéo dài từ giờ này sang giờ khác. Alicia mơ mơ màng màng trong giấc ngủ, trong khi Jordán hầu như chỉ ở ngoài phòng khách và cũng bật đèn sáng choang. Chàng đi đi lại lại trong gian phòng, không ngừng nghỉ, không hề biết mỏi mệt là gì. Thỉnh thoảng chàng lại bước vào phòng ngủ, đi tới đi lui ven giường, nhìn chằm chằm vào vợ mỗi lần hình hài của nàng lọt hẳn vào tầm mắt chàng.

 

 HORACIO 2

    


Chẳng bao lâu sau, Alicia đã bắt đầu có từng đợt hoảng loạn, thoạt đầu nàng thấy mình lơ lửng giữa không trung, rồi rơi dần xuống mặt đất. Nàng mở lớn hai mắt, nhìn đăm đăm vào tấm thảm trải phía dưới chân giường. Có đêm nàng thình lình mở mắt nhìn trừng trừng trong đêm tối. Rồi nàng bắt đầu la hét, môi miệng ướt đẫm mồ hôi. 

            - Jordán! Jordán! Nàng hoảng hốt la lên, mắt vẫn không rời tấm thảm.

Jordán chạy vào phòng ngủ, thấy Alicia trong tình trạng đó, cũng kinh hãi thét lên theo.

            - Anh đây, Alicia, anh đây!

Alicia nhìn Jordán bằng cặp mắt thất thần, đoạn nhìn qua tấm thảm, rồi lại nhìn về phía chàng. Cả hai đối diện nhau trong trạng thái sững sờ đó hồi lâu rồi Alicia mới tạm bình tĩnh trở lại. Nàng nhếch một nụ cười, nắm lấy tay chồng, run rẩy vuốt ve từng ngón tay của chàng.  

Trong những cơn ảo giác dai dẳng của Alicia, nàng thấy một hình nhân, hai tay chống xuống mặt thảm, mắt đăm đăm nhìn nàng không dứt.

Vị bác sĩ nào rồi cũng trở thành vô dụng. Họ thấy trước mắt một mảnh đời đang dần dần tiêu hao, mỗi ngày mỗi như đang rỉ máu, thậm chí cả từng giờ, từng phút, mà chẳng ai hiểu rõ vì sao. Trong lần khám bệnh cuối cùng, Alica nằm thẫn thờ cho các bác sĩ đo mạch; lần lượt, người này chuyền qua cho người khác cái cổ tay không còn chút sinh khí nào nữa của nàng. Họ im lặng đứng nhìn nàng hồi lâu rồi dời bước qua phòng ăn.

            - Ôi!... một bác sĩ nhún vai, chán nản nói—tình trạng này nghiêm trọng lắm rồi… chẳng còn cách nào nữa…

            - Đến nước này rồi sao? —Jordán rền rĩ than, đập mạnh hai tay xuống mặt bàn.

Alicia tàn tạ dần trong cơn mê sảng, do cơ thể càng lúc càng cạn máu luân lưu. Tình trạng đó trở nặng vào ban đêm, nhưng đến sáng lại đỡ đi đôi chút. Ban ngày, bệnh tình nàng không xấu đi mấy, nhưng sáng nào nàng cũng thức dậy với hình hài xanh xao, chỉ chực là ngất xỉu. Dường như là chỉ vào ban đêm, sự sống của nàng mới bay mất dần đi trên một đôi cánh đẫm máu. Khi thức giấc, lúc nào nàng cũng có cảm giác bị một sức nặng ngàn cân nào đó đè nặng nàng xuống giường. Qua đến ngày thứ ba, nàng không thể nào ngoi lên khỏi vùng sâu thẳm đó nữa. Đầu của nàng cử động vô cùng khó nhọc. Nàng không muốn ai chạm đến chiếc giường của mình cũng như giúp chỉnh lại cái gối kê dưới đầu cho ngay ngắn. Những cơn kinh sợ vào buổi hoàng hôn cứ tăng dần lên, hoá thành những con ác quỷ lê lết đến chiếc giường, bám chặt vào tấm khăn trải giường của nàng.

Càng lúc nàng càng chìm sâu vào cơn mê. Trong hai ngày cuối cùng, nàng chỉ còn nói  thều thào trong hoảng loạn. Ánh sáng ảm đạm, hiu hắt vẫn le lói trong phòng ngủ, ngoài phòng khách. Trong cái im lặng hấp hối khắp căn nhà, giờ đây chỉ còn nghe thấy tiếng rên rỉ đơn điệu phát ra từ chiếc giường trong phòng ngủ và âm thanh ngột ngạt từ những bước chân đi đi lại lại của Jordán.

Rồi Alicia trút hơi thở cuối cùng. Ngay sau đó, người hầu gái vào phòng để làm giường như mọi ngày. Cô lặng người đi một chốc khi nhìn thấy cái gối.

            - Ông chủ! —cô gọi Jordán, giọng lạc hẳn đi—Trên gối của bà có nhiều vết gì trông như máu!

Jordán lao vội vào phòng, cúi nhìn theo lời cô hầu gái. Quả vậy, trên chiếc bao gối, hai bên chỗ Alicia gối đầu, lốm đốm những vết nhỏ màu sẫm.

            - Giống như có con gì mổ vào vậy, ông ạ—cô hầu gái thì thào, sau một lúc sững người quan sát.

            - Đem nó ra chỗ sáng xem nào—Jordán bảo cô ta.

Cô hầu nhấc cái gối lên, nhưng lại lập tức thả nó xuống và ngây người nhìn trâng trối, mặt cô tái nhợt, toàn thân cô run rẩy. Tuy chưa biết có chuyện gì, Jordán vẫn cảm thấy tóc gáy của mình dựng đứng cả lên.

            - Cái gì vậy? —chàng thầm thì bằng giọng khản đặc.

            - Cái gối nặng kinh khủng! —cô hầu đáp, vẫn không ngừng run rẩy.

Jordán cầm cái gối lên; đúng là nó nặng một cách bất thường. Hai người chủ tớ mang cái gối ra khỏi phòng ngủ. Jordán để gối lên mặt bàn, dùng dao rạch lớp bao phủ ngoài. Mấy chiếc lông lớn bay ra. Cô hầu gái há hốc mồm, buông ra một tiếng thét hãi hùng, ghì chặt hai tay lại. Từ phía dưới đám lông, hai cái cẳng đầy lông lá của một con vật hết sức quái đản chậm rãi cựa quậy, chẳng khác gì một trái banh lầy nhầy và sống động. Con quái vật phình to đến nỗi gần như không thấy cái miệng của nó đâu cả.

Từ đêm này qua đêm nọ, lúc Alicia đã yên vị trên giường, con quái vật âm thầm đặt cái mỏ—hay đúng hơn là cái vòi—vào hai bên thái dương của nàng để hút máu. Những chỗ bị đâm vào hầu như không nhìn thấy được. Rõ ràng là vì cái gối được thay bao mỗi ngày, con quái vật không lớn nhanh lên được. Nhưng vì Alicia không cử động được nhiều, nó đã hút máu của nàng với một tốc độ chóng mặt. Chỉ trong năm ngày, năm đêm, nó đã hút cạn máu của nàng.

Những con vật ký sinh vào loài chim như thế—vốn rất nhỏ bé trong môi trường tự nhiên—đã trở nên to  lớn trong những điều kiện đặc biệt. Đối với chúng, máu con người dường như là món khoái khẩu, và chuyện khám phá ra chúng trong những cái gối nhồi lông chim không phải là hiếm.

 

Trần C. Trí chuyển ngữ từ tiếng Tây Ban Nha

 

Link vào nguyên bản:

 

https://www.literatura.us/quiroga/plumas.html

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106489)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101750)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 109115)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93473)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113434)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 87270)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94897)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94272)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111148)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 115062)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.