- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TÌNH ANH CHÔN VỒNG KHOAI LANG

22 Tháng Mười Hai 202011:53 CH(Xem: 15091)


HuynhLieuNgan
Huỳnh Liễu Ngạn

TÌNH ANH 

CHÔN VỒNG KHOAI LANG

 

làng tôi ở gần cửa biển

mấy tháng sau năm bảy lăm

khổ nghèo không có gạo ăn

bơi xuồng qua rú vớt rong

về làm phân xanh trồng lang

mẹ tôi lúc đó còn trẻ

dặn con đi cho mau về

đói xỉu dọc đường làm răng

dặn lòng dạ thưa với mẹ

để chở rong về cho xong

 

rồi trèo lên độn cát cao

đào xới đất cát từng hào

bỏ rong làm phân xuống đó

đọt lang cắm xuống chờ mong

trời mưa thì vui biết mấy

dây lang bò quanh thấy mừng

lâu lâu lại lên coi thử

có củ liền phủi rồi nhai

trèo lên trèo xuống độn hoài

tìm xem củ khoai to nhỏ

mà thương cha mẹ sắp già

khổ chi đeo hoài không bỏ

 

tối về tìm qua làng bên

mấy cô thôn nữ bắt thèm

cơm thì không có mà ăn

áo thì vá chằng vá chịt

quần lòi cả đít và mông

thế mà nhìn đâu cũng đẹp

thơm thơm mùi bùn mùi rơm


 

đến mùa đào khoai lấy củ

hai tay cùng đụng dưới lòng

đất bám mùi khoai mơn mởn

đất thơm mùi hăng khoai sùng

đôi mắt dòm nghiêng qua vồng

đôi mắt không dám dòm chung

sợ đất buồn hay sao đó

em bỏ đi thẹn với thùng

đất tung vương đầy lên áo

bám chung hơi thở mịt mùng

lên quần lên áo mông lung

anh lén đưa tay qua phủi

chút bụi vướng ở lưng quần

em run run hất tay khỏi

làm chi ốt dột thẹn thùng

 

anh ở xóm trên đã khổ

em ở xóm dưới cũng than

thôi mình cùng lên độn cát

trồng khoai cứu đói lỡ làng

nghĩ tay nhìn lên trên trời xanh

thấy trời xa thật là xa

mây trắng bay qua lượt là

sợ tình đôi ta cách xa


 

cách thêm mấy mùa đói khổ

em giờ lớn bộn lớn bùng

anh xa quê nhà dạo đó

trăng vơi vãi xuống lạnh lùng

em không chờ lâu được nữa

lớn ngộn phải đi lấy chồng

kẻo mẹ buồn lo mắng nhiếc

già tới rồi đứng chổng mông

 

cũng biết anh thương em thiệt

dặn dò mai đợi mốt trông

em cũng nôn nao chờ đợi

đợi lâu cũng muốn hóa khùng

nhưng thôi anh ơi số kiếp

không lấy được anh làm chồng

thì mai kia đầu thai lại

em hoài bên anh được không

 

nhớ mùa sau bảy mươi lăm

trồng khoai hai ta lên trồng

giờ em hoa nhụy bên sông

anh về trễ mấy mùa đông

chẳng còn thấy em đâu nữa

để mơ chuyện thành vợ chồng

suy đi rồi suy nghĩ lại

tình mình chỉ là thế thôi

không tắm chung một dòng sông

thì đâu cũng là muôn trùng

 

cuộc đời không như mơ ước

anh về tìm lại mùa lang

mà tiếc thương hoài thuở đó

mà nhớ ngày tháng vương mang

em hỡi em ơi em à

tình anh chôn vồng khoai lang.

 
Huỳnh Liễu Ngạn

20/3/2020

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97567)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82718)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81837)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91518)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94317)
N hà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam, đã giành được Giải thưởng Tự do Xuất bản năm 2011 “vì lòng can đảm mẫu mực trong việc giữ vững tinh thần tự do xuất bản,” như thông báo của Hiệp hội Quốc tế các nhà Xuất bản (IPA). Chủ tịch IPA, YoungSuk “Y.S.” Chi, chính thức trao giải thưởng năm nay tại một buổi lễ do Hội chợ Sách Buenos Aires lần thứ 37 tổ chức vào ngày 25 tháng Tư năm 2011, như một bộ phận của chương trình Thủ đô Sách Thế giới.
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93703)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu
25 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98906)
Tin Rome - Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu là cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm thuộc đệ nhất Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam, đã qua đời ngày hôm qua tại tư gia ở Ý Đại Lợi.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82847)
T in tức về chỗ tàu sẽ vào bốc tưởng rằng rất kín đáo, rất bí mật, chỉ riêng Thủy Quân Lục Chiến biết, hóa ra đã có quá nhiều người biết. Chuyến tàu dành riêng cho tiểu đoàn 4, nhưng khi chúng tôi đến nơi, số người đã đứng đợi sẵn cũng có đến cả vài ngàn, xấp xỉ với số người đang chạy ngược chạy xuôi theo chiếc tàu.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188404)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85583)
LTS : ... Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và bạn đọc bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Tạp Chí Hợp Lưu