- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÔ ĐƠN

28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 15085)

 

HongLinh- bw1
Chân Dung Hồng Lĩnh


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Hồng Lĩnh, bút hiệu và cũng là tên thời đi học tại trường nữ trung học Trưng Vương. Nguyễn Ngọc Bảo Phương, hiện đang sống tại Kansas đã từng làm việc trong bộ giáo dục (USD 259) về phát triển Nhi Đồng trước tuổi đến trường, tốt nghiệp Cử nhân về giáo dục tuổi ấu nhi (Early childhood education tại MWSU Misouri và cao học về Phát triển tuổi ấu nhi (Early young childhood development) tại trường Đại học WSU tại Kansas. Hiện đang cộng tác với đài phát thanh Việt Nam tại Oklahoma cho chương trình Trên Vạn Nẻo Đường.

Hồng Lĩnh đã viết một số truyện dài, truyện ngắn. Đã có bài đăng ở Tạp chí T. Vấn và Bạn Hữu, Báo Mê Linh của cựu nữ sinhTrưng Vương…

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu  truyện ngắn “Cô đơn” của tác giả Hồng Lĩnh.

Tạp Chí Hợp Lưu

Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng.  Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm).  Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?

 

Tôi đi theo cô ấy vào đến lớp học Pre-K ( lớp này cho các trẻ em khoảng 4 tuổi và học nữa ngày) Lớp học thường bài trí theo những câu truyện ngụ ngôn, hay những bài đồng dao hay bài hát của trẻ con. Nhìn rất đáng yêu.  Khi bước  vào thì tôi thấy tất cả các người lớn đều bò dưới sàn nhà. Từ ông hiệu trưởng, cô cố vấn tâm lý. Bà y tá và cả cô chuyên ngành về xã hội.  Dưới gầm bàn là một cháu bé trai, người Việt Nam đang khóc dử dội và chui trốn dưới gầm bàn.  Theo lời người cố vấn là đã gọi về nhà nhưng không ai nhận điện thoại.  Mọi người thật sự đang rất lo lắng…Tôi nghe trong tiếng khóc của cháu bé là gọi “mẹ ơi”.  Có lẽ ngày đầu tiên đến trường, cháu không hiểu mọi người nói gì, sợ hải, cô độc vì mọi người không giống mình, lạc lỏng vì không có người thân chung quanh.  Tôi bò đến gần cháu dưới gầm bàn, sau khi có tất cả thông tin về cháu, tên của cháu.  Sau khi cháu bé nghe tôi gọi tên của cháu bằng giọng của người Việt nam, giống như cháu từng được nghe chứ không phải âm thanh trọ trẹ như những người nước ngoài gọi. Tôi xòe tay ra để làm quen với cháu và nói những gì mà cháu có thể hiểu được và tin tưởng được.  Cháu bảo với tôi là – Con sợ lắm dì ơi, mẹ con bỏ con ở đây…con cô đơn lắm.  Khi nghe đến hai chữ cô đơn từ miệng một bé trai bốn tuổi, tôi thật sự rất ngạc nhiên, vì muốn nói và hiểu hai từ đó có lẽ phải ở tuổi khá lớn và có khái niệm cũng như cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn và sự cô độc thì mới có thể nói ra hai từ ấy...  Khoảng vài phút cháu bé mới đặt tay bé vào tay tôi, và cùng tôi bò ra khỏi gầm bàn.  Lúc ấy tất cả mọi người đều thở phào và lúc ấy họ cùng đứng dậy.  Tôi thấy bé đã nín khóc xin phép cậu bé cho mọi người được làm quen với cậu và nháy mắt với mọi người để thực hiện một hành động thương yêu.  Tôi giang tay ra và xin ôm bé vào lòng, sau đó đến cô giáo, ông hiệu trưởng cô cố vấn tâm lý, bà y tá, và cô nhân viên xã hội đều được cậu bé cho phép mọi người trong phòng ôm bé.  Cô giáo là người sung sướng nhất và tôi nhìn thấy mắt cô đầy lệ.

Những ngày sau, tôi thấy cậu bé đã quen với trường lớp, nắm tay cô giáo đi vào lớp học, cô giáo mĩm cười và đưa ngón tay cái lên ra dấu là hiệu quả rất tốt… Và cho đến một ngày, sau khi đi họp trên bộ giáo dục trở về lại văn phòng, cậu bé chờ tôi trước của văn phòng của tôi trên tay có một cây kẹo dành riêng cho tôi.  Cây kẹo ấy tôi vẫn giữ trong văn phòng cho đến ngày rời khỏi trường. Nhưng tôi vẫn mang theo một thắc mắc mà chưa thể giải đáp được là ở nhà của cậu bé ấy có thường xuyên coi phim bộ tình cảm không? Nỗi cô đơn của bé được phát xuất thành ngôn ngữ đó là từ cảm nhận cô độc của mình?  Bé bây giờ có còn cảm nhận điều đó nữa không? Nhiều lúc đứng nhìn lũ trẻ đùa giởn trong ấy có cậu bé người Việt Nam, có khi cậu bé đứng lại ở một góc sân nhìn bạn bè đùa giởn tôi lại nghĩ đến hai chữ cô đơn và tôi thường tự hỏi với chính mình là từ bao giờ tôi mới bắt đầu có cảm nhận được sự cô đơn của chính mình và cậu bé ấy có thật sự cô đơn khi ở vào lứa tuổi ấy không?

 

Khi tôi và người bạn thương yêu nhất chia tay nhau, cả hai chúng tôi đều rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp, mỗi khi đi ngang qua nhà của người ấy vô tình, hay cố ý.  Những bước  chân rời rạc không lối cứ dẫn tôi về lại con đường rợp bóng cây xanh, và buổi tối của thời tiết miền Bắc Mỹ, của mùa thu rét mướt, tôi vẫn đứng lại để nghe một tấu khúc nào đó và để cảm nhận được những ngón tay cô đơn, giận dỗi hay buồn bả lướt trên những phím đàn…âm thanh đó tan vào trong tôi và vây tôi trong nỗi cô đơn khủng khiếp của những ngày chỉ còn mỗi một mình.  Cái lạnh giá của mùa thu ẩm ướt vẫn không thể sánh được nổi đơn độc, khi đi về một chỗ không còn ai để cười để nói, tíu tít những chuyện chẳng ra đâu...nhưng khi chia xẻ với người bạn đường thì lại ấm áp và  vô cùng tận…

 

Mùa thu là lúc tôi thường mang khăn quàng áo ấm và giầy cao cổ, lang thang trên những con đường có hàng cây phong, nhặt những chiếc lá phong thật đẹp vừa ngả từ màu vàng, sang đỏ rồi nâu để cất vào chiếc hộp để chép những bài thơ của mình và giấu nó đi như những nỗi xấu hổ của riêng mình…và có một ngày tôi cũng nhận được một hộp quà đầy lá phong, từ người bạn đã xa xôi.  Tôi lại nhớ đến những ngón tay thuôn dài lướt trên những phím đàn trắng muốt, và hơi thở dài…gần tựa một nụ hôn.

Ngôi chùa trên núi chỉ có một cây phong duy nhất, không còn lá cho dù mùa thu chỉ mới bắt đầu, có lẽ vì những ngọn gió từ trên cao mang theo gió bão cho nên lá không còn ở lại với cây khi trời vừa mới chớm thu, của cuối tháng chín, hay tiếng chuông vô thường của vị sư già ở mỗi sớm mai đón bình minh và từ giã hoàng hôn cho nên những chiếc lá vàng ấy đã hiểu được định luật của vô thường nên thường rơi xuống sớm hơn và chiếc hộp của người ấy đã đầy những chiếc lá.

 

Chúng tôi gặp lại nhau như một hẹn ước, và ngồi trên đỉnh núi, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân trong cảnh hoàng hôn như một định ước không lời, tìm về nhau bằng hư vô tịnh tại…

 

Rồi cũng ở nơi đó chúng tôi lặng lẽ rời nhau, không có một dắt tay dạo phố như ngày xưa, một quán kem ở ngả tư, anh cứ lau giúp tôi mãi vết kem trên mũi, hay ngồi với tôi trong một quán vắng nhìn ra biển.  Không hiểu sao khi nhìn biển và núi tôi lại nhớ đến anh, nỗi nhớ cồn cào đến tận cùng gan ruột.  Nó quặn thắt như một cơn đói hướng về quá khứ, nó mênh mang của chập chùng để rồi vùi lấp đi niềm vui của hiện tại và rỗng không cho định hướng của tương lai.  Chiếc bóng của anh đã tràn ngập trong tôi và giữ tôi chìm sâu trong đó không thể thoát ra cho dù đã trốn chạy.

 

Cứ như thế tôi đã không còn có thể yêu được ai nữa …

 

HỒNG LĨNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Bảy 20225:29 CH(Xem: 8409)
Ông Đình ngồi bên lan can tầng một, với be rượu đế Gò Đen, một đĩa đậu phộng. Dưới chân là con đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, có hàng cây sao thấp thoáng mấy con sóc nhí nhảnh chuyền cành, thỉnh thoảng xòe đuôi dài đú đởn với nhau. Chúng không quan tâm đến xe cộ như dòng thác lũ cuồn cuộn chảy. Thói quen uống rượu một mình với đậu phộng rang, có từ hồi tham gia kháng chiến chống Pháp trên đất Bắc. Quê ông, một tỉnh cực Nam Trung bộ, nắng gió nên ít người nhâm nhi ly rượu với lạc rang như ở Thủ đô. Năm nay ông đã 82 tuổi, có năm mươi năm làm nghề, ông đã tham gia khai quật hàng trăm ngôi mộ cổ. Về hưu đã lâu, nhưng nhờ vốn kiến thức, ông vẫn được mời tham gia vào những đợt khảo cổ. Ông thông thạo chữ Pháp, chữ Hán, ngôn ngữ rất cần cho việc khám phá thư tịch cổ.
21 Tháng Bảy 202211:05 CH(Xem: 8321)
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 8550)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
14 Tháng Bảy 20221:48 SA(Xem: 10615)
tôi sẽ xa thủy chiều nay trên xa lộ 10 / vào khoảng 2 giờ rưỡi tôi lái xe thật nhanh / hơn 90 miles một giờ / đuổi theo mái tóc đường dài / của ba mươi năm trước /
07 Tháng Bảy 20222:40 CH(Xem: 8669)
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
06 Tháng Bảy 20225:53 CH(Xem: 9950)
chiều bạc ác thôi thì bạc ác những đuờng cầy kéo chạy thân đi cột sống. tay thiêng và mầm đá vàng gieo âm từng bước nặng trì
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7922)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
05 Tháng Bảy 20227:53 CH(Xem: 7829)
Truyện Kiều ra đời đã hơn hai thế kỷ của đại thi hào Nguyễn Du đã làm say mê bao trái tim người đọc nhiều thế hệ kể cả trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cây bút phê bình, thưởng lãm hướng đến áng thơ tuyệt tác này. Hãy cùng khám phá tác phẩm vừa mới xuất bản của một nữ lưu xứ Huế – Ninh Giang Thu Cúc – viết về Truyện Kiều có tựa đề Đọc Kiều thương khách viễn phương NXB Văn hóa văn nghệ quý II năm 2019.
03 Tháng Bảy 202211:16 CH(Xem: 8914)
tôi cần hai người tình / một cho lúc vui một cho lúc buồn / tôi có hai chiếc bình. đong / niềm vui trong một, trong chiếc kia nước mắt / tiếng cười bay lên. bao xa là tầng khí quyển / tiếng thở dài rơi vào lòng đất. bao sâu / là nơi mọi thứ sẽ bị đốt tan /
03 Tháng Bảy 20222:06 CH(Xem: 8098)
Cám ơn bạn hữu gần xa, những người yêu mến nhạc và cả con người Phạm Duy,trong sự tin cậy,đã gửi và cả cho phép sử dụng các nguồn tài liệu quý giá trong đó có những thư từ trao đổi riêng tư với Phạm Duy cách đây cũng đã ngót30 năm,không ngoài mục đích giúp người viết có chất liệu –đủ cho một cuốn sách,nhưng đó là công trình của tương lai. Đây chỉ một bài viết ngắn, nhưng cũng mong phác thảo được đôi nét chân dung của một nghệ sĩ lớn Phạm Duy -- thần tượng của nhiều người qua nhiều thế hệ,với một cuộc sống đầy cảm hứngnhưng cũngrất phức tạp.Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ,“khóc cười theo vận nước nổi trôi”trong suốt chiều dài của một bi kịch Việt Nam cận đại,vừa hào hùng và cũng vô cùng bi thảm.(NTV)