- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NHẬT TIẾN

15 Tháng Chín 202011:54 CH(Xem: 12504)


Nhà Văn Nhật Tiến; Trưởng Hướng Đạo (1936-2020)
Nhà Văn Nhật Tiến (1936-2020)

 

Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin

Chủ Nhiệm sáng lập của tạp chí Hợp Lưu (1990)

 

Nhà Văn Nhật Tiến

Vừa tạ thế ngày 14 tháng 9, 2020

(tức 27 tháng 7 năm Canh Tý),

tại thành phố Irvine, Nam California,

Hưởng thọ 84 tuổi.

 

Xin chân thành chia buồn cùng tang quyến

Nguyện cầu Hương Linh

Nhà văn Nhật Tiến

sớm được tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc

 

Tạp Chí Hợp Lưu và  Vũ Ngự Chiêu, Hoàng Đỗ Vũ, Thụy Khuê, Khánh Trường,  Trùng Dương, Ngô Thế Vinh, Luân Hoán, Triệu Vũ, Cung Tích Biền, Thái Tú Hạp, Song Thao, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Xuyên Trà, Trần Vũ, Trầm Hương, Lê Quỳnh Mai,Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú,  Đỗ Phấn, Võ Thị Xuân Hà, Phan Huyền Thư, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Đình Thuần, Nguyên Khai, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Công Khanh, Chân Phương, Lê Thánh Thư, Kinh Dương Vương, Đinh Văn Tuấn, Trịnh Y Thư, Bùi Vĩnh Phúc, Đỗ Kh., Hoàng Ngọc Thư, Nguyễn Xuân Tường-Vy, Đa Mi, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Chính, Lưu Diệu Vân, Phạm Ngọc Lương, Đình Đình, Hoài Băng, Lữ Thị Mai, Khaly Chàm,  Khiêm Nhu, Lý Thừa Nghiệp, Hoàng Mai Đạt, Nguyễn Anh Thế, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Văn, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đức Bạn, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Thái Bảo, Thiên Di, Tru Sa, Lưu Na, Uyên Lê, Như Quỳnh de Prelle, Ngô Tịnh Yên, Trịnh Gia Mỹ, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Minh Hải, Nguyên Yên, Trúc Hồ, Bùi Ngọc Khôi,Thy An, Thái Thanh, Phan Thanh Bình, Bình Đia Mộc, Biển Cát, NP phan, Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Thanh Sơn, Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Tiến Lập, Minh Lâm, Nguyễn Dạ Quỳnh, Trần Hạ Vy, Nguyễn Thị Bạch Vân, Lê Minh Hiền, Nguyễn Thị Kim Lan,Trần Quang Phong, Đặng Văn Sinh, Bùi Thanh Xuân, Phạm Hiền Mây, Nguyệt Quỳnh, Ngô Quốc Phương, Nguyễn Huyền Thoại Vy, Nguyễn Trí, Hồ Minh Tâm, Nguyễn Minh Phúc, YK Đỗ, Trần Thị Hằng, Đặng Thị Thanh Hương, Vương Ngọc Minh, Vũ Đảm, Trần Thanh Cảnh, Đặng Hiền...

Cùng Văn Thi hữu bốn phương

Thành kính phân ưu.

 

 

 

“Nhà văn Nhật Tiến tên đầy đủ là Bùi Nhật Tiến, sinh ngày 24 Tháng Tám, năm 1936, tại Hà Nội – là tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam. Ông là tác giả tiếp nối của dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn; và, bằng chính đời sống và sáng tác của mình, ông mở rộng những chủ đề và cả phong cách sáng tác theo dòng lịch sử đất nước. Có thể nói, lịch sử đặt ông vào những biến cố lớn của đất nước, để từ đó, thông qua ngòi bút của mình, ông trở thành tiếng nói của thời đại mà chính ông và gia đình là những nhân chứng sống. Năm 1954 ông di cư vào Nam, sống tại Đà Lạt, rồi Sài Gòn. Vượt biển vào Tháng Mười, 1979, và tỵ nạn tại Songkhla (Thái Lan) chín tháng. Ông và gia đình định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980.”

“Về sự nghiệp văn chương, ông đoạt Giải Nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1960-1961, với tác phẩm Thềm Hoang. Trước đó, năm 1952, truyện ngắn của ông lần đầu xuất hiện tại Hà Nội trên nhật báo Giang Sơn và những vở kịch trên tuần báo Cải Tạo năm 1953-1954. Tại Đà Lạt, năm 1954-1955, ông tiếp tục viết kịch truyền thanh cho đài radio tiếng nói của Ngự Lâm Quân. Từ năm 1958, tại Sài Gòn, 1958, ông tham gia Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh chủ biên.”

Trước năm 1975, tại Việt Nam, ông từng viết cho: Giang Sơn, Cải Tạo, Thời Tập, Chánh Đạo, Bách Khoa, Văn, Tân Phong, Văn Học, Đông Phương. Tại hải ngoại, từ năm 1980 đến nay, ông được mời xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang web. Riêng tại California, ông đã từ viết cho: Người Việt, Sài Gòn, Văn Nghệ, Hợp Lưu, Văn Học, Việt Tide, Vietstream, Khai Phóng, Chấn Hưng, Việt Nam Hải Ngoại. Ngoài ra, ông còn có tác phẩm trên Đất Mới (ở Seattle), Ngày Nay (ở Kansas City), Xác Định (ở Virginia). Xa hơn, bên ngoài Hoa Kỳ, ông có bài trên Chuông Saigon, Việt Luận, Chiêu Dương phát hành tại Úc châu, Lửa Việt tại Canada, Độc Lập tại Tây Đức), và Đường Mới, Quê Mẹ tại Pháp.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: Truyện dài, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, kịch-tiểu thuyết kịch. Đặc biệt, những năm sau này ông làm công việc khảo cứu gần như là văn học sử qua các tác phẩm Ghi Chép và Tiểu Luận.

Ngoài viết văn, ông còn là nhà giáo. Ông dạy học, và tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội khác. Ông là người viết thỉnh nguyện thư và sau trở thành thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee), từ năm1980 đến 1990.

Các tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến đã phát hành.

Truyện dài:

-Những Người Áo Trắng (1959)

-Những Vì Sao Lạc (1960)

-Thềm Hoang (1961)

-Mây Hoàng Hôn (1962)

-Chuyện Bé Phượng (1964)

-Vách Đá Cheo Leo (1965)

-Chim Hót Trong Lồng (1966)

-Tay Ngọc (1968)

-Giấc Ngủ Chập Chờn (1969)

-Quê Nhà Yêu Dấu (1970)

-Mồ Hôi Của Đá (1988)

Truyện ngắn:

Đã viết hơn 100 tác phẩm, một số được giới thiệu trong các tuyển tập…

-Những Bước Tiên Của Tôi (1951, tuyển tập truyện và thơ chép tay đã thất truyền)

-Ánh Sáng Công Viên (1963)

-Giọt Lệ Đen (1968)

-Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)

 -Tiếng Kèn (1982)

-Một Thời Đang Qua (1985)

-Cánh Cửa (1990)

-Quê Nhà – Quê Người (1994, in chung với nhà văn Nhật Tuấn)

-Mưa Xuân (2013)

Truyện thiếu nhi:

-Lá Chúc Thư (truyện dài, 1969)

-Theo Gió Ngàn Bay (truyện vừa, 1970)

-Quà Giáng Sinh (truyện vừa, 1970)

-Đóa Hồng Gai (truyện vừa, 1970)

-Kể chuyện Tấm Cám (truyện ngắn, 1970)

-Ngày Tháng Êm Đềm (truyện vừa, 1972)

-Đường Lê Núi Thiên Mã (truyện dài, 1972)

-Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (hồi ký, 1973)

Kịch & tiểu thuyết kịch:

-Người Kéo Màn (tiểu thuyết kịch, 1962)

-Hạ Sơn (kịch lửa trại, 1973)

-Công Lý Xã Hội Chủ Nghĩa (kịch một màn, 1988)

-Một Buổi Diễn Kịch (truyện ngắn kịch, 1990)

-Một Khoảnh Đời Thường (kịch một màn, 2013)

-Ông Giáo Hồi Hưu (kịch một màn, 2013)

Ghi chép-Tiểu luận:

-Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan (1981, viết chung với Dương Phục và Vũ Thanh Thủy)

-Thuyền Nhân – Vài Trang Bi Sử (2008)

-Hành Trình Chữ Nghĩa (2012)

-Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác (2012)

-Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi (2012)

-Một Thời… Như Thế (2012)

-Từ Hội Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (2016) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96448)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76050)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84731)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109909)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98795)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152067)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87851)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88173)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91394)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99679)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”