- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NHẬT TIẾN

15 Tháng Chín 202011:54 CH(Xem: 12375)


Nhà Văn Nhật Tiến; Trưởng Hướng Đạo (1936-2020)
Nhà Văn Nhật Tiến (1936-2020)

 

Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin

Chủ Nhiệm sáng lập của tạp chí Hợp Lưu (1990)

 

Nhà Văn Nhật Tiến

Vừa tạ thế ngày 14 tháng 9, 2020

(tức 27 tháng 7 năm Canh Tý),

tại thành phố Irvine, Nam California,

Hưởng thọ 84 tuổi.

 

Xin chân thành chia buồn cùng tang quyến

Nguyện cầu Hương Linh

Nhà văn Nhật Tiến

sớm được tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc

 

Tạp Chí Hợp Lưu và  Vũ Ngự Chiêu, Hoàng Đỗ Vũ, Thụy Khuê, Khánh Trường,  Trùng Dương, Ngô Thế Vinh, Luân Hoán, Triệu Vũ, Cung Tích Biền, Thái Tú Hạp, Song Thao, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Xuyên Trà, Trần Vũ, Trầm Hương, Lê Quỳnh Mai,Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú,  Đỗ Phấn, Võ Thị Xuân Hà, Phan Huyền Thư, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Đình Thuần, Nguyên Khai, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Công Khanh, Chân Phương, Lê Thánh Thư, Kinh Dương Vương, Đinh Văn Tuấn, Trịnh Y Thư, Bùi Vĩnh Phúc, Đỗ Kh., Hoàng Ngọc Thư, Nguyễn Xuân Tường-Vy, Đa Mi, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Chính, Lưu Diệu Vân, Phạm Ngọc Lương, Đình Đình, Hoài Băng, Lữ Thị Mai, Khaly Chàm,  Khiêm Nhu, Lý Thừa Nghiệp, Hoàng Mai Đạt, Nguyễn Anh Thế, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Văn, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đức Bạn, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Thái Bảo, Thiên Di, Tru Sa, Lưu Na, Uyên Lê, Như Quỳnh de Prelle, Ngô Tịnh Yên, Trịnh Gia Mỹ, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Minh Hải, Nguyên Yên, Trúc Hồ, Bùi Ngọc Khôi,Thy An, Thái Thanh, Phan Thanh Bình, Bình Đia Mộc, Biển Cát, NP phan, Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Thanh Sơn, Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Tiến Lập, Minh Lâm, Nguyễn Dạ Quỳnh, Trần Hạ Vy, Nguyễn Thị Bạch Vân, Lê Minh Hiền, Nguyễn Thị Kim Lan,Trần Quang Phong, Đặng Văn Sinh, Bùi Thanh Xuân, Phạm Hiền Mây, Nguyệt Quỳnh, Ngô Quốc Phương, Nguyễn Huyền Thoại Vy, Nguyễn Trí, Hồ Minh Tâm, Nguyễn Minh Phúc, YK Đỗ, Trần Thị Hằng, Đặng Thị Thanh Hương, Vương Ngọc Minh, Vũ Đảm, Trần Thanh Cảnh, Đặng Hiền...

Cùng Văn Thi hữu bốn phương

Thành kính phân ưu.

 

 

 

“Nhà văn Nhật Tiến tên đầy đủ là Bùi Nhật Tiến, sinh ngày 24 Tháng Tám, năm 1936, tại Hà Nội – là tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam. Ông là tác giả tiếp nối của dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn; và, bằng chính đời sống và sáng tác của mình, ông mở rộng những chủ đề và cả phong cách sáng tác theo dòng lịch sử đất nước. Có thể nói, lịch sử đặt ông vào những biến cố lớn của đất nước, để từ đó, thông qua ngòi bút của mình, ông trở thành tiếng nói của thời đại mà chính ông và gia đình là những nhân chứng sống. Năm 1954 ông di cư vào Nam, sống tại Đà Lạt, rồi Sài Gòn. Vượt biển vào Tháng Mười, 1979, và tỵ nạn tại Songkhla (Thái Lan) chín tháng. Ông và gia đình định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980.”

“Về sự nghiệp văn chương, ông đoạt Giải Nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1960-1961, với tác phẩm Thềm Hoang. Trước đó, năm 1952, truyện ngắn của ông lần đầu xuất hiện tại Hà Nội trên nhật báo Giang Sơn và những vở kịch trên tuần báo Cải Tạo năm 1953-1954. Tại Đà Lạt, năm 1954-1955, ông tiếp tục viết kịch truyền thanh cho đài radio tiếng nói của Ngự Lâm Quân. Từ năm 1958, tại Sài Gòn, 1958, ông tham gia Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh chủ biên.”

Trước năm 1975, tại Việt Nam, ông từng viết cho: Giang Sơn, Cải Tạo, Thời Tập, Chánh Đạo, Bách Khoa, Văn, Tân Phong, Văn Học, Đông Phương. Tại hải ngoại, từ năm 1980 đến nay, ông được mời xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang web. Riêng tại California, ông đã từ viết cho: Người Việt, Sài Gòn, Văn Nghệ, Hợp Lưu, Văn Học, Việt Tide, Vietstream, Khai Phóng, Chấn Hưng, Việt Nam Hải Ngoại. Ngoài ra, ông còn có tác phẩm trên Đất Mới (ở Seattle), Ngày Nay (ở Kansas City), Xác Định (ở Virginia). Xa hơn, bên ngoài Hoa Kỳ, ông có bài trên Chuông Saigon, Việt Luận, Chiêu Dương phát hành tại Úc châu, Lửa Việt tại Canada, Độc Lập tại Tây Đức), và Đường Mới, Quê Mẹ tại Pháp.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: Truyện dài, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, kịch-tiểu thuyết kịch. Đặc biệt, những năm sau này ông làm công việc khảo cứu gần như là văn học sử qua các tác phẩm Ghi Chép và Tiểu Luận.

Ngoài viết văn, ông còn là nhà giáo. Ông dạy học, và tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội khác. Ông là người viết thỉnh nguyện thư và sau trở thành thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee), từ năm1980 đến 1990.

Các tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến đã phát hành.

Truyện dài:

-Những Người Áo Trắng (1959)

-Những Vì Sao Lạc (1960)

-Thềm Hoang (1961)

-Mây Hoàng Hôn (1962)

-Chuyện Bé Phượng (1964)

-Vách Đá Cheo Leo (1965)

-Chim Hót Trong Lồng (1966)

-Tay Ngọc (1968)

-Giấc Ngủ Chập Chờn (1969)

-Quê Nhà Yêu Dấu (1970)

-Mồ Hôi Của Đá (1988)

Truyện ngắn:

Đã viết hơn 100 tác phẩm, một số được giới thiệu trong các tuyển tập…

-Những Bước Tiên Của Tôi (1951, tuyển tập truyện và thơ chép tay đã thất truyền)

-Ánh Sáng Công Viên (1963)

-Giọt Lệ Đen (1968)

-Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)

 -Tiếng Kèn (1982)

-Một Thời Đang Qua (1985)

-Cánh Cửa (1990)

-Quê Nhà – Quê Người (1994, in chung với nhà văn Nhật Tuấn)

-Mưa Xuân (2013)

Truyện thiếu nhi:

-Lá Chúc Thư (truyện dài, 1969)

-Theo Gió Ngàn Bay (truyện vừa, 1970)

-Quà Giáng Sinh (truyện vừa, 1970)

-Đóa Hồng Gai (truyện vừa, 1970)

-Kể chuyện Tấm Cám (truyện ngắn, 1970)

-Ngày Tháng Êm Đềm (truyện vừa, 1972)

-Đường Lê Núi Thiên Mã (truyện dài, 1972)

-Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (hồi ký, 1973)

Kịch & tiểu thuyết kịch:

-Người Kéo Màn (tiểu thuyết kịch, 1962)

-Hạ Sơn (kịch lửa trại, 1973)

-Công Lý Xã Hội Chủ Nghĩa (kịch một màn, 1988)

-Một Buổi Diễn Kịch (truyện ngắn kịch, 1990)

-Một Khoảnh Đời Thường (kịch một màn, 2013)

-Ông Giáo Hồi Hưu (kịch một màn, 2013)

Ghi chép-Tiểu luận:

-Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan (1981, viết chung với Dương Phục và Vũ Thanh Thủy)

-Thuyền Nhân – Vài Trang Bi Sử (2008)

-Hành Trình Chữ Nghĩa (2012)

-Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác (2012)

-Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi (2012)

-Một Thời… Như Thế (2012)

-Từ Hội Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (2016) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78281)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100262)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81184)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192118)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84707)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114640)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84684)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96251)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92718)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100309)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.