- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHÙM THƠ THÁNG 4

23 Tháng Tư 20207:53 CH(Xem: 16049)
SG THANG 4-2020- photo UL
Sài gòn tháng 4-2020- ảnh UL

1. Thành phố mùa dịch cúm

 

Con đường giảm bớt người đi

Dấu chân thưa giẫm sân si giật mình

Ngã tư đèn đỏ lặng thinh

Nghe hơi thở gấp chùng chình khẩu trang

 

Vạch sơn trắng kẽ ngổn ngang

Bước dờn dợn sóng vỗ tràn canh trưa

 

Giò phong lan khẻ đong đưa

Mái hiên vắng tiếng nhạc vừa nỉ non

Giọt cà phê nhỏ đá mòn

Soi đôi mắt hỉ nộ còn lơ mơ

 

Ngón tay hiệp ước mù mờ

Mặt bàn vuông vẽ ngọn cờ cồng chiên

 

Phố buồn âm bản sầu riêng

Dưới hàng cây lá thung thiêng xanh rờn

Nóc nhà đóng thuế cô đơn

Cả sương gió lạnh buốc bờn bợt da

 

Giấu vào góc khuất dân ca

Búp sen nhú ngực bà ba phập phồng

 

Cửa đôi cánh mở những mong

Đi đâu rồi cũng kịp vòng bờ đê

Em tay mắc võng cơn mê

Đưa tôi lạc giữa bộn bề phồn hoa

 

Thành phố mùa dịch xuýt xoa

Tấm lòng từ thiện vỡ òa nhân sinh

 

Sài Gòn, 04.2020

 

2. Khẩu trang

 

Khẩu trang che má em hồng

Trưa chang chang nắng đợi chồng chồng xa

Đường đời tấp nập phù hoa

Đường em người cũng bôn ba mất rồi

 

Ngó theo tội nghiệp bờ môi

Định kêu đứng lại lại thôi đứng nhìn

 

Khẩu trang che kín khẩu hình

Nói câu gì cũng giật mình sợ sai

Im lặng sợ sắc tàn phai

Dung nhan vốn dĩ một hai xuân thì

 

Cơ mà em cứ ỷ y

Trái tim có cách nói khi nó cần

 

Khẩu trang che kín khẩu phần

Chỗ thời gian gặm nhấm dần già nua

Một chiều cả gió nô đùa

Lãng quên sợi tóc bạc mùa yêu đương

 

Bàn tay vẫy giữa vô thường

Mới hay phấn nhạt son nhường nhòa son

 

Khẩu trang bịt kín lối mòn

Bên kia cầu khúc cua còn quanh co

Bên nầy xe cộ vòng vo

Biết về đâu những ngày vò võ đau

 

Đường đời kẻ trước người sau

Khẩu trang che kín mặt nhau thấy gì?

 

Sài Gòn, 4.2020

 

3. Cách ly

 

Trong nhà chỉ có mình em

Bác hàng xóm cũng chẳng thèm qua chơi

Ngoài sân chiếc lá kiệm lời

Nằm nghe cơn gió di dời tháng Tư

 

Bên kia sông vắng dường như

Không đi đâu cũng không từ đây đi

Bữa cơm đôi đũa rù rì

Đĩa rau muống luộc kiểu gì cũng ngon

 

Bên này sông mẹ ru con

Lời ru dìu dặt nước non bời bời

Đồng sâu rị rách áo tơi

Lưng chừng dốc ngã nón cời cả che

 

Bây giờ ai kể em nghe

Sân ga vắng khách bến xe thưa người

Sạp hoa thiếu một bông tươi

Một cô dâu một nụ cười lung linh

 

Bây giờ chỉ có một mình

Em chờ điện thoại tự tình của anh

Bác hàng xóm cũng phong thanh

Lén nghe em lại loanh quanh chuyện gì?

 

Sài Gòn, 4.2020

Bình Địa Mộc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106488)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101741)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 109108)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93472)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113427)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 87260)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94881)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94265)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111142)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 115053)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.