- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẾN CHIA LY

18 Tháng Mười Hai 201912:28 SA(Xem: 18961)


kt 3
Tranh Khánh Trường

Hôm ấy là một buổi chiều đầu đông.

Mây trên trời ngưng trôi, chuyển dần từ màu bàng bạc sang xám chì. Hơi lạnh bắt đầu len lỏi vào trong vạt áo, nhấm nháy da thịt. Vài con quạ già tụ họp với nhau tít trên ngọn cây gạo bên đường, lười biếng hé mắt nhìn xuống một tốp lính trẻ đang đi tới bến sông. Ngang qua cây gạo, mấy con quạ cũng chả thèm nhúc nhích. Chúng đang trầm tư. Tốp lính trẻ mệt mỏi lê bước xuống bờ sông. Con sông Thương nước xanh ngăn ngắt chảy lững lờ dường như đứng yên một chỗ. Đò đang ở bên kia. Một người lính dùng tay làm loa gọi: “Đò ơiiiiiiiiiii....” Tiếng gọi đò vang vọng trong chiều thinh tĩnh lặng. Một con quạ già hé mắt nghển đầu nhìn xuống. Những con khác cũng chả buồn nhúc nhích cái thân hình xác xơ đen nhẻm. Nhưng có vẻ chúng cũng hơi khó chịu khi cái giọng trẻ trung rền vang kia phá dòng suy tư của mình. Bằng chứng là chúng chụm đầu vào nhau gục gặc, hơi có tiếng chí chóe, ra điều bàn bạc gì đó...

Tốp lính có mười hai người. Gọi là một tiểu đội. Con đò gỗ do ông lái già chèo sang, cặp bến.

“Sao các chú lại đi đường này?”

“Nhiệm vụ quân sự, bí mật bố ạ!” Một tay lính có vẻ láu lỉnh nhanh miệng trả lời.

Họ ngồi thành hai hàng, hai bên thành đò. Ba lô, súng để dưới lòng thuyền. Yên lặng nhìn mông lung ra dòng nước. Ông đò không hỏi gì nữa, rướn người chèo. Vừa chèo, ông vừa ngắm khuôn mặt của mười hai người trai trẻ. Trong ráng chiều đang buông nhanh, những khuôn mặt sáng láng trẻ trung như tạc vào dòng sông tím thẫm thành ra một bức tranh đẹp đẽ. Ông lái đò thốt nhiên thấy có gì đó cồn cào trong ruột và quặn nhói lên tim. Ông hít một hơi thở thật sâu rồi phà ra nhè nhẹ. Tay vẫn đều đặn đẩy mái chèo. Con đò chầm chậm sang ngang...

“Hết bao nhiêu tiền bố?”

“Các chú bộ đội không phải trả tiền. Đò này của hợp tác xã.”

“Vâng. Chúng con cám ơn. Chào bố.”

“Đi chân cứng đã mềm nhé.”

Ba lô trên lưng, súng trên vai, tốp lính trẻ đi lên khỏi bến sông. Trời đã tối hẳn. Dòng nước sau lưng đen sẫm phả hơi lành lạnh. Xóm ven sông le lói những ngọn đèn dầu. Tiếng chó sủa, tiếng gà kêu nhóc nhách. Tiếng người lớn gọi trẻ con về nhà ăn cơm í ới, léo nhéo... Tất cả những âm thanh ấy như có một áp lực vô hình dồn thêm xuống những đôi chân trẻ trung đã qua mấy ngày hành quân bộ từ những cánh rừng Đùng Đình, Mai Siu xuống. Những đôi chân thốt nhiên trở nên uể oải, chùng xuống. Đến trước mặt cái quán nhỏ duy nhất cạnh con đường xuống bến, cả mười hai đôi chân, không ai bảo ai, không ai rủ rê câu nào, nhất loạt rẽ vào.

“Các chú vào uống nước.” Một thiếu phụ trẻ vừa vặn to ngọn đèn dầu lên, vừa đon đả mời chào.

“Có nước gì cho mỗi thằng chúng em một bát?”

“Có chè xanh nóng đây, mời các chú.”

Quán nhỏ. Một cái chõng tre trên bày ít quà quê. Vài nải chuối. Mấy gói kẹo lạc, kẹo vừng. Vài bao thuốc lá hiệu Nhị Thanh, Tam Thanh. Mấy cái bánh đa Kế, dăm quả trứng gà và có cả một cái điếu cày cùng mớ đóm ...

Những bát nước chè xanh bốc khói được rót ra. Lính trẻ ngồi quây ba mặt xung quanh cái chõng tre, xì xụp húp. Một tay bỗng hếch mũi lên hít hít: “Như là có mùi ngô luộc sao chị?” “Ngô non, chưa thành hạt, chị xin người ta ít đem nấu nước uống lấy sữa cho các cháu bú.” “À...”

Tốp lính nhìn ra phía sau lưng chị chủ quán. Đằng sau chỗ ngồi bán hàng một chút là cái giường đôi, trên đó có hai bé đang ngủ ngon lành, mặc kệ tiếng ồn ào của tốp khách vừa vào. Như có một phản xạ tự nhiên, tốp lính trẻ trầm giọng xuống. Hơi thảng thốt.

“ Chị sinh đôi sao?”

“Vâng. Hai cháu gái.”

“Bố các cháu đâu rồi?”

“Bố các cháu đang trong chiến trường!”

          Lặng yên.

Ngoài đường không thấy bóng người. Ngoài bãi sông tiếng côn trùng bắt đầu ri rích bài ca ăn sương muôn thủa. Tốp lính trẻ sau bát nước chè xanh nóng hình như bắt đầu tỉnh táo và quan sát nhanh như thường lệ. Không gì lọt qua mắt họ. Một cái quán đứng lẻ loi cạnh xóm bên con đường xuống bến đò. Một người phụ nữ trẻ đang nuôi con nhỏ, dáng vẻ lam lũ nhẫn nhịn nhưng vẫn toát lên vẻ hấp dẫn của đàn bà vừa qua một lửa. Vẫn bập bùng mơ hồ đâu đó hòn than hồng ấp iu trong tro bụi đời thường. Hai đứa con của đồng đội đang ở nơi xa... Dường như có mối liên hệ nào đó bỗng dưng được thiết lập. Họ ngỏ ý nhờ bếp nấu bữa cơm tối.

“Chúng em nấu luôn cơm cho chị cùng ăn nhé?”

“Các chú vào bếp mà nấu đi, chị hết gạo rồi, tối nay ăn sắn luộc.”

“Thôi, sắn để sáng mai chị ăn. Tối nay chị ăn cơm với chúng em.”

Họ mở vung cái nồi to trên bếp ra. Dưới là những bắp ngô non chưa thành hạt để nguyên cả râu, cả áo luộc. Trên hấp vài củ sắn đã lột vỏ, đựng trong một cái rá tre nhỏ. Mùi ngô non hòa quện với mùi sắn vừa chín tới bốc lên theo hơi nước nghi ngút, thơm nức. Họ đậy vung lại, nhấc nồi đặt xuống cạnh bếp tro. Nồi quân dụng được đặt lên. Lửa nổi to. Lính tráng vốn rất nhanh nhẹn trong việc này, chỉ nửa tiếng sau, cơm canh đã sẵn sàng. Có rau su hào vừa vào dân xin được, luộc, nước giầm cà chua. Có thịt hộp mở ra, thái miếng, kho mắm ruốc thơm nức. Vừa nấu ăn vừa nói chuyện, tốp lính đã kịp biết chị chủ quán cũng từng là bộ đội Trường Sơn. Gặp và yêu anh lính lái xe. Họ quá đà. Chị sinh con, giải ngũ về quê chưa lâu. Làng nước ong ve không ở được chị ra đây cất cái quán đợi người về. Bố hai cháu bị điều biệt vào trong chiến trường Đông Nam Bộ gần năm nay không thấy tin, chả biết thế nào. Tình quân dân, tình đồng đội, và hình như là cả tình nam nữ tự nhiên, bỗng hòa trộn vào nhau thành một cái gì đó thân mật khó nói nên lời. Về tối đò nghỉ, quán hết khách, tấm liếp chắn cửa được hạ xuống. Đồ hàng cho thúng đậy lại. Cái chõng tre được dựng lên chèn gọn vào cửa. Tăng võng được trải ra ngay bên dưới nền. Hai mâm cơm lính sẵn sàng. Chỉ có một ngọn đèn dầu được đặt cao trên đầu giường. Hai bé gái sinh đôi đẹp như tranh vẽ vẫn ngủ ngon lành. Mười hai chú lính vừa nấu ăn, vừa tranh nhau đứng quanh giường ngắm nhìn hai thiên thần bé bỏng miên man trong mộng, môi mọng đỏ, chúm chím cười mơ. Họ bảo chị chủ quán, chúng em vào chiến trường, gặp anh ấy sẽ xin cấp trên cho mười hai thằng đánh bù, để bố nó về nuôi con...

          Bữa cơm quân dân đoàn kết tối ấy thật ngon. Cơm xong có chè xanh bốc khói thơm nức.

“Các chú đi về đâu?”

“Bọn em xuống tập kết ở ga Sen Hồ rồi lên tàu xuôi Nam chị ạ.”

“Thế sao không lên tàu từ ga Bắc Giang mà phải vòng vo qua bến làm gì?”

“Bọn em toàn lính sinh viên đại học năm thứ nhất vừa vào, chưa quen gian khổ, trên bắt đi bộ rèn thêm để vào chiến trường.”

“Ừ... vào trong đó ác liệt lắm. Phải nhanh nhẹn mới được.”

“Chị cho chúng em ngủ lại đây, sáng mai dậy đi sớm nhé?”

“Chỉ sợ chật.”

“Mùa đông chật chút không sao. Chúng em trải tăng võng dưới đất, nằm đắp chăn ôm nhau càng ấm.”

Câu chuyện đang vui thì hai bé choàng dậy. Hai đôi mắt tròn vo đen láy ngơ ngác. Các chú lính reo lên: “Ôi xinh quá, ra chú bế cái nào.” Họ vụng về và âu yếm chuyền tay nhau hai thiên thần thơm nức mùi sữa mẹ. Hai bé ọ ẹ đòi ăn. Chị chủ quán bảo, thôi các chú đưa cháu cho chị, trải bạt mà nghỉ, mai còn phải đi một thôi đường nữa. Từ đây xuống Sen Hồ dễ đến hơn chục cây số...

Thiếu phụ ngồi trên giường. Khẽ khàng quay lưng lại, bật cúc áo, hai tay ôm hai đứa trẻ, khéo léo nhẹ nhàng đưa núm vú vào miệng chúng. Vừa cho con bú, vừa bảo, “Một chú gạn cho chị xin một cái âu to nước ngô để trên giá đầu giường, đêm chị uống có thêm sữa cho hai cháu bú. Hai cháu các chú háu ăn lắm.”

        Sáu chú lính nằm bạt đắp chăn dưới đất song song với chiếc giường của ba mẹ con. Sáu chú lính nằm phía đầu giường châu đầu lại hình thước thợ. Họ nằm yên lặng không nói thêm gì nữa. Dường như một ngày hành quân với đủ thứ trang bị trên lưng đã đủ mệt, khiến cho họ chìm nhanh vào giấc ngủ. Những hơi thở đều đặn vang hòa vào nhau tạo ra một thanh âm là lạ. Ngọn đèn dầu vẫn được đặt trên cái giá cuối giường, vặn nhỏ hết cỡ chỉ còn hắt ra chút ánh sáng mờ xanh hư ảo. Thỉnh thoảng một cơn gió lạnh lọt vào rung rinh. Hai đứa trẻ vẫn chùn chụt bú say mê. Bà mẹ trẻ ngồi xoay lưng lại cho con bú hồi lâu chắc mỏi. Không thể nằm xuống giường mà cho cả hai con bú một lúc được. Chị xoay người lại, hai tay vẫn hai đứa, dựa lưng vào bức vách phía sau gian quán cho đỡ mỏi. Áo vẫn mở rộng buông lơi. Cặp vú to mọng của đàn bà đang nuôi con sáng lóa trắng toát trong đêm. Tiếng chóp chép chụt chịt của những cái miệng xinh non đang ra sức mút. Mùi thơm nồng ngậy của sữa mẹ sực nức khắp gian quán nhỏ đóng kín. Hai đứa trẻ quả là những đứa bé háu ăn, chúng vẫn say mê bú. Hai cặp môi xinh non không còn ham ăn cắn dứt chộp choạp như lúc đầu. Dường như đã sắp no. Chúng mơn man trên núm vú như vừa ăn vừa giỡn. Cặp môi xinh của con mơn man dịu nhẹ khiến cho thiếu phụ thốt nhiên có cảm giác là lạ mơ hồ dâng lên trong người. Cơ thể dường như ẩm ướt và râm ran khó tả. Ánh mắt thiếu phụ đang đăm đắm nhìn các con rồi chiếu ra xa mơ màng. Ánh mắt lướt qua những thân hình trai trẻ khỏe mạnh đang nằm ngồn ngộn bên dưới. Hình ảnh người cha hai đứa trẻ bỗng từ trong ký ức chưa xa hiện về sống động. Anh ấy cũng trong bộ quân phục màu xanh quen thuộc, cũng đang nằm nghỉ thế kia sau một chặng hành quân đường dài. Rồi anh ấy đứng dậy. Đến bên. Hôn con. Hôn mẹ. Và... Thiếu phụ chợt rùng mình. Lâu lắm cảm giác của một người đàn bà mới trở về rõ ràng và đột ngột như vậy. Thiếu phụ hơi bặm môi, khẽ lắc mái đầu như cố xua đi một ý nghĩ nào đó vừa rực lên. Nàng rung tay nhè nhẹ à ơi ru: “Ả à ơiiiii..../ bồng bồng cõng chồng đi chơi/ đi đến chỗ lội à đánh rơi mất chồng/ ai ơi tôi mượn gàu sòng/ để tôi tát nước cho chồng tôi à lên... ả à ơiiiii...”

Ngọn đèn dầu leo lét cuối giường bỗng nhiên lóe sáng lên. Soi rõ cả khuôn mặt thanh tú của thiếu phụ đang cúi xuống nhìn ngắm hai con mình đang thiu thiu ngủ, miệng vẫn tóp tép trên vú mẹ chưa rời. Và khuôn ngực căng mọng tràn trề dường như hồng rạng lên trong ánh cuối của ngọn đèn trước khi tắt phụt...

“Ôi, hết dầu rồi!”

Tiếng thiếu phụ rên lên nho nhỏ, than vãn, như là nhận lỗi.

Đêm vẫn yên ắng. Vài nhịp thở bỗng nhiên lộn xộn lao xao đứt quãng. Bên ngoài vẫn chỉ có những khúc ca râm ri bất tận của lũ côn trùng. Những con chuột hay chạy kiếm ăn đêm mọi hôm, nay sợ rét hình như cũng rúc kỹ trong hang. Hai đứa bé được bú no, ủ ấm lại ngủ ngon lành trên chiếc giường duy nhất trong quán. Thiếu phụ nằm nghiêng, quay lưng ra ngoài, xoay mặt về phía hai con. Trên thân mình phủ hờ chiếc chăn mỏng không đủ để che lấp đi một đường cong uốn từ bờ vai tròn, xuống eo, lượn lên nơi hông đầy đặn rồi xoải ra mềm mại thon thả mờ mờ trong đêm...

        Đêm. Vẫn là đêm. Mờ ảo.

Hơi thở của những người trẻ đang nồng lên trong đêm tĩnh lặng của miền quê ven sông. Ngày mai, những người trai trẻ ấy sẽ lên tàu, xuôi Nam. Họ sẽ vào chiến trường. Họ bỏ lại gia đình. Bỏ lại quê hương. Họ có người yêu chưa? Họ đã từng cầm tay một người con gái nào chưa? Họ đã được nếm vị ngọt của nụ hôn tình ái chưa...

Lúc nãy, khi trò chuyện, cùng ăn bữa cơm với những người lính trẻ, thiếu phụ cảm thấy mình như vẫn đang sống trong binh trạm Trường Sơn hồi chưa xa. Bên đồng đội. Và bên người yêu của mình. Cũng chỉ mới đây thôi mà nay đã là ngàn trùng xa cách, không biết có còn được gặp nhau nữa không. Chiến tranh ác liệt chả ai nói trước được điều gì. Mấy năm trong chiến trường thiếu phụ đã kịp chứng kiến vô vàn cái chết, với muôn vàn kiểu chết khác nhau mà chỉ lão thần chiến tranh hung bạo mới nghĩ ra được. Mười hai người trai trẻ trung kia, mai họ sẽ vào trong đó. Và rồi...

Và rồi họ có trở về không?

Thiếu phụ bỗng thấy trào lên trong lòng một tình thương da diết. Ứa nước mắt. Thương những người trai trẻ mai sẽ vào tuyến lửa. Thương bố của các con mình giờ này không biết còn hay mất. Và thương mình...

Những câu hỏi, những suy nghĩ mông lung, như những sợi tơ trời, tung lên không gian đặc quánh hơi thở nồng nàn của gian quán nhỏ. Vấn vít vào nhau như một mớ bòng bong. Có lúc không gian như ngưng lại. Tĩnh lặng tuyệt đối. Nghe rõ cả những hơi thở dài sâu thăm thẳm đã cố kìm nén của thiếu phụ trẻ...

“Chị ơi...”

Run rẩy và nhẹ bẫng...

“Gì em...”

Thoảng nhanh không hề ngái ngủ.

“Em... em... nhớ mẹ...”

“Sao...?”

“Chị cho em ôm một tí...”

“Vào đây. Ôm chị đi...”

Thiếu phụ với tay chèn chăn cho hai con. Xoay người lại đón. Cậu lính trẻ rúc gọn vào ngực người đàn bà đang nuôi con nhỏ. Bộ ngực to dập dềnh ấm nóng. Mùi sữa thơm nức. Chút sữa thừa ứa ra lần áo. Cậu lính trẻ rúc mặt xuống, thè lưỡi nếm. Ngọt lành. Cái lưỡi mềm mại chạm vào đầu ti qua lần vải mỏng. Chỉ thế là đủ cho một dòng điện chạy xoẹt từ đỉnh đầu đến gót chân. Tê dại. Hai thân thể cong lên, dính chặt vào nhau trong vô thức.

“Chị ơi...”

“Em nhớ người yêu...”

“Em nhớ bạn gái...”

“Em nhớ cô hàng xóm...”

“Em nhớ bạn học...”

“Em nhớ....”

“Em nhớ....”

“Em cũng nhớ...”

“Chị ơi!”

Thiếu phụ mở to mắt, long lanh.

Những đôi mắt trẻ trai sáng rực trong đêm quây quanh giường từ lúc nào. Khẩn thiết. Đợi chờ. Van xin. Thiếu phụ hiểu họ muốn gì. Nàng ra hiệu cho họ về chỗ nằm. Nhẹ nhàng ngồi dậy. Chèn thêm chăn cho hai con. Tuột hẳn chiếc áo xuống giường. Phần thân trên và bộ ngực to căng tràn trắng lóa tỏa ra một thứ ánh sáng mơ màng thần bí trong đêm. Nàng luồn xuống, thả mình vào giữa những người trẻ trai đang khao khát cực điểm. Những tiếng rên rỉ sung sướng cất lên át cả tiếng côn trùng ăn đêm. Tiếng hơi thở dồn dập nóng bỏng nồng nàn. Những thanh âm đứt quãng xôn xao. “Mẹ em đây...” “Chị em đây...” “ Người yêu em đây...” “ Bạn gái em đây....” “ Của em đây...”. Hối hả. Gấp gáp. Nóng rực. Cả gian quán nồng nàn hương đàn bà, hương trai trẻ thanh tân, hương sữa mẹ...  Ba thứ hương ấy hòa trộn với nhau thành một mùi hương thơm lạ lùng đê mê trong đêm. Nó như một thứ hương thơm thần thoại trong cổ tích làm cho con người ta mê mụ. Nó khiến con người ta làm những việc điên rồ theo tiếng gọi của bản năng mách bảo. Những thân thể trẻ trung quấn riết chặt lấy nhau thành một khối. Rồi họ cùng nhau bay lơ lửng trên thiên đường của hoa thơm trái ngọt, của ánh sáng rực rỡ và hạnh phúc tột cùng. Họ cùng nhau bay về miền cực lạc. Tưởng như những phút giây ngọt ngào ấy sẽ không bao giờ chấm dứt...

Nhưng bên ngoài trời đã bắt đầu rạng sáng. Vài chú gà trống chăm chỉ trong xóm đã bắt đầu cất lên bài ca muôn thủa của mình.

         Mười hai chú lính chia tay thiếu phụ.

Trong ánh sáng mờ của ngày mới sắp đến, hai bé gái vẫn ngủ say như thiên thần. Không ai bảo ai, họ lấy trong ba lô ra, gạo, thịt hộp, lương khô... Và cả những bánh xà phòng giặt của Liên Xô viện trợ đen sì, rắn đanh, để trên giường. Họ để lại cho hai bé. Họ cùng ôm lấy thiếu phụ không muốn dời. Họ hứa sau chiến tranh, dứt khoát sẽ quay trở lại bến sông. Nếu anh ấy không về, họ sẽ nuôi hai bé...

Tiểu đội lính lên đường lúc rạng sáng. Họ đi bộ xuống ga Sen Hồ, lên tàu xuôi về Vinh. Họ hành quân trong đội hình đi về phía Nam.

Đến đầu năm Ất Mão (1975), họ đã hầu như đi dọc chiều dài đất nước. Họ trong đội hình dự bị chiến lược của quân đội nên luôn ở phía sau. Tháng tư năm ấy, khi những khẩu AK mới tinh, nòng còn nguyên ánh thép xanh chưa kịp bắn viên nào thì họ đã có mặt trên chiếc xe quân sự tiến vào Sài Gòn. Vẫn nguyên một tiểu đội mười hai người. Họ mỉm cười hân hoan nghĩ ngày chiến tranh sắp kết thúc. Họ sắp trở lại giảng đường đại học. Và họ sẽ cùng nhau trở lại bến sông...

         Bỗng một tiếng nổ kinh trời và một quầng lửa da cam bùng lên.

Một quả mìn chống tăng còn sót lại trên đường phát nổ, đúng vào chiếc xe chở mười hai chàng lính trẻ.

         Họ bay lên, bay lên, bay lên mãi mãi....

Trên môi họ, nụ cười chưa kịp tắt. Họ vẫn đang mơ về giảng đường và cái bến sông đêm nào. Cái bến sông họ đã để lại một phần tuổi trẻ, mà họ cũng còn chưa kịp biết tên của nó là Bến Chia Ly trong huyền thoại.

Nhưng cũng đúng lúc linh hồn mười hai chàng trai trẻ bay lên, thì tại bến sông xưa, đàn quạ già vẫn đậu trầm mặc trên ngọn cây gạo, bỗng hốt hoảng tung mình bay loạn xạ lên trời cao. Vừa bay vừa kêu những tiếng thê lương ai oán... quạ... quạ... quạ....

TRẦN THANH CẢNH

                                                                   

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 20222:40 CH(Xem: 8597)
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
06 Tháng Bảy 20225:53 CH(Xem: 9810)
chiều bạc ác thôi thì bạc ác những đuờng cầy kéo chạy thân đi cột sống. tay thiêng và mầm đá vàng gieo âm từng bước nặng trì
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7847)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
05 Tháng Bảy 20227:53 CH(Xem: 7742)
Truyện Kiều ra đời đã hơn hai thế kỷ của đại thi hào Nguyễn Du đã làm say mê bao trái tim người đọc nhiều thế hệ kể cả trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cây bút phê bình, thưởng lãm hướng đến áng thơ tuyệt tác này. Hãy cùng khám phá tác phẩm vừa mới xuất bản của một nữ lưu xứ Huế – Ninh Giang Thu Cúc – viết về Truyện Kiều có tựa đề Đọc Kiều thương khách viễn phương NXB Văn hóa văn nghệ quý II năm 2019.
03 Tháng Bảy 202211:16 CH(Xem: 8813)
tôi cần hai người tình / một cho lúc vui một cho lúc buồn / tôi có hai chiếc bình. đong / niềm vui trong một, trong chiếc kia nước mắt / tiếng cười bay lên. bao xa là tầng khí quyển / tiếng thở dài rơi vào lòng đất. bao sâu / là nơi mọi thứ sẽ bị đốt tan /
03 Tháng Bảy 20222:06 CH(Xem: 7987)
Cám ơn bạn hữu gần xa, những người yêu mến nhạc và cả con người Phạm Duy,trong sự tin cậy,đã gửi và cả cho phép sử dụng các nguồn tài liệu quý giá trong đó có những thư từ trao đổi riêng tư với Phạm Duy cách đây cũng đã ngót30 năm,không ngoài mục đích giúp người viết có chất liệu –đủ cho một cuốn sách,nhưng đó là công trình của tương lai. Đây chỉ một bài viết ngắn, nhưng cũng mong phác thảo được đôi nét chân dung của một nghệ sĩ lớn Phạm Duy -- thần tượng của nhiều người qua nhiều thế hệ,với một cuộc sống đầy cảm hứngnhưng cũngrất phức tạp.Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ,“khóc cười theo vận nước nổi trôi”trong suốt chiều dài của một bi kịch Việt Nam cận đại,vừa hào hùng và cũng vô cùng bi thảm.(NTV)
03 Tháng Bảy 202211:33 SA(Xem: 8327)
Ở nhà thường gọi là chị Xíu. Tên của chị là Lan Vy - chị họ của tôi. Chị em tôi chơi thân với nhau như chị em ruột. Tôi không có chị gái nên hình mẫu của tôi chính là chị để mà học hỏi. Chị nổi tiếng xinh đẹp và hiền thục ngay từ lúc còn là nữ sinh đệ nhất cấp. Khi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) bác tôi có mời một anh sinh viên tên là Vinh về kèm cho chị học. Anh ấy nhiệt tình, kiến thức vững và tính cách cũng đàng hoàng. Năm tháng trôi đi học xong đệ nhất cấp, chị thi đỗ vào trường Nữ trung học Thành Nội. Mẹ chị là một người phụ nữ đẹp, phúc hậu và đặc biệt là có giọng hát ru và những làn điệu dân ca xứ Huế rất hay. Ngoài giờ học chị được mẹ kèm cặp, nữ công gia chánh như đan lát, thêu thùa, làm các loại bánh trái, nấu được những món ăn đặc trưng xứ Huế rất ngon.
29 Tháng Sáu 20227:35 CH(Xem: 8473)
Thuở nhỏ, tôi cứ đinh ninh họ Phan nhà tôi toàn là người bên lương, không có ai và không có nhà nào theo đạo Thiên chúa. Đối với tôi, những người bên đạo rất xa lạ bởi không cùng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như mình, mặc dù làng tôi rất gần hai giáo xứ lớn của tổng Trung Châu, phủ Diên Khánh xưa: Giáo xứ Đại Điền và giáo xứ Cây Vông.
29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 8709)
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối. Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
29 Tháng Sáu 20226:22 CH(Xem: 8963)
...lần nầy bà quyết tâm bỏ nhà ra đi. Mà đi đâu? Tới nhà con trai thì ngại với dâu. Tới nhà con gái thì ngại với rể! Suy đi tính lại, bà quyết định sẽ đi share một căn phòng, ở một mình cho sướng cái thân. / Thôi thì ráng chịu đựng đêm nay. Chỉ một đêm nay thôi. Rồi sáng mai bà sẽ đi mua mấy tờ báo kiếm phòng thuê. Bà sẽ kiếm cái nhà nào gần chợ Việt Nam cho tiện. Người bạn thân của bà, có lão chồng tòng teng bồ bịch ở Việt Nam, tức mình bỏ ra ngoài share phòng ở, đã hùng hồn phát biểu rằng sướng như tiên. Người ta làm được, mắc gì bà không làm được. Sáng bà sẽ đi bộ với mấy người bạn, rồi tiện ghé chợ. Chiều coi ti vi. Tối đọc sách. Tự do thoải mái, không bị vướng bận gì hết. Khỏe ru rù rù.