- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI SÀI GÒN THANH HẬU

30 Tháng Chín 201911:06 CH(Xem: 18249)
SAI GON - anh UL
Sài Gòn -ảnh UL

 

Hoa hồng của một ngày 

Hoa hồng của một ngày

anh bớt nghèo túng quẫn

vài hôm em lại đến

mang dáng chiều chân quê

 

phút giây đời tĩnh lặng

muôn dáng vẻ trăm chim

em thành nguồn cảm xúc

cuốn theo dòng thơ anh

 

sẽ không là mùa thu

nếu không vàng hoa cúc

sẽ không là hoa hồng

trong đời anh không em

 

một ngày trong một đời

anh biết rằng anh có

vì hoa hồng chúng ta

nở từ trong nắng gió.

PHAN THANH BÌNH


 

Cùng em vào Harvard

 

Anh muốn cùng em vào Harvard

tìm ánh lung linh sáng ngọc ngà

tìm thấy chính mình trong bản ngã

một đời ta có hiểu được ta?

 

loài người đang tìm chân lý rộng

để vén bức màn Veritas

anh chỉ đi tìm chân lý hẹp

từ mỗi cuộc đời muốn mở ra

 

thế giới chẳng bao giờ yên tĩnh

tiếng súng chưa im nổi một ngày

viên đạn bắn ra từ trang sách

đức tin này đe dọa đức tin kia

 

anh muốn cùng em vào Harvard

tìm trọn tình yêu của cuộc đời

đặt lại cho mình điều lý tưởng

mặc cho nhân loại đúng hay sai

 

em rất thực nhưng cũng đầy bí ẩn

như màu nâu đỏ ở trên tường

sau chồng sách em thành người kiêu hãnh

vẫn ngại ngùng khi nhận nụ hôn anh.

PHAN THANH BÌNH

Verita: (tiếng La Tinh) có nghĩa là sự thật. Đây là phương châm giáo dục của Đại học Harvard



Sài  Gòn có em

 

buổi sáng em đi làm

nắng xanh đường Hùng Vương

sao em vội đi thế

anh mất bóng em rồi

 

mùa thu lên tiếng cười

cho Sài Gòn rộng mãi

cơn mưa nhanh dấu hỏi

phố nhà em nơi đâu

 

em sẽ vẫn là em

trong vòng tay bè bạn

nếu chẳng vì có anh

làm cho em bối rối

 

hình như là giao cảm

trên đường phố đông người

đi chậm thôi em nhé

cho anh còn theo em.

 

Phan Thanh Bình


 

Người Sài Gòn thanh hậu

 

Nhà bám theo đường, người bám phố

cộng sinh từ thuở lập điền

đất Sài Gòn không kiêu bạc

cho anh về bên em

 

đường là nơi kiếm sống

phố làm chỗ dung thân

ai cũng là quen biết

nhưng chẳng ai biết mình

 

em sống trong đời phố

phố che chở đời em

từ khi anh đến nữa

thành một cõi nhân tình

 

người Sài Gòn thanh hậu

sống mãi trở lên quen

bất chợt hôm nay nhớ

mình ở đây lâu rồi.

Phan Thanh Bình

Một ngày chơi

 

Tôi đi trên phố đời rộng hẹp

hỗn tạp âm thanh, hỗn tạp người

thấy ghét thằng mình luôn cặm cụi

bỏ việc để có một ngày chơi

 

sáng nay chứng khoán đang lao dốc

mình cứ nghèo đi sau mỗi phiên

chợt nghĩ lúc này cần tiền mặt

bán lỗ mà vui, chẳng thấy phiền

 

trưa nay nâng cốc cơn bia bụi

chúc mấy ông anh chẳng biết già

cứ uống mau về tân thế giới

để lại sầu lo, tôi vứt cho

 

tối lên phố cũ cà phê chậm

hôn lại môi em một nốt trầm

em chẳng coi tôi là tất cả

tôi biết trong lòng em ngổn ngang

 

một ngày rong ruổi chơi cũng chán

về lại cô đơn với chính mình

thế giới đang cần ta thay đổi

nào bật đèn lên. làm việc thôi.

Phan Thanh Bình


 

Viết bên dòng Cà Ty

(tặng Minh Quang)


Đời có lắm nghề sao anh lại làm thơ

tôi vẫn nghĩ anh đang trên bục giảng

say sưa kể về Nguyễn Trãi ở Đông Quan

Nguyễn Du từng đi sứ

 

không. anh không muốn nói về những điều đã cũ

để chân trời cho những cánh chim bay

 

tôi biết anh tiếc nuối

trong câu thơ không biên giới ngôn từ

Tuổi Thơ Đi Qua anh thấy mình được - mất?

gió đại ngàn đang thổi chúng ta đi

 

sao anh không một lần thăm nước Pháp

đi dọc sông Seine những buổi chiều vàng

đến bảo tàng Louvre ngâm khúc trầm mặc tưởng

ngắm thiếu nữ Paris lãng mạn trên cầu Pont Neuf

 

tôi biết anh suy tư

bên dòng Cà Ty nắn mình qua Phan Thiết

nhọc nhằn câu thơ nhập thế đời thường

Mùa Thu Thị Thành có điệp khúc không anh?

 

sao anh không một lần thăm nước Nga

ngắm sông Volga tuyệt trần trong nắng tuyết

thức cùng hoàng hôn đêm trắng St. Petersburg

nghe tiếng đàn acordeon quên nỗi nhớ nhà

 

anh cứ mặc nhiên làm thơ, mặc nhiên không cần ai biết

bên dòng Cà Ty chan chát mặn bốn mùa

vì người thiếu nữ năm xưa?

hay số phận buộc anh ở nơi này?

tôi chẳng biết.

 

tôi chỉ biết câu thơ anh chan chát mặn

ngược gió sông Mường

ngập ngừng Phan Thiết.

PHAN THANH BÌNH  

Chữ in đậm, nghiêng là tên các tập thơ của thi sĩ Minh Quang – Phan Thiết

 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78354)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100385)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81294)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192264)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84801)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114769)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84783)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96406)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92858)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100415)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.